Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những bài văn bài hai đứa trẻ thạch lam ngữ văn 11 (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.65 KB, 10 trang )

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
VĂN MẪU: “HAI ĐỨA TRẺ NHÌN TỪ TÌNH HUỐNG TRUYỆN”

BÀI LÀM:

Là một tác phẩm xuất sắc rất điển hình cho loại truyện ngắn - trữ tình của Thạch
Lam "Hai đứa trẻ" đã được phân tích ở khá nhiều bình diện nhiều giá trị đã được khám
phá. Ở bài này người viết muốn đưa ra một cách tiếp cận khác : tiếp cận từ tình thế tình
huống truyện. Nếu như chấp nhận sự phân loại tình huống truyện với ba dạng cơ bản là
tình huống hành động tình huống nhận thức và tình huống tâm trạng thì "Hai đứa trẻ"
thuộc dạng thứ ba. Tức là tình huống đẩy nhân vật đến những biến động nào đó trong thế
giới tình cảm. Nếu có ba kiểu nhân vật là nhân vật hành động nhân vật tư tưởng và nhân
vật ( kiểu con người) tình cảm thì nhân vật chính trong "Hai đứa trẻ" cũng thuộc dạng
thứ ba. Nghĩa là nhân vật chủ yếu được khai thác ở đời sống tình cảm chất liệu chủ yếu
để khắc hoạ nhân vật là tình cảm với những biểu hiện phong phú của nó. Cùng với các
yếu tố khác kiểu tình huống và kiểu nhân vật trên đây đã quyết định đến diện mạo trữ
tình của truyện ngắn này.
1. Cái tình thế nảy ra truyện là hai đứa trẻ trên một phố huyện nghèo. Hai cái mầm
cây nhú lên trên một mảnh đất cằn cỗi bạc màu. Hai mầm sống non tơ trên một nơi không
có sinh khí. Sự trái ngược trái khoáy kia chứa đựng một mâu thuẫn nhân sinh làm day dứt
lòng người cứ gặm nhấm những lo âu về số phận con người. Hình dung như thế ta mới
hiểu vì sao bối cảnh lại là một phố huyện nghèo và vì sao nhân vật trung tâm của câu
chuyện lại là An và Liên.
1.1. Cả thân nhân nhà văn cả những người nghiên cứu đều xác nhận cái phố huyện
này có nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng nơi Thạch Lam từng sống một tuổi thơ
buồn và không ít lận đận. Tuy nhiên qua ngòi bút Thạch Lam nó đã thành một Phố


Huyện viết hoa. Nghĩa là thành một miền đời bị quên lãng. Người ta có thể thấy ở đây
những gì quen gặp nhất thân thuộc nhất ở một phố huyện. Cả những cảnh vật đơn sơ mà
đầy cảm kích. Cả những đồ vật tồi tàn mà gắn bó nặng nghĩa. Cho đến những bóng dáng


thân quen trong cái nhịp đời nghèo nàn và bình lặng của đám cư dân hiền lành chốn phố
huyện chưa khác mấy so với cái gốc quê… Tất cả cứ co mình thu mình trong một bầu
không khí rất đặc trưng của phố huyện thời trước : bầu không khí thiếu sinh khí - hơi thở
của sự sống đang đuối dần héo hắt ảm đạm.
Thạch Lam có một lối cảm nhận và lối điển hình hoá rất riêng. Để gây ấn tượng
thật xót xa và thấm thía về một phố huyện tàn tạ héo úa Thạch Lam đã chọn một thời
điểm sự kiện cảnh vật đồ vật và nhân vật rất hoà điệu ăn nhập với nhau đến kì lạ. Một
ngày tàn kéo dài đến đêm tàn. Một phiên chợ tàn. Một hệ thống cảnh vật và đồ vật tàn.
Trên đó hiện ra những kiếp người tàn. Hãy đi vào từng bình diện ấy. Đúng là mỗi mảnh
đất thường hiện lên cái diện mạo thật của nó vào một thời điểm nào đấy. Với phố huyện
này là lúc chiều tàn. Cứ nắng tắt dần tiếng trống thu không rời rạc vang lên trên chòi canh
nhỏ là phố huyện bắt đầu hiện ra bộ mặt thật của nó. Đó là một miền quê xơ xác tiêu điều
quẩn quanh mòn mỏi. Âm thanh thưa thớt dần ánh sáng yếu ớt dần hơi thở của một ngày
cứ tan rã dần dần theo từng thời khắc. Đến đêm tàn thì cả miền quê như chìm vào màn
đen không đáy "xung quanh đầy bóng tối và sự tịch mịch". Phố huyện bị nuốt dần vào
màn đêm hoang vu thăm thẳm như chìm nghỉm vào hư vô. Thạch Lam tả một phiên chợ
quê vào dịp chính phiên nhưng không để thấy vẻ sầm uất sôi động ; trái lại làm nổi lên tất
cả lèo tèo thưa thớt ế ẩm. Đúng lúc chợ tàn nên hình ảnh sự sống càng tan rã thê lương.
Ngày chính phiên mà thế hỏi rằng những ngày khác còn thảm hại như thế nào ! Cảnh vật
thì một dãy phố với những căn nhà xiêu vẹo tranh tối tranh sáng một nhà ga xép cỏn con
tủi sầu côi cút một vài lều chợ ọp ẹp đứng gá trên bãi rác rưởi một chòm làng trầm lặng
sau rặng tre lêu nghêu trong bóng tà dương một ngôi quán được tả cận cảnh thì phên vách
rách rưới đến nỗi dán cả giấy nhật trình lên cũng không kín…Và đồ vật : có một cái
chõng thì ọp ẹp sắp gẫy ; có một manh chiếu thì xơ xướp ; có một cây đàn thì cũ kĩ còm
cõi ; có một cái chậu sắt tráng men thì rúm ró long lở ; có những ngọn đèn dầu thì đều tù


mù leo lét... Trên cái nền phông cảnh ấy hiện ra những kiếp người tàn. Cả những cư dân
kiếm sống ban ngày lẫn cư dân kiếm sống ban đêm đều là những kiếp người ngoi ngóp.
Những người này vừa lùi vào bóng tối thì những người kia từ bóng tối lần lượt đi ra. Có

cả những kiếp người tàn hoàn toàn theo nghĩa đen của chữ: bác Xẩm bà cụ Thi điên những phế nhân người thì còn đó mà đời đã tàn quá nửa. Phố huyện khác chi một sân
khấu thu nhỏ cả cuộc đời. Con người chường mình ra trên đó có thể đổi vai cho nhau mà
không ai đổi phận được cho ai. "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi
sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ". Không phải họ đang sống mà đang cầm
cự trong vô vọng… Tất cả cái thế giới kia được mô tả một cách tự nhiên kín đáo và sinh
động chúng cộng hưởng với nhau góp phần tạo ra cái bầu không khí ảm đạm tàn héo vây
phủ lên toàn bộ câu chuyện. Và về khuya ở chốn phố huyện kia chỉ còn có bóng tối và sự
tịch mịch hoàn toàn ngự trị.
1.2. Hai đứa trẻ này có nguyên mẫu ngoài đời là chính chị em Thạch Lam trong
những năm thiếu thời khi gia đình còn ở phố huyện Cẩm Giàng. Phải cái đận sa sút hai
chị em đã phải nghỉ học để trông coi một cửa hàng tạp hoá phụ giúp vào việc sinh nhai
của gia đình. Dĩ nhiên khi vào tác phẩm này tất cả đều đã được điển hình hoá. Phải là
Liên một cô gái vừa lớn thì mới có câu chuyện này. Vừa mới lớn nghĩa là lòng còn
nguyên niềm thiết tha sống: cả lòng yêu mến cuộc sống lẫn niềm hăng hái sống đều còn
ăm ắp tinh khôi. Thế mà lại phải sống ở một miền quê cằn cỗi héo úa sự sống đang tàn đi.
Làm sao không trăn trở và mơ tưởng đến một cuộc sống khác được ! Vừa mới lớn nghĩa
là tâm hồn hết sức nhạy cảm. Thức nhận có thể chưa sâu sắc nhưng cảm nhận thì đương ở
độ nhạy nhất của hồn người. Mối liên hệ tinh vi giữa tâm hồn và ngoại giới còn đương
như muôn vàn sợi tơ mong manh và vô cùng mẫn cảm. Nó cho phép Liên cảm được hết
bầu sinh khí tàn úa của phố huyện ấy. Với nhân vật như thế Thạch Lam mới có thể đi sâu
diễn tả đời sống tâm tư trong những xao động tâm hồn tế vi và phong phú. Với nhân vật
như thế tác giả mới có thể chọn cho câu chuyện một kết cấu phù hợp: dựa theo mạch diễn
biến của tâm trạng Liên. Cũng tức là nhờ thế văn phẩm mới có dịp bộc lộ hết những ưu


thế của thể loại truyện ngắn trữ tình.(Về nhân vật Liên do các bài viết khác đã đề cập
nhiều nên ở đây không định đi sâu).
Thế còn An? Nó hãy còn bé dại thế liệu đã cảm được gì? liệu có phù hợp với lối
viết triền miên trong tâm trạng không? Xin thưa rằng An cũng là một lựa chọn rất sâu sắc
của Thạch Lam. Đừng nghĩ rằng nó chỉ đơn thuần là một vai phụ một cái bóng của chị

gái mình. An là một thành công không kém gì Liên. Đúng là còn ngây thơ An chưa thể có
lối cảm chưa thể có những xao động tâm hồn và những dòng tâm tư giống như chị gái
mình. Nhưng không có nghĩa là An chưa hề có một nội cảm riêng. An cũng đã cảm được
hết. Thực ra trong hai chị em Liên có phần dễ mô tả hơn. Liên đã ít nhiều có đời sống ý
thức lại thuộc độ tuổi chưa xa lắm so với tâm tư của người viết nên ngòi bút Thạch Lam
dễ nhập vai hơn rộng đường xoay sở hơn. Còn An đời sống ý thức chưa thật rõ rệt lại đã
quá xa so với tuổi trưởng thành của người viết nhà văn khó hoá thân hơn đất xoay sở hẹp
hơn. Thêm nữa An đã thực sự trở thành một bài toán với những đòi hỏi trái khoáy : một
mặt phải có được sự ngây thơ của lứa tuổi - không thế hình tượng sẽ giả tạo ; mặt khác
An còn là đứa trẻ của phố huyện này - nghĩa là ngay trong cái ngây thơ kia An đã mơ hồ
cảm được cái bầu không khí mòn mỏi úa tàn của phố huyện này. Một ngòi bút non tay
khó mà giải được nỗi oái oăm đó. Còn Thạch Lam đã có những giải pháp rất hiệu quả :
với Liên ông dùng lối mô tả trực tiếp những cảm giác cảm xúc và các phức hợp tâm tư
với những biến thái mơ hồ hư thoảng nhất ; với An ông theo lối gián tiếp tức là dùng
ngoại hiện. Vì thế mà thành công. Hãy đọc lại An. Ai là người cảm thấy bóng tối trước
hết ? An. Bằng chứng là sau khi dọn hàng việc An làm là loay hoay thắp đèn.("Em thắp
đèn lên chị Liên nhé ?"-"Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị
kẻo ở trong ấy muỗi."). Ai là người nhận ra cái chõng sắp gãy ? An. ("Cái chõng này sắp
gãy ròi chị nhỉ ?" - "Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào."). Không thể thức dai
như chị An mỏi trí phải ngủ trước. Nhưng vẫn dặn chị tàu đến thì đánh thức dậy. Một đứa
bé bình thường khi được gọi thế chưa chắc đã dậy hoặc nếu dậy thì còn uể oải ươn ao
ngáp vặt chán mới tỉnh. An không thế. Nghe chị gọi An lập tức nhỏm dậy dụi mắt tỉnh
hẳn. Rồi cùng chị nhìn đoàn tàu. Sự ấy cho thấy điều gì? - Nhìn đoàn tàu đã thực sự là


một nhu cầu sống của An chừng nào còn chưa được nhìn đoàn tàu chừng ấy nó chưa thể
ngủ yên. Và ai là người nhận thấy tàu hôm nay vắng đi ? Lại cũng An.("Tàu hôm nay
không đông nhỉ chị Liên nhỉ ?"). An rất thèm đông vui ồn ào sôi động. Chỉ cần tàu kém
đông là nó đã thất vọng rồi. Rõ ràng từ thẳm sâu trong lòng trẻ còn ngây ngô của mình
An đã cảm được cái điệu sống mòn mỏi cũng như cái không khí quẩn quanh héo hắt buồn

tẻ ở phố huyện này. Từ trong sâu thẳm lòng trẻ của nó đã chối bỏ không hoà nhập với
điệu sống ở đây đã muốn hướng tới một cuộc sống khác. Chỉ cần những chi tiết ngoại
hiện như thế Thạch Lam đã hé mở cho ta cái thế giới nội cảm không kém những xao
động thơ trẻ mà cũng đầy mẫn cảm của An. Nếu Liên là bè chủ thì An quả là một bè trầm
song tấu trong nhạc khúc buồn mênh mang của phố huyện. Cả hai đã phụ hoạ nhau tạo
nên cái phần đậm nhất thấm thía và day dứt nhất trong thế giới trữ tình của truyện ngắn
này.
Chọn hai đứa trẻ làm tâm điểm để triển khai một truyện ngắn trữ tình như thế
chẳng phải là một lựa chọn rất Thạch Lam hay sao? Hai đứa trẻ trên một phố huyện
nghèo là một tương phản làm dậy lên niềm khát khao của người trong cuộc (nhân vật)
làm dâng lên niềm thương cảm của ngừời viết (tác giả) chẳng phải đó là những nguồn cội
cho nội dung và giọng điệu sẽ àm nên cái diện mạo trữ tình của truyện ngắn này hay sao?
1.3. Vì lẽ ấy mà diễn biến của tình huống cũng hiện thành và hiện trong diễn biến
của tâm trạng hai đứa trẻ nhất là Liên. Ngày nào cũng thế cứ chiều đến là chị em Liên lại
đối diện với cảnh tàn úa đó của mảnh đất này đối diện với những kiếp người kia. Họ là
hiện tại của phố huyện nhưng cũng là tương lai của Liên. Nếu cuộc sống này không có gì
thay đổi thì một mai Liên sẽ trở thành những con người ấy. Tâm trạng của Liên cũng cứ
thế hiện dần : ngao ngán buồn thương cho hiện tại nhớ tiếc hoài niệm một quá khứ đã
mất và mơ tưởng vào một tương lai xa xăm mơ hồ. Tựu trung nó là gì nếu không phải là
niềm khao khát được đổi đời? Thạch Lam sẽ mô tả thật tinh vi ngay cả những xao động
mong manh nhất của tâm trạng ấy với những diễn biến tự nhiên nhất của nó: chiều về
buồn mơ hồ ; đêm về buồn khắc khoải; tàu về buồn vui chen lấn - theo tương quan vui
thoáng qua buồn dai dẳng vui vẩn vơ buồn thấm thía chưa kịp vui đã lại buồn rồi ; cuối


cùng tàu đi tâm trí cứ mỏi mệt dần rồi tắt lịm vào trong giấc ngủ vùi giữa màn đêm. Mô
tả hai đứa trẻ trên một phố huyện nghèo như thế Thạch Lam đã bày tỏ được nỗi lo âu về
số phận con người. Hai đứa trẻ trên phố nghèo hai cái mầm cây trên một mảnh đất bạc
màu cằn cỗi. Liễu chúng có thể trở thành hai cái cây tươi tốt không hay sớm bị héo úa đi
như những cây kia những con người kia?

Nghĩa là một tình thế cho phép Thạch Lam phát huy được sở trường của ngòi bút
văn xuôi trữ tình. Đồng thời nó cũng cho phép nhà văn gửi gắm được niềm trắc ẩn sâu xa
của mình dành cho những con người nhọc nhằn bất hạnh trên cái mặt đát này.
2. Nhưng sự kiện chủ chốt qui tụ toàn bộ thiên truyện này lại là cuộc đợi tàu của
Liên và An. Nói cách khác tình huống bao trùm toàn bộ tác phẩm lại là cuộc đợi tàu của
hai đứa trẻ trên phố huyện nghèo. Đây là cuộc đợi tàu lạ lùng. Lạ vì chúng đợi tàu chẳng
phải vì một mục đích nào thiết thực (không đợi hàng không đón ai không có người thân
nào của chúng trên đoàn tàu ấy ; chúng đợi tàu chỉ để nhìn đoàn tàu thế thôi). Lạ vì
không thiết thực mà ngày nào chúng cũng cố đợi. Chừng như chưa được nhìn đoàn tàu thì
chúng chưa được sống trọn vẹn một ngày.
2.1. Lôgic nào ngầm chứa trong tâm trạng chờ đợi kia? Tìm kiếm câu trả lời ta
không khỏi giật mình vì thấy rằng: Thạch Lam không chỉ mô tả hiện thực bằng mẫn cảm
nghệ thuật mà còn bằng cả cảm thức triết học nữa.
Nhìn vào tâm lí thuần tuý tâm trạng của Liên là một tâm trạng lãng mạn khá điển
hình. Bất hoà với thực tại cái tôi lãng mạn thường thoát vào trong mơ ước để tìm kiếm
một thực tại khác thay thế. Nó gặp một thực tại giờ đây đã là quá khứ. Tức là thực tại
trong hồi tưởng. Người ta đến với quá khứ ấy bằng và chỉ bằng hoài niệm thôi. Nhưng
quá khứ chỉ có thể hồi hiện như những kỉ niệm đẹp chứ không thể phục sinh không thể
quay về. Cho nên hoài niệm về một quá khứ đã mất chỉ có thể là an ủi chốc lát thôi.
Không bằng lòng với nhớ tiếc dĩ vãng cái tôi lãng mạn lại tìm kiếm thực tại trong huyễn
tưởng và viễn tưởng. Biết bao kẻ đã vẽ ra trong tưởng tượng của mình về một thế giới
khác để mà hằng ngày làm những cuộc phiêu du vào chính cái thế giới mà mình vẽ ra đó.
Liên không phải một nghệ sĩ thoát li. Liên là một con người thực tại. Nên mơ tưởng của


Liên về một cuộc sống khác cũng rất thực tại. Hằng ngày Liên chờ đợi đoàn tàu và gửi
vào đoàn tàu ấy cái mơ tưởng của mình. Đoàn tàu này chạy đến từ Hà nội nơi Liên từng
được sống một tuổi thơ vui tươi sung sướng. Tuy xa xăm nhưng với Liên Hà nội là có
thật. "Liên lặng theo mơ tưởng. Hà nội xa xăm Hà nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.".
Chờ đợi và nhìn đoàn tàu là một nhu cầu tâm lí rất tự nhiên và thiết yếu của chị em Liên.

Thạch Lam đã mô tả những diễn biến ấy của tâm trạng Liên bằng ngòi bút tinh vi của
một nghệ sĩ có khả năng làm sống dậy cả những gì vốn mong manh hư thoảng nhất của
hồn người.
2.2. Nhưng ẩn sâu dưới lôgic tâm lí còn là một lôgic triết học. Ta có thể thấy trong
tương quan bộ ba: Hà nội - Phố huyện - Đoàn tàu. Phố huyện là hiện tại tàn úa. Hà nội là
quá khứ vàng son. Còn đoàn tàu vừa là một biến thể của Hà nội vừa là một viễn tưởng
tương lai. Thực ra sự tương phản giữa Thủ đô và Phố huyện như đối lập giữa trung tâm
và ngoại vi giữa chốn phồn hoa đô hội ngập tràn sự sống và nơi heo hút hoang liêu nghèo
nàn sự sống giữa vui và buồn giữa hạnh phúc và bất hạnh … vốn là môtip phổ biến
không chỉ trong văn học đương thời không chỉ trong văn học Việt nam. Nhưng mô tả
những nơi chốn ấy thành những biểu tượng vừa chân thực sống động vừa giàu hàm ý
tượng trưng như ở đây thì không phải dễ gặp. Chính điều này làm nên một cấu trúc trữ
tình mang tính thơ cho thiên truyện "Hai đứa trẻ".
Tại sao Liên lại bất hoà (không thoả hiệp không bằng lòng không chấp nhận) với
thực tại phố huyện ? Vì chốn này sự sống đang đuối dần. Liên nhớ tiếc Hà nội mơ tưởng
theo đoàn tàu đều vì những nơi đó đèu dồi dào sự sống. Chúng ta đều biết ánh sáng và âm
thanh là những dấu hiệu của sự sống bóng tối và tịch mịch là dấu hiệu của hư vô. Nơi nào
có ánh sáng nơi ấy có sự sống ; trái lại nơi nào bóng tối ngự trị thì sự sống đang bị đe
doạ. Cũng như thế nơi nào có âm thanh sôi động tươi vui nơi ấy sự sống đang lên mạnh
mẽ khoẻ khoắn ; trái lại nơi nào âm thanh tắt lặng nơi ấy sự sống đang rời bỏ đi. Có ngẫu
nhiên đâu khi Thạch Lam mô tả phố huyện như là nơi ngự trị của bóng tối và sự tịch
mịch (Câu cuối cùng của thiên truyện :"…Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh cũng yên tĩnh
như đêm ở phố tịch mịch và đầy bóng tối"). Trái lại Hà nội thì "sáng rực vui vẻ và huyên


náo"(Đèn nhiều và những cốc nước lạnh xanh đỏ trong kí ức An và Liên đều là những
biến thể khác nhau của ánh sáng !). Đoàn tàu cũng thế

"lấp lánh" và "rầm rộ" (Nếu


tiếng còi vang tiếng bánh siết trên đường sắt tiếng hành khách ồn ào… đều là những biểu
hiện của một thứ âm thanh khỏe khoắn sôi động thì ánh đèn pha cửa kính sáng rồi đồng
kền lấp lánh đều là hiện thân của một nguồn sáng mạnh mẽ !). Mối liên hệ giữa những
cảm xúc sâu xa về Hà nội - Phố huyện - Đoàn tàu trong tâm hồn Liên đã hình thành một
cấu trúc tự nhiên của tâm trạng nhân vật. Đó là niềm khao khát sống khao khát đổi đời.
Ta hoàn toàn có thể mô hình hoá được cấu trúc đó. (Xem sơ đồ)
Cấu trúc tâm trạng của Liên
LIÊN
Hoài niệm

Ngao ngán - Buồn thương Mơ tưởng

Quá khứ

Hiện tại

Hà nội

Phố huyện

- Ánh sáng

Bóng tối

-ồn ào

- Tịch mịch

(Đầy sự sống)


(Thiếu sự sống)

Tương lai (mt)
Đoàn tàu
- Ánh sáng
- Huyên náo
(Đầy sự sống)

Khao khát đổi đời
3. Vì sao chị em Liên lại cố thức để chờ đợi đoàn tàu? Trả lời câu hỏi này phần
nào cũng đồng thời là giải mã hình ảnh đoàn tàu vậy.
3.1. Đoàn tàu là hoạt động sống cuối cùng của phố huyện. Tàu đến có làm khuâý
động bầu không khí hoang vắng của phố huyện lên một chút. Phố huyện có bừng tỉnh
giây lát trong một không khí ồn ào. Còn sau khi đoàn tàu đi khỏi cả phố huyện sẽ thu
mình trong bóng tối như một miền đất chết như chưa từng có phố huyện trên đời. Chúng
cố đợi là để được hoà vào nhịp sống sôi động hiếm hoi đó. Nghĩa là từ sâu trong hồn hai
đứa trẻ có một sự chối bỏ không chịu thoả hiệp với cuộc sống tẻ ngắt ở chốn này. Nghĩa


là chúng thèm sống biết bao ! Nếu còn một đoàn tàu khác hẳn chúng cũng sẽ cố đợi chờ
thôi.
3.2. Đoàn tàu là niềm vui duy nhất trong ngày. Sớm bị cuộc sống cướp mất tuổi
thơ ném vào cuộc mưu sinh cùng với người lớn nhưng chị em Liên vẫn cứ là "Hai đứa
trẻ" cái tên của tác phẩm nói với ta điều đó. Nghĩa là trong chúng vẫn còn nguyên những
nhu cầu của trẻ con : nhu cầu vui. Trẻ con sống làm sao thiếu được những trò vui trò chơi
đồ chơi. Nhưng ở phố huyện này biết tìm đâu ra. Những thứ ấy cũng thành đồ xa xỉ như
phở của bác Siêu rồi. Chúng phải tự túc để bù vào thiếu hụt ấy. Thế là đoàn tàu trở thành
niềm vui duy nhất của chúng. Với bé An có thể nói đoàn tàu đã thành một thứ đồ chơi.
Chừng nào chưa được chơi cái trò nhìn đoàn tàu chừng ấy chưa thể ngủ yên chưa sống
trọn vẹn một ngày. Đoàn tàu của thiên hạ trở thành đồ chơi hờ trong chốc lát của An. Chị

em Liên muốn đến gần để được nhúng mình vào không khí đông vui vào vùng sáng rực
lấp lánh của đoàn tàu. Ngẫm ra thì đó chỉ là vui nhờ vui ghé vui lây thôi. Tội nghiệp !
3.3. Đoàn tàu là sứ giả của một cuộc sống khác. Vị sứ giả vừa mời gọi vừa lạnh
lùng. Thạch Lam viết :"Con tàu đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác
hẳn…". Nó hoàn toàn tương phản với phố huyện. Vụt qua trời đêm của phố huyện như
một vệt sao băng đoàn tàu cho chúng biết : đâu đó bên ngoài phố huyện này vẫn có một
thế giới khác ở đó cuộc sống tươi vui hơn sôi động hơn đáng sống hơn. Trong chúng lại
nhen lên những mơ tưởng. Chúng chưa kịp vui thì cũng đúng như một vệt sao băng đoàn
tàu đã mất hút vào bóng tối mang theo luôn vào bóng tối những mơ tưởng của Liên. Chạy
đến từ Hà nội chạy đến từ một tuổi thơ đã mất đoàn tàu đã là một tia hồi quang cho chúng
được nhìn lại tuổi thơ tươi vui trong chốc lát. An ủi thì ít xót xa thì nhiều. Nhưng cuộc
sống phố huyện khác nào như cái ao tù vô hình đang muốn nhấn chìm cuộc sống của chị
em Liên. Đoàn tàu với chúng cũng tựa hồ một cái phao tinh thần. Cố gắng chờ đợi là một
nỗ lực (mơ hồ mà rõ rệt) của chị em Liên cố ngoi lên bám víu vào cái phao vừa nhỡn tiền
vừa vu vơ ấy để khỏi bị chìm hẳn đi. Tiếc rằng đoàn tàu cũng chỉ như một ảo ảnh thôi.
Vả chăng đoàn tàu hôm nay đã vừa kém đông lại vừa kém sáng đi nhiều rồi. Buồn lại
thêm buồn


Vậy đấy việc hai đứa trẻ con ngồi đợi đoàn tàu trong mắt người đời có lẽ chỉ là
một việc bâng quơ không đâu thậm chí vô nghĩa. Thế mà Thạch Lam lại đã thấy trong đó
một ý nghĩa không đùa thấy nó chứa đựng một khát khao không chỉ của hai đứa trẻ
không chỉ của phố huyện ấy mà là của cả cái thế giới này : khao khát đổi đời. Thông điệp
nhà văn muốn nói qua đó là : hãy cứu lấy những đứa trẻ cứu lấy tương lai ! cần phải thay
đổi cái thế giới tăm tôi này đi ! Hãy mang đến một cuộc sống khác xứng đáng với con
người hơn một cuộc sống mà con người có quyền sống trong hi vọng chứ không phải
đang tàn đi trong vô vọng thế kia. Đó là thông điệp của một tấm lòng được chuyển tải
bằng một tài năng.




×