Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.61 KB, 2 trang )

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. Tính chất nhiệt đới
Nắng nhiều, nhiệt độ cao, trung bình năm trên 200C, giờ nắng nhiều từ
1.400 – 3.000 giờ /năm

2. Tính chất ẩm
Mưa nhiều, lương mưa trên 1500 mm; độ ẩm cao trên 80%, cân bằng ẩm
luôn dương.

3. Tính chất gió mùa
Mùa Đông:
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Từ khối khí lạnh phương bắc thổi xuống nước ta theo hướng Đông Bắc
Đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm do khối khí qua biển vào
Việt Nam
Xuống phía nam, gió Đông Bắc suy yếu và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã nên từ
Đà Nẵng trở vào, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên cho mưa ở vùng ven biển
miền Trung và tạo ra mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ
Mùa Hạ:
Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10
Vào đầu mùa hạ: gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho Nam Bộ
và Tây Nguyên nhưng khi vượt qua dãy Trường Sơn xuống đồng bằng
ven biểnTrung Bộ và phía nam Tây Bắc thì trở nên khô nóng. (gọi là gió phơn
hay gió Lào)
Vào giữa và cuối mùa hạ: gió Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam
vượt xích đạo gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên
Hoạt động của gió Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào
mùa hạ cho 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ
Hệ quả của hoạt động gió mùa làm phân hoá mùa giữa các vùng:
Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều


Miền Nam có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt
Miền Trung Trung Bộ và Tây Nguyên có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô


II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC
1. Địa hình
Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông

2. Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc
Sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa
Chế độ nước theo mùa: mùa mưa sông gây lũ và mùa khô sông cạn

3. Đất
Quá trình feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm

4. Sinh vật
Hệ sinh thái đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
Trong rừng, giới sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralít là cảnh quan
đặc trưng của tự nhiên nước ta

III. ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi:
Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp
nhiệt đới quanh năm
Khó khăn:

Thời tiết thất thường
Thiên tai, dịch bệnh cũng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất
Độ ẩm cao  dễ làm nông sản hư thối khi bảo quản

2. Ảnh hưởng đến sản xuất khác và đời sống
Thuận lợi:
Các ngành kinh tế khác phát triển như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông
vận tải, du lịch,...
Khó khăn:
Giao thông vận tải, du lịch, khai thác khoáng sản, thủy điện,... chịu ảnh hưởng
của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi
Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị
Thiên tai: bão, lũ hạn,… gây tổn thất lớn cho người và sản xuất
Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái



×