Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập môn tiếng việt lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.38 KB, 12 trang )

Bài tập môn Tiếng Việt lớp 5
Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 là tài liệu tham khảo hay dành cho thầy cô và các em học
sinh lớp 5 nghiên cứu. Tài liệu bao gồm một số đề thi được sưu tầm và tổng hợp, giúp kiểm
tra, hệ thống kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.
Tiếng Việt 5 - ĐỀ 1
Bài 1: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau:
a) Ăn, xơi;
b) Biếu, tặng.
c) Chết, mất.
Bài 2: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau.
- Các từ cần điền: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô.
- Mặt hồ ... gợn sóng.
- Sóng biển ...xô vào bờ.
- Sóng lượn ...trên mặt sông.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ sau: cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác.
Tiếng Việt 5 - ĐỀ 2
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:
a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
b) Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
c) Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
d) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông
Bài 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bé bỏng, nhỏ con, bé con, nhỏ nhắn.
a) Còn.....gì nữa mà nũng nịu.
b) .....lại đây chú bảo!
c) Thân hình......
d) Người .....nhưng rất khỏe.
Bài 3: Ghi tiếng thích hợp có chứa âm: g/gh; ng/ngh vào đoạn văn sau:


Gió bấc thật đáng ...ét
Cái thân ...ầy khô đét
Chân tay dài ...êu...ao
Chỉ ...ây toàn chuyện dữ
Vặt trụi xoan trước ..õ
Rồi lại ...é vào vườn
Xoay luống rau ...iêng...ả
Gió bấc toàn ...ịch ác
Nên ai cũng ...ại chơi.
Tiếng Việt 5 - ĐỀ 3
Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa.
a. Chỉ màu vàng.
b. Chỉ màu hồng.
c. Chỉ màu tím.
Bài 2: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1.
Bài 3: Đặt câu với từ: xe lửa, tàu hoả, máy bay, tàu bay.
Xe lửa 8 giờ sáng vào Vinh rồi.
Tiếng Việt 5 - ĐỀ 4

1


Bài 1: Đặt câu với các từ:
a) Cần cù.
b) Tháo vát.
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang,
quai, nghề, phần, làm)
a) Tay làm hàm nhai, tay... miệng trễ.
b) Có... thì mới có ăn,
c) Không dưng ai dễ mang... đến cho.

d) Lao động là....
g) Biết nhiều..., giỏi một....
Bài 3: (HSKG)
Em hãy dùng một số từ ngữ đã học, viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu nói về một vấn
đề do em tự chọn.
- GV đánh giá và nhận xét, tuyên dương bạn viết hay.
Ví dụ: Trong xã hội ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bác sĩ là những người thầy
thuốc, họ thường làm trong các bệnh viện, luôn chăm sóc người bệnh. Giáo viên lại là
những thầy, cô giáo làm việc trong các nhà trường, dạy dỗ các em để trở thành những
công dân có ích cho đất nước. Còn công nhân thường làm việc trong các nhà máy. Họ
sản xuất ra những máy móc, dụng cụ phục vụ cho lao động...Tất cả họ đều có chung
một mục đích là phục vụ cho đất nước.
A. Từ loại
I. Danh từ
1.Khái niệm.
Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị,...)
VD:
o
o
o
o
o

Chỉ người: anh, chị, học sinh, cô giáo, bạn Minh,...
Chỉ vật: Nhà, cây, sông, mèo,...
Chỉ hiện tượng: Mưa, bão, sấm, chớp,...
Chỉ khái niệm: Đường thẳng, từ láy,...
Chỉ đơn vị: Lít, mét, đàn,...

2.Cách nhận biết danh từ

Muốn nhận biết một từ có phải là danh từ hay không, ta có thể thêm vào trước nó môt từ
chỉ số lượng (một, hai, những, vài, ...). Nếu được thì đó là danh từ.
VD: Muốn biết từ "Ngôi nhà" có phải là danh từ hay không, ta thêm vào trước nó các từ
chỉ số lượng: một ngôi nhà, hai ngôi nhà, ngôi nhà ấy, ngôi nhà kia,...
Ta thấy từ "Ngôi nhà" có thể ghép được với những từ chỉ số lượng, chính vì vậy ta kết
luận từ đó là danh từ.
3. Các loại danh từ
a) Danh từ chung, danh từ riêng
Danh từ chung là tên gọi chung của một loại sự vật.
VD: Bàn, ghế, cửa sổ,...
Danh từ riêng là tên của riêng một sự vật.
VD: (bạn) Minh, (thầy) Hùng,...
*Lưu ý:
-Trừ trường hợp đặc biệt, người ta không đặt từ chỉ số lượng trước danh từ riêng, vì sự

2


vật mà nó hiẻn thị chỉ có một
-Danh từ riêng luôn được viết hoa.
b)Danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng
Danh từ cụ thể là danh từ chỉ các sự vật mà ta có thể nhận ra bằn các giác quan.
VD: Công nhân, cây hoa hồng, ..
Danh từ trừu tượng thường được dùng trực tiếp sau các từ cuộc, sự, nỗi, nền, mối,...
VD: nỗi buồn, sự thật, nền văn hiến,...
4. Chức năng của danh từ
Danh từ có thể đảm nhận những chức năng sau đây:
o
o
o

o
o

Làm chủ ngữ : Chim hót
Làm trạng ngữ: Đây là cái bút
Làm định ngữ: Năm trước, mẹ em đã phải vay lương của bọn
nhện
Làm bổ ngữ: Chúng em đều đã học luật giao thông.
Làm Làm định ngữ: Cha mẹ học sinh rất vui mừng về kết quả học
tập của các em

II. Đại từ
1.Khái niệm
Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thể danh từ, động từ, tính từ (hoặc cùm
danh từ, cụm tính từ, cụm động từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy
Tên trộm lẻn vào tư bao giờ không biết. Hắn đã ăn trộm 500 nghìn của nhà ông ấy.
2. Các loại đại từ
a)Đại từ để trỏ dùng để
-Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô) :tôi, tao, tớ, chúng tôi, ....
-Trỏ số lượng :bằng, bấy nhiêu,...
-Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: vậy, thế,...
b)Đại từ để hỏi dùng để
-Hỏi về người, sự vật: ai, gì,.....
-Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,.....
-Hỏi về hoạt động, tính chất,sự việc:sao, thế nào,...
3.Chức năng của đại từ
Trong câu, đại từ chỉ ngôi (đứng một mình hoặc đi kèm các từ phụ thưộc) có thể làm
nhiều chức vụ khác nhau:
-Làm chủ ngữ: Tôi đi Hà Nội
-Làm vị ngữ: Hai anh em cứ mày tao với nhau thôi.

-Làm trạng ngữ: Về nó, cô giáo có nhận xét rất tốt.
-Làm định ngữ: Mẹ tôi mua nhiều thức ăn.
-Làm bổ ngữ: Mọi người quý mến nó.

3


III, Động từ
1.Khái niệm
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
VD: -Chỉ hoạt động: Bay, nhảy,xây dựng,...
-Chỉ trạng thái: Ngủ, ngồi, xuất hiện,...
2.Cách nhận biết
Muốn nhận biết nó có phải động từ hay không, ta làm như sau:
-Thêm vào trước nó một từ chỉ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,...Nếu được thì đó là động từ.
VD: Hãy ăn cơm, đừng đi ngủ,......
-Thêm vào sau nó một từ chỉ sự hoàn thành: xong, rồi,...Nếu được thì đó là động từ
VD:Mua rồi, học xong rồi,...
3. Các loại động từ
a) Động từ độc lập
*Động từ nội động
Là loại động tư chỉ trạng thái hay hoạt động không nhằm vào một đối tượng nào.
VD: Em bé ngủ
Tôi ăn cơm
...
*Động từ ngoại động
Là loại động từ chỉ hoạt động nhằm vào những đối tượng nhất định.
VD: Bộ đội xây dựng cầu
Tôi đánh nó
....

b)Động từ không độc lập
* ĐT tình thái : bị , được , dám...
VD: Nó bị cúm
Tôi được giải ba cuộc thi đó
* ĐT quan hệ : là...
VD: Tôi là học sinh
...
* ĐT chỉ /biểu thị sự tồn tại : có, hết, còn
VD: Giữa làng có một giếng nuớc
Ngày xưa có một ông vua
4. Chức năng của động từ
Động từ có thể:
-Làm vị ngữ: Hoa nở
-Làm chủ ngữ: Lao động là vinh quang
-Làm định ngữ: Người lao động làm ra của cải vật chất.
-Làm bổ ngữ: Em yêu lao động.
-Làm trạng ngữ: Học xong, Lan về nhà ngay.

4


IV: Tính từ
1.Khái niệm
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoăc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...
VD: Em bé thật ngoan
Bạn thật giỏi
...
2.Cách nhận biết
Phần lớn các tính từ đều có thể đi kèm với các từ chỉ mức độ như: hơi, rất, quá, lắm, ...
3.Các loại tính từ

a)Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: Là những từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ (hơi, rất,
quá, lắm,...)
b)Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ
4. Chức năng của tính từ
-Làm chủ ngữ: Khỏe là yêu nước.
-Làm vị ngữ: Chiếc áo này rất đẹp.
-Làm trạng ngữ: Vui vẻ và hồn nhiên, Lan được mọi người yêu quý.
-Làm định ngữ: Em thích hoa lan tím.
-Làm bổ ngữ: Ai cũng muốn khỏe.
V. Quan hệ từ
1. Khái niệm
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ
ngữ hoặc câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, tuy, nhưng,...
Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bởi một cặp quan hệ từ: vì...nên,
tuy...nhưng,do...nên,...
VD: Lan và Hoa học bài
Mẹ em đi chợ còn bố em đi làm.
...
2. Các loại quan hệ từ
a) Liên từ
Dùng để nối các từ cùng giữ cùng một chức vụ trong câu, các vế câu trong môt câu ghép
hoặc các câu trong một bài văn như: và, với, cùng, hay, hoặc,...
b) Giới từ
Dùng để nối định ngữ với danh từ, bổ ngữ với động từ, tính từ hoặc để nối trạng ngữ với
các bộ phận chính của câu
B. Câu và các bộ phận của câu
I.Câu
1.Khái niệm
Câu là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa có thể gồm nhiều từ, dùng để:


5


-Hỏi: Cậu thích màu gì?
-Kể, tả: Ngôi nhà ấy có màu đỏ và xanh lam.
-Yêu cầu: Mở hộ tớ cái cửa.
-Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Đẹp quá!
2. Các dấu hiệu nhận biết câu
-Khi nói: Hết câu phải nghỉ hơi
-Khi viết
+Chữ cái đầu phải viết hoa
+Hết câu phải có một trong các dấu: chấm, chấm than, chấm hỏi, chấm lửng( ba chấm)
hoặc hai chấm.
II. Các bộ phận chính của câu (nòng cốt câu)
Các bộ phận chính của câu là những thành phần quan trọng trong câu, không thể bỏ đi
được, nếu không có hoàn cảnh đặc biệt.
Muốn tìm đưọc bộ phận chính của một câu, em hãy thử lược bỏ dần từng bộ phận của
câu đó. Những bộ phận không thể lược bỏ chính là bộ phận chính của câu.
1. Chủ ngữ
a)Khái niệm
Chủ ngữ (viết tắt là CN) là bộ phận chính của câu, chỉ người, vật, sự việc (thường là
danh từ) được miêu tả nhận xét trong câu.
VD: Bác Hồ rất yêu nhi đồng
Bác Hồ : CN
b)Cách nhận biết CN
Để xác định bộ phận nào của câu là CN, em thực hiện các bước sau:
-Tìm bộ phận chính của câu, tức là những bộ phận quan trọng nhất của câu, không thể
lược bỏ đi
VD: Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
Ta có: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.

-Tìm bộ phận chính trẩ lời cho câu hỏi: "Ai" hoăc "Cái gì". Bộ phận ấy chính là CN.
VD: Ai đọc bản tuyên ngôn độc lập?
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
Như thế Bác Hồ là CN.
c)Phân loại
Có nhiều loại CN
-Xét theo từ loại làm chủ ngữ: CN thường do danh từ hoặc đại từ xưng hô đảm nhiệm.
VD: Ngoài đồng, lúa đã chín rộ.
Chúng tôi đang hát.
Đôi khi CN còn do tính từ hoặc động từ đảm nhiệm
VD: Lao động là vinh quang
Khỏe mạnh là mong ước của mọi người
-Xét theo vị trí của CN trong câu
Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Tuy nhiên, trong những điêu kiện nhất định, chủ

6


ngữ có thể đứng sau vị ngữ.
VD: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng
tua tủa: VN
những mầm măng: CN
-Xét theo số lượng bộ phận song song làm CN
Chủ ngữ có thể do một từ hoặc một nhóm từ tạo thành
VD: Em đi học
Quê nội em ở Hà Nội.
Bên cạnh đó, chủ ngữ còn do hai hoặc nhiều từ, nhóm từ kết hợp bình đẳng với nhau.
VD: Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa.
....
2. Vị ngữ

a)Khái niệm
Vị ngữ (viết tắt là VN) là một bộ phận chính của câu chỉ hoạt động hoặc tính chất, trạng
thái của chủ ngữ trong câu
VD: Gió biển thổi lồng lồng
thổi lồng lồng: VN
b)Cách nhận biết VN
Để xác định bộ phận nào của câu là VN, em thực hiện các bước sau:
-Tìm bộ phận chính của câu, tức là những bộ phận quan trọng nhất của câu, không thể
lược bỏ đi
VD: Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
Ta có: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
-Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi "Làm gì" hoặc "Như thế nào". Bộ phận ấy chính là VN.
VD: Bác Hồ làm gì?
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
c)Phân loại
Có nhiều loài VN:
-Xét theo từ loại làm VN.
VN thường do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm
VD: Hoa nở rộ
Ngoài ra, VN còn có thể do danh từ học đậi từ nhân xưng đảm nhiệm.
VD: Tôi là học sinh
-Xét theo vị trí của VN trong câu
VN thường đứng sau CN. Tuy nhiên vẫn có thể đảo VN lên trước CN trong một số
trường hợp nhất định
-Xét theo số lượng bộ phận song song làm VN
VN có thể do một từ, một cụm từ tạo thành.
VD: Chim hót
Người ta trồng nhiều cá phê
Bên cạnh đó, vị ngữ còn do hai hoặc nhiều từ, nhóm từ kết hợp bình đẳng với nhau.
VD: Chữ mình sạch và đẹp

II. Các bộ phận phụ của câu

7


1. Trạng ngữ
a)Khái niệm:
Trạng ngữ (viết tắt là TN) là thành phần phụ của câu nhằm xác định thời gian, nơi chốn,
nguyên nhân, mục đích,...của sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?
VD:
-Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên đường làng, tôi đã nhìn thấy người thầy cũ.
-Trạng ngữ chỉ thời gian: Sau cơn mưa, trời lại sáng.
-Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì mưa lũ, chiếc cầu bị cuốn trôi.
-Trạng ngữ chỉ mục đích: Nhằm tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, trường em đã
tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
....
b)Phân loại
-Xét theo từ loại làm trạng ngữ
Trạng ngữ có thể là:
+Danh từ đứng một mình hoặc thêm định ngữ.
VD:
Chiều, tôi ra bờ sông chơi.
Chiều nay, chúng tôi đã chính thức được nghi hè.
...
+Động từ đứng một mình hoặc kèm theo bổ ngữ.
VD:
Chơi, nó giỏi nhất khu này.
Chơi cờ vua, nó giỏi nhất khu này.
...

+Tính từ đứng một mình hoặc kèm theo bổ ngữ.
VD:
Dịu dàng, cô giáo đến bên em.
Dịu dàng như người mẹ, cô giáo đến bên em.
...
-Xét theo vị trí của trạng ngữ trong câu.
+Trạng ngữ đứng đầu câu
VD: Truớc nhà, hoa đua nhau nở rộ.
+Trạng ngữ đứng giữa CN và VN
VD: Hoa, trước nhà, đua nhau nở rộ.
+Trạng ngữ đứng cuối câu
VD: Hoa đua nhau nở rộ, trước nhà.
2. Định ngữ
a)Khái niệm
Định ngữ (viết tắt là ĐN) là bộ phận phụ dùng để diễn tả chi tiết, cụ thể them cho sự vật
được nêu ở danh từ trong câu.
VD: Lúa chiêm lấn dần cỏ dại.
b)Phân loại
Định ngữ có hai loại:
*Định ngữ đứng trước danh từ

8


Đây là những định ngữ dùng để:
-Chỉ khối lượng của sự vật.
VD: Tất cả học sinh phải đi lao động.
-Chỉ số lượng của sự vật.
VD: Bảy học sinh đã đuợc giải trong cuộc thi ấy.
-*Định ngữ đứng sau danh từ

Đây là những định ngữ dùng để:
-Chỉ đặc điểm của sự vật
VD: Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân.
-Trỏ vào sự vật
VD: Cây sấu này rất nhiều quả.

3. Bổ ngữ
a)Khái niệm
Bổ ngữ (viết tắt là BN) là thành phần phụ đi kèm với động từ hoặc tính từ dùng để nêu
chi tiết, ý cụ thể thêm cho hành động, trạng thái nêu ở động từ và tính từ trong câu.
VD:
Tiếng sóng vỗ long bong bên ngọn thuyền.
Ngoài đồng, lúa xanh mơn mởn.
...
b)Phân loại
Bổ ngữ có hai loại.
*Bổ ngữ đứng trước động từ, tính từ.
VD:
Em đã làm bài tập.
Cỏ rất xanh.
...
*Bổ ngữ đứng sau động từ, tính từ.
VD: Em làm bài.
Mai giống chị.
...
C. Các kiểu câu
I. Câu chia theo cấu tạo
1. Câu đơn
a)Khái niệm
Câu đơn là câu do một cụm chủ vị (C-V) tạo thành dùng để kể, tả, bộc lộ tình cảm, cảm

xúc, yêu cầu,...
VD:
Mùa xuân, hoa nở rộ.
_________CN/VN___
b) Phân loại

9


Có 3 kiểu câu đơn:
-Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ hai bộ phận chính.
VD:
Em hát.
CN/VN
-Câu dơn rút gọn là câu đơn có một bộ phận chính hoặc cả hai bộ phận chính bị lược bỏ.
VD:
+Lược bỏ CN: (Mặt trời lên chưa?) Lên rồi.
+Lược bỏ VN: (Cái gì đang lên kia?) Mặt trời.
+Lược bỏ cả CN và VN: (Bao giờ anh đi?) Mai.
-Câu đơn đặc biệt là câu đơn không thể phân định được CN và VN.
VD: Tháng Ba Tây Nguyên.
2.Câu ghép
a)Khái niệm
Câu ghép là một câu do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa lẫn nhau tạo thành, Mỗi
cụm C-V được gọi là một vế câu.
VD:
Lan đàn giỏi, Huệ hát hay.
CN1 / VN1__CN2 / VN2__
2.Phân loại
Câu ghép gồm hai loại:

-Câu ghép đẳng lập: là câu có hai vế : vế chính và vế phụ. Vế phụ bổ nghĩa cho vế
chính.
VD:
Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ.
__CN1 / VN1____CN2 / VN2___
-Câu ghép đẳng lập: là câu có hai hay nhiều vế độc lập không phụ thuôc vào nhau.
VD:
Mẹ em là giáo viên, bố em là bác sĩ.
_CN1_/___VN1___,_CN2_/_VN2__
II. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
Gồm bốn kiểu câu:

10


2.

D. Các dấu câu

11


12



×