Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Những bài văn bài hai đứa trẻ thạch lam ngữ văn 11 (27)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.55 KB, 5 trang )

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
NHỮNG BÀI VĂN MẪU “Ý NGHĨA HIỆN THỰC VÀ YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG
HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM”

BÀI LÀM:

“Hai đứa trẻ”của Thạch Lam là một truyện ngắn hầu như không có cốt truyện. Toàn bộ
truyện là một mảnh đời nơi phố nhỏ chầm chậm diễn ra xung quanh chị em Liên vào một buổi
tối mùa hè, không có khởi đầu và đỉnh điểm; không có thắt nút và mở nút như nhưng bài lý
luận văn học trong sách giáo khoa vẫn dạy. Nhưng lạ thay người đọc không vì thế mà dễ dàng
quyên đi thiên truyện sau khi đọc. Độc giả luôn nhớ về nó như một kỹ niệm êm đềm mà mỗi
chi tiết đều gây xúc động, gợi lại một thời đã qua.
Có người khi nói đến “ Hai đứa trẻ” đã nhấn mạnh yếu tố hiện thực của cuộc sống
nghèo khổ, bế tắc được miêu tả trong truyện như là một yếu tố lam nên giá trị tác phẩm. Như
thế chưa đủ mà nó còn một khía cạnh không thể thiếu được, nó quyến rủ người đọc ở tính hiện
thực và lãng mạn của văn bản. Ta hãy nghe Thạch Lam nói “ Đối với tôi, văn chương không
phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một
thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối
và tàn ác, làm cho người đọc them trong sạch và phong phú hơn”. Như vậy, yếu tố lãng mạn
và hiện thực, cùng tinh than nhân đạo ở Thạch Lam đã hòa quyện vào nhau thể hiện trên từng
trang viết của ông, và Ông được mệnh danh là người sanngs tác theo chủ nghĩa “ duy cảm”.
Do vậy, trong truyện của Ông viết với một giọng văn trầm cảm, không ồn ào.Giọng văn này
được Thạch Lam dùng để viết về cuộc sống, số phận của những con người nhỏ bé, những số
kiếp bị lãng quên. Có thể xem truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” như một phiên bản thu nhỏ hầu hết
những đặc điểm về nội dung tư tưởng, tình cảm cũng như văn phong Thạch Lam.
Hiện thực xã hội đương thời được Thạch Lam phản ánh trong “ Hai đứa trẻ” là cảnh
đời đơn điệu, hắt hiêu ở một phố huyện nhỏ, nghèo nàn, xa xôi hẻo lánh lúc chập choạng tối


và khi đêm về. Với những nhân vật bé nhỏ ( loại nhân vật trung tâm trong văn học hiện thực
phê phán nói chung); cử chỉ lặng lẽ, chậm chạp, nói năng kiệm lời và giọng thấp như hòa lẫn


hơi thở dài. Tất cả đều vô vọng, bế tắc. Đó là : “ mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi
lom khom trên mặt đất, đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh mẩu nứa, thanh tre, hay bất kỳ cái gì
có thể dùng được của người bán hàng để lại..”; là chị Tý ban ngày mò cua bắt tép, tối đến ra
đường dựng cái hàng chè tươi, lèo tèo leo lét ngọn đèn dầu “ chả kiếm được bao nhiêu, nhưng
chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm…”, một gánh hang phở rong ế khách và
một đám hát xẩm còn ế hơn. “ Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau trắng để ở
trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách (…) vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy
tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt
những rác bẩn vùi trong cát ven đường.” Họ ở vị trí tiền cảnh của bức tranh đời buồn thảm,
mờ mờ lay động. Họ như cái bong hồn nhiên, câm lặng, vô tư trước cái khốn khó của đời
mình. Họ như không ý thức được nỗi khổ đau nên họ không có khát vọng thay đổi.
Trong nhưnngx mảng đời sống câm lặng ấy, nổi lên hình ảnh chị em Liên – An. Đây là
nhân vật chính của truyện, là đốm lửa hồng an ủi cho cái kiếp buồn tẻ giống như ngọn đèn
sang giữa cái phố huyện tối om này. Có thể nói, tác giả đã hóa than vào hai nhân vật này.
Cũng chính vậy mà “ Hai đứa trẻ” trở thành một loại truyện tâm tình rất hiện đại ( Xuân Diệu
với hai truyện: “ Phấn thông vàng” và “ Tỏa Nhị Kiều” cũng dạng này). Tác giả đã miêu tả
diễn biến tâm trạng của Liên trong sự biến chuyển của thời gian : ánh sáng hoàng hôn, đến
bóng tồi và đêm khuya. Như vậy, hiện thực ở đây hiện lên qua tâm trạng của nhân vật Liên.
Nó khác kiểu mô tả nhân vật, phản ánh hiện thực của các nhà văn hiện thực phê phán khác
đương thời. Ở những nhà văn như Nam cao, Nguyễn Công Hoan…họ tiến hành phân tích một
cách tàn nhẫn, nghiêm khắc đối với hiện thực. Họ phân tích chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
Nhân vật trung tâm của truyện là những con người nhỏ bé (và đây cũng là nhân vật phổ biến
trong văn học hiện thực phê phán). Chính sự khác biệt này mà nhân vật của Thạch Lam cứ âm
ỉ, day dứt trong lòng người đọc.
Trái hẳn với những nhân vật như: chị Tý, vợ chồng bác xẩm…Liên - An còn ý thức
được nỗi đau số kiếp, còn có một khát khao thay đổi. Chị em: “Liên và em cố thức vì cớ khác,
vì muốn được nhì chuyến tàu”, được nhìn thấy toa đèn sang trưng và đoàn tàu chạy về phía


ánh sang phố phường, nghĩa là ánh sáng văn minh.Tuy nhiên đó chỉ là niềm vui ngắn ngủi và

sự buồn tẻ lại lấp tràn cái “ cửa hang tạp hóa nhỏ xíu” của chị em Liên. Bởi đời sống ngày
một khó khăn, “ chả kiếm được bao nhiêu. Ngay cả “ ngày phiên chợ mà cũng chẳng ăn thua
gì” thì “sớm với muộn” cũng không có ý nghĩa gì: “ chuyến tàu đêm nay không đông như mọi
khi, thưa vắng người và hình như kém sang hơn”. Phải chăng đó là hiện thực sinh động của xã
hội thực dân Pháp “tươi đẹp” như thế sao? Hiện thực xã hhọ đương thời là vậy, và ý nghĩa tố
cáo cũng chính là đây.
Khi đọc “ Hai đứa trẻ”, tôi rất tâm đắc về không gian nghệ thuật của Thạch Lam đưa ra.
Đó là sự xuất hiện nhiều làn bóng đêm trong truyện:một “bà cụ đi lẫn vào bóng tối (…),
những bóng người về muộn từ từ đi trong đêm (…). Trống cầm canh(…) tung lên một tiếng
ngắn, khô khan, không vanng động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối…”. Bóng tối bao trùm
lên thế giới nhân vật, nó như là hình người sống lay lắt, mòn mỏi trong cái xã hội “ đen như
mực” (“Tắt đèn” Ngô Tất Tố) đương thời. Nhân vật có buồn nhưng không biết khổ đau, vì họ
đau qua nhiều, chịu đựng mãi nên nó chai lì và thành thói quen. Hiện thực này là hiên thực
của những kiếp người sống mòn mỏi trong một xã hội trì trệ, tù túng, của một cái ao đời tù
hãm, phẳng lặng “ đã nổi váng lên”.
Bóng đêm thì như vậy! Ánh sáng thì sao? “Một khe ánh sáng(…), một chấm lửa nhỏ và
vàng lơ lửng đi trong đêm tối(…), giờ chỉ còn ngọn đèn của chị Tý và cái bếp lửa của Siêu
chiếu sanngs một vùng đất cát (…). Rồi, “ những con đom đóm(..), cái chấm nhỏ của chiếc
đèn xánh…”. Tất cả nhỏ nhoi, bé tẹo, yếu ớt, như kiếp người đang lụi dần vậy.
Hiện thực cảnh đời của chị em Liên vả chăng là nguyên mẫu một đoạn cuộc đời thơ ấu
của Thạch Lam ở phố huyện Cẩm Giang ? Trong “Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường”, tác giả
có viết “ mẹ tôi xin được một khoảng đất ngay giữa phố huyện, bên kia là mấy hiệu khách
lớn. Đằng sau nhà là đường xe hỏa (…). Mẹ tôi giao cho hai chị em tôi coi hàng, cửa hàng
chỉ có bán rượu, ít bánh kẹo, thuốc lào (…). Tối đến, hai chị em phải ngủ lại để trông hàng”.
Thạch Lam thường hóa thân vào nhân vật như vậy.
Chính vậy mà hiện thực cảnh đời buồn tẻ, vô vọng ở một phố huyện nhỏ trong truyện “
Hai đứa trẻ” có một ý nghĩa khái quát không nhỏ. Nó đã tái hiện sự trì trệ, tù hãm của xã hội


Việt Nam đương thời. Cái xã hội có nhiều chàng trai phải “ sống mòn”, có nhiều cô gái vẫn

phải đi đứng, cử động nhưng thực chất không còn hiện hữu, kiểu như “ hai cô ngồi trong một
buổi chiều rất đỗi ngẩn ngơ, một buổi chiều triền miên của sự vật và linh hồn, một buổi chiều
trong nhà và trong tâm lý. Lạ quá(…), tôi thương hai cô như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng
lạnh khi chiều giăng lưới ra muôn gốc cây. Buổi chiều của hai cô mờ nhạt và kéo dài(…).
Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư..”( “ Tỏa Nhị Kiều”- Xuân Diệu). Cái cảm giác
về “ao đời phẳng lặng”, về “cuộc đời tẻ nhạt như tàu không đổi chuyến”:
“ Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui vẫn từng ấy mặt người.
Vì quá thần nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy mà thôi”
(“ Quanh quẩn”- Huy Cận)
Như phần đặt vấn đề, yếu tố hiện thực và lãng mạn trong “ Hai đứa trẻ” đan xen với
nhau. Yếu tố lãng mạn của truyện trước hết là cái nhìn duy cảm trong nhân vật Liên, là dòng
tâm trạng của con người. Đây là trục cảm trung tâm của truyện. Cái tôi lãng mạn của nhà văn
được diễn đạt qua nội tâm của nhân vật Liên, “có lúc buồn man mác”, không chỉ vì lý do nhân
thế tẻ nhạt, mà do như còn đã cảm nhận được những điều nhắn nhủ vô ngôn của tạo hóa: con
người hãy tự hiểu về sự hữu hạn của sinh mệnh trước thời gian vô tận. Đây là tâm trạng của
nhân vật Liên khi bóng tối đang lan dần: “ chiều, chiều rồi (…)Liên ngồi yên lặng bên mấy
quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào
tâm hồn ngây thơ của cô. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy tâm hồn buồn man mác trước
cái giờ khắc của ngày tàn (…), và, con người cũng hãy tự hiểu về than cát bụi trước không
gian vô hạn : “An và Liên lặng người nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau
ông Thần Nông, vũ trụ đằm thắm, bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa
lạ…”. Cảm nhận của nhân vật Liên về số phận con người được diễn đạt qua mối quan hệ giữa
con người với thiên nhiên và vũ trụ, đây cũng là đặc trưng của văn học lãng mạn. Trong khi
đó, văn học hiện thực phê phán lại thiên về cảm nhận tính xã hội của con người, tức là quan hệ


giữa người với người. Mảnh linh hồn nhỏ bé của cco bé nơi phố huyện hiu hắt cũng mang một
nỗi buồn thiên cổ như các nhà văn lãng mạn vẫn cam nhận:

“ Chỉ biển trời xanh, chẳng bến trời
Mắt nhìn them rợn ánh khơi vơi,
Trăng ngà lặng lẽ như buông tuyết
Trong suốt không gian tĩnh mịch đời…”
( “ Buồn trăng”- Xuân Diệu)
Điều đó có nghĩa: trong tấm “linh hồn nhỏ” của cô bé ngụ cư nơi phố huyện đìu hiu
không hẳn không vương vấn chút “ mang mang thiên cổ sầu” của tác giả “ Lửa thiêng”, của
não trạng lãng mạn chủ nghĩa nói chung.
Cuối cùng, hình ảnh con tàu đêm là một điểm sang của tác phẩm, là nỗi chờ đợi của chị
em Liên, để được nhìn thấy nó đang đi về phía ánh sáng của văn minh, ánh sang của những gì
mới mẻ. Hình ảnh đó được diễn đạt trong tác phẩm tuy có mơ hồ, nhưng là khát vọng một sự
thay đổi nào đó đối với miền đất u buồn và nghèo khổ. Giá trị của yếu tố lãng mạn trong tác
phẩm chính là ở đó.
Với cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác, thi vị; những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn
dễ rung động “như cánh bướm” thủ thỉ trong truyên ngắn “ Hai đứa trẻ” nói riêng, trong văn
phong Thạch Lam nói chung, và ta cũng có thể xem như một biểu hiện của tính cách Việt
Nam- những người Việt duy cảm, “ giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn
luân lý” đã tạo ra “ một thứ nhân văn sống cảm nhiều hơn là suy nghĩ” ( Hoài Thanh). Những
người Việt Nam khoan hòa, nhỏ nhẹ hằng tâm niệm : “ thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm
lâu”. Đấy chính là giá trị hiện thực và lãng mạn trong “ Hai đứa trẻ” mà Thạch Lam đem đến
cho người đọc.



×