Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn ngữ văn số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.74 KB, 32 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN VĂN – LỤC NAM 1
Thời gian giao đề: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có
được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau
thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn
phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân
bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương
sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân
mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn
toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà
không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người
khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi
người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình
yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại
là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
[Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]
Câu hỏi:
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điềm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ
thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? (0,5 điểm)
Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan diêm của người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều


nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đêm sao sáng
Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao
Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh
Ai biết cầu Ô ở chỗ nào?
(…) Chùm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi
Lộng lẫy uy nghi một góc trời
Em ở bên kia bờ vĩ tuyến
Nhìn sao sao thức mấy năm rồi!
Sao đặc trời, sao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.
Nguyễn Bính, Tháng 12 – 1957.
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính cùa đoạn thơ? (0,25 điểm)
Câu 6. Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? (0,25 điểm)
Câu 7. Nêu tác dụng nghệ thuật của hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn thơ (0.5
điểm)
Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong đoạn thơ
trích? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau: “Nơi nào có ý
chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng!” (Theo Nick Vujicic)

Câu 2. (4,0 điểm)
Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), sau khi đến với thị Nở; sáng mai ra, Chí Phèo nghe
thấy: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay
hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!” (Trích Chí Phèo của Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 149)
Trong tác phầm Vợ nhặt ( Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

“ … Bỗng vừa chợt nhận ra, xụng quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. […].
Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên
người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.” (Trích Vợ nhặt cùa Kim
Lân,Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 30)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VĂN NĂM 2016 – LỤC NAM 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc – hiểu văn bản:
1. (0.25 điểm) Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích
2. (0.25 điểm) Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
3. (0.5 điểm) Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi
bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì đó là sự “cho” xuất
phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt.
4. (0.5 điểm) Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được đó là quan
điểm hoàn toàn đúng đắn, đúng với mọi người, mọi thời đại, như là một quy luật của cuộc sống,
khuyên mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để được nhận lại nhiều hơn.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


5. (0.25 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
6. (0.25 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ 7 chữ.
7. (0.5 điểm)
– Hai biện pháp tu từ được sử dụng ở cuối của đoạn thơ: Cấu trúc câu “chẳng…chẳng…” và nghệ
thuật đối lập tương phản trong hai câu thơ: “Trời còn có bữa sao quên mọc Anh chẳng đêm nào
chẳng nhớ em.”
– Tác dụng: Khẳng định, nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ mà anh dành cho em là thường trực, đều
đặn ngày này qua ngày khác, vượt qua cả hiện tượng thiên nhiên (sao có đêm không mọc nhưng
nỗi nhớ mà anh dành cho em thì đêm nào cũng hiển hiện)
8. (0.5 điểm) Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau những phải nhấn mạnh được tâm trạng
của nhân vật trữ tình được gửi gắm trong đoạn thơ trích đó là nỗi nhớ thương khắc khoải, khôn
nguôi đối với người con gái trong xa cách.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) “Nơi nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng!”
1.1 (0.5 điểm) Giải thích:
– “Ý chí”: Những nỗ lực vượt khó vượt khổ của con người, do bản thân con người cố gắng rèn
luyện mới có được chứ không có được nhờ tác động bên ngoài.
– “Con sóng”: ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải vượt qua.
– “Cách để lướt sóng”: cách mà con người vượt qua chướng ngại vật để gặt hái được thành công.
-> Ý nghĩa cả câu: Trước những khó khăn, thử thách, chỉ cần có ý chí con người sẽ đễn dàng vượt
qua.
1.2. (2.0 điểm) Phân tích, chứng minh:
– Trong cuộc sống ai ai cũng từng gặp phải những khó khăn thử thách, dù là lớn hay nhỏ, bởi
cuộc sống không chỉ toàn màu hồng.
– Trước những khó khăn đó mỗi người có thái độ và cách ứng xử khác nhau:
+ Có người trốn tránh, nản chí, bỏ cuộc, thất bại trước những thử thách.
+ Có người sẵn sàng đối diện, nỗ lực vượt qua.
->Thái độ đúng đắn là phải cố gắng vượt qua. Ý chí chính là chìa khóa dẫn con người vượt qua
khó khăn để tiến tới thành công. Đó là đức tính mà mỗi người cần rèn luyện.

1.3. (0.5 điểm) Bình luận, mở rộng:
– Khẳng định ý kiến của Nick Vujicic là bài học sâu sắc về cách sống, thái độ sống.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

– Phê phán những con người không có nỗ lực, quyết tâm, hay nản chí.
– Rút ra bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được tầm quan trọng của ý chí, rèn luyện
cho bản thân ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan để sẵn sàng đối mặt và vượt qua những trở ngại
trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn văn:
2.1 (0.5 điểm) Giới thiệu chung:
– Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo. Sáng tác trước cách mạng
của ông xoay quanh hai đề tài chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo. Truyện ngắn “Chí
Phèo” là kiệt tác của Nam Cao, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của ông.
– Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông là một cây
bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh
nông thôn và hình tượng người nông dân. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của
Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”
2.2 (3.0 điểm) Phân tích:
2.2.1 (1.0 điểm) Đoạn văn trong “Chí Phèo” – Nam Cao:
– Tình huống:
+ Sau cuộc gặp gỡ tình cờ của Chí Phèo với thị Nở, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu. Chí đã tỉnh
rượu sau một cơn say rất dài.
+ Trước đó Chí đã là tay sai cho kẻ thống trị nham hiểm – Bá Kiến. Bá Kiến lợi dụng Chí Phèo
để trừ khử những phe cánh đối nghịch, gây ra bao tội ác với dân làng mà yếu tố hỗ trợ cho Chí là
rượu. Vì thế đời Chí là một cơn say dài mênh mông. Cơn say đã lấy mất của hắn già nửa cuộc
đời, đẩy hắn vào kiếp sống thú vật tăm tối.
– Tâm trạng Chí khi tỉnh rượu:
+ Tỉnh rượu, ý thức bắt đầu trở về, Chí thấy lòng mơ hồ buồn, nỗi buồn đã đến nhưng còn mơ hồ

chưa rõ rệt.
+ Khi ý thức đã trở về, Chí cảm nhận được sự tồn tại của mình, biết đến không gian, thời gian.
Đó là lần đầu tiên Chí nghe được những âm thanh đời thường của cuộc sống bình dị: “ Tiếng
chim hót…, tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…”.
-> Những âm thanh ấy đánh thức trong Chí cái ước mơ giản dị của một thời lương thiện. Hắn đã
từng ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Nhưng chính bàn
tay tội ác của những kẻ thống trị đã phá nát những giấc mơ, đã hủy hoại tan hoang cả một đời


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

lương thiện. phút lóe sáng trong tâm hồn đã kéo nhân vật trở về thực tại, nhận ra hiện thực đáng
buồn: “Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao
ôi là buồn!”. Lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh rượu cũng là lần đầu tiên hắn đối diện với cuộc đời của
mình.
2.2.2 (1.0 điểm) Đoạn văn trong “Vợ nhặt” – Kim Lân:
– Tình huống:
+ Tràng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có vợ và nạn đói khủng khiếp lại đem đến cơ may để Tràng có
gia đình. Hạnh phúc đến với người nông dân nghèo khổ ấy quá bất ngờ, thấy mình như vừa từ
giấc mơ đi ra.
– Tâm trạng của Tràng vào buổi sáng đầu tiên khi có gia đình:
+ Tràng trông thấy những thay đổi khác lạ ở ngôi nhà của mình, thay đổi ở người mẹ và cả người
vợ. Nạn đói khủng khiếp khiến Tràng quên mất những viêc anh ta phải làm và khiến cuộc sống
của anh trở nên tạm bợ, ngôi nhà trở nên trống trải. Nay Tràng đã có một gia đình và tổ ấm. Mẹ
và vợ Tràng đang dọn dẹp, sửa sang lại ngôi nhà. Với người khác, cảnh tượng ấy không có gì đặc
biệt nhưng với Tràng đó là hình ảnh của cuộc sống gia đình, là thứu là anh ta tưởng chẳng bao
giờ có được.
+ Từ khi có gia đình là từ khi Tràng được sống trong những cảm xúc rất con người, ý thức được
trách nhiệm, bổn phận của mình. Hắn nghĩ đến tương lai sáng sủa, không còn bế tắc.
2.2.3. (1.0 điểm) Điểm tương đồng và khác biệt:

a. Điểm tương đồng:
Cả hai đều nói về những chuyển biến mới mẻ của con người khi đã đến cái dốc bên kia của cuộc
đời mà điều làm nên sự thay đổi kì diệu ấy đó là sự quan tâm, tình yêu thương, chăm sóc, sự sẻ
chia của con người với con người.
b. Nét khác biệt:
– Nam Cao phát hiện ra những đốm sáng nhân bản còn le lói trong con quỷ dữ Chí Phèo. Tuy
nhiên Chí Phèo vẫn rơi vào tình cảnh bế tắc, không lối thoát.
– Kim Lân đã phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn con người lao động, dù ở bờ vực của cái chết
nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn muốn sống cuộc đời của một con người. Ông
mở cho nhân vật của mình một tương lai sáng lạng, đầy hi vọng. Qua đó, Kim Lân gửi vào trong
đoạn văn của mình tiếng nói mang ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc đã cứu con người
thoát khỏi cái chết và có khả năng đưa con người thoát khỏi tình trạng phi nhân tính.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2.3 (0.5 điểm) Đánh giá:
– Hai đoạn văn đều cho thấy cái nhìn đầy tính nhân đạo của người viết. Qua đây thấy được tài
năng, tấm lòng của hai tác giả.

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 - 2016

TRƯỜNG THPT

Môn: Ngữ Văn

LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm).
1. Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Nêu nội dung chính của bài thơ?
3. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng
nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Còn những bí và bầu thì lớn xuống ”
4. Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu bộc lộ cảm xúc của anh/chị khi đọc hai câu thơ
cuối bài.
Anh/chị hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên tổ chức tại Nhà văn hóa
Thanh niên sáng 9 - 1 bắt đầu bằng một tiết mục thật đặc sắc: các ca khúc quen thuộc

của ngày xưa và ngày nay được sắp xếp xen kẽ thành liên khúc, và những người biểu diễn
thuộc nhiều thế hệ cũng đứng xen kẽ, nối nhau tràn từ sân khấu xuống hàng ghế khán giả.
Tất cả, từ những diễn viên tuổi đôi mươi đến những diễn viên đã từng đôi mươi từ
mấy mươi năm trước, đều cùng một màu áo trắng tinh, cùng một lời hát “hát cho dân tôi
nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào”, cùng một ánh mắt bừng sáng…
Người tham dự đứng phía dưới nổi gai ốc. Ý niệm về sự trao truyền, tiếp nối lí tưởng
được thể hiện rất rõ.
(Dẫn theo Phạm Vũ, Chờ ở tuổi trẻ, , ngày 10-1-2015)
5. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
6. Nêu những ý chính của đoạn văn?
7. Chỉ rõ hiệu quả của những từ ngữ in đậm trong việc thể hiện ý chính của đoạn văn?
8. Viết một đoạn văn ngắn (không quá 05 câu) để trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí
tưởng của thế hệ cha, anh trưởng thành trong chiến tranh giải phóng dân tộc?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới
làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về
ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau:
Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời
Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi
đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên
đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng
cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không
chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông
Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt
lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt
biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu
tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ
như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông
như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà - Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2014, tr.191 - 192)
-HẾTThí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN

HD CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT

LẦN 1 - 2016

LƯƠNG NGỌC QUYẾN

Môn: Ngữ VănThời gian làm bài: 180 phút, không kể
thời gian phát đề


Phần Câu Nội dung
Điểm
I
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm
0.25
2
Nội dung chính: Thể hiện cảm động tình mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành 0,25
cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người
3

con đối với mẹ
Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân 0,5
hóa (bí và bầu cũng “lớn”), đối lập (Lớn lên, lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ)
Tác dụng: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ; “Con” là
kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) =>
Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể

4

hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.
Đoạn văn đúng chủ đề: Cảm xúc của bản thân trước nỗi niềm lo âu, hoảng 0,5
hốt của tác giả khi nghĩ ngày mẹ khong còn mà mình chưa trưởng thành như
lòng mẹ mong mỏi; có cấu trúc chặt chẽ, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu

5
6

chính xác.
Phong cách ngôn ngữ báo chí

Nội dung chính của đoạn văn:

0,25
0,25

- Tiết mục biểu diễn độc đáo trong Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống
học sinh – sinh viên năm 2015.
7

- Cảm xúc của người xem, cảm nhận về ý nghĩa của tiết mục.
-Ngôn từ thể hiện cảm xúc Hiệu quả: Mô tả cụ thể, chi tiết cảm nhận về ý 0,5
nghĩa của tiết mục và cảm xúc của người xem.
Đoạn văn phải thể hiện được quan điểm cá nhân một cách cụ thể, nghiêm
túc vè sự nối tiếp lí tưởng của thế hệ cha anh trong hoàn cảnh mới. có cấu
trúc chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, dung từ, đặt câu.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

8

Đoạn văn phải thể hiện được quan điểm cá nhân một cách cụ thể, nghiêm túc 0,5
vè sự nối tiếp lí tưởng của thế hệ cha anh trong hoàn cảnh mới. có cấu trúc

II

1

chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, dung từ.đặt câu.
Viết một bài văn trình bày ý kiến về nhận định: Nghề nghiệp không làm nên sự 3,0

cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề
nghiệp

a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết
bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận 0,25
được vấn đề.

b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho 0,5
con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp

c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và
hành động.
* Giải thích: Nghề nghiệp: là cách nói khái quát về nghành nghề, công việc 0,25
của mỗi người trong xã hội.
Cao quý: có giá trị lớn về tinh thần, rất đáng trân trọng.
- Ý kiến khẳng định mọi nghề nghiệp trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao
quý của nghề nghiệp là do con người quyết định chứ không phải do nghề
nghiệp.
* Bàn luận:

1,0

- Khẳng định ý kiến đúng: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con 0,5
người.
+ Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý của con người, sự cao
quý ấy phải do tự than con người làm nên trong trong quá trình nghề nghiệp
của mình.
+ Trong xã hội không có nghề tầm thường, bất cứ nghề nào mang lại lợi ích
cho cộng đồng đều dược xã hội trọng vọng, tôn vinh.

- Chính con người làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp
+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất dạo đức của người

0,5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

lao động trong công việc.
+ Sự cao quý là do con người đem hết tài năng, sức lực ra để phục vụ mọi
người.
* Bài học nhận thức và hành động:

0,5

- Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường của bản thân
- Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm với nghề để có thể tận tâm cống
hiến cho xã hội được nhiều nhất.
d, Sáng tạo: có suy nghĩ sâu sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề 0,25

2

nghị luận
e, Đảm bảo đúng chính tả, đúng ngữ pháp
0,25
Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn văn sau trong bài tùy 4.0
bút Người lái đò sông Đàcủa nhà văn Nguyễn Tuân.
a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết
bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận 0,25
được vấn đề.


b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà 0,5
qua đoạn văn thấm đẫm cảm xúc lãng mạn với nhiều liên tưởng độc đáo,
phong phú, ngôn từ gợi cảm, gợi hình, giàu chất nhạc, chất thơ, chất họa.
c, Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
- Người lái đò sông Đà là một tùy bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập 0,5
Sông Đà. Hình ảnh con sông Đà với 2 đặc tính nổi bật là hung bạo và trữ
tình được tác giả khắc họa đậm nét trong tùy bút.
- Khi miêu tả tính cách hung bạo của sông Đà, tác giả sử dụng những câu
văn mang nhịp điệu dồn dập, kính thích. Nhưng khi ca ngợi dòng sông Đà
trữ tình gợi cảm ông lại dùng những câu văn dài, êm ả, nghe như tiếng hát
ngân nga. Văn của Nguyễn Tuân luôn chứa hai thái cực như thế, tiêu biểu là
đoạn văn từ “Thuyền tôi trôi…..dòng trên” (trích dẫn.)
* Vẻ đẹp của đoạn văn được thể hiện ở 03 ý:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Nội dung của đoạn văn nói về vẻ thơ mộng của sông Đà ở quãng trung
lưu.
+ Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Thuyền được trôi êm: câu
văn mở đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; 0,25
ý lặng tờ nhắc lại trùng điệp tạo chất thơ.
+ Thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, kì thú: Cỏ gianh đồi núi 0,25
đang ra những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương
+ So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích 0,25
tuổi xưa mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư thực thực
của dòng sông.

+ Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con hươu 0,2
ngộ ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà.
+ Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sông Đà xúc động trong thực và mơ.

0,25

- Nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn tài hoa, tinh tế: Nhà văn hiến cho độc
giả hình ảnh sống động, ấn tượng sâu sắc:
+ Lấy động tả tĩnh: Cá quẫy đủ khiến ta giật mình.

0,5

+ Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp: thuyền thả trôi, con
hươu thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh quẫy
vọt. Cảnh và vật đều ở trạng thái động, không chịu ép mình và đều mang hơi
thở vận động của cuộc sống nhiều chiều
- Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe
nhịp sống cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dòng sông, cho quê hương
đất nước:
+ Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà,lòng ông dậy lên cảm giác liên tưởng về
lịch sử, về tình cảm đối với cố nhân.: nhắc tới đời Lí đời Trần.
+ Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc sống
hiện đại.
+ Trải lòng, hóa thân vào dòng sông trong đắm đuối của tình non sông đất
nước: Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói, trôi những con đò mình

0,5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


nở
* Đánh giá về giá trị
- Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt chẽ;
thấy những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân

0,5

- Quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, làm
giàu có đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.
d, Sáng tạo: có suy nghĩ sau sắc, có sự diễn đạt mới mẻ, ấn tượng về vấn đề
nghị luận
e, Diễn đạt: Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu…
Tổng điểm toàn bài: 10,0

0,25
0,25

* Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được
vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa.
- Trân trọng những bài làm sáng tạo.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1– THPT PHÚ NHUẬN - 2015-2016
Môn VĂN - Khối D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4)
(1) Nhìn chung trong thơ cổ điển của nước ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh
trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương
“Thì treo giải nhất chi nhường cho ai!”. Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì

đã thống nhất đến cao độ hai tính dân tộc và đại chúng. Xuân Hương cũng là một


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

“nhà nho” chẳng kém ai, cũng giỏi chữ Hán, khi cần cũng ra được câu đối “mặc
áo giáp dài cài chữ đinh”, cũng giỏi chiết tự “duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét
ngang” và dùng tên thuốc bắc một cách tài tình. Nhưng Xuân Hương không chịu
khoe chữ. Xuân Hương đối lập hẳn với thái cực Ôn Như Hầu, bài Cung oán ngâm
khúc của ông: “Áng đào kiểm đâm bông não chúng - Khóe thu ba dợn sóng
khuynh thành” lổn nhổn những chữ Hán nặng trình trịch.
(2) Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày
và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta,
vứt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn. Cái đèo Ba Dội của
Xuân Hương rõ là đèo Ba Dội, ba đèo tùm hum nóc, lún phún rêu, gió lắt lẻo,
sương đầm đìa, phong cảnh sống cứ cựa quậy lên chứ chẳng phải chiếu lệ như cái
Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, xinh đẹp nhưng bị đạp
bẹp cho vào đứng im như một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ. Dễ ít có thi sĩ nào
để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ Trời, Kẽm Trống,
Quán Khánh, động Hương Tích… Dễ ít có thi sĩ nào là người Hà Nội như Xuân
Hương, xưa đâu ở gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa
Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới đài Khán Xuân và còn
để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian. Xuân Hương vĩnh viễn hóa cái
chùa Quán Sứ của thời nàng.
----- Xuân Diệu ----Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn văn bản trên (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3: Câu “Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đến cao độ hai tính
dân tộc và đại chúng.” là câu có hình thức: (0,5 điểm)
a.
b.

c.
d.

Câu đơn.
Câu đơn đặc biệt.
Câu ghép chính phụ.
Câu ghép đẳng lập.

Câu 4: “Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ Trời,
Kẽm Trống, Quán Khánh, động Hương Tích…Dễ ít thi sĩ nào là người Hà Nội như Xuân


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hương, xưa đâu gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc,
từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới đài Khán Xuân và còn để lại thơ hay thách
cả sự lãng quên của thời gian.”
Đoạn văn trên khẳng định điều gì ở Hồ Xuân Hương và thơ của bà? Để làm nổi bật
nội dung này, tác giả bài viết đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào? (0,5 điểm)
Đọc hai văn bản sau và trả lời và trả lời câu hỏi từ câu 5  câu 8.
a. “Tre là loại cây thân cứng, rỗng ở các gióng, đặc ở mấu ở mấu, mọc thành bụi,
thường dùng để làm nhà và đan lát”.
(Từ điển Tiếng Việt)
b. “Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.”
(Trích: Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt của hai văn bản trên (0,25 điểm)
Câu 6: Xác định phong cách ngôn ngữ của hai văn bản trên (0,25 điểm)

Câu 7: Xác định biện pháp tu từ chính và nêu tác dụng của văn bản b. (0,5 điểm)
Câu 8: Qua hình ảnh tre Việt Nam trong đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một đoạn văn
(khoảng từ 57 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh con người Việt Nam (0,5 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Tràn ngập Facebook giả mạo của người Việt: “Việc lập tài khoản Facebook ăn theo các
sự kiện, nhân vật thu hút sư chú ý của dư luận khá phổ biến trong thời gian gần đây.
Chủ nhân của các tài khoản này có thể thu hút được lượng lớn “thích” hoặc “theo
dõi”… Tuy nhiên, sự việc lần này được đánh là rất phản cảm bởi liên quan đến vụ
khủng bố ở Pari (Pháp) nhiều đau thương”…
(Theo tin tức pháp luật báo Vnexpress.net)
Từ sự kiện một số người giả mạo tài khoản của nhóm khủng bố IS, anh (chị) hãy viết bài
văn (khoảng 600 từ) nêu lên suy nghĩ của bản thân về hiện tượng trên.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 2: (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nướ , nghĩa tình bấy nhiêu….”
(Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…”
(Trích: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

……………….. HẾT ………………


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ĐÁP ÁN – VĂN – THI THỬ ĐH LẦN 1 – NH 2015 – 2016
PHẦN I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Câu văn nêu ý khái quát chủ đề của đoạn văn bản trên là: “Nhìn chung trong thơ
cổ điển nước ta…. chi nhường cho ai”.
Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả sử dụng chủ yếu thao tác lập luận : so sánh.
Câu 3:
Chọn đáp án: a. Câu đơn
Câu 4: Đoạn văn trên khẳng định Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có tính tình phóng
khoáng, thích đi du lãm nhiều nơi. Những địa danh Xuân Hương đi qua đều để lại dấu ấn
trong thơ của bà. Thơ Hồ Xuân Hương tả rất chân thực, sinh động những danh thắng mà
nữ sĩ từng đặt chân đến.
Nghệ thuật: Điệp ngữ: “Dễ ít thi sĩ nào”
Liệt kê: chợ Trời, Kẽm Trống,…
Câu 5. Phương thức biểu đạt của hai văn bản:
a. Thuyết minh
b. Biểu cảm
Câu 6. Phong cách ngôn ngữ của hai văn bản:
a. Khoa học
b. Văn chương (nghệ thuật)
Câu 7: Biện pháp tu từ chính: nhân hóa.
“Lưng trần, phơi nắng, phơi sương.
Có manh áo cộc, tre nhường cho con”.
Tác dụng: Khiến hình ảnh cây tre trở nên gợi hình, gợi cảm.
Tre cũng có cuộc sống như con người biết yêu thương, chở che, giúp đỡ nhau trong
cuộc sống, chịu thương chịu khó

Câu 8: Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng phải nêu được một trong
những vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam: kiên cường bất khuất, chịu thương chịu
khó, yêu thương nhau.
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 1: (3.0 điểm)
I. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng.
- Dẫn dắt hiện tượngkhẳng định đó là 1 vấn đề nóng hổi khiến nhiều người quan tâm và
lo lắng.
II. Thân bài:
-

Học sinh cần giải thích: Facebook là gì? Nêu lên mặt tích cực của việc sử dụng trang

mạng xã hội là tìm kiếm thông tin, kết nối mọi người lại với nhau. Bên cạnh đó, nó cũng
mang lại những tiêu cực.
- Biểu hiện: Sự kiện 1 số giới trẻ Việt Nam giả tài khoản của nhóm khủng bố IS đang bị
cả thế giới căm phẫn vì hành động thô bạo và tàn ác gây nên làn sóng tranh luận lớn. Đó
là hành động bị mọi người đánh giá là phản cảm vì liên quan đến vụ khủng bố tại Pari
(Pháp), nơi vừa xảy ra trận khủng bố lớn làm nhiều người thiệt maạng. Cụ thể ở Việt Nam
có 3 học sinh trường THCS Võ Xán tỉnh Bình Định, THCS Phú Lộc tỉnh ĐắcLăk, THCS
Phan Chu Trinh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành chiếm dụng trái phép tài khoản
Facebook, thay đổi ảnh đại diện bằng hình ảnh của một thành viên IS và đăng nhập nội
dung kích động đe dọa tấn công khủng bố bằng tiếng Ả Rập. …
- Nguyên nhân:
+ Do bản thân muốn làm gì đó nổi bật được mọi người chú ý mà thiếu suy nghĩ.

+ Lợi dung danh tiếng người bị giả mạo để quảng cáo bán hàng; lừa đảo; chiếm đoạt tài
sản, bôi nhọ danh dự người khác….
+ Khiêu khích, thách thức đối tượng khủng bố
+ Do gia đình không giải thích rõ cho con cái hiểu, xã hội quá lỏng lẻo về thông tin người
tạo tài khoản…
+ Nhận thức hạn chế, thiếu hiểu biết.
+ Lợi dụng tính hiếu kì của 1 bộ phận người trong xã hội.
Đó là hiện tượng sai trái, cần phê phán, lên án
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến 1 bộ phận người dùng mạng
+ Ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại Việt Nam…
- Biện pháp khắc phục:
+ Bản thân
+ Nhà trường
+ Xã hội.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

III. Kết luận:
Câu 2: (4 điểm)
- Học sinh trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
+ Trích dẫn hai đoạn thơ
+ Lần lượt phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.
• Trong đoạn thơ trong bài Việt Bắc:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được
tình cảm sâu nặng của Cán bộ cách mạng với người dân Việt Bắc biểu hiện qua:
+ Cách ngắt nhịp 3/3 “ta với mình, mình với ta” làm cho người đọc cảm nhận, “ta
với mình tuy hai mà một gắn bó không thể tách rời”. Cấu trúc so sánh và tăng tiến

“lòng ta….đinh ninh”nhấn mạnh tình cảm sâu nặng của người Cán bộ.
+ Câu “Mình đi mình lại nhớ mình” không chỉ là câu hỏi mà còn là lời tâm tình tự
nhủ, nhớ Việt Bắc cũng là nhớ về cuộc sống của bản thân mình.
+ Cách so sánh đặc biệt “bao nhiêu… bấy nhiêu”cụ thể hóa tình cảm của
người Cán bộ.
• Đoạn thơ trong bài “Đất Nước”:
- Cần làm nổi bật được Đất Nước là những không gian thân quen, gần gũi gắn bó
với cuộc sống của mỗi người: là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi gieo
mầm cho hạt giống tình yêu, là nơi mang nỗi tâm tư của người con gái.
- Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật chiết tự, điệp cấu trúc, chất liệu văn học dân
gian…
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng
của mỗi đoạn.
• Tương đồng.
-Thể hiện tình cảm gắn bó quê hương đất nước.
-Vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian (ca dao) để thể hiện ý nghĩa sâu sắc..
- Hình thức thể hiện mang tính chất tình cảm lứa đôi nhưng mục đích hướng đến
lsị là tình cảm chung-tình cảm đối với quê hương, Cách mạng.
- Hình ảnh thơ vừa gần gũi, quen thuộc, bừa có ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ nhẹ
nhàng, tha thiết.
• Khác biệt
- Việt Bắc ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa hoàn thành, khung cảnh


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

được tái hiện phù hợp với không khí chia tay lịch sử ngay sau khi chiến thắng, khi
Trung ương chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Chủ yếu thể hiện tình cảm gắn bó
của người Cán bộ với Việt Bắcđề cao ân tình Cách Mạng. Hình thức đối thoại
đồng thời là lời tự hứakhẳng định tấm lòng thủy chung của người ra đi. Thơ lục

bát, kết cấu đối đáp “mình-ta”đoạn thơ đậm tính dân tộc.
-Đất Nước ra đời khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào giai đoạn khốc liệt.
Chủ yếu thể hiện Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết nhất của mỗi con
ngườikhơi gợi lòng yêu nước, góp phần thức tỉnh tuổi trẻ các đô thị tạm chiến
miền Nam. Hình thức là lời trò chuyện tâm tình đã thuyết phục người nghe. Thể
thơ tự do với âm hưởng trường ca, đầy cảm xúc nhưng vẫn giàu chất trí tuệ.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM 2015 -2016

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm).
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4.
..."Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích
chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng.
Chúng tôi luôn mong muốn có hoà bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập,
tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hoà hình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó."
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
Câu 1: Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? (0.25 điểm)
Câu 2: Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào? (0.25 điểm)

Câu 3: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ".
Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể hiện
sâu sắc truyền thống cao quí nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc? (0.25
điểm)
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức
mạnh của truyền thống yêu nước (0.75 điểm).
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 7.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải bước biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Phù Lưu Chanh, 1948
Tây Tiến, Quang Dũng
5. Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên (0,25 điểm).
6. Từ "Tây Tiến" được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Tác dụng của phép
điệp ấy là gì? (0,25 điểm).

7. Từ hai câu thơ Áo bào thay chiếu, anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành,
anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng giấy thi) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp
của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp và sự phát huy tư tưởng yêu nước trong
thời điểm hiện tại (1 điểm).
Phần II: Làm văn (7.0 điểm).
Câu 1. (3.0 điểm).
Theo anh (chị), người Việt Nam hiện nay có nhược điểm cơ bản gì cản trở tiến bộ
xã hội ?
Câu 2. (4.0 điểm).
Người ta từng đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu "Người suốt đời đi tìm cái đẹp".
Viết bài văn nêu cảm nhận của anh (chị) về một "cái đẹp" được Nguyễn Tuân tìm kiếm,
khám phá và thể hiện trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà.
…HẾT…
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I. Đọc hiểu.
Văn bản 1:
Câu 1: Đoạn văn là lời tuyên bố của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc khẳng
định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Câu 2: Sử dụng nhiều phương pháp liên kết: phép lặp từ "chủ quyền" "thiêng
liêng"; phép thế từ "chủ quyền biển đảo" thay bằng "điều thiêng liêng".
Câu 3: Thông điệp chung của hai văn bản đều nêu cao truyền thống yêu nước, tự
lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.
Câu 4: Học sinh viết một đoạn văn về chủ đề sức mạnh truyền thống yêu nước cần
đảm bảo hình thức đoạn văn, có luận điểm, các luận cứ và lập luận chặt chẽ.
Văn bản 2:
Câu 5: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tây Tiến" năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh,
khi Quang Dũng rời xa đơn vị của mình chưa lâu, nhớ về Tây Tiến mà viết bài thơ này.
Câu 6: Từ Tây Tiến được được lặp 3 lần. Tác dụng của phép điệp.
Từ Tây Tiến được lặp lại như một hình ảnh có sức gợi mạnh mẽ đến đoàn quân
hùng dũng một đi không trở lại. Từ ngữ được lặp lại không chỉ mang ý nghĩa nhấn mạnh
mà hơn cả điệp từ tạo sự kết nối hình tượng từ đầu đến cuối bài thơ. Một hình ảnh xuyên
suốt đầy ấn tượng tạo cho người đọc cảm nhận rõ rệt về đoàn quân qua hình dung của tác
giả.
Câu 7: Học sinh viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp người lĩnh Tây Tiến qua hai
câu thơ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành, cần cảm nhận
được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng qua hai câu thơ.
Về hình thức: Biết viết một đoạn văn có luận điểm, các luận cứ và lập luận chặt
chẽ.
Phần II. Làm văn
Câu 1:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm).
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm).
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận);
biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ
thể và sinh động ( 1,0 điểm).
- Giải thích.
- Đặc điểm của xã hội hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với con người.
- Thực tế đặc điểm của con người Việt Nam (suy nghĩ bảo thủ, ngại thay đổi; lãng
phí thời gian; trong cư xử trọng tình hơn lý, nặng về nể nang thiếu công bằng; vừa tự
kiêu, vừa tự ti; học cái mới một cách tuỳ tiện thiếu chọn lọc...).
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của tàn tích văn hoá phong kiến, bảo thủ trì trệ
trong cách nghĩ; do quá khứ bị đô hộ dẫn đến tâm lý nô lệ, thụ động; nền sản xuất nông
nghiệp lạc hậu.
- Đề xuất giải pháp: Đổi mới giáo dục; mỗi cá nhân phải tự rèn luyện đổi mới tư
duy, bản lĩnh...
d. Sáng tạo (0,5 điểm).
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
Câu 2:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;
thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:


×