Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

11 lực cu lông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.44 KB, 2 trang )

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH & ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
1/ Định luật Coulomb: F =

k q1q 2
ε.r 2

(lực tương tác giữa hai điện tích)

+ hệ số tỉ lệ k = 9.109 (N.m2/C2) và ε là hằng số điện môi.
+ Điểm đặt: trên điện tích chịu tác dụng lực
+ Phương: trùng đường thẳng nối giữa hai điện tích
+ Chiều: q1.q2 > 0(cùng dấu ) : đẩy nhau và nếu q1.q2 < 0 (trái dấu ) : hút nhau
2/ Định luật bảo toàn điện tích: q’1 + q’2 = q1 + q2 ;
- Điện tích giống nhau và khi tiếp xúc ⇒ nhiễm điện bằng nhau :
q’1 = q’2 =

q1 + q 2
2

+ Lưu ý: khi một vật nhiễm điện thì điện tích của nó q = n.e; n là số nguyên.
3/ Các bước giải để tìm lực điện tổng hợp:
+ Tìm độ lớn lực thành phần do mỗi điện tích tác dụng lên điện tích chịu tác dụng.
+ Dựa vào dấu của các điện tích, xác định chiều vectơ lực thành phần.
r r r
r
+ Lực điện tổng hợp: F = F1 + F2 + ..... + Fn
- Nếu các vectơ lực thành phần cùng phương, cùng chiều: F = F1 + F2 + …
- Nếu các vectơ lực thành phần cùng phương, ngược chiều: F = F1 − F2
- Nếu các vectơ lực thành phần khác phương: sử dụng quy tắc hình bình hành (cộng
vectơ), dựa vào hình tìm độ lớn lực và xác định góc hợp bởi các lực thành phần.
Bài 1: Hai quả cầu nhỏ có điện tích q 1 = 2.10-6 C và q2 = 5.10-6 C tác dụng lên nhau 1


lực F = 36 N trong chân không.
a/ Tính khoảng cách giữa hai điện tích.
b/ Nếu lực tương tác tăng 2 lần thì phải đặt chúng cách nhau bao nhiêu?
ĐS: a. r = 0,05m
b.r’ = 0,035 m
Bài 2 : Cho 2 điện tích điểm q1, q2 có độ lớn bằng nhau dặt bằng 1, 6.10−19 C đặt
trong không khí cách nhau 1 khoảng r = 10 cm . Đặt điện tích q3 = 2 µ C tại trung
điểm của đoạn thẳng nối 2 điện tích q1 , q2 . Tìm lực tác dụng lên q3 trong 2 trường
hợp :
a) . q1 và q2 cùng dấu
b) . q1 và q2 khác dấu
Bài 2. Hai diện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau một khoảng
−4
r1= 2cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1, 6.10 N.

a. Tìm độ lớn của các điện tích đó
b. Khoảng cách r2 giữa chúng là bao nhiêu để lực tác dụng là F2 = 2,5.10-4 N.
ĐS: a.q = 2,66.10-9C
b.0,016 m
Bài 3. Cho hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r = 30cm trong
không khí, lực tác dụng giữa chúng là F0. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này bị yếu

đi 2,25 lần. Vậy cần dịch chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa
chúng vẫn bằng F ?
ĐS: 0,2 m
Bài 4. Ba điện tích điện q 1 = 2.10-8C, q2 = – 4.10-8C và q3 = 10.10-8C đặt tại 3 điểm
A,B,C cùng nằm trên 1 đường thẳng .Biết AB=2cm ,AC=8cm.
a.Xác định lực Cu lông do q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3
b.Xác định lực Cu lông do q1 và q3 tác dụng lên điện tích q2
ĐS:

Bài 5: Ba điện tích điện q1 = 4.10-8C, q2 = – 4.10-8C và q3 = 5.10-8C đặt tại 3 đỉnh của
tam giác đều ABC trong không khí, có cạnh a = 2 cm. Xác định vectơ lực tác dụng
lên điện tích q3.
ĐS: 0,045 N
Bài 6. Ba điện tích điểm q1 = 27.10-8 C; q2 = 64.10-8 C, q3 = -10-7 C đặt tại ba đỉnh của
tam giác ABC vuông tại C. Cho AC = 30 cm; BC = 40 cm.
Xác định lực tác dụng lên q3. Hệ thống đặt trong không khí.
ĐS: 4,5.103 N
Bài 7: Hai điện tích điểm q1 = 8.10-8 C và q2 = – 8.10-8 C đặt tại A, B trong chân
không, AB = 10 cm. Xác định lực tác dụng lên điện tích q3 = 2.10-8 C đặt tại M nếu:
a/ MA = 6 cm, MB = 4 cm.
b/ MA = 2 cm, MB = 12 cm.
c/ MA = MB = 10 cm.
d/ MA = 6 cm, MB = 8 cm.
ĐS: a.0,013N
b.0,035N
c.1,44.10-3N
d.4,6. 10-3N
Bài 8:Bốn điện tích cùng loại có độ lớn q đặt tại 4 đỉnh của một hình vuông cạnh a
trong không khí. Xác định lực tác dụng của ba điện tích lên điện tích thứ tư.
ĐS:
Bài 9*. Hai điện tích dương q1 = q và q2 = 4q đặt cách nhau một đoạn d trong không
khí. Phải đặt điện tích q0 ở đâu, bằng bao nhiêu để q0 nằm cân bằng.
ĐS: r =

d
, q3 có dấu và độ lớn tùy ý
3
−7


−7

Bài 10*: Hai quả cầu giống nhau có điện tích lần lượt q1 = 10 C , q2 = 4.10 C
đặt cố định trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng AB=a= 9cm.
Một quả cầu nhỏ thứ 3 có điện tích

q3

bằng bao nhiêu và phải được dặt ở đâu để nó

nằm cân bằng.
ĐS: r = 3 cm , q3 có dấu và độ lớn tùy ý
Bài 11*: Đặt 2 điện tích điểm q1 = - 4.10-6C, q2 = 10-6C tại 2 điểm A và B cách nhau 8
cm .Hỏi phải đặt điện tích q3 ở đâu ,có dấu và độ lớn như thế nào để q3 nằm cân
bằng?
ĐS: M nằm trên đường thẳng AB,nằm ngoài AB và gần B hơn,M cách B 8cm và
cách A 16 cm


TRẮC NGHIỆM LỰC CU-LÔNG VÀ THUYẾT ELECTRON
Câu 1: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0.

B. q1< 0 và q2 > 0.

C. q1.q2 > 0.

D. q1.q2 < 0.

Câu 2: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B

nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.

B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
Câu 3: Trong các cách nhiễm điện:
I. do cọ xát.
II. do tiếp xúc.
III. do hưởng ứng.
Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật được nhiễm điện không thay đổi ?
A. I
B. II.
C. III.
D. I và III.
Câu 4: Trong các cách nhiễm điện nêu trên câu 1, ở cách nào thì tổng đại số điện tích
trên vật nhiễm điện thay đổi.
A. I và II.
B. II và III.
C. I và III.
D. không có cách nào.
Câu 5: Trong các yếu tố sau:
I. dấu của điện tích.
II. độ lớn của điện tích.
III. bản chất của điện môi.
IV. khoảng cách giữa hai điện tích.
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm phụ thuộc các yếu tố nào?
A. II và IV.
B. II, III và IV.

C. I, II và IV.
D. I, II, III và IV.
Câu 6: Trong các cách nhiễm điện sau
I. do cọ xát.
II. do tiếp xúc.
III. do hưởng ứng.
Ở cách nhiễm điện nào có sự dịch chuyển electron từ vật này sang vật khác ?
A. I và II.
B. I và III.
C. II và III.
D. cả ba cách trên.
Câu 7: Ba điện tích điểm q1 = q2 và q3 đặt như hình vẽ. Lực do q 1 và q2 tác dụng lên
q3 có chiều như hình vẽ. Điều kết luận nào sau đây ĐÚNG:
A. q1 trái dấu với q2 và q3.
B. q3 trái dấu với q1 và q2.
C. q2 trái dấu với q1 và q3
D. cả ba điện tích cùng dấu.
Câu 8: Ba điện tích điểm q1 = q2 > 0 và q3 đặt như hình vẽ MA = MB. Lực do q 1 và q2
tác dụng lên q3 có chiều như hình vẽ. Điều kết luận nào sau KHÔNG ĐÚNG:
A. q3 là điện tích dương.
B. độ lớn F13= 0,5.F23.
C. lực điện tổng hợp tác dụng lên q3 có độ lớn F3 = 5.F13.
D. lực tổng hợp tác dụng lên q3 có chiều từ A đến B.
Câu 9: Hai điện tích điểm q1 và q2 > 0 đặt tại hai điểm A, B. Lực tương tác giữa
chúng có chiều như hình vẽ. Điều kết luận nào sau đây ĐÚNG:
A. q1 thừa electron.
B. q1 thiếu electron.
C. q1 là điện tích âm.
D. q1 là điện tích trung hòa.
Câu 10: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q 1 và q2 đứng yên trong chân không

cách nhau một khoảng r có độ lớn:
A. tỉ lệ thuận với điện tích q 1 hoặc điện tích q2.
B. tỉ lệ nghịch với khoảng cách r.
C. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách r.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r.

Câu 11: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 4 lần thì lực tương tác
điện giữa chúng sẽ:
A. giảm 16 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 16 lần.
D. tăng 4 lần.
Câu 12: Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích điểm xuống 2 lần thì lực tương tác
tĩnh điện giữa chúng sẽ: A. giảm 8 lần B. giảm 4 lần.C. tăng 8 lần. D. tăng 4 lần
Câu 13: Chọn câu SAI trong các câu sau:
A. vật nhiễm điện là vật mang điện
tích.
B. điện tích electron là điện tích nhỏ nhất.
C. điện môi là chất cách điện.
D. chất dẫn điện là chất có ít điện tích tự do.
Câu 14: Hai điện tích: một âm và một dương, lúc đầu nằm cách nhau 2 cm, sau đó
chúng rời xa nhau đến khoảng cách 6 cm. So với trường hợp đầu, trường hợp sau lực
nhỏ hơn: A. 3 lần.
B. 3 lần.
C. 9 lần.
D. 27 lần.
Câu 15 Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không tăng lên 3 lần thì
độ lớn lực Culông:
A. giảm 9 lần. B. tăng 9 lần. C. giảm 3 lần. D. tăng 3 lần
Câu 16 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí:
A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ thuận với tổng độ lớn hai điện tích

Câu 17 Điện tích điểm là:
A. vật có kích thước rất nhỏ.
B. vật chứa rất ít điện tích.
C. điểm phát ra điện tích.
D. Vật có kích thước rất nhỏ mang điện tích
Câu 18 Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình chân không thì hút nhau
một lực là 0,8N. Nếu đổ đầy dầu có hằng số điện môi ε = 4 vào đầy bình thì hai điện
tích đó sẽ:
A. hút nhau bằng một lực 0,2N.
B. hút nhau bằng một lực 1,6N.
C. đẩy nhau bằng một lực 0,2N.
D. đẩy nhau bằng một lực 1,6N.
Câu 19 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm các electron.
B.Vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
C.Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.

D.Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.

Câu 20 Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Điện môi là môi trường cách điện.B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích
trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×