Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tổng hợp bài tập về axit nitric

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.29 KB, 3 trang )

Tổng hợp bài tập về axit nitric

1. Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 rất
loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí
N2O và 0,01mol NO( pư không tạo ra NH4NO3).
Giá trị của m là
A. 0,81g
B. 1,35g
C. 8,1g D. 13,5g
2. Khi cho mg Cu pư hết với dd HNO3 thu được
8,96l hỗn hợp khí NO và N2O đktc có khối
lượng là 15,2g. Giá trị của m là
A. 25,6g B. 16g
C. 2,56g
D. 8g
3. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại đứng trước H
trong dãy điện hóa và có hóa trị không đổi trong
các hợp chất.Chia mg X thành 2 phần bằng
nhau.
- Phần I: hòa tan hoàn toàn trong dd chứa axit
HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36l H2
- Phần II: cho tác dụng hoàn toàn với dd HNO3
thu được V lit NO ( là sản phẩm khử duy nhất).
Biết các khí đo ở đktc. Tính giá trị của V
A. 2,24l B. 3,36l C. 4,48l D. 6,72l
4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2mol
FeO và 0,2 mol Fe2O3 vào dd HNO3 loãng dư thu
được dd A và khí B không màu hóa nâu trong
không khí. Dd A cho tác dụng với dd NaOH thu
được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được


chất rắn có khối lượng là
A. 23g
B. 32g C. 16g
D. 48g
5. Hòa tan 62,1g kim loại M trong dd HNO3 thu
được 16,8l hỗn hợp khí X đktc gồm 2 khí không
màu hóa nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X
so với H2 là 17,2. Kim loại M là
A. Mg B. Zn
C. Pb
D. Al
6. Cho pư:
Mg+HNO3→Mg(NO3)2+NO+NO2+H2O.
Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và NO2 là 2:1 thì hệ
số cân bằng của HNO3 là
A. 12
B. 30
C. 18
D. 20
7. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi
tác dụng với chất nào dưới đây?
A. Fe
B. Fe(OH)2 C. FeO D. Fe2O3
8. Khi nhiệt phân NaNO3 thu được các chất
A. NaNO2 ; N2 và O2
B. NaNO2 ; O2
C. NaNO2 ; NO2
D. NaNO2; NO2 ; O2
9. Khi nhiệt phân muối Fe(NO3)2 thu được các
chất sau:

A. Fe ; NO2 ; O2
B. FeO ; NO2 ;O2
C. FeO ; NO2
D. Fe2O3 ; NO2 ; O2

10. Kim loại X tác dụng với HNO3 đặc, nóng
vừa đủ để giải phóng NO2. Nếu tỉ lệ mol của
HNO3 và NO2 là 2:1 thì X là
A. Cu
B. Ag C. Al D. tất cả đều
đúng
Dùng dữ kiện sau để trả lời câu 11; 12; 13;
14:
Cho 7,86g kim loại A pư hết với 1lit dd HNO3
thu được dd B và 1,792 lit khí NO (đktc) là sản
phẩm khử duy nhất. Để trung hòa lượng HNO3
dư cần thêm vào dd B vừa đúng 150ml dd KOH
1,2M. Sau pư thu được dd C . Chia C thành 2
phần có thể tích bằng nhau.
Phần I: cô cạn cẩn thận rồi đem chất rắn khan
thu được nung đến khối lượng không đổi thu
được hỗn hợp khí D.
Phần II: Khuấy đều 10g bột Fe vào, sau 1 thời
gian lọc tách được 10,32g chất rắn và thu được
dd E.
11. Biết khối lượng nguyên tử của A < 90. Kim
loại A là
A. Fe
B. Zn
C. Mg D. Đáp án khác

12. Tỉ khối của hỗn hợp khí D so với N2 là
A. 1,45 B. 1,5
C. 1,6
D. Đáp án khác
13. Nồng độ mol/l của dd HNO3 đã dùng là
A. 1,45M B. 0,25M C. 0,5M D. Đáp án khác
14. Số chất tan trong E là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
15. Hòa tan mg Fe vào dd HNO3 loãng thì được
thì được 0,448l NO duy nhất (đktc). Giá trị của
m là
A. 1,12g
B. 11,2g
C. 0,56g D. 5,6g
16. Cho 8,4g Fe tác dụng với dd chứa 0,4mol
HNO3 chỉ tạo ra khí NO duy nhất. Khối lượng
của muối thu được là
A. 27g B. 24,2g
C. 22,4g
D. 27,2g
17. Cho 11,2g Fe tác dụng với dd chứa 0,6 mol
HNO3 chỉ tạo ra khí NO duy nhất. Khối lượng
của muối thu được là
A. 39,1g
B. 27g
C. 36g
D. 37,2g

18. Oxi hóa chậm mg ngoài không khí thu được
12g hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe
dư. Hòa tan A vừa đủ bởi 200ml dd HNO3 thu
được 2,24l khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của
m và nồng độ mol/ l của dd HNO3 là
A. 10,08g và 3,2M
B. 10,08g và 2M
C. Kết quả khác
D. Không xác định
được
19. Hòa tan 0,9g một kim loại X vào dd HNO3
thu được 0,28 lit N2O duy nhất đktc. X là
A. Mg
B. Al
C. Zn
D. Cu


20. Nhiệt phân 9,4g một muối nitrat của kim
lọai hóa trị 2 thu được 4g chất rắn. Muối đem
nhiệt phân là
A. Ca(NO3)2
B. Cu(NO3)2
C. Mg(NO3)2
D. Zn(NO3)2
21. Nhiệt phân 18,8g một muối nitrat kim loại
thu được 8g chất rắn. Muối đem nhiệt phân là
A. Ca(NO3)2
B. Cu(NO3)2
C. Mg(NO3)3

D. Fe(NO3)2
22.Nhiệt phân một muối nitrat kim loại thu
được chất rắn có màu nâu đỏ.Muối đem nhiệt
phân là.
A. Fe(NO3)2
B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)3
D. A và C đúng
23. Nhiệt phân một muối nitrat kim loại thu
được chất rắn, khi cho chất rắn thu được tác
dụng với dd H2SO4 loãng thu được khí không
màu hóa nâu trong không khí. Muối đem nhiệt
phân là
A. Ca(NO3)2
B. KNO3
C. Ba(NO3)2
D. Tất cả đều đúng
24. Nhiệt phân muối, sau phản ứng thu được
hỗn hợp các khí và hơi. Muối đem nhiệt phân là
A. NH4Cl
B. (NH4)2CO3
C. NH4NO3
D. Tất cả đều đúng
25. Cho 16g FexOy tác dụng với HNO3 dư sau pư
cô cạn thu được muối khan, đem nung đến khối
lượng không đổi thu được a gam một chất rắn.
Khối lượng cực đại của chất rắn là
A. 17,777g
B. 16g
C. 16,55g

D. Tất cả đều sai
26. Khi cho một kim loại vào dd HNO3 không có
khí thoát ra. Có thể kết luận :
A. Kim loại là Al, Fe, Cr và HNO3 đặc nguội
B. Kim loại hoạt động và HNO3 rất loãng
C. Kim loại là Cu và HNO3 đặc
D. A, B đúng
27. Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dd HNO3
loãng thấy khí NO thoát ra thu được dd muối và
chất rắn gồm 2 kim loại. Muối trong dd là
A. Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2 và
Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
28. Xét hai trường hợp:
Trường hợp 1: Cho 2,56g Cu tác dụng với
120ml dd HNO3 loãng 1M
Trường hợp 2: Cho 2,56g Cu tác dụng với 120
ml dd chứa HNO3 1M loãng và H2SO4 0,5M
loãng. Tỉ lệ số mol khí thoát ra trong trường hợp
1 so với trường hợp 2 là:
A. 1:2
B. 2:3
C. 2:1 D. Kết quả khác

29. Cho 12,8g Cu tan hoàn toàn trong dung dịch
HNO3dư thấy thoát ra hỗn hợp khí NO và NO2
có tỉ khối lớn hơn đối với H2 là 19.Vậy thể tích
( lit) hỗn hợp khí ở đktc là

A. 1,12 B. 2,24
C. 4,48
D. Kết quả khác
30. Cho ag Al vào bình đựng dd HNO3 dư. Độ
tăng khối lượng của bình đúng bằng a g. dd
HNO3 là
A. đặc, nguội
B. đặc, nóng
C. rất loãng
D. A, C đều đúng
31. Cho 0,3mol Cu vào dd hỗn hợp chứa 0,1mol
HNO3 loãng và 0,7mol HCl. Pư kết thúc thu
được khí NO có thể tích là (đktc)
A. 4,48l B. 3,36l C. 5,6l D. Kết quả khác
32. Cho a gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3
tạo ra 15,68 l (đktc) hỗn hợp 3 khí có tỉ lệ thể
tích là NO : N2O : N2 = 1: 3:3. Giá trị của a là
A. 18,9 B. 50,4
C. 51,3
D. 62,99
33. Hòa tan 1,868g hỗn hợp Al và Zn bằng
HNO3 vừa đủ thu được 3,136 lit khí đktc gồm
NO và N2O có khối lượng là 5,18g. Thành phần
% theo khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 15,04% B. 15,14% C. 13,01% D. 6,14%
34. Cho 5,22g một muối cacbonat kim loại X tác
dụng với HNO3 dư thu được hỗn hợp gồm
0,336l khí NO và x lit khí CO2 ( các khí đo ở
đktc). Kim loại X tạo muối cacbonat và thể tích
x(lit) khí CO2 là

A. Fe và 1,12
B. Cu và 1,24
C. Ba và 1,12
D. Fe và 1,008
Dùng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi 35, 36:
Cho 19,2g kim loại M tan hoàn toàn trong dd
HNO3 dư thu được 4,48l NO (đktc). Cho NaOH
dư vào dd thu được ta được một kết tủa.Nung
kết tủa trong không khí đến khối lượng không
đổi được mg chất rắn.
35. M là
A. Mg
B. Al
C. Cu
D. Fe
36. m có giá trị là
A. 24g
B. 24,3g
C. 48g
D. 30,6g
37. Khi cho Mg tác dụng với dd HNO3 thì số pư
có thể xảy ra là ( biết mỗi pư tạo ra một sản
phẩm khử)
A. 2
B. 3
C. 4 D. 5
38. Trộn một oxit kim loại kiềm thổ với FeO
theo tỉ lệ mol 2:1 người ta thu được hỗn hợp A.
Cho một luồng khí H2 dư qua 15,2g hỗn hợp A
đun nóng đến khi pư xảy ra hoàn toàn thu được

hỗn hợp B. Cho B tan hết trong dd chứa 0,8mol
HNO3 vừa đủ thu được V lit khí NO là sản


phẩm khử duy nhất (đktc). Vậy công thức của
oxit kim loại kiềm thổ là
A. BeO B. MgO
C. CaO
D. BaO
39. Hòa tan hôn hợp bột kim loại Ag và Cu
trong HNO3 đặc nóng dư thu được dd A . dd A
gồm những chất nào sau đây?
A. AgNO3 ; HNO3 ; NH4NO3
B. Cu(NO3)2 ; HNO3; AgNO3 ; NH4NO3
C. Cu(NO3)2;HNO3;AgNO3
D. Cu(NO3)2 ; HNO3 ; AgNO3
40. Cho 18,5g hỗn hợp Z gồm Fe và Fe3O4 tác
dụng với 200ml dd HNO3 loãng đun nóng và
khuấy đều. Sau khi pư xảy ra hoàn toàn thu
được 2,24l khí NO duy nhất đktc ; dd Z1 và còn
lại 1,46g kim loại. Khối lượng Fe3O4 trong
18,5g hỗn hợp đầu là
A. 6,69g
B. 6,96g C. 9,69g D. 9,7g
41. Hòa tan 6,96g Fe3O4 vào dd HNO3 dư thu
được 0,224 lit NxOy (đktc). Khí NxOy có công
thức là
A. NO2
B. NO
C. N2O

D. N2O3
42. Cho pư : aFe3O4 + bHNO3 → c Fe(NO3)3 + d
NO + eNO2 + f H2O. Biết hỗn hợp khí NO và
NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Đồng thời
a,b,c,d,e,f là hệ số cân bằng. Giá trị b trong pư
trên là
A. 18
B. 28
C. 38
D. 48
43. Một oxit kim loại có công thức MxOy trong
đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn
oxit này bằng khí CO thu được 16,8g kim loại
M. Hòa tan hoàn toàn lượng M trong HNO3 đ,
nóng thu được muối của M có hóa trị 3 và
0,9mol khí NO2. Công thức oxit kim loại trên là
A. Fe2O3
B. Fe3O4 C. FeO
C. Al2O3
44. Cho sơ đồ pư sau:
FeS2 + HNO3→ A + B + NO2 + H2O
A + NaOH → A1 + Na2SO4 ; A1 →A2 + H2O
A2 + X→ Fe + ....
Fe + B →A2 + X
Fe + B →A3
Các chất A ; A1 ; A2 ; A3 ; B ; X lần lượt là
A.Fe(NO3)3;Fe(OH)3;Fe2O3 ;FeSO4; H2SO4 ; H2
B.Fe2(SO4)3;Fe(OH)2;Fe2O3;FeSO4;H2SO4 ;CO
C. Fe(NO3)3;Fe(OH)3;Fe2O3;FeSO4; H2SO4 ; CO
D. Fe2(SO4)3;Fe(OH)3;Fe2O3 ; FeSO4; H2SO4 ; H2

45. Hòa tan kim loại M trong HNO3 loãng thu
được 0,448l (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và
N2 có tỉ khối so với O2 là 1,125. Cô cạn X thu
được một muối có khối lượng 13,32g. Kim loại
M là
A. Al B. Mg
C. Zn
D. Fe

46. Cho hỗn hợp Fe và Cu dư vào dd HNO3 thấy
thoát ra khí NO. Muối thu được trong dd là
A. Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 D. Cu( NO3)2
47. Cho hỗn hợp gồm 4,2g Fe và 6g Cu vào dd
HNO3 thu được 0,896 lit NO (đktc) biết các pư
xảy ra hoàn toàn. Khôis lượng muối thu được là
A. 5,4g
B. 11g
C. 10,8g
D. 11,8g
48. Nung nóng hoàn toàn 27,3g NaNO3 ;
Cu(NO3)2 . Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào
nước dư thấy có 1,12l khí đktc không bị hấp
thụ
(lượng O2 hòa tan không đáng kể). khối lượng
Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 28,2g
B. 8,6g
C. 4,4g D. 18,8g

49. Hòa tan hoàn toàn 19,2g Cu bằng HNO3,
toàn bộ khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2
rồi chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí O2
đktc đã tham gia vào quá trình trên là
A. 1,68l
B. 2,24l C. 3,36l
D. 4,48l
50. Cho Mg vào 2l dd HNO3 pư vừa đủ thu
được 0,1 mol N2O và dd X. Cho NaOH dư vào
dd X thấy thoát ra 0,1 mol khí có mùi khai.
Nồng độ HNO3 trong dd ban đầu là
A. 2,8M
B. 1,7M
C. 1,4M
D. 1M
51. Cho mg Al tác dụng với Fe2O3 đun nóng thu
được hỗn hợp B gồm Al2O3; Al dư và Fe. Cho B
tác dụng với dd HNO3 loãng dư được 0,15mol
N2O và 0,3mol N2. Tìm m?
A. 40,5g B. 32,94g
C. 36,45g D. 37,8g
52. Cho hỗn hợp A : 0,15 mol Mg ; 0,35mol Fe
pư với V lit dd HNO3 1M thu được dd B, hỗn
hợp G gồm 0,05mol N2O ; 0,1 mol NO và còn
2,8g kim loại. Giá trị của V là
A. 1,1
B. 1,15
C. 1,22 D. 1,225
53. Cho 3,06 g oxit MxOy tan trong HNO3 dư thu
được 5,22g muối. CTPT oxit kim loại đó là

A. MgO
B. BaO C. CaO
D. Fe2O3
54. Thực hiện 2 thí nghiệm:
a. Cho 3,84g Cu pư với 80ml dd HNO3 1M thu
được V1 lit NO.
b. Cho 3,84 g Cu pư với 80 ml dd HNO3 1M và
H2SO4 0,5M thoát ra V2 lit NO. Biết NO là sản
khử duy nhất. Các thể tích khí đo ở cùng điều
kiện.Quan hệ của V1 và V2 là
A. V2=2V1
B. V2=1,5V1
C. V2 = V1
D. V2 = 2,5 V1



×