Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Công nghiệp hoá, đại hoá Gắn với phát triển kinh tế tri thức thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 186 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG PHƯƠNG HOA

C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸
G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc
ë thµnh phè ®µ n½ng

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VƯƠNG PHƯƠNG HOA

C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸
G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc
ë thµnh phè ®µ n½ng
Chuyên ngành

: Kinh tế chính trị

Mã số

: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS AN NHƯ HẢI



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức
năng đã công bố. Những kết luận của luận án là kết quả
nghiên cứu của tác giả.
Tác giả luận án

Vương Phương Hoa


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN
ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT

6

TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và phát triển kinh tế tri thức

6

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

9

1.2.1. Sách tham khảo, chuyên khảo

9

1.2.2. Đề tài khoa học, luận án tiến sĩ

15

1.2.3. Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành

18

1.3. Những "khoảng trống" trong nghiên cứu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố

18

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM


21

2.1. Quan niệm và sự cần thiết phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

21

2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức

21

2.1.2. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

31

2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở
Việt Nam

36

2.2.1. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam

37

2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành
phố ở Việt Nam


47


2.3. Kinh nghiệm của một số nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức

54

2.3.1. Kinh nghiệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tri
thức của Singapore

54

2.3.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức của Hàn Quốc

58

2.3.3. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức của một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam

61

2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra để thành phố Đà Nẵng có thể tham khảo

65

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIÊP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

67

3.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đối với
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở
thành phố Đà Nẵng.

67

3.1.1. Thuận lợi

67

3.1.2. Khó khăn

72

3.2. Quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay

74

3.2.1. Quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

74

3.2.2. Tình hình tổ chức tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức


75

3.3. Đánh giá thực trạng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng

92

3.3.1. Những kết quả đạt được

92

3.3.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố
Đà Nẵng thời gian qua và nguyên nhân

98


Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

110

4.1. Dự báo và phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

110


4.1.1. Dự báo tính hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến việc
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng

110

4.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng

112

4.1.3. Phương hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng

117

4.2. Giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng

128

4.2.1. Tăng cường công tác dự báo, quản lý quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
4.2.2. Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực
KẾT LUẬN

128
133
150


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

152


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: The Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA

: Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Asean

APEC

: Asia and Pacific Economic Cooperation
Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

: Association of South - East Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM


: The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu

CN :

: Công nghệ

CNH

: Công nghiệp hóa

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

FDI

: Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GAP

: Good Agriculturial Practices
Thực hành nuôi trồng tốt

GDP

: Gross Domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMP

: Good Manufacturing Practices
Thực hành tốt sản xuất thuốc

h

: Hệ số hao mòn hữu hình

HĐH

: Hiện đại hóa

ICT

: Information and Communication Techonology
CN thông tin và truyền thông

Ihđ

: Tỷ trọng thiết bị hiện đại


IMF

: International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế


KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

Kđm

: Hệ số đổi mới thiết bị

KH

: Khoa học

KH&CN

: Khoa học và CN

KTTT

: Kinh tế tri thức

Nxb

: Nhà xuất bản

ODA


: Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức

R&D

: Research & Deployment
Nghiên cứu và triển khai

TCCN

: Trung cấp chuyên nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

WB

: World Bank - Ngân hàng thế giới

WHO

: World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới

WTO

: World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1:

Cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Đà Nẵng

Bảng 3.2:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở

78

thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 - 2012

89

Bảng 3.3:

Cơ cấu lao động theo ngành nghề từ năm 2001 đến nay

91

Bảng 3.4:

Cơ cấu lao động một số ngành từ năm 2001 đến nay

91

Bảng 3.5:


Diện tích quy hoạch và lĩnh vực đầu tư tại các khu Công
nghiệp của thành phố Đà Nẵng

93

Bảng 3.6:

Trình độ CN của các ngành công nghiệp Đà Nẵng

100

Bảng 4.1:

Dự báo GDP (giá 1994) và tăng trưởng kinh tế giai đoạn

Bảng 4.2:

2011 - 2020

115

Dự báo cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2020

116

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1:


Cơ cấu kinh tế ngành của Đà Nẵng năm 2001 - 2012

Hình 3.2:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng từ
năm 2001 đến nay

Hình 3.3:

78

94

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng theo ngành
(tính đến 10-2013)

97


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu mà mọi quốc gia đều
phải trải qua trong quá trình phát triển để trở thành một nền kinh tế hiện
đại. Xét về lịch sử, CNH được diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm
cuối thế kỷ XVIII. Đến nay, đã có nhiều quốc gia hoàn thành CNH và đang
tiến mạnh vào nền kinh tế hiện đại với xu hướng nổi bật là phát triển nền
kinh tế tri thức. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia, trong đó có Việt Nam,
chưa đạt tới nền công nghiệp phát triển mà vẫn còn trong tình trạng nền
kinh tế đang phát triển.

Đà Nẵng thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, một trong 5 thành phố
trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị
trí trọng yếu cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Đầu mối giao thông
quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, cửa ngõ
chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu
vùng Mê Kông. Sau ngày giải phóng (năm 1975) đến nay, Đà Nẵng cùng với
cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất đặt ra đối với Thành phố thời kỳ này là thực hiện CNH để
chuyển các hoạt động kinh tế-xã hội từ trình độ lạc hậu lên tiên tiến, hiện đại.
Trước đổi mới (năm 1986), CNH ở thành phố diễn ra trong bối cảnh
tình hình trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận
chiều. Một mặt, thành phố phải cùng với cả nước đối phó với cuộc chiến
tranh biên giới phía bắc và sự cấm vận của Mỹ. Mặt khác, do chủ quan duy
ý trí trong nhận thức, tổ chức thực hiện, nên kết quả đạt được về CNH còn
hạn chế. Trình độ kinh tế-xã hội ở Đà Nẵng vẫn chưa ra khỏi tình trạng lạc
hậu và kém phát triển.
Từ khi đổi mới đến nay, nhận thức về con đường phát triển kinh tế-xã


2
hội của cả nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng, đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Theo đó, quan điểm, đường lối về CNH đã được nhận thức ở tầm
cao hơn và sâu sắc hơn. Kể từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khoá VII
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1994), thành phố Đà Nẵng cùng với cả nước
bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ CNH gắn với HĐH. Tiếp đến, từ Đại hội
IX của Đảng (năm 2001) đến nay, để tranh thủ cơ hội được tạo bởi bối cảnh
mới của thế giới, Đà Nẵng cùng với cả nước tiến hành công cuộc phát triển
kinh tế-xã hội lấy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức làm nền tảng.
Nhìn lại 13 năm thực hiện, nhờ tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
cải thiện môi trường, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, trình độ KH&CN của

Thành phố đã có nhiều tiến bộ; năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động
kinh tế-xã hội được nâng lên. Tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân
không ngừng được cải thiện, Đà Nẵng được coi là "thành phố đáng sống" của
Việt Nam. Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có và mục tiêu phát triển, những
kết quả đạt được vừa qua của Thành phố còn rất khiêm tốn. Tăng trưởng kinh
tế chưa ổn định, vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên,
lao động giá rẻ và tăng cường vốn đầu tư. Trình độ KH&CN của nhiều cơ sở
sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi phí sản xuất cao, năng
suất, chất lượng sản phẩm thấp. Để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại,
phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường, hội nhập sâu hơn vào các quan
hệ kinh tế quốc tế. Quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở
Đà Nẵng còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.
Để góp phần vào giải pháp cho vấn đề này, là một cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu khoa học gắn trực tiếp với các hoạt động kinh tế - xã hội của Thành
phố, tôi lựa chọn đề tài: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển
kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng" để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ
chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.


3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết, xác định nội dung CNH, HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức, luận án phân tích và đánh giá thực trạng CNH,
HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng để đề xuất giải pháp
nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình này, phấn đấu đưa Đà Nẵng sớm trở thành
thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát

triển KTTT vận dụng trên địa bàn một tỉnh, thành phố.
- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT
ở thành phố Đà Nẵng từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước đến nay.
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa CNH, HĐH gắn với phát
triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở thành phố
Đà Nẵng dưới góc độ Kinh tế chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi cả nước và thế giới để nghiên cứu cơ sở lý
luận, kinh nghiệm thực tiễn. Địa bàn thành phố Đà Nẵng được xác định là
phạm vi nghiên cứu thực trạng để đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển.
- Về thời gian: Tác giả giới hạn phạm vi phân tích, đánh giá thực trạng
từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế
tri thức (năm 2001) đến nay. Phần dự báo, đề xuất phương hướng, giải pháp
thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT được tính từ nay đến năm 2020
và triển vọng đến giữa thế kỷ XXI, tức là đến thời điểm mà Đà Nẵng cùng với


4
cả nước trở thành một thành phố công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối chủ trương đổi mới của Đảng, pháp luật, chính sách
của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đẩy mạnh CNH,
HĐH gắn với phát triển KTTT nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị
bao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp kết hợp giữa phân tích
và tổng hợp, phương pháp logic kết hợp lịch sử và phương pháp so sánh để
tiến hành nghiên cứu đề tài.
- Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế
học như phương pháp cân bằng, phương pháp toán học, phương pháp chuyên
gia. Đồng thời, luận án còn kế thừa, tiếp thu chọn lọc những thành tựu mới
của các công trình khoa học đã công bố có liên quan.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa lý luận về CNH, HĐH, từ góc độ của kinh tế chính trị
học. Luận án đưa ra khái niệm và làm rõ nội dung CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C.Mác, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam và các công trình nghiên cứu trước đó. Qua đó, chỉ
ra sự cần thiết phải CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT; những nhân tố ảnh
hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi một tỉnh, thành
phố ở Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNH, HĐH của nước
Đông Á, một số tỉnh ở Việt Nam, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm


5
có khả năng vận dụng để phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở
thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT
ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay, làm rõ những thành công, hạn
chế, nguyên nhân của quá trình này.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH gắn với phát
triển KTTT ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan ban ngành có liên quan đến việc hoạch định chiến lược, chính

sách CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và
cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
bảng, danh mục hình và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT là con đường của nước đi sau
nhằm tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi
thế của đất nước để rút ngắn quá trình phát triển, sớm trở thành một xã hội
hiện đại. Đây là vấn đề còn khá mới mẻ. Đến nay vẫn chưa có những nghiên
cứu mang tính hệ thống lý luận chặt chẽ và giải pháp đồng bộ, có hiệu quả về
vấn đề này ở trên thế giới và trong nước. Tuy vậy, vẫn có thể tìm thấy những
ý tưởng, quan niệm và phương thức tổ chức thực tiễn có liên quan trực tiếp
đến CNH, HĐH gắn với KTTT. Dưới đây là tổng quan những kết quả nghiên
cứu đã công bố về vấn đề này những năm gần đây.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Dong Fureng trong cuốn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Trung
Quốc [134] đã hướng vào phân tích kinh nghiệm lịch sử của Trung Quốc về
CNH trong thời gian gần đây. Từ nhận thức vai trò của nông thôn trong quá
trình HĐH đất nước, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng HĐH nông thôn
và chỉ ra rằng, có nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc vẫn gặp phải những
vấn đề kinh tế, xã hội tương tự các nước đang phát triển khác như: dân số

nông thôn đông, năng suất lao động thấp, lực lượng lao động dồi dào nhưng
đội ngũ lao động có tri thức trong nông thôn còn mỏng, sản xuất phân tán,
manh mún, thiết bị về CN chế biến lạc hậu. Để hạn chế và khắc phục tình
trạng này, tác giả đã chỉ ra con đường phát triển nông thôn trong chiến lược
của Trung Quốc và đề xuất các giải pháp cụ thể. Theo tác giả, muốn thành
công trong CNH đất nước, Trung Quốc không thể không kết hợp giữa CNH


7
thành thị và CNH nông thôn. Phải xác định rõ mô hình phát triển công nghiệp
nông thôn, xác định rõ vai trò kinh doanh của hộ gia đình trong việc khai
thác, phát huy các nguồn lực, trong đó có nguồn lực lao động đang còn dư
thừa ở nông thôn. Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá, CNH
phải được tiến hành theo "hai quỹ đạo": thành thị và nông thôn; lấy CNH
thành thị để thúc đẩy CNH nông thôn.
K.S. Jomo [136] bàn về một số vấn đề CNH ở khu vực các nước Đông
Nam Á bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Và đặc biệt chú
ý phân tích, đánh giá sự thành công của khu vực này làm bài học kinh
nghiệm cho các nước. Trong đó, chỉ rõ việc CNH ở các nước Đông Nam Á là
cần thiết, nhưng nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý, nguồn tài nguyên, lợi
thế của các nước mà tiến hành CNH có thể khác nhau. Trước những năm 70
của thế kỷ XX, các nước này áp dụng mô hình CNH thay thế nhập khẩu
nhưng sau đó chuyển sang CNH hướng vào xuất khẩu đã thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Qua phân tích, tác giả còn khẳng định để CNH nhanh, ngoài việc
sử dụng các nguồn nội lực, cần có những "cú huých" từ bên ngoài như đầu tư
nước ngoài, hỗ trợ của hệ thống tài chính. Tác giả còn đặt câu hỏi và tự trả lời
CNH như vậy có bền vững không, nếu chỉ phụ thuộc vào khai thác thiên
nhiên, xây dựng nhà máy, khu công nghiệp…mà không bảo vệ môi trường?
Kazushi Ohkawa [65] đã giới thiệu kinh nghiệm 100 năm CNH của đất
nước "mặt trời mọc" với những bài học mang tính phổ quát, có thể học hỏi

vận dụng được đối với những nước đi sau nhằm rút ngắn thời gian tiến hành
CNH. Qua cách tiếp cận về công nghiệp và thương mại trong phân chia giai
đoạn, cách thức phát triển dựa trên sự kết hợp truyền thống với hiện đại, các
nhân tố kinh tế, CN, xã hội, văn hoá..., tác giả cho rằng đây chính là các yếu
tố quyết định quá trình CNH rút ngắn. Trong công trình nghiên cứu này với 8
chương được chia làm hai phần: Phần I, tác giả chỉ rõ mối liên hệ thực tế giữa
cơ cấu thương mại và cơ cấu công nghiệp, xác định các sản phẩm công


8
nghiệp nào đem xuất khẩu, nhập khẩu qua từng giai đoạn (5 giai đoạn). Và
khẳng định phải coi trọng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển các ngành công
nghiệp gia tăng sức cạnh tranh quốc tế. Cùng với sự đóng góp không nhỏ của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường, cả vai trò của chính phủ trong
việc thúc đẩy sự khởi đầu những ngành công nghiệp mang tính chiến lược.
Phần II, qua việc phân tích các chính sách công nghiệp, phân tích, dự báo các
số liệu về vốn đầu tư nguồn lực con người, thực hiện chuyển giao CN…tác
giả cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố này đối với việc phát triển công
nghiệp theo hướng xuất khẩu của Nhật Bản. Cuốn sách không chỉ nêu những
thành công mà còn đánh giá cả những thất bại trong CNH hướng vào xuất
khẩu của Nhật Bản để làm bài học cho các các nước đi sau nếu áp dụng mô
hình CNH hướng về xuất khẩu.
Medhi Krongkaew [138] đã cung cấp cái nhìn tổng quan, toàn diện về
CNH gần đây của Thái Lan, một trong các nền kinh tế năng động nhất khu vực
ASEAN. Tác giả chú ý phân tích vai trò của công nghiệp, nông nghiệp, xuất
khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển du lịch, coi các ngành kinh tế
này như động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. Bên cạnh đó, tác
giả cũng đã phân tích tác động của các chính sách về tài chính, chính sách tiền
tệ, chính sách đô thị hoá, chính sách phúc lợi hộ gia đình đối với CNH ở Thái
Lan. Với các chính sách thúc đẩy CNH của chính phủ Thái Lan đã làm thay đổi

bộ mặt nền kinh tế và tác động lớn đến nền chính trị, các giá trị xã hội, môi
trường, giáo dục, y tế, khoa học và CN. Tác giả còn khẳng định trong tương lai
không xa Thái Lan là một nước công nghiệp mới ở châu Á.
Dale Neef trong cuốn Kinh tế tri thức [133] tiếp cận dưới góc độ kinh
tế, đã vẽ một bức tranh toàn cảnh về sự xuất hiện và những hệ quả của nền
KTTT. Cuốn sách như là một phương tiện cung cấp câu trả lời cho bất cứ ai
quan tâm tới nền KTTT như: các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định chính
sách, các học giả và các nhà nghiên cứu... Cuốn sách là tập hợp các bài báo đề


9
cập rất nhiều vấn đề có nghĩa thực tiễn trong nền KTTT như: sự thay đổi từ
việc sử dụng cơ bắp cho tới bộ não, ảnh hưởng của nó tới chính sách xã hội,
giáo dục và đào tạo, chênh lệch giàu nghèo, thay đổi cơ cấu của công nhân,
xuất hiện tầng lớp "công nhân tri thức"... Từ việc phân tích hệ quả của nền
KTTT, tác giả khẳng định trong nền KTTT với sự phát triển mạnh mẽ của
KH&CN, viễn thông, quá trình toàn cầu hoá làm cho các nền kinh tế trên thế
giới xích lại gần nhau hơn.
Loet Leydesdorff trong cuốn Nền kinh tế tri thức dựa trên: mô hình
hoá, thước đo, mô phỏng [137] đã tiếp cận dưới góc độ CN, giới thiệu bộ sưu
tập mang tính đột phá về lý thuyết và kỹ thuật để giúp người đọc hiểu động
lực nội tại của KTTT, bao gồm cả các vấn đề như sự ổn định, dự đoán và
tương tác giữa các thành phần. Sự kết hợp giữa lý thuyết, đo lường và mô
hình hoá, nêu sức mạnh cần thiết để giải quyết những vấn đề phức tạp của hệ
thống hiện đại nối mạng xã hội.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

1.2.1. Sách tham khảo, chuyên khảo
Cuốn sách CNH và HĐH ở Việt Nam và các nước trong khu vực do

Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan chủ biên [46] tập hợp nhiều bài
nghiên cứu về CNH và kinh nghiệm của các nước trong khu vực. Các tác giả
đều khẳng định CNH là phương hướng chủ đạo để phát triển đất nước dù cho
hoàn cảnh, điều kiện quốc tế, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta khác
nhiều so với năm 1960, năm mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của
Đảng để ra đường lối CNH. Trong phần kinh nghiệm nước ngoài, dựa vào
kinh nghiệm CNH của Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc… các tác giả chỉ rõ dù các
nước này CNH vào những thời điểm khác nhau, nhịp độ không giống nhau
nhưng CNH là con đường phát triển chung của các nước trên thế giới.


10
Đỗ Hoài Nam trong cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, và phát
triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam [63] đã luận giải một số
vấn đề lý thuyết cơ bản và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành và phát triển ngành trọng điểm mũi nhọn trong thời kỳ CNH. Theo tác
giả, đánh giá mức độ thành công của quá trình CNH của một quốc gia, người
ta coi chuyển dịch cơ cấu ngành là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ
thành công. Theo tính quy luật chung, CNH cũng là quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành trong đó tỷ trọng của nông nghiệp ngày càng giảm xuống, tương
ứng với mức tăng lên của hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, do
mỗi nước có cách tiếp cận khác nhau về mô hình và chiến lược CNH, nên tiến
trình thay đổi cơ cấu ngành kinh tế có sự khác nhau. Tác giả đã phân tích thực
trạng cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, qua đó định dạng cơ cấu ngành, lựa
chọn ngành trọng điểm trong những năm kế tiếp. Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế
phải phù hợp với tương quan giữa các nguồn lực phát triển và mục tiêu tăng
trưởng nghĩa là ưu tiên phát triển một số ngành nhất định ở những mức độ xác
định trong từng giai đoạn cụ thể. Để có cơ cấu kinh tế phù hợp tác giả cũng đã đề
xuất các biện pháp kinh tế chủ yếu: huy động vốn, khuyến khích sự phát triển
khu vực tư nhân, các khuyến khích về tài chính, thuế quan…Tác giả còn đề xuất

giải pháp phát triển tối ưu các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu CN
cao, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành trọng
điểm, mũi nhọn.
Lê Bàn Thạch và Trần Thị Tri trong cuốn Công nghiệp hoá ở NIEs
Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam [80] đã nêu lên đặc điểm,
bước đi, thành tựu, bài học của các nước Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông trong quá trình thực hiện CNH và việc vận dụng kinh nghiệm của
các nước này trong chiến lược phát triển CNH, HĐH ở Việt Nam.
Cuốn Kỷ yếu hội thảo Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với


11
Việt Nam [93] gồm hai tập, bao gồm bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo
hàng đầu Việt Nam như: GS.TS Chu Tuấn Nhạ, GS.VS Đặng Hữu, GS.TS
Chu Hảo, GS.TS Vũ Đình Cự… Các bài viết đề cập tới xu hướng, khái niệm,
đặc điểm nền KTTT, thách thức của nền kinh tế này đối với nước ta và khẳng
định KTTT là con đường ngắn nhất giúp Việt Nam đuổi kịp các nước phát
triển. Cũng có một số bài viết đề cập tới CNH, HĐH trong nền KTTT với
những vấn đề cần giải quyết về thực trạng kinh tế nước ta hiện nay như: thay
đổi tư duy, xây dựng kế hoạch cụ thể và dài hạn, tạo khâu đột phá, có những
cơ chế chính sách phù hợp để tạo động lực thúc đẩy mọi người dân tham gia
vào nền kinh tế này.
Tác giả Phạm Thái Quốc trong cuốn Trung Quốc quá trình CNH
trong 20 năm cuối thế kỷ XX [76] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
CNH ở Trung Quốc, thực trạng CNH ở Trung Quốc từ năm 1979 đến nay chỉ
ra một số kết quả bước đầu, những tồn tại và hướng giải quyết. Qua đó, khẳng
định việc xem xét, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có nhiều điểm tương
đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, địa lý…, đạt được những thành công
đáng kể trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện CNH,
HĐH như Trung Quốc là rất bổ ích và có ý nghĩa thiết thực. Tác giả cho rằng

để có được thành công cần có những bước đi thận trọng và vững chắc, nắm
chắc thời cơ để có những đối sách phù hợp. Nhất là ngoài việc khéo léo dựa
vào các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế khi mở cửa, thì phải biết lợi
dụng, khai thác tổng hợp các yếu tố địa lý và dân tộc. Hơn nữa trong giai
đoạn đầu, cần khuyến khích phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến
có khả năng cạnh tranh cao, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu.
Đây là kinh nghiệm dành cho các nước đi lên từ nông nghiệp và có điều kiện
phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động…
Cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam lý luận và thực tiễn


12
[9] tập hợp những bài viết của nhiều tác giả tiếp cận dưới các góc độ khác
nhau về quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam: văn hóa, triết học, kinh tế…Tuy
nhiên các bài viết đều nhấn mạnh CNH, HĐH ở nước ta cần áp dụng CN mới,
tiên tiến để rút ngắn so với các nước đi trước, trong đó nguồn lực quan trọng
nhất đó là con người, nguồn lực của mọi nguồn lực được đặt vào vị trí trung
tâm của chiến lược phát triển. Các tác giả còn chỉ ra sự cần thiết và nội dung,
vai trò CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới. Đưa ra các giải
pháp quan trọng thúc đẩy quá trình này đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc để xây dựng đất nước ta ngày càng hiện đại.
Trần Đình Thiên trong cuốn Công nghiệp hóa ở việt Nam - Phác thảo
và lộ trình [86] đã đưa ra khái niệm CNH "là quá trình cải biến nền kinh tế
nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cung
- tự cấp thành nền kinh tế công nghiệp - thị trường" [86, tr.23]. Tác giả còn
chỉ ra trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, để vượt qua tình trạng chậm phát
triển, CNH ở Việt Nam không thể thực hiện tuần tự như các nước đi trước mà
phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang
công nghiệp hiện đại; phát triển KTTT tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

Những nội dung này sẽ là những gợi mở để NCS kế thừa và phát triển trong
quá trình thực hiện luận án.
Lưu Ngọc Trịnh trong Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số
nước trên thế giới hiện nay [92] đã hệ thống hóa lại một số cách hiểu khác
nhau về nền KTTT, phân tích những đặc trưng cơ bản, mô tả chi tiết thực tế
và thực trạng của các quốc gia trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức như
Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore,
Thái Lan…Qua đó, tác giả đã chỉ ra những chiến lược, chính sách khác nhau
giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển khi tiến vào


13
nền KTTT. Đối với các nước đang phát triển với xuất phát điểm thấp, nền
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thì tiếp cận nền kinh tế tri thức là một cơ hội
tốt để, đuổi kịp các nước phát triển, trong đó có Việt Nam không thể bỏ qua
xu thế này.
Nguyễn Kế Tuấn trong cuốn Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá
trình CNH, HĐH ở Việt Nam [94] đã hệ thống hóa lý luận về KTTT, làm rõ
sự cần thiết và khả năng phát triển KTTT để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH
ở nước ta. Phác họa những kiến giải, khái quát mô hình chiến lược phát triển
CNH, HĐH trong điều kiện từng bước phát triển KTTT. GS cũng khẳng định
trong tiến trình CNH các nước đi sau vừa phải có bước đi "nhảy vọt", vừa có
bước đi tuần tự, vấn đề là lựa chọn lĩnh vực hợp lý để áp dụng mỗi loại bước
đi và kết họp chúng một cách tối ưu. Tác giả nêu lên những điều kiện cơ bản
nhằm từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta như phát triển nguồn
nhân lực, khoa học và công nghệ, định hướng đầu tư, huy động nguồn lực tài
chính và mở rộng hợp tác quốc tế.
Đặng Hữu trong cuốn Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự
phát triển của Việt Nam [45] đã tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc
trưng, lịch sử hình thành và phát triển của KTTT; kinh nghiệm phát triển

KTTT của một số nước để đưa ra gợi ý về định hướng và các giải pháp phát
triển KTTT ở Việt Nam; khẳng định con đường phát triển của Việt Nam là
"CNH định hướng xã hội chủ nghĩa",
Quá trình CNH phải là quá trình phát triển một cách hài hòa kinh tế
với văn hóa, xã hội, lấy con người làm trung tâm… Đó là phải là
CNH nhân văn. Đồng thời, CNH nước ta cũng phải là CNH sinh
thái, CNH mà giữ gìn được thiên nhiên, không làm suy thoái môi
trường [45, tr 200].
Với cách tiếp cận này, tác giả đã đưa ra những gợi ý để luận án kế thừa


14
để đề xuất giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.
Vũ Đình Cự và Trần Xuân Sầm trong cuốn Lực lượng sản xuất mới và
kinh tế tri thứ” [18] khẳng định nói đến kinh tế tri thức không thể không nói
đến các ngành CN cao: CN thông tin, CN sinh học, CN vật liệu tiên tiến - CN
nano, CN năng lượng mới, với máy móc thông minh có trình độ vượt hẳn so
với các máy móc cơ khí cổ điển. Đây chính là nòng cốt của sự hình thành nền
KTTT cùng với những tác động xã hội to lớn như toàn cầu hóa, xã hội học
tập, xã hội thông tin nối mạng. Tác giả cũng đã dành chương cuối cùng nói
đến những nhận thức, quan điểm của Đảng về CNH, HĐH gắn với phát triển
KTTT ở Việt Nam hiện nay.
Phạm Thái Quốc và Hoàng Văn Hiển trong cuốn Quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam
[75] đã nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc từ năm
1961 đến 1993; đưa ra hai mô hình chiến lược (hướng nội và hướng ngoại),
cơ cấu, cơ chế, chính sách, biện pháp… mà Hàn Quốc đã thực hiện trong quá
trình CNH, HĐH. Các tác giả chỉ ra những thành tựu tiêu biểu về kinh tế - xã
hội và những hạn chế của Hàn Quốc trong hơn ba thập niên CNH, HĐH đất
nước. Xác định các điều kiện, yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến quá

trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn này; rút ra những đặc điểm,
quy luật phát triển chung, những kinh nghiệm phát triển (cả thành công và
không thành công) của quốc gia này. Trong chừng mực nhất định, có thể tham
khảo, vận dụng trong sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam hiện nay trên khía
cạnh gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Trong cuốn Các mô hình CNH trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam [83] ở chương 1 tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận
chung về CNH. Ở chương 2 dựa trên các cách phân loại khác nhau tác giả đã
phân tích các mô hình CNH trên thế giới từ đó chỉ ra những điểm hợp lý và


15
bất hợp lý ở mỗi mô hình. Qua đó khẳng định CNH, HĐH ở mỗi giai đoạn,
nội dung, bước đi và cách thức thực hiện đã có những đổi khác, và cũng
không thể có một lời giải chung cho tất cả các quốc gia, mỗi nước đều có sự
lựa chọn thích ứng với điều kiện cụ thể của mình. Tác giả cũng đã phác họa
mô hình CNH được thực hiện tại Việt Nam qua hai thời kỳ trước và sau năm
1986, và chỉ rõ những bước chuyển lớn trong phát triển tư duy lý luận và thực
tiễn của đảng qua 40 năm thực hiện CNH đất nước. Chương 3 rút ra một số
kinh nghiệm CNH ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Sinhapore…vận dụng vào lựa chọn mô hình CNH ở Việt Nam
trong điều kiện mới.
Phạm Ngọc Dũng trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [24] đã đề
cập tới vai trò quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá
trình CNH, HĐH đất nước, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững. Tác giả đã phân tích
thực trạng kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta cũng như nguyên nhân nảy
sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao

nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và lâu dài: xây dựng một nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, CN
tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày
càng giàu đẹp… có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.
1.2.2. Đề tài khoa học, luận án tiến sĩ
Đặng Hữu trong đề tài Phát triển kinh tế tri thức - rút ngắn quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta [44] đã đề cập đến ba nội dung quan


16
trọng trong ba phần của đề tài: Phần I Sự hình thành và phát triển kinh tế tri
thức; Phần II: Kinh nghiệm từ sự phát triển kinh tế tri thức các nước; Phần III:
Phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Trong
phần III, tác giả đã đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam, qua đó đưa ra
định hướng phát triển KTTT ở Việt Nam, những yếu tố đảm bảo cho sự thành
công của CNH rút ngắn.
Phạm Văn Dần trong luận án tiến sĩ triết học Lý luận hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay [22] đã xác định cơ sở
khoa học của đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay gồm 7 đặc
điểm cơ bản để chỉ ra sự khác nhau của quá trình CNH, HĐH hiện nay với
các kiểu CNH đã có trong lịch sử; 4 điều kiện cơ bản thực hiện CNH, HĐH.
Qua đó nêu lên những nội dung cụ thể của việc vận dụng các quy luật cơ bản
của lý luận hình thái kinh tế - xã hội để thực hiện thành công sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
Lê Kim Chung trong luận án tiến sĩ kinh tế Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ngành thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ [11] đã phân tích cơ sở lý
luận và thực tiễn tiến hành CNH, HĐH ngành thủy sản, đặc biệt là xác định
những nội dung có tính quy luật về CNH, HĐH ngành thủy sản nói chung và
ở duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Luận án đề xuất 3 phương hướng cơ

bản nhằm định hướng quá trình CNH, HĐH ngành thủy sản đến năm 2010 và
đưa ra các giải pháp cơ bản: huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, ứng dụng
khoa học CN hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện các chính sách
kinh tế vĩ mô, đây chính là đòn bảy thức đẩy ngành thủy sản của vùng sớm
khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn.
Lê Hữu Đốc trong luận án tiến sĩ kinh tế Công nghiệp thành phố Đà
Nẵng thực trạng và giải pháp phát triển [39] đã nêu nguyên tắc, các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp ở một địa phương, xác định vị trí, vai


×