Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những bài văn bài hai đứa trẻ thạch lam ngữ văn 11 (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.03 KB, 8 trang )

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
BÀI VĂN MẪU “BỐN GÓC NHÌN VỀ HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM”

BÀI LÀM:

1. Góc nhìn đầu tiên: Liệu chúng ta có thể dửng dưng?

Trên thị trường đã có những cuốn sách viết về việc học văn của các nhà văn. Còn
việc dạy văn với họ thì sao? Tìm lời giải cho câu hỏi này, chúng tôi mời bốn hội viên Hội
Nhà văn Việt Nam: Thai Sắc, Nguyễn Hoàng Sơn, Phạm Quang Trung, Trần Quốc Toàn,
những người đã từng dạy dưới trường, đã quản lí chuyên môn ngữ văn trên sở và cả
những người chưa từng cầm viên phấn - như nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn - cùng bàn về
cách cảm thụ, chỉ một truyện ngắn, truyện Hai đứa trẻ trong sách giáo khoa Văn học 11
(tập 1). Bằng cách làm này, VanVN.Net muốn tạo ra cầu nối giữa những nhà văn - người
tạo ra văn liệu giáo khoa với những thầy giáo người truyền tải văn liệu ấy.
Kết thúc tác phẩm là giấc ngủ của Liên "trong tĩnh mịch và đầy bóng tối” giữa
cuộc đời chật hẹp như chiếc đèn của chị Tý chỉ đủ "chiếu sáng một vùng đất nhỏ". Cuộc
sống đơn điệu, buồn tẻ, in hằn lên nếp sống, nếp nghĩ của trẻ thơ. Cái nhìn của Thạch
Lam thật tinh tường! Tấm lòng của Thạch Lam thật bao dung! Tác phẩm vang lên lời kêu
cứu. Vâng, hãy cứu tâm hồn nhỏ dại của trẻ thơ khi chưa quá muộn. Đến giờ tiếng kêu
khẩn thiết cất lên từ những năm 30 ấy vẫn còn nguyên giá trị.
Vậy là giá trị nội dung của Hai đứa trẻ thật lớn lao và đặc sắc. Cái hay là ý nghĩa
xã hội và tư tưởng cao sâu, độc đáo ấy lại được gửi gắm trong một câu truyện đơn giản
tới mức có thể nói là không có gì đặc biệt. Đó là những câu chuyện sinh hoạt thường
ngày của những người lao động lam lũ xoay quanh quầy hàng tạp hóa của chị em Liên
vào một buổi chiều tối tại một phố huyện nơi có tuyến đường sắt từ Hà Nội đi qua. Đúng
vậy, rất đơn giản, tưởng như không có gì đáng nói, đáng nhớ. Thế nhưng tài năng nghệ


thuật dường như bắt đầu từ đấy. "Anh có một biệt tài quý giá là tìm được ngọc trai trong
bất kì rãnh nước nào” - một nhà thơ nói về văn hào Anđécxen như vậy. Cái khó ở đây là


phải phát hiện ra những điều ẩn chứa bao ý nghĩa sâu xa. Không lấy làm lạ khi nhà văn
đưa ta tới một vùng quê vắng lặng vào một buổi chiều tàn dần chuyển sang đêm ngập
tràn bóng tối. Dựng cảnh, người viết dụng tâm đặc tả hai phương diện này: sự buồn tẻ
của âm thanh và sự tăm tối của không gian. Thật ra không phải không có tiếng động và
ánh sáng. Có điều, cùng với sự vận hành của thời gian, cảnh tượng cứ nhạt dần, cứ vắng
dần. Không có thì tương lai, tồn tại trong các tác phẩm chủ yếu là thì hiện tại và một phần
là quá khứ... Sự tương phản giữa trước và nay, giữa chiều và đêm thật rõ. Trước kia, phố
chợ đông vui, sáng sủa hơn nhiều: Còn giờ đây? "Họ đóng cửa cả rồi... Im lặng và tối
đen như ngoài phố". Đặc biệt là thực tại trong tâm tưởng của Liên. Kí ức với cô là Hà
Nội "sáng rực vui vẻ và huyên náo". Hiện tại với cô là "đêm của đất quê và ngoài kia,
đồng ruộng mênh mang và im lặng". Đáng buồn thay, con người hướng về không phải là
ngày mai mà là quá vãng của ngày hôm qua để mơ tưởng và tiếc nuối. Hôm nay khác biệt
với hôm trước, hôm trước nữa theo chiều suy giảm. Vẻ đông vui, nhộn nhịp, sáng sủa,
tươi tắn... tồn tại ở phía sau. Một quá khứ vàng son! Mà đâu cần nhìn xa, giữa chiều và
đêm cũng khác nhau nhiều lắm. Lúc chập tối "các nhà đã lên đèn rồi, đèn treo trong nhà
bác phó Mỹ...”để chưa đến 9 giờ "tất cả phố sá trong huyện đều thu nhỏ lại nơi hàng
nước của chị Tý". Cuộc đời cứ thế mòn mỏi dần theo năm tháng. Người ta chỉ còn biết
đọc truyện cổ tích để tiếc nuối quá khứ và lãng quên hiện tại.
Nhìn nghe cho kĩ thì trong thời khắc hiện tại không phải hoàn toàn im ắng và tối
tăm. Có tiếng ếch kêu văng vẳng theo gió từ ngoài đồng thổi vào; có tiếng cười khanh
khách điên khùng của bà cụ Thi; có tiếng đàn bầu của bác Sẩm bần bật trong yên lặng...
Đặc biệt tiếng đoàn tàu "sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”rầm rập đi tới rồi lại rầm
rập qua nhanh như "đã đem một chút thế giới khác đi qua". Đó là âm thanh, còn ánh
sáng? Có ngọn đèn lay động trên chõng của chị Tý; chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng mất đi
rồi lại hiện ra của gánh phở bác Siêu đi trong đêm tối; và còn ngọn đèn vặn nhỏ như hạt
đậu thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa của Liên nữa. Và nếu cần kể thêm thì phải


kể tới những vệt sáng của những con đom đóm "bay là là trên mặt đất hay len vào cành
cây". Chấp chới và mơ hồ quá! Có sáng chăng là vẻ lấp lánh của hàng ngàn ngôi sao trên

bầu trời. Ánh sáng nơi trời cao, xa xăm và cách biệt. Giá chỉ một màn đêm đen tối, một
không gian hoàn toàn tĩnh lặng có lẽ sẽ hơn chăng? Nhưng đó lại là cuộc sống mà tuổi
thơ của những Liên, của những An phải cam chịu, phải chấp nhận. Sinh động mà bi đát,
khắc khoải làm sao! Gấp truyện ngắn lại, tôi còn như trông thấy bé An từ trong gian hàng
nóng nực và đầy muỗi đi ra. Thế rồi An ngồi xuống chiếc chõng tre, " chiếc chõng nan
lún xuống và kêu cót két". Cuộc sống sớm dấn thân vào những lo toan vật chất thường
ngày đã tác động tới tâm hồn trẻ thơ từ nhiều phía và làm cho chúng trở nên cằn cỗi, trở
nên vị kỉ - trẻ thơ không còn là trẻ thơ nữa. Mà qui luật của cuộc đời lại vốn ngặt nghèo:
hoa không mọc thì cỏ dại sẽ tươi tốt. Liệu chúng ta có thể dửng dưng?
2. Góc nhìn thứ 2: “Rằng hay thì thật là hay” nhưng…

1/Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, không hiểu đương thời khi Thạch Lam công bố tác
phẩm lần đầu (1937?) thì được công chúng đánh giá như thế nào, nhưng 20 năm sau
(1957) vẫn được Nguyễn Tuân khen lắm. Nguyễn viết: “Truyện Hai đứa trẻ có một
hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng
lên một cái gì còn ở tương lại. Đây là một mẩu sinh hoạt hàng ngày và kéo dài của hai
chị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một cái phố huyện, gần một cái
ga xép. Đêm đêm có những bóng người bình thường lù mù đi qua trước gian hàng.
Những bóng người ấy cũng lù mù như nhiều chấm lửa ở những nguồn ánh sáng quanh
quất nơi phố huyện. Trong cái bốn bề chìm chìm nhạt nhạt, bỗng có những tiếng động
mạnh và những luồng ánh sáng mạnh của một chuyến xe lửa kéo qua hàng ngày. Hai chị
em đứa trẻ ngày nào cũng chờ một chuyến tàu đêm kéo qua rồi mới chịu đóng cửa hàng.
Nơi thế giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã
thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn
về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”(Thạch Lam - Dưới bóng hoàng lan, Nxb
Kim Đồng, 2/2006, tr 283-284). Nếu tôi nhớ không lầm thì thời điểm Nguyễn viết những


lời này (1957) là trước khi xảy ra vụ án Nhân văn Giai phẩm (1958), trong loạt sách do
ông Minh Đức xuất bản. Như vậy ta có thể tin vào sự thành thực của Nguyễn.

2/Tôi đọc đi đọc lại truyện ngắn Hai đứa trẻ, tất cả 4 lần. Lại đọc hết cả tập Dưới
bóng hoàng lan và tập bút kí Hà Nội băm sáu phố phường. Quả là người đọc không lầm,
văn Thạch Lam có số phận dài lâu hơn hai ông anh là Nhất Linh và Hoàng Đạo, dài lâu
hơn cả người cùng thời và cùng văn đoàn với ông là Khái Hưng? Chất thơ trong văn
Thạch Lam thật thấm thía “Chiều, chiều rồi. một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch
nhái kêu ran ngoài đồng theo gió nhẹ đưa vào…”. Đây nữa “Trời đã bắt đầu vào đêm,
một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần
dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng
cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng…” Thạch Lam rất biết mức độ, ông không đem những
suy tưởng của người lớn gán cho những đứa trẻ “Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh
nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay len vào
cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt
theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí
mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về
quãng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tý…”.
Đọc đoạn văn này, tôi bỗng nhớ khi còn là một chú bé con, sau một đêm đập lúa, cùng
các ông chú ra tắm sông khuya, thường ngồi trên bờ cát, ngắm bầu trời lồng lộng và chi
chít sao, lòng hoang mang những suy nghĩ không cùng.
3/Đọc lại truyện ngắn này, “rằng hay thì thật là hay”, nhưng tôi không ngăn được
câu hỏi: liệu các @ thời nay có còn thích nó, như nhà văn lớn Nguyễn Tuân, như thế hệ
tôi từng thích hay không?
3. Góc nhìn thứ 3: Vì sao tên truyện ngắn không là hai chị em?

Sự nhầm lẫn phải đính chính của nhà thơ Trần Quốc Toàn trong email gửi cho tôi
- gọi tên truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam là Hai chị em (tôi cũng đã gọi nhầm nhiều
lần và nhiều bạn dạy Văn khác băn khoăn cũng từng bị tổ trác như vậy!) - như một gợi
hứng tình cờ, xin viết đôi dòng, lạm bàn về lí do vì sao nhà văn của những truyện ngắn


trữ tình đượm buồn lại cắc cớ đặt tên là Hai đứa trẻ, khiến dân văn chương thường gặp

phải tình huống nhầm lẫn lạ kì ấy.
Quả thật, đọc toàn bộ văn bản truyện ngắn, duy nhất một lần, Thạch Lam viết cụm
danh từ hai đứa trẻ (ngoại trừ một lần khác, ông gọi mấy đứa trẻ, nhưng để chỉ lũ trẻ nhặt
rác ngoài sân chợ). Còn lại, ông toàn dùng các cụm danh từ khác để gọi hai nhân vật
chính của truyện: hai chị em (14 lần); chị em Liên (03 lần); An và Liên (03 lần); Liên và
em (01 lần)…
Nếu luận lí một cách thông thường và nông nổi, căn cứ vào tần suất xuất hiện cụm
từ hai chị em, diễn biến cốt truyện, sự phát triển tính cách chủ đạo của nhân vật, lối xưng
hô mọi người dành cho Liên…, tên truyện ngắn phải là Hai chị em mới có vẻ phù hợp và
sát thực. Vậy vì sao Thạch Lam lại đặt tên truyện ngắn của mình là Hai đứa trẻ? Lí giải
điều này không dễ chút nào, nếu suy diễn và áp đặt một cách vu vơ, thiếu căn cứ, hóa ra
chúng ta làm hại Thạch Lam hơn là tôn vinh ông! Nhưng đây là một hiện tượng đặc biệt,
chắc chắn ám ảnh ít nhiều tín hiệu nghệ thuật nào đó, nên cần tìm hiểu đôi chút, những
mong sẽ khám phá được điều gì?
Nhân vật An, đích thực 100% là đứa trẻ, thôi không bàn. Riêng nhân vật Liên, có
thật là một trong hai đứa trẻ không, cần thiết phải xem xét. Trước hết, ngay với Thạch
Lam, trong thẳm sâu cảm xúc nghệ thuật và ý tưởng sắp xếp câu chuyện, nhân vật, tình
tiết… dường như về mặt hình thức, ông coi Liên là một người lớn đúng nghĩa. Bằng
chứng là trong toàn bộ văn bản, ông đều gọi Liên hoặc bằng tên hoặc bằng danh từ chị
một cách trân trọng, nâng niu. Ở nhiều tình tiết cốt truyện, Liên xuất hiện chững chạc và
có chiều sâu của một người lớn. Mở đầu tác phẩm, Liên không thể là một đứa trẻ khi
không hiểu sao… thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Chỉ có thể là
suy tư của một người lớn khi Liên mải ngồi nhìn phố quên mất lời mẹ dặn đóng cửa hàng
lúc có trống thu không, bởi mẹ đã coi Liên là người đáng tin, giao cho Liên trông coi cửa
hàng. Bản thân Liên cũng tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang. Cõi tâm hồn Liên
yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu, trước đêm và thiên nhiên bí ẩn, hoàn
toàn là tâm hồn của một người lớn… Rồi lối xưng hô của mọi người với Liên cũng là lối


xưng hô với một người đồng đẳng: chị Tí gọi Liên bằng cô (như gọi em gái chồng), cụ

Thi gọi Liên bằng cô bé (như gọi một thiếu nữ thành niên) hoặc em (như gọi một người
em, tự xưng chị)… Nghĩa là, nói chung mọi thứ liên quan đến nhân vật Liên trong truyện
ngắn này, khiến độc giả có rất ít khả năng cảm nhận nhân vật này như là một đứa trẻ, nếu
chưa đọc đoạn kết với tư cách đồng sáng tạo và không đọc đi đọc lại nhiều lần để tìm ra ý
tưởng sâu xa mà Thạch Lam gửi gắm ở đây cũng như nơi tên tác phẩm.
Rõ ràng, Thạch Lam có dụng ý nghệ thuật khi đặt tên truyện là Hai đứa trẻ mà
không phải là Hai chị em. Thứ nhất, Hai chị em không khu biệt một cách rõ rành độ tuổi
vị thành niên của hai nhân vật chính như Hai đứa trẻ - điều mà Thạch Lam muốn đụng
đến và gửi gắm ý tưởng sâu xa vào đây. Dù tác giả vẫn chỉ gọi nhân vật Liên như một
người lớn nhưng trong thẳm sâu trái tim ông, ông luôn muốn Liên vẫn mãi là một đứa trẻ.
Vì sao vậy? Bởi vì, chỉ có thể là đứa trẻ thì nhân vật Liên (cùng An) với tâm hồn
trong trắng, giàu khát khao vươn tới những gì mới mẻ, sáng sủa mới có thể tương phản
hoàn toàn với thế giới cũ mòn, già nua, tối tăm nơi phố chợ về đêm ấy. Chỉ có thể là đứa
trẻ thì nhân vật Liên (cùng An) mới có thể tạo ra sự thương xót, cảm thông sâu sắc nơi
tác giả cũng như từ độc giả về cảnh sống thanh bình một cách cực nhọc, yên hàn một
cách buồn bã và quẩn quanh, lặng lẽ của một lớp tuổi thơ nông thôn thời ấy. Cho nên, ở
đoạn sau của truyện ngắn, thực ra việc chờ đoàn tàu có lẽ chủ yếu chỉ dành cho nhân vật
An thì cuối cùng, tác giả cũng phải đưa cả nhân vật Liên vào bằng một hành động mạnh
mẽ: Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua. Có thể nói, đây là bóng dáng đứa trẻ
ấn tượng nhất của nhân vật Liên mà Thạch Lam dựng nên trong tác phẩm này. Nhân đây,
một lần nữa, ta nhận ra qui luật vĩnh cửu của tâm hồn con người: trong một người lớn bao
giờ cũng có một đứa trẻ tồn tại với những ước mơ hồn nhiên, trong sáng, thiêng liêng. Và
cái ranh giới người lớn - đứa trẻ thường khi rất mong manh, khó phân định, nhất là ở độ
tuổi vị thành niên, dậy thì…
Có thể thấy rõ tài dụng quân của Thạch Lam ở truyện ngắn này qua mấy điều ghi
ra ở trên. Cả tác phẩm, hai nhân vật chính hầu hết được gọi là hai chị em, chị em Liên,
An và Liên, Liên và em… nhưng tên truyện ngắn phải cứ là Hai đứa trẻ. Bởi vì, ở đây tác


giả không chủ ý nêu cao chủ đề tình cảm con người (tình cảm chị em) mà là tập trung vào

ý tưởng mô tả chân dung thời cuộc (đời sống thấm đẫm màu sắc bi kịch của con người,
nhất là lớp trẻ thơ). Lí luận văn học một thời gọi tên tác phẩm chính là chủ đề, đại ý hay
gợi ý của toàn tác phẩm là vậy!
Thông số ngữ dụng học khiến không ít người ám ảnh và nhầm lẫn, đọc là Hai chị
em. Xét kĩ mới thấy quả là siêu phàm khi nhà văn đặt tên truyện ngắn này là Hai đứa trẻ.
4. Góc nhìn thứ 4: phép tối sáng trên sàn diễn truyện ngắn

Thạch Lam chấm hết thiên truyện của mình bằng hai chữ bóng tối: "...Liên ngập
vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối".
Bóng tối cũng chính là chữ, ngay từ những dòng đầu của thiên truyện, ngay từ câu văn
đầu tiên dành cho nhân vật chính, tác giả đã gửi vào đôi mắt của chính nhân vật này như
gieo một mầm tư tưởng, như ém một phục bút: "...đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần".
Từ đây, bóng tối sẽ ngập đầy dần cho tời khi đầy kín tác phẩm.
Thạch Lam đã chủ động nhốt, nén, dồn ép nhân vật của mình vào bóng tối nghệ
thuật để dễ bề thể hiện nỗi thèm khát ánh sáng của họ. Trong nỗi khát thèm ấy, ánh sáng
cao giá hẳn lên. Chỉ một chút ánh sáng rơi xuống những hòn đá nhỏ một bên sáng một
bên tối cũng được nhìn thấy trên đường. Và hầu như mọi thứ làm ra ánh sáng ở cái phố
huyện ấy đều được tác giả huy động. Các loại đèn (đèn treo, đèn Hoa Kỳ, đèn dây, đèn
lồng, đèn ghi, đèn toa sau cùng). Bếp củi. Tàn lửa. Những con đom đóm. Và dải Ngân
hà... Thạch Lam chủ động như một đạo diễn sân khấu, đã cắt đặt vai diễn đâu đó, còn chỉ
đạo cả người phụ trách ánh sáng tắt mở đúng lúc để chiếu rọi, che chắn tạo thêm đất diễn
cho nhân vật. Và thật là lí thú, qua tay người đạo diễn tài ba này, chính ánh sáng và bóng
tối cũng thành vai diễn.
Tất cả ánh sáng nhân tạo, thiên tạo đều như vẽ ra những vạch đích khát vọng của
những nhân vật chính và phụ, đều là biểu tượng lấp lánh của ước mơ. Thứ tự đậm nhạt
của tập hợp ánh sánh ấy tạo ra cung bậc khác nhau của khát vọng, ước mơ. Hai đứa trẻ
(Liên, An và rõ nhất ở Liên) đã hướng khát vọng của mình tới nhiều cung bậc, nhiều


ngưỡng khác nhau, nhưng họ đành phải chấp nhận cái ngưỡng hợp với sức mình, đó chỉ

là chuyến tầu đêm mang lại chút quá khứ, cho dù đó là một quá khứ sáng trưng và lấp
lánh.
Trước đó, hai đứa trẻ chẳng đã thử hướng ươc vọng tới một cõi họ chưa biết,
hướng lên không gian xa vời như một tương lai bí mật và xa lạ: "An và Liên ngước mắt
lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm
thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật, xa lạ và làm mỏi mọi trí nghĩ,
nên chỉ một lát sau chị em lại cúi nhìn về mặt đất...”
Đọc đoạn trích trên, tới chữ mỏi vẫn cứ tưởng tác giả tả thực, nhưng tới chữ cúi thì
giật mình nhận ra, không chỉ tả thực, đó còn là cái cúi đầu có chút gì sâu xa như tượng
trưng, quen quen như ước lệ. Trăm năm, nghìn năm trước, con người đã cúi trong Đường
thi Lý Bạch, và bây giờ đến lượt hai đứa trẻ của Thạch Lam:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(Ngửng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê xưa)
Ngẩng đầu thì xa vời thế, cúi đầu lại gặp một phố huyện tăm tối, một ga xép nhạt
nhòe nơi có bà điên say và gia đình bác xẩm, ngồi, rồi bò, rồi ngủ gục trên manh chiếu
rách, đành ngoảnh đầu như một giải pháp tình thế đón chuyến tầu hằng đêm mang về một
chút Hà Nội sáng rực và lấp lánh. Cho nên chuyến tầu ấy còi đã rít lên vẫn chẳng lấn át
được âm điệu buồn tẻ của thiên truyện đang chìm dần vào bóng tối.



×