Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

10 đề THI THỬ học kỳ i DE 2 IN (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.51 KB, 2 trang )

ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I – ĐỀ 1
Họ và tên: ............................................
Câu 1. Trong các dung dịch điện phân, hạt tải điện ...
A. chỉ là các ion dương.
B. là các ion dương và ion âm.
C. chỉ là các electrôn tự do.
D. chỉ là các ion âm.
Câu 2. Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9 V - 1 Ω thì thu được bộ nguồn có suất điện động và
điện trở trong là
A. 3 V - 1 Ω.
B. 9 V - 3 Ω.
C. 9 V - 1/3 Ω.
D. 3 V - 3 Ω.
Câu 3. Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch
ngoài lớn gấp 2 lần điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là
A. 1/2 A.
B. 3 A.
C. 1 A. D. 2 A.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về dòng điện là không đúng?
A. Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe.
B. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng
của vật dẫn càng nhiều.
C. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
D. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
Câu 5. Hai vật nhỏ tích điện cùng dấu, cùng độ lớn Q = 4nC, đặt cách nhau 3cm trong không khí. Hai điện tích

A. đẩy nhau một lực 0,16mN.
B. hút nhau một lực 0,12mN.
C. đẩy nhau một lực
0,12mN.
D. đẩy nhau một lực 0,48mN.


Câu 6. Một đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi. Khi điện trở của mạch là 100 Ω thì công suất của mạch là
20 W. Khi điều chỉnh điện trở của mạch là 50 Ω thì công suất của mạch là
A. 80 W.
B. 10 W.
C. 40 W.
D. 5 W.
Câu 7. Đương lượng điện hóa của niken là k = 3.10-4 g/C. Khi cho một điện luợng q = 10C chạy qua bình điện
phân có anốt bằng niken thì khối lượng niken bám vào catốt là ...
A. m = 0,3.10-4 g
B. m = 3.10-4 g
C. m = 10-3 g
D. m = 3.10-3 g
Câu 8. Một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải
sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công ...
A. 10 mJ
B. 20 mJ
C. 15 mJ
D. 30 mJ
Câu 9. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron ...
A. và iôn mà ta đưa từ bên ngòai vào trong chất khí.
B. và iôn sinh ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngòai vào trong chất khí.
C. mà ta đưa từ bên ngòai vào trong chất khí.
D. mà ta đưa vào trong chất khí.
Câu 10. Một điện tích q di chuyển trong một điện trường theo một đường cong kín thì công của lực điện trong
chuyển động đó ...
A. lớn hơn không khi q >0.
B. tỉ lệ với diện tích của hình tạo bởi quĩ đạo của điện tích.
C. bằng không.
D. lớn hơn không khi q <0.
Câu 11. Điện tích điểm là …

A. vật có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách ta xét.
B. vật có kích thước lớn hơn khoảng cách ta xét.
C. vật có điện tích và có kích thước lớn hơn khoảng cách ta xét.
D. vật có điện tích và có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách ta xét.
Câu 12. Cho một vật tích điện tích q1=2.10-5C tiếp xúc một vật tích điện tích q2= -8.10-5C. Điện tích của hai vật
sau khi cân bằng là
A. -8.10-5C
B. -6.10-5C.
C. 2.10-5C
D. -3.10-5C.
Câu 13. Khi nhiệt độ của dây kim lọai tăng, điện trở của nó ...
A. không thay đổi.
B. ban đầu tăng, sau đó giảm dần .
C. giảm đi .
D. tăng lên.
Câu 14. Một mạch điện có nguồn là một pin 9 V, điện trở trong 0,5 Ω và mạch ngoài gồm 2 điện trở 8 Ω mắc
song song. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
A. 4,5 A.
B. 2 A.
C. 1 A.
D. 18/33 A.


Câu 15. Tụ điện là một hệ gồm hai vật ...
A. dẫn đặt gần nhau, được nối với nhau bằng một dây dẫn.
B. bằng điện môi đặt gần nhau được nối với nhau bằng một dây dẫn.
C. bằng điện môi đặt tiếp xúc với cùng một vật dẫn mỏng.
D. dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau.
Câu 16. Một tụ điện có điện dung 5.10-6F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện
bằng

A. U = 47,2V B. U = 27,2V C. U = 17,2V D. U = 37,2V
Câu 17. Theo định luật Fa -ra -đây về hiện tượng điện phân thì khối lượng chất được giải phóng ra ở điện cực tỉ
lệ với:
A. số Fa-ra -đây.
B. đương lượng hoá học của chất đó.
C. khối lượng dung dịch qua bình điện phân.
D. điện lượng qua bình điện phân.
-9
Câu 18. Điện tích điểm Q = 5.10 C được đặt tại điểm A trong chân không. Cường độ điện trường tại điểm B
cách A một khoảng 10 cm có độ lớn bằng
A. 50 V/m.
B. 4500 V/m
C. 0,45 V/m.
D. 0,5.10-8 V/m.
Câu 19. Điện tích điểm Q = 2 nC được đặt tại điểm A trong chân không. Véc tơ cường độ điện trường tại
điểm B cách A một khoảng 2 cm có ...
A. hướng từ B đến A, độ lớn bằng 4,5.104 V/m.
B. hướng từ A đến B, độ lớn bằng 9.104 V/m.
4
C. hướng từ A đến B, độ lớn bằng 4,5.10 V/m.
D. hướng từ B đến A, độ lớn bằng 9.104 V/m.
Câu 20. Một acquy có suất điện động là 3 V, điện trở trong 20 mΩ, mạch ngoài gồm 2 điện trở 60 Ω mắc song
song. Khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là
A. 0,06 A.
B. 15 A.
C. 20/3 A.
D. 150 A.
Câu 21. Khi đưa quả cầu kim loại A trung hòa điện tiếp xúc với vật B nhiễm điện dương thì …
A. điện tích dương di chuyển từ vật B sang quả cầu A làm cho quả cầu A nhiễm điện dương.
B. điện tích dương di chuyển từ quả cầu A sang vật B làm cho quả cầu A nhiễm điện âm.

C. electron di chuyển từ vật B sang quả cầu A làm cho quả cầu A nhiễm điện dương.
D. electron di chuyển từ quả cầu A sang vật B làm cho quả cầu A nhiễm điện dương.
Câu 22. Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường
độ dòng điện đó là
A. 12 A
B. 48 A
C. 0,2 A
D. 1/12 A
Câu 23. Dòng điện là ...
A. dòng chuyển động của các điện tích .
B. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời của ion dương.
D. là dòng chuyển dời của electron .
Câu 24. Một tụ điện được tích điện đến hiệu điện thế 100 V có điện tích 4.10-4 C. Tính điện dung của tụ?
A. 0,25 F.
B. 25 µF.
C. 0,04 F.
D. 4 µF.
Câu 25. Cho mạch có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 Ω, 3 Ω, và 4 Ω với nguồn điện 10V, điện trở trong 1
Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện là
A. 9 V.B. 10 V.
C. 11 V.
D. 1 V.
Câu 26. Ion dương là ...
A. nguyên tử nhận được electron.
B. nguyên tử mất electron.
C. nguyên tử nhận được điện tích dương.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 27. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại điểm cách nó một khoảng r có độ lớn tính bằng
công thức

Q
Q
9 Q
9 Q
A. E =
B. E = 9.10
C. E =
D. E = 9.10 2
9 2
9
9.10 .r
r
9.10 .r
r
Câu 28. Điện dung của tụ điện ...
A. tỉ lệ thuận với điện tích của tụ.
B. tỉ lệ nghịch với điện tích của tụ.
C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ. D. không phụ thuộc vào điện tích của tụ.
Câu 29. Điện tích điểm Q = 10-9 C được đặt tại điểm A trong chân không. Cường độ điện trường tại điểm B
cách A một khoảng 10 cm có độ lớn bằng
A. 10 V/m.
B. 0,09 V/m.
C. 900 V/m
D. 10-8 V/m.
Câu 30. Một electron chuyển động không vận tốc đầu từ điểm M đến điểm N có hiệu điện thế UMN = -10 V. Bỏ
qua tác dụng của trọng lực, biết electron có điện tích q = -1,6.10-19C và khối lượng m = 9,1.10-31 kg. Khi đến N
electron có vận tốc bằng bao nhiêu?
A. 1,88.105 m/s.
B. 1,88.106 m/s.
C. 1,47.105 m/s.

D. 1,47.106 m/s.



×