Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề thi học sinh giỏi bàn về quan niệm “thi ngôn chí” trong thơ ca trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.7 KB, 2 trang )

Đê ̀ thi hoc̣ sinh gioỉ :Ban
̀ vềquan niêm
̣
“Thi ngôn chi”́ trong th ơca Trung đa ̣ i
Posted by Thu Trang On Tháng Chín 04, 2016 0 Comment
Đề bài :
Bàn về quan niệm văn học “Thi ngôn chí”, Phùng Khắc Khoan nhận xét:
“Chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là
nhả ra khí phách hào hùng…”
(Dẫn theo Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB
Giáo dục, năm 1999, trang 129).
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng hiểu biết của mình về các bài thơ trung
đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, em hãy làm rõ vẻ đẹp của thơ nói
chí như Phùng Khắc Khoan đã nhận xét.
Hướng dẫn
Yêu cầu về kĩ năng
– Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. Thể hiện được năng lực cảm
thụ văn chương của bản thân.
1.

– Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề.
– Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ
pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách xong
cần làm rõ được một số vấn đề sau:
2.1. Giải thích quan điểm văn học “Thi ngôn chí” (Thơ nói chí)
– Đây là biểu hiện về phương diện nội dung tư tưởng của tính qui phạm – đặc điểm
nổi bật của văn học trung đại. Việc “ngôn chí” được nêu lên hàng đầu như một yêu
cầu tu dưỡng, khẳng định lí tưởng, lẽ sống, hoài bão, tấm lòng. Người đọc thơ là
“quan chí” (xem chí) để trau đức.
2.



– Chí là chỗ phân biệt nhân cách, cá tính con người. Tìm hiểu chí trong thơ trung
đại chính là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người: “Chí mà ở đạo đức thì
tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào
hùng…”.


2.2. Làm sáng tỏ vẻ đẹp của thơ nói chí qua một số bài thơ như Tỏ lòng (Phạm
Ngũ Lão), Nỗi lòng (Đặng Dung),Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Nhàn (Nguyễn
Bỉnh Khiêm)…
* Lưu ý: học sinh chỉ cần chọn một số bài tiêu biểu để làm sáng tỏ những vẻ đẹp đó
chứ không nhất thiết phải chọn tất cả các bài thơ có trong chương trình.
2.3. Nhận xét, đánh giá chung
– Quan điểm văn học “Thi ngôn chí” đã khiến cho nhiều lớp độc giả đời sau
thưởng thức và đánh giá thơ ca trung đại Việt Nam chủ yếu ở chức năng giáo dục,
coi trọng mục đích giáo huấn. Thực chất thơ ca nói chí cũng chính là thể hiện tình
cảm, cảm hứng phong phú, đa chiều của con người trung đại.
– Những điệu tâm hồn đó được thể hiện thành một hình thức nghệ thuật độc đáo,
giàu cá tính sáng tạo, đặc biệt là giọng điệu riêng.



×