Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những bài văn bài hai đứa trẻ thạch lam ngữ văn 11 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.44 KB, 5 trang )

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
2 BÀI VĂN MẪU “PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NHÂN ĐẠO
CỦA TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ”

BÀI VĂN SỐ 1:

Cảnh vật và con người được miêu tả trong tác phẩm và qua diễn biến tâm trạng
Liên, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chứa đựng nội dung hiện thực và giá trị nhân đạo sâu
sắc.
1. Tác phẩm là bức tranh chân thực và đượm buồn về một miền đất, nơi đó có
những miền đời bị rơi vào quên lãng.
a. Miền đất bị quên lãng ấy là một phố huyện nghèo, cái phố huyện nhỏ bé, xa
vắng với phiên chợ tiêu điều. Ga xép đêm đêm xình xịch một chuyến tàu chạy qua, chiếc
đèn dầu tù mù của những chõng hàng nước.
Miền đời bị quên lãng ấy là những kiếp người tàn bị lãng quên như mẹ con chị Tí,
vợ chồng bác xẩm, bà cụ Thi điên, hai chị em Liên,…Những con người nơi phố huyện,
họ có những số phận khác nhau nhưng ai cũng nheo nhếch, cũng lam lũ tội nghiệp như
nhau. Người lớn như những cái cây héo hắt, trẻ em như những mầm cây còi cọc. Những
cảnh vật, con người được miêu tả trong phố huyện là những cảnh vật chi tiết quen thuộc
thường có quanh ta. Vậy mà dưới ngoì bút Thạch Lam chúng trở nên gợi cảm biết bao.
b. Làm nên sự hấp dẫn này, một phần quan trọng là bởi ngòi bút hiện thực của
Thạch Lam đậm chất trữ tình.
Nhà văn viết về cảnh đời, cảnh người nơi phố huyện bằng chính kí ức tuổi thơ của
mình. Thạch Lam có những năm tháng tuổi thơ sống ở phố huyện Cẩm Giàng (Hải
Dương). Ngày ấy trước cách mạng nó còn là một phố huyện nhỏ, nghèo nàn xa vắng. Khi


đặt bút viết, những kỉ niệm tuổi thơ đã hiện về nguyên vẹn trên từng con chữ. Mỗi chữ
đều phập phồng nhịp điệu trái tim giàu lòng trắc ẩn của nhà văn làm xúc động lòng
người.
2. Làm nên tầm vóc bất tử với thời gian của “ Hai đứa trẻ” không chỉ ở giá trị hiện


thực mà còn ở giá trị nhân đạo sâu sắc.
a. Trước hết là niềm thương cảm của nhân vật giành cho những số phận nhỏ bé vô
danh chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đó là những số phận không bào gìơ biết đến
ánh sáng của hạnh phúc. Sống trong cuộc đời buồn tẻ tối tăm đang có nguy cơ bị chôn
vùi, lãng quên.
Với truyện ngắn này Thạch Lam như muốn rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh xã hội
đừng quên những con người nhỏ bé, vô danh, những kiếp người tàn như mẹ con chị Tí,
vợ chồng bác Xẩm, chị em Liên. Họ có thể vô danh nhưng đừng để họ thành những cuộc
đời vô nghĩa.
b. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm phải chăng là con tinh thần nhân đạo sâu sắc
này:
-

Cuộc sống dù tăm tối nghèo khổ đến đâu cũng không dập tắt được khát

vọng và hi vọng của con người. Trong hoàn cảnh tăm tối, bế tắc, những con người nơi
phố huyện vẫ mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.
Chuyến tàu qua huyện chỉ trong khoảnh khắc nhưng cũng đủ khuấy động niềm mong mỏi
về một sự đổi thay.
-

Chị em Liên chờ tàu là một nỗ lực vươn lên để bám vào cái phao tinh thần ,

đề khỏi chết chìm trong phố huyện nghèo như caí ao đời bằng phẳng. Hai đứa trẻ vừa
đáng thương, vừa đáng trân trọng. Chúng đáng thương vì hai mầm cây mới lớn đã còi cọc
bời hoàn cảnh, chúng đáng được trân trọng bởi vì 2 mầm cây còi cọc trên mảnh đất khô
cằn vẫn cứ hi vọng vào ngày mai đơm hoa kết trái.
c. Bước phát triển của tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930
– 1945.



Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Nhà văn ý thức được ý nghĩa sự tồn tại mỗi
cá nhân, trong cuộc đời đã là con người thì dù là ai đi nữa, nghèo hay giàu, vô danh hay
nổi tiếng thì cũng có quyền sống có nghĩa và sống hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo khẳng
định sự thức tỉnh ý thức cá nhân cũng có trong nhiều tác phẩm xuất hiện cùng thời Hai
đứa trẻ: Trong truyện ngắn “ Toả nhị kiều “, Xuân Diệu phủ nhận lối sống không cá tính,
bản lĩnh: lối sống của Quỳnh và Dao với hoạ sĩ Phan cái gì cũng lỡ cỡ. Đó là lối sống
quẩn quanh trong một buổi chiều tà. Đó là những con người sống cuộc sống vô nghĩa, họ
tồn tại như không có mặt trên đời. Nam Cao qua truyện ngắn “ Đời thừa” lại lên tiếng đòi
quyền sống có nhân cách, có ích cho mọi người.
Trong sự phát triển chung của tinh thần nhân đạo ấy, Thạch Lam cũng đã
hướng ngòi bút về những con người nhỏ bé, vô danh để nói lên cả những đau khổ và
những khát vọng chân chính ở họ.


BÀI VĂN SỐ 2:

- Tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ: Hai chị em Liên và An được mẹ giao cho trông
coi một của hàng tạp hoá nhỏ ở một phố huyện nghèo; hai chị em ngày nào cũng vậy,
cảm nhận cảnh thiên nhiên và cuộc sống của phố huyện nghèo từ thời khắc chiều tàn đến
đêm. Chúng cố thức để đợi chuyến tàu đi qua rồi mới ngủ dù không chờ đợi ai ở chuyến
tàu và cũng chẳng trông mong gì vào khách mua hàng.
-

Truyện diễn biến theo ba đoạn, ba khoảnh khắc thời gian: Chiều tàn nơi phố

huyện, màn đêm dâng đầy phố huyện và cảnh đoàn tàu đến và đi qua phố huyện.
+ Phố huyện lúc chiều tàn cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều thật buồn,
xơ xác, tàn lụi. Đó là một cảnh sống không tương lai, con người như chìm dần vào trong
bóng tối của ngày tàn.

+ Màn đên dâng đầy và lấp kín phố huyện nghèo. Cuộc sống hiện ra quẩn quanh
và đơn điệu, nghèo và đang sa sút của những cư dân phố huyện. Ngày nào cũng có bằng
ấy con người, bằng ấy công việc nhưng họ đều ế khách và mòn mỏi mong chờ một điều
gì sẽ đổi khác nhưng chưa thấy.
Họ – những con người nơi phố huyện như những ngọn đèn con giữa đêm tối mênh
mông của cuộc đời xã hội cũ.
- Cảnh đợi tàu diến ra theo một logic tâm lý. Cả một ngày buồn chán chứng kiến
phố huyện xác xơ chìm dần vào bóng tối. Cuộc sống không tương lai, không hi vọng,
không ánh sáng khiến cho con người khát mong thoát ra khỏi “ cái ao đời bằng phẳng”
ấy.
- Hai chị em cố thức để nhìn ngắm chuyến tàu vì đó là hoạt động cuối cùng của
đêm khuya, quan trọng hơn là trong khoảnh khắc chúng được sống một thế giới khác –
thế giới của ánh sáng, sự giàu sang và sự sống thật đáng sống. Đoàn tàu còn đến từ Hà
Nội, nó gợi lại kí ức tuổi thơ êm đềm tươi đẹp và ấm áp bên cha mẹ.


- Tấm lóng nhân đạo của nhà văn: cảm thông và xót thương vô hạn đối với những
cuộc đời không biết đến ánh sáng và hạnh phúc, đặc biệt là cõi lòng thương cảm sâu sắc
đối với những “ tuổit thơ bị đánh cắp”. Nhà văn gửi đến một thông điệp: Hãy sống một
cuộc đời đầy ý nghĩa, hãy luôn vươn lên và nghĩ tới tương lai tốt đẹp cho dù thực tại đang
tối tăm.mòn mỏi. Đây là giá trị nhân văn, nhân bản đáng quý của truyện ngắn này.



×