Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

đề thi thử đánh giá năng lực đề 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.37 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
KÌ THI 2015 – 2016
(Đề số 11)
(Đề có 11 trang)

1. Tác giả của bài “Thuật hoài” là ai?
a. Phạm Ngũ Lão

b. Nguyễn Trãi

c. Nguyễn Bĩnh Khiêm

d. Nguyễn Công Trứ

2. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại. Người am hiểu quy
luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ. Điều đó trước hết được thể hiện trước hết trong hệ
thống phong cách nghệ thuật của Người .
a. Thể loại

b. qui luật

c. văn nghệ

d. phong cách

3. “Đăm Săn” là sử thi của dân tộc nào?
a. Ban a.


b. Ê đê

c. Tày

d. Mường

4. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………….của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với
thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
a. Tuyên ngôn độc lập

b. Thơ

c. Truyện ngắn

d. Văn chính luận

5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 9
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề
gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng
là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó
trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả . Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã
thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp!
Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân
1


hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ
nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí
Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ

Đại cũng không ai biết…
5.1. Đoạn văn trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?
a. Biểu cảm

b. Miêu tả

c. Nghị luận

d. Tự sự

5.2. Vai kể của đoạn văn trên có gì đặc điểm gì?
a. Chuyển dần từ vai người kể sang vai nhân vật
b. Chuyển dần từ vai nhân vật sang vai người kể
c. Kể theo vai của nhân vật Chí Phèo
d. Kể theo vai kể của người kể chuyện
5.3. Lời chửi của Chí Phèo thể hiện điều gì?
a. Sự căm tức của ý với cha con Bá Kiến
b. Sự căm tức của y với những người dân làng Vũ Đại
c. Phản ứng của y với xã hội, cuộc đời
d. Sự phản ứng của y đối với bà cô Thị Nở
5.4. Qua tiếng chửi của Chí Phèo, Nam Cao muốn cho độc giả thấy điều gì?
a. Thói hung hăng bạo ngược của Chí Phèo trong cơn say
b. Chí Phèo thường xuyên say rượu, chẳng mấy khi tỉnh táo
c. Nỗi cô độc của con người đã bị tha hóa trong xã hội cũ
d. Cả làng Vũ Đại đều sợ hãi và nín nhịn trước sự hung hăng của Chí Phèo
5.5. Câu thứ nhất trong đoạn trích là loại câu gì?
a. Câu đặc biệt

b. Câu rút gọn


c. Câu đơn

d. Câu ghép

5.6. Trong 4 câu dưới đây câu nào là câu rút gọn?
2


a. “Bắt đầu hắn chửi trời”

b. “Có hề gì?”

c. “Rồi hắn chửi đời”

d. “Thế thì có khổ hắn không”

5.7. Phần in nghiêng trong câu 2: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi” là thành
phần gì trong câu?
a. Vị ngữ phụ

b. Trạng ngữ

c. Bổ ngữ

d. Khởi ngữ

5.8. Câu chủ đề của đoạn văn là câu nào?
a. Câu 1

b. Câu 3


c. Câu 18

d. Câu 19

5.9. trong câu chắc nó trừ mình ra, từ “chắc” đóng vai trò gì?
a. Thành phần cảm than

b. Thành phần phụ chú

c. Thành phần tình thái

c. Thành phần hô ngữ

5.10. Trong câu 14, đại từ “thế” thay thế cho điều gì?
a. Nỗi ấm ức trong lòng Chí Phèo
b. Tiếng chửi lạc long của Chí Phèo
c. Cơn say rượu triền miên của Chí Phèo
d. Sự im lặng dửng dưng của dân làng Vũ Đại
6. Nhân vật trong tiểu thuyết là ai?
a. Thế giới thần linh
b. Các nhân vật lịch sử
c. Những người dân lao động.
d. Giai cấp thống trị
7. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một chủ đề nghiêm trọng trong
những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử
dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn
công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại.
a. Chủ đề


b. thập kỷ
3


c. sung hay dao

d. ngược lại

8. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Yêu

b. Nhớ

c. Giận

d. Xa

9. Tác giả nào không nổi tiếng về đề tài nông thôn?
a. Nguyễn Tuân

b. Nguyễn Công Hoan

c. Nam Cao

d. Ngô Tất Tố

10. Qui mô của tác phẩm sử thi như thế nào?
a. Quy mô lớn.


b. Qui mô vừa

c. Qui mô nhỏ.

d. Cả ba phương án trên đều sai.

11. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..
11. 1. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
a. Mối quan hệ của đất nước với mỗi cá nhân
b. Đất nước gần gũi, bình dị, thân quen
c. Cội nguồn sinh thành của đất nước
d. Đất nước với phong tục tập quán
4


11.2. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
a. Tự sự, biểu cảm

b. Tự sự, miêu tả

c. Nghị luận, miêu tả


d. Biểu cảm, miêu tả

11.3. Biện pháp tu từ nỗi bật trong đoạn thơ là gì?
a. Nhân hóa

b. Hoán dụ

c. Điệp từ

d. Ẩn dụ

11.4. Đoạn thơ trên đã thể hiện cảm nhận của tác giả về Đất Nước như thế nào?
a. Đất nước kì vĩ, hào hùng
b. Đất nước gần gũi, thân quen
c. Đất nước giàu truyền thống văn hóa
d. Đất nước cần cù, lam lũ
11. 5. Nhận định nào chính xác về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ
a. Đoạn thơ giàu chất liệu dân gian
b. Đoạn thơ kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật
c. Đoạn thơ có nhiều từ ngữ độc đáo, mới lạ
d. Đoạn thơ có sự ngắt nhịp linh hoạt
12. Mục đích của tác phẩm ngụ ngôn là gì?
a. Giải thích thế giới, thể hiện khát vọng chinh phục thế giới .
b. Phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời kì cổ đại.
c. Nêu những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoạc triết lí nhân sinh nhằm giáo dục con
người.
d. Gây cười với mục đích giải trí và phê phán xã hội.
13. Trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” tác giả dân gian đã kể câu
chuyện gì?

A. Chuyện về tình cha con
b. Chuyền về tình vợ chồng chung thủy
5


c. Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa.
d. Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
14. Truyện “Tam đại con gà” là truyện cười thuộc loại nào?
a. Trào phúng
b. Khôi hài
c. Giải trí
d. Cả ba phương án trên đều sai.
15. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên
mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm
thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác
trước cái giờ khắc của ngày tàn.
15.1. Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển trong đoạn văn?
a. Chiều

b. Ngập

15.2. Đoạn văn trên được viết theo phương thưc biểu đạt chính nào?
a. Tự sự
c. Miêu tả, biểu cảm

b. Phân tích
d. Thuyết minh, lập luận


15.3. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của văn bản trên?
a. Tâm trạng của Liên trước khung cảnh phố huyện vào giờ khắc của ngày tàn
b. Khung cảnh phố huyện đẹp nhưng buồn hiu hắt trước giờ khắc của ngày tàn
c. Tâm trạng buồn bã của Liên khi sống trong phố huyện quê mùa
d. Cảnh chiều muộn êm ả, thơ mộng của đồng ruộng nơi phố huyện
15.4. Câu 2 trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?
a. Nhân hóa
c. So sánh

b. Ẩn dụ
d. Nhân hóa

15.5. Câu nào trong đoạn văn có thành phần trạng ngữ?
6


a. Câu 2

b. Câu 3

c. Câu 4

d. Câu 5

16. Văn bản nào sau đây thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
a. Thư

b. Sách giáo khoa

c. Biên bản


d.Bài phóng sự

17. Thông tin nào không chính xác khi giới thiệu về tiểu sử Nguyễn Du
a. Xuất thân trong một gia đình quan lại, đại quí tộc.
b. Quê ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Thăng Long
c. Mười năm đầu của cuộc đời sống rất sung túc
d. Từng theo Nguyễn Huệ chống lại nhà Nguyễn
18. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” được in trong tập thơ nào?
a. Bắc Hành tạp lục.
b. Nam Trung tạp ngâm
c. Thanh Hiên thi tập
d. Không thuộc 3 tập thơ kể trên
19. Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Du mở đầu nói về nỗi bất hạnh của người và kết
thúc bằng nỗi niềm u uất của chính mình?
a. Truyện Kiều

b. Văn Chiêu hồn

c. Độc Tiểu Thanh kí

d. Phản chiêu hồn

20. Nền văn học viết Việt Nam được tính từ mốc lịch sử nào?
a. Thế kỉ X

b. Thế kỉ XI

c. Thế kỉ XIII


d. Thế kỉ XV

21. Nền văn học viết Việt Nam được tạo bởi hình thức ngôn ngữ nào?
a. Chữ Nôm
b. Chữ Hán

7


c. Chữ Quốc ngữ
d. Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng
22.Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Nguồn gốc sâu xa nhất của trí tuệ cảm xúc có thể truy ngược về việc Darwin nghiên cứu
về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên và
các thay đổi thích nghi. Vào những năm 1900, mặc dù các định nghĩa truyền thống về trí tuệ
nhấn mạnh tới yếu tố nhận thức như là trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều nhà khoa học
có ảnh hưởng trong lĩnh vực trí tuệ nghiên cứu trí tuệ đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của khía
cạnh "ngoài nhận thức" (non-cognitive). Ví dụ như ngay từ những năm 1920, E. L. Thorndike,
đã sử dụng khái niệm "hiểu biết xã hội" để miêu tả kỹ năng hiểu và quản lý người khác.
Tương tự, năm 1940 David Wechsler đã miêu tả ảnh hưởng của yếu tố không hiểu biết
tới các ứng xử thông minh, và chứng tỏ xa hơn rằng các mô hình của chúng ta về sự thông minh
vẫn chưa hoàn thiện cho tới khi chúng ta có thể miêu tả thích đáng các yếu tố này. Năm 1983,
trong cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences (Những cơ cấu của nhận thức:
Lý thuyết về thông minh bội) của Howard Gardner đã giới thiệu về ý tưởng về những thông
minh bội mà trong đó bao gồm "Trí tuệ giữa các cá nhân" (khả năng hiểu những ý định, động cơ
và mong muốn của người khác) và "Trí tuệ trong cá nhân" (khả năng hiểu ai đó, tán đồng cảm
nhận của người đó, cảm giác sợ hãi và động cơ thúc đẩy). Trong quan sát của Gardner, các kiểu
trí tuệ truyền thống như IQ, không thể giải thích một cách đầy đủ khả năng nhận thức của con
người. Vì vậy thậm chí với những tên cho trước đến những khái niệm biến đổi, đều có một tin
tưởng chung rằng những định nghĩa truyền thống về trí tuệ đang thiếu khả năng giải thích những

kết quả trước đó.
Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Trí tuệ xúc cảm (TTXC) trong luận
văn tiến sỹ của anh: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm" vào năm 1985. Tuy
nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó Leuner (1966). Greenspan (1989) cũng đồng
thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985, nối tiếp bởi Salovey và Mayer (1990), và Goleman
(1995).

1. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
a. Nguồn gốc của trí tuệ cảm xúc
b. Bản chất của trí tuệ cảm xúc
c. Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc
d. Cấu tạo của trí tuệ cảm xúc
8


2. Theo đoạn trích ai là người đưa ra khái niệm “trí tuệ cảm xúc”
a. Darwin

b. David Wechsler

c. Howard Gardner

d. Wayne Payne

3. Thông tin nào đúng về thời điểm nghiên cứu trí tuệ cảm xúc.
a. Trí tuệ cảm xúc được quan tâm nghiên cứu từ thời cổ đại
b. Trí tuệ cảm xúc được quan tâm nghiên cứu từ thời trung đại
c. Trí tuệ cảm xúc được quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỉ XX
d. Trí tuệ cảm xúc được quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỉ XIX
4. Nên hiểu ý nghĩa của câu văn sau như thế nào: “Trong quan sát của Gardner, các

kiểu trí tuệ truyền thống như IQ, không thể giải thích một cách đầy đủ khả năng nhận thức
của con người.”
a. Con người không có khả năng nhận thức nếu như không có chỉ số cảm xúc
b. Chỉ số IQ không phải là chỉ số trí tuệ mà nó bao gồm cả chỉ số cảm xúc
c. Để giải thích đầy đủ khả năng của con người không chỉ cần nghiên cứu đến chỉ số
trí tuệ.
d. Cần phải có một chỉ số mới để thay cho chỉ số IQ
5. Đoạn văn trên được lập luận theo cách thức nào?
a. Diễn dịch

b. Qui nạp

c. Tổng – phân – hợp

d. song hành

23. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
. …………….là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ do nhân dân sáng tác và lưu truyền. Đó là
định nghĩ về thể loại văn học nào?
a. Ca dao
b. Truyện cổ tích
c. Văn học dân gian
c. Tục ngữ
24. Tác phẩm nào không phải là sử thi?
9


a. Ramayana
b. Ôdixe
c. Tiễn dặn người yêu

d. Đam Săn.
25. Điểm một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với những từ còn lại
a. Thanh thiên
c. Thanh trừng

a. Thanh nhiệt
a. Thanh toán

26. “Hào khí Đông A” là cụm từ chỉ hào khí đời?
a. Hào khí thời Đinh
b. Hào khí thời Trần
c. Hào khí thời Lí
d. Hào khí thời Lê
27. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………….là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng?
a. Sự việc
b. Chi tiết
c. Sự kiện
d. Cả ba phương án trên đều đúng

10



×