Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Tuan29 ve luan ly xa hoi o nuoc ta105

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.52 KB, 17 trang )

LUÂN LÝ XÃ HỘI NƯỚC TA


Tiết 101,102. VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
(Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây)
I.Tiểu dẫn
1.Tác giả
-Phan Châu Trinh( 1872-1926), hiệu Tây
Hồ, Hi Mã
-Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kì, Quảng
Nam
-1901 đỗ phó bảng, làm quan một thời
gian sau cáo về ở ẩn
-Chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực
hiện chế độ dân chủ, khai thông dân trí,
mở mang công thương nghiệp, lợi dụng
chiêu bài “khai hoá” của Pháp để đấu
tranh hợp pháp.
-1908 ông bị bắt, bị đày đi Côn Đảo, ba
năm sau được thả tự do
-1925 bị ốm nặng, mất ngày24-3-1926-lễ
truy điệu ông trở thành một phong trào vận
động ái quốc rộng khắp


2.Sáng tác chính
Nêu những sáng tác
chính của Phan Châu
Trinh?

-Ông viết cả chữ Hán, Nôm,Quốc ngữ


-Chủ yếu là văn chính luận có tính hùng biện,
có lập luận đanh thép
-” Đầu Pháp chính phủ thư”(1906), “Tỉnh quốc
hồn caI, II”(1907, 1922)…


3. Xuất xứ văn bản.
-”Về luân lí xã hội ở nước ta” - phần III
Nêu xuất xứ
của văn bản
trên?

của bài”Đạo đức và luân lí Đông Tây”, được
ông diễn thuyết vào đêm 19-11-1925
tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn

II. Đọc – tìm hiểu chung.
1. Thể loại
- Văn chính luận (nghị luận về một vấn
đề chính trị, xã hội, vấn đề luân lý xã
hội hiện thời, năm 1925 ở nước ta).


2.Bố cục

Nêu bố cục của
văn bản?

- 3 đoạn:
1- Nước ta chưa có luân lý xã hội,mọi người chưa có ý niệm gì về

luân lý xã hội.
2- Ở Châu Âu luân lý xã hội đã phát triển. So sánh với thực tế ở Việt
Nam.
3-- Những cải cách cần thiết để có luân lý xã hội.


III. PHân tích văn bản.
1. Đoạn 1:Ở Việt Nam chưa có luân lý xã hội

Luân lý xã hội mà tác giả
nêu ra trong đoạn trích này
là gì?. Em hiểu câu “ Một
tiéng bạn bè không thể thay
cho luân lý xã hội được” là
gì?


Luân lí xã hội mà tác giả nêu ra ở đoạn trích này là:
Là khái niệm chỉ những nguyên tắc , quy định hợp
lý, hợp lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và
phát triển của xã hội.
* Cụ thể: ý thức tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân
trong xã hội
-là “cái nghĩa vụ mỗi người trong nước” - tức là ý thức
công dân mà mỗi người phải có
-Là”cái nghĩa vụ mà loài người ăn ở với loài người” –
tinh thần hợp tác của con người vượt lên trên các rang
giới dân tộc và lãnh thổ.
=> Đó là ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp
đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác.

* Ở Việt Nam không ai biết đến. Tác giả dã sử dụng
cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diệnnhấn mạnh và phủ
định “ tuyệt nhiên không ai biết”


Tác giả đã
làm rõ vấn đề
này bằng
cáchsửa
lại quan
niệm gì?

-Tác giả sửa lại quan niệm: “ Sửa nhà trị nước rồi
mới yên thiên hạ”. Quan niệm này đang bị hiểu sai
lệch: Bình thiên hạ là cai trị xã hội, đè nén mọi
người, đem nlại quyền lợi cho cá nhân mình.
Thực ra phải hiểu “ bình thiên hạ là làm cho xã hội
thanh bình, nhân dân được an cư lạc nghiệp, người
người, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Tư tưởng sắc sảo, uyên bác, thức thời
của tác giả.


2. So sánh luân lý xã hội nước ta và Châu Âu ( Pháp)_

Thảo luận nhóm:
Tác giả đã so sánh,
phân tích hai nền luân
lý xãhội nước ta và
Châu Âu ( Pháp) như

thế nào?


Luân lý xã hội ở nước ta

- Không hiểu: Chưa hiểu;
Điềm nhiên như ngủ, chẳng
biết gì( thờ ơ, tê liệt).
-Dẫn chứng: Phải ai tai nấy,
ai chết mặc ai. Đi đường gặp
người bị tai nạn, gặp người yếu
bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ
mắt đi qua
. Nguyên nhân: Chưa có đoàn thể,
ý thức dân chủ kém, học trò
thì tham bả vinh hoa, vua quan
thì thối nát.

Luân lý xã hội ở Châu Âu
( Pháp)

-Rất thịnh hành và phát triển
-- Dẫn chứng: Khi có người quyền
thế,hoặc chính phủ cậy quyền thế,
sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi
của cá nhân hay đoàn thể thì người
ta tìm mọi cách đề giành lại sự công
bằng ấy.
-Nguyên nhân: Có đoàn thể, có ý
thức sẵn sàng làm việc chung, có

ăn học, biết nhìn xa trông rộng , có
tư tưởng dân chủ.


Từ việc nêu ra
luân lý xã hội ở
nước ta,tác giả đã
phê phán đả kích
diều gì?

- Phê phán, đả kích bọn vua chúa mặc sức
bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét coi sự dốt
nát của dân chúng là diều kiện để củng cố
quyền lực và lòng tham của mình.
-Phê phán bọn trí thức Tây học háo danh, háo
quyền, vinh thân phì giầch đạp lên dân tình
quên tất cả đạo lý cha ông, mất hết nhân cách,
hèn hạ luồn cúi, miẽn sao giữ được dịa vị giàu
sang.
-- Dẫn chứng: ( SGK ).
Nguyên nhân dẫn đến không
biết đoàn thể, không trọng công ích, không
hiểu luân lý xã hội.


- Đoạn văn vừa đau xót vừa mỉa
mai vừa cảm thông nỗi khổ của
dân vừa châm biếm bọn quan lại
phong kiến và chính quyền thực
dân. Chúng là “ một lũ cướp có

giấy phép”

Đoạn văn “ Dân khôn mà
chi! Dân ngu mà chi!
Dân hại mà chi! Dân
càng nô lệ, ngôi vua
càng lâu dài, bọn quan
lại càng phú quý!” nói lên
điều gì, tình cảm gì của
tác giả?


3. Những cải cách cần thiết để có luân lý xã hội

Theo tác giả muốn có luân
lý xã hội cần phải làm gì?.
Ý nghĩa lời đề nghị đó đối
với xã hội đương thời?


Phải biết gây dựng đoàn thể để hỗ trợ nhau trong cuộc sống
và để tự bảo vệ quyền lợi của mình.
+ Phải bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt tệ mua
danh bán tước hòng có được vị trí “ ngồi trên ăn trước”.
+Phải đánh đổ chế độ vua quan thối nát làm bại hoại luân lí
xã hội, khiến tư tưởng cách mạng không thể nảy nở và nước
ta không có được tự do độc lập.
Ý nghĩa: Đó là vấn đề rất cấp thiết đối với xã
hội nước ta. Muốn có độc lập phải giải quyết
trước hết vấn đề dân trí.



4. Trạng thái cảm xúc va cảm xúc của người diễn
thuyết.
Những câu cảm thán
trong đoạn trích giúp
chúng ta hiểu gì về
trạngthái cảm xúc và
phẩm chất của người
Những câu cảm thán:
diễn thuyết?
+ “ Thương hại thay!”
+” Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!”
+” Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi!
Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ,ngôi vua càng lâu dài,
bọn quan lại càng phú quý! ”
+ “ Quan lại đời xưa đời nay của ta là thế đấy!.... Ở
nước ta thế đấy!”
+ “ Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê,
không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! ”
+ “Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng
nảy nở trong óc chúng làm sao được!”
* Ý nghĩa:Tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh
táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa
cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội.


- Phẩm chất trung thực cứng cỏi, quyết liệt
của một nhà cách mạng toàn tâm, toàn trí đấu
trnh vì dân chủ, tiến bộ xã hội.

Hãy nhận xét cách kết hợp yếu tố biểu cảm
với yếu tố nghị luận trong bài văn?
- cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận
trong bài diễn thuyết là một đặc điểm nổi bật, làm cho
những lí lẽ không cứng nhắc, giáo điều mà tạo được
mối giao hòa, giao cảm giữa người nói và người nghe.
Đó là điều kiện quan trọng làm nên tính thuyết phục của
bài diễn thuyết.


III. Tổng kết.
Bài viết thể hiện khá rõ những điểm cốt lõi làm nên sức
thuyết phục của văn diễn thuyết:
-Lập luận sáng sủa, khúc triết.
-Tình cảm tràn đầy, bộc lộ qua lời cảm thán thống thiết
Lập trường đánh đổ chế độ quân chủ luôn được tuyên bố
công khai, dứt khoát
Kế hoạch hàng động được vạch cụ thể, rõ ràng



×