Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ôn tập bài phú sông bạch đằng trương hán siêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.89 KB, 6 trang )

Ôn t ập bài Phú sông B ạch Đằn gTr ươn g Hán Siêu
Posted by Thu Trang On Tháng Bảy 24, 2016 0 Comment
Phần 1 : Kiến thức cơ bản về bài Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu
Phần 2 : Tổng hợp các dạng đề thi về bài Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu
VỀ TÁC GIẢ
Trương Hán Siêu (? -1354), tự là Tháng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên
Ninh (nav thuộc thành phố Ninh Bình), vốn là người được Trần Hưng Đạo tin
dùng. Ông tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, nhân cách cao quý nên được
các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
Thời Trần, ông giữ chức Hàn lâm học sĩ qua mấy triều. Năm 1351, ông được
thăng Tham tri chính sự. Khi mất, ông được vua ban tước hiệu và cho thờ ở
Văn Miếu (Hà Nội).
Tác phẩm của ông để lại không nhiều, hiện còn bốn bài thơ và ba bài văn, trong đó
có bài Phú sông Bạch Đằng.
VỀ TÁC PHẨM
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một trong nhiều tác phẩm thời đó
viết về sông Bạch Đằng lịch sử – con sông gắn liền với tên tuổi Ngô Quyền năm
938 và đặc biệt là với “hai vị thánh quân” Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong lần thứ ba đánh tan giặc Mông –
Nguyên (năm 1288). Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu mang cảm hứng
hào hùng và bi tráng. Đây là một tác phẩm đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam.
Phú sông Bạch Đằng được viết theo thể cổ phú. Bản dịch đưa vào SGK giữ được
nguyên điệu, chỉ hai bài ca kết bài được Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Bùi Văn
Nguyên chuyển sang thể lục bát
MỘT số KHÁI NIỆM CẦN LƯU Ý
Phú là một loại văn cổ của Trung Quốc, vào Việt Nam từ sớm nhưng được vận
dụng trong sáng tác từ thời Trần. Phú có thể được viết bằng văn vần, hoặc xen lẫn
văn vần và văn xuôi nhằm miêu tả phong cảnh, kể sư viêc bàn chuyện đời,…


Có hai thể phú :


Phú cổ thể có trước thời Đường, đặc trưng chủ yếu là mượn hình thức
chủ – 1 khách đốì đáp để bày tỏ diễn đạt nội dung, câu có vần, không
nhất thiết có đối 1 kết bằng thơ. Bô’ cục thường có bố n đoạn : mở, giải
thích, bình luận, kết.

Phú cận thể (phú Đường luật) xuất hiện từ thời Đường, có vần, có đôi,
theo luật bằng trắc. Bô” cục thường có sáu đoạn.
1. Tìm hiểu bố cục bài phú
Bài Phú sông Bạch Đằng gồm bốn đoạn :


Đoạn 1 từ đầu đến ” luống còn lưu”: cảm xúc của “khách” trước cảnh
sông Bạch Đằng.

Đoạn 2 (từ “Bên sông các bô lão” đến “nghìn xưa ca ngợi”) : Các bô
lão kể lại các chiến tích trên sông Bạch Đằng.

Đoạn 3 (từ “Tuy nhiên : Từ có vũ trụ” đến “chừ lệ chan”) : Các bô lão
bình luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

Đoạn 4 (đoạn còn lại) : Tác giả khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của
con người Đại Việt.
BỐ cục của bài Phú sông Bạch Đằng mang đặc điểm tiêu biểu của bài phú cổ thể
như đã nói ở trên. Hệ thống cấu tứ theo lối kể chuyện khách quan : tác giả để nhân
vật “khách” đứng ra kẽ về những điều mình quan sát và suy nghĩ; hết lời kể thì “bô
lão” ở địa phương kể cho “khách” nghe về chiến công thuở trước, sau đó là cất lời
ca và “khách” cũng ca nối tiếp.


Nhân vât “khách”

“Khách” được giới thiệu tập trung ở đoạn 1 của bài phú. Hiện lên qua hàng loạt
hình ảnh, hoạt động trải rộng về không gian, liên hoàn về thời gian (“giương
buồm”, “lướt bể”, “sớm gõ thuyền”, “chiều lần thăm”,…) là một con người có tâm
hồn phóng khoáng, tự do :
2.

Nơi có người đi, đấu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết
Đó cũng là một người thích ngao du sơn thuỷ, muốn đêh nhiều nơi, muôn đi nhiều
chỗ không chỉ để thưởng ngoạn vẻ đẹp của non sông gấm vóc mà còn đê tìm hiểu
lịch sử của dân tộc. Những nơi đêh và điểm dừng của “khách” được nhắc tới chỉ có
tính khái quát, ước lệ ngụ ý nói rằng nhân vật “khách” học Tử Trường — Tư Mã
Thiên thú tiêu dao, đến sông Bạch Đằng để nghiên cứu lịch sử dân tộc.


Nhiều người bảo “khách” là “cái tôi” của Trương Hán Siêu, là sự phân thân của tác
giả Phú sông Bạch Đằng. Có lẽ lúc viết bài phú này ông là trọng thần của nhà Trần,
lúc vương triều đang có biểu hiện suy thoái ? Cho nên, khi có dịp du ngoạn Bạch
Đằng — một di tích lịch sử lừng danh, nơi quân ta đã hai lần chiến thắng quân xâm
lược phương Bắc, Trương Hán Siêu vừa tự hào, vừa hoài niệm nhớ tiếc anh hùng
xưa. Nếu ở phần trên, cách miêu tả mang tính ước lệ, thì đến đây, tác giả đưa người
đọc về cảnh thực với những cái tên cụ thể : cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông
Bạch Đằng,… Con thuyền chở “khách” càng tiến sâu vào con sông Bạch Đằng,
hình ảnh con sông, qua tâm trạng “khách”, vừa vĩ đại hoành tráng vừa hiu hắt,
vắng lặng :
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trờỉ: một sắc, phong cảnh: ba thu.
Với sự hồi tưỏng của một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài trước thắng cảnh thiên nhiên

mang đầy chiến tích, quá khứ vệ vang nhưng đau thương gắn với con sông Bạch
Đằng như lại hiện về đến từng chi tiết: “Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”.
Sự chuyển đổi cấu trúc mạch văn ỏ cuối đoạn 1 có liên quan hay là để thể hiện tâm
trạng nhân vật “khách” ? Có lẽ cả hai.
Buồn vì cảnh tiiảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nối anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu
Trước cảnh sông Bạch Đằng, một tâm hồn phóng khoáng, một tính cách mạnh như
“khách” trở nên ưu tư, đầy ắp hoài niệm và sững sờ tiếc nuối. Với một hồn thơ trác
việt như Trương Hán Siêu, nhân vật “khách” vốn khô khan và có tính công thức —
theo đặc trưng thể phú, trở thành một tính cách sinh động bộn bề tâm trạng.
Hình tương các “bô lão”
a) Đoạn trên nhân vật “khách” kể về những điều mình quan sát, suy nghĩ khi ngược
bến Đông Triều đến sông Bạch Đằng. Đến đây, “khách” gặp và được nghe các “bô
lão” địa phương kể lại các chiến công của quân dân ta trên sông Bạch Đằng. Hình
ảnh các “bô lão” ồ đoạn 2 xuât hiện một cách tự nhiên, tạo không khí đối đáp giữa
vị “khách” với nhân dân ven sông Bạch Đằng cũng rất tự nhiên.
3.

Theo lời kể của các “bô lão”, hai chiến công vang dội thời Ngô Quyền (938) và
thời Trần Hưng Đạo được gợi lên bằng lời lẽ trang trọng, những kì tích trên sông
được liệt kê trùng điệp :


Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao
Không khí chiến trận được miêu tả bằng hình ảnh đối nhau, miêu tả thế giằng co
quyết liệt giữa quân ta và quân xâm lược :
Thuyền bè muôn đội tinh kì phấp phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu ứời đất chừ sắp đổi.
Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược được tác giả (qua lời kể của các “bô lão”)
diễn tả bằng những hình ảnh, điển tích gắn liền với một số sự kiện và nhân vật lịch
sử Trung Quốc (trận Xích Bích, trận Hợp Phì, Lã Vọng, Hàn Tín,…) nhằm so sánh
và đề cao tầm vóc của dân tộc và tài trí của các bậc quân vương đất Việt.
Kết quả là, nhờ có chiến thắng năm 938 trên sông Bạch Đằng mà Ngô Quyền đưa
nước ta thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc, bước vào thời kì độc lập. Và cũng trên
dòng sông này (sau chiên công của Ngô Quyền mây trăm năm), nhà Trần đưa chế
độ phong kiên nước ta phát triển hưng thịnh. Đoạn 2 có âm hưởng như một bài anh
hùng ca.
b) Các “bô lão” bình luận về nguyên nhân của các chiến công trên sông Bạch Đằng
Các “bô lão” nêu lên ba yêu tô’ cơ bản làm nên chiên thắng, đặc biệt là ba lần đánh
tan quân Mông – Nguyên:
+ Địa lợi: “Trời đất cho nơi hiểm trở”.
+ Nhân hoà: “Nhân tài giữ cuộc điện an”, tức là có nhiều người tài giỏi thuận lòng
giúp nên giữ được nước, giữ được triều đại (như Lã Vọng giúp lập ra nhà Chu, Hàn
Tín giúp lập nên nhà Hán), ơ đây ngầm chỉ vai trò quân sư của Thái sư Trần Quang
Khải và vai trò thông lĩnh quân sự của Quốc công tiết chê Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quổíc Tuấn.
+Thiên thời: “BỞi đại vương coi thế giặc nhàn”. Chi tiết này nhắc lại câu trả lời
của Hưng Đạo Vương khi vua Trần Nhân Tông hỏi ông trước nguy cơ quân Mông
Nguyên lần thứ ba xâm lược nước ta. Thực tế lịch sử chứng minh đúng như vậy :
quân ta càng đánh càng trưởng thành, binh hùng tướng mạnh; lần thứ ba lực lượng


quân xâm lược yêu đi nhiều ; vì vậy, chỉ cần một trận quyết định đánh tan thuyền
lương của giặc trên sông Bạch Đằng là đại thắng.
.
Kết thúc đoạn 3, tác giả viết :

Đến bên sông chừ hổ mặt
Nhớ người xưa chừ lệ chan.
Theo cấu tứ của phú thì đây là lời của các “bô lão” nói với “khách”. Nhưng trước
con sông lịch sử Bạch Đằng, dường như “chủ” (các “bô lão”) và “khách” có chung
một niềm hoài cảm.
Đoạn kết bàỉ phú
Niềm tự hào về những chiến công lịch sử hào hùng gắn liền với niềm tự hào về
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Đoạn kết bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện rõ
niềm tự hào về truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam qua hai lời ca : lời ca của
các “bô lão” và lời ca của “khách”.
4.

Lời ca của các “bô lão” : Khẳng đinh quy luật tự nhiên, sự tồn tại vĩnh
hằng của dòng sông Bạch Đằng với những chiên công hiên hách nơi
đẫy, đồng thời khẳng định sự tồn tại vữứì hằng của chân lí lịch sử : bất
nghĩa (như Lưu Cung) thì tiêu vong, anh hùng (như Ngô Quyền, Trần
Hưng Đạo) thì lưu danh, “tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn”.

Lời ca của “khách” tiếp nối lòi ca của các “bô lão” ca ngợi sự anh minh
của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và nhà vua Trần Nhân Tông cũng
như những chiến tích của con sông Bạch Đằng lịch sử. Đặc biệt hai câu
kết, thể hiện quan niệm về yếu tô” quyết định toong công cuộc đánh
giặc giữ nước : ta đánh thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan
trọng là người cầm quân có “đức cao”.
Giặc tan muôn thuở thăng bình


BỞi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.
Đó là một quan niệm tiến bộ, có ý nghĩa nhân văn của tác giả.
(Tài liệu trong sách tham khảo, tác giả Nguyễn Kim Phong chủ biên, NXB GD)

CÁC DẠNG ĐỀ THI VỀ BÀI PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG -TRƯƠNG HÁN SIÊU


Dạng 1 : Cảm nhận, phân tích đoạn trích. Trong bài phú , đoạn nào cũng quan
trọng, trong đó các em chú ý đoạn 3 và 4 nhiều hơn.
Dạng 2 : Nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm : Đề bài trích dẫn 1 ý kiến, 1 nhận định
yêu cầu học sinh chứng minh nhận định đó .
Dạng 3 : Cảm nhận về 1 khía cạnh thuộc nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản , ví
dụ : tư tưởng nhân văn, lòng yêu nước thể hiện như thế nào trong bài phú?
Dạng 4 : Văn thuyết minh : Đề bài yêu cầu viết bài văn thuyết minh về Trương
Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng.
Dạng 5: Một số câu hỏi phụ, liên hệ thực tế…



×