Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những bài văn bài hai đứa trẻ thạch lam ngữ văn 11 (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.56 KB, 8 trang )

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
NHỮNG BÀI VĂN MẪU “Ý NGHĨA HÌNH ẢNH CHUYẾN TÀU ĐÊM
TRONG TRUYỆN HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM”

VĂN MẪU 1:

Trong văn chương Việt Nam, không thiếu những hình ảnh con thuyền – bến sông.
Nhưng trước năm 1945, văn xuôi Việt Nam đã xuất hiện những hình ảnh mới: Con tàu –
nhà ga. Nhà văn Thạch Lam đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh con tàu trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Hình ảnh Con tàu trong truyện là một hình ảnh được xây dựng để thấy được
những khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Con tàu mang
mơ ước của hai đứa trẻ về một phố thị phồn hoa không quẩn quanh, tăm tối như phố
huyện ở Hải Dương. Câu chuyện được mở ra bằng hình ảnh một xã hội đang tàn lụi trong
một thời điểm cuối ngày, khi tiếng trống thu không cất lên. Phố huyện nghèo nơi hai chị
em Liên – An đang như bừng lên trong chốc lát, đón nhận những huyên nào cuối cùng
của một ngày mà con tàu mang lại. Con tàu trong tác phẩm được miêu tả qua cái nhìn của
hai chị em Liên. Thạch Lam đã sử dụng cách miêu tả từ xa tới gần, người đọc nhận ra sự
xuất hiện của đoàn tàu nhờ những ánh sáng đèn màu xanh. Ánh đèn xanh lét như ma trơi
của đèn ghi, tiếng còi xe lửa ở đâu xa lắm vọng lại, rồi con tàu cũng xuất hiện….Tiếng
dồn đạp, tiếng xe rít mạnh vào ghi, làn khói trắng bừng sáng, tiếng khách ồn ào… Phố
huyện này nhờ có đoàn tàu hằng đêm ghé qua sân ga chở khách mà trở nên sống động
hơn đôi chút. Con tàu như một phần cuộc sống của khu phố huyện. Ở đây có đường sắt
chạy qua, có sân ga để con tàu theo lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Nó là niềm
hy vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh. Chính vì thế nên đêm đêm, người dân ở
đây từ hai chị em Liên đến gia đình bác hát sẩm, quán phở của bác Siêu, hai mẹ con chị


Tí vẫn đợi tàu về. Với những con người nơi đây, đoàn tàu vào ga trả khách là cơ hội để
mưu sinh nhưng với chị em Liên thì đoàn tàu còn mang một ý nghĩa khác hơn nữa.
Những toa tàu sáng trưng làm cho chị em Liên nhớ lại những ký ức tuổi thơ. Khi cha


Liên chưa mất việc, hai chị em vẫn được đi ngắm phố ăn kem. Hà Nội xa xăm, Hà Nội
sáng rực, vui vẻ và huyên náo, con tàu đã mang lại ký ức, niềm mơ ước về một tương lai
không quẩn quanh tù đọng.
Thạch Lam đã rất thành công khi để cho nghệ thuật tự lên tiếng, văn Thạch Lam
nhẹ nhàng và sâu sắc. Ông không triết lý rằng phố huyện là điển hình cho một xã hội
đang dần tàn lụi, nhưng những câu từ mà nhân vật của ông nói ra đã lột tả tất cả.
Khi chuyến tàu về đến ga, An hỏi Liên tàu hôm nay không đông chị nhỉ? Tàu đông
khách hay ít khách thì cũng là lẽ thường, nhưng trong câu nói của An, lại làm người đọc
suy nghĩ rất nhiều. Tàu ít khách, người đi lại cũng thưa dần. Nhu cầu của con người ít
dần đi. Người cầu không có thì cũng sẽ ít người cung. Ngày trước ở ga tàu có vài ba quán
cơm đèn điện sáng trưng đến nửa đêm, nhưng giờ đây tất cả đều đóng cửa, tối im lìm.
Đêm buông xuống, ánh tàu điện cũng tắt dần, chỉ còn leo lét ánh đèn từ gánh phở của bác
Siêu. Vợ chồng bác Sẩm đã ngủ gục trên manh chiếu từ lúc nào, còn mẹ con chị Tí
đương sửa soạn để đi về. Phố huyện đã hết huyên náo thật sự. Con tàu với vài phút vào
ga, ánh đèn điện của con tàu cũng chỉ chiếu lên khoảng chừng ba mươi phút, nhưng
những con người nhỏ bé còm cõi nơi đây vẫn cứ đợi. Cho dù hàng không bán được tí gì,
cũng chẳng ai bố thí đồng nào cho gia đình bác Sẩm trên manh chiếu rách, chị em Liên
cũng không bán được thêm xu nào…Nhưng ai cũng đợi bởi con tàu mang lại hy vọng,
chiếu lên sự tàn lụi của phố huyện Cẩm Giàng những huyên náo cuối cùng của một ngày
dài trong những chuỗi ngày quẩn quanh tù đọng.
Thạch Lam đã rất tài tình khi miêu tả đoàn tàu, chỉ chớp nhoáng thoáng qua trong
câu chuyện nhưng lại mang một ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc.


VĂN MẪU 2:

Thạch Lam là nhà văn, người chiến sĩ trên mọi thời đại, chính vì vậy ông luôn
hiểu được những mong muốn ước mong của những người dân nghèo, cảm thông và thấu
hiểu được điều đó ông đã sáng tác lên tác phẩm Hai đứa trẻ để qua đó người đọc có cái
nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và những ước mơ nhỏ nhoi của những đứa trẻ

nơi đây. Hình ảnh chuyến tàu đêm là tia sáng để gợi lên cho người đọc nhiều cảm xúc.
Hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm đã thể hiện một ước nguyện to lớn, và nó
để lại trong trái tim người đọc nhiều cảm xúc, trước tiên khi để hình ảnh chuyến tàu đem
xuất hiện, tác giả đã miêu tả về cuộc sống, nghèo khổ, nơi phố huyện tiêu điều, con người
đang phải lo từng ngày về cuộc sống của mình. Nơi đây cuộc sống tiêu tàn, cảnh phố
huyện về chiều cũng làm cho người đọc cảm nhận được trái tim sâu rộng của tác giả, khi
hướng tới những số phận bất hạnh, hẩm hiu. Chính cuộc sống nghèo đói này làm cho họ
luôn mong muốn có được một điều gì đó nảy nở ra để cho họ bừng sáng, dù đó chỉ là
trong phút chốc.
Ban ngày con người nơi đây cũng luôn phải đối mặt với những gian khổ, để có thể
kiếm này miếng cơm manh áo cho mình, ban đêm đây là khoảng thời gian để họ nghỉ
ngơi thì mọi người lại tấp lập với cuộc sống của mình, cảnh chợ hoang sơ, vãn chợ chiều,
nó tàn lụi, con người lại lao đầu vào một công việc mới, có người đi hát sẩm, có người đi
bán cháo, tất cả họ vẫn đang bận bịu với công việc đang diễn ra. Cả hình ảnh hai đứa trẻ
trong câu chuyện cũng để lại cho người đọc nhiều cảm xúc, bởi tình cảm của nó đối với
nơi phố huyện hoang tàn, nó luôn phải đối mặt với những cảnh đời khó khăn. Trước đây
hai đứa trẻ này đã được sống một cuộc sống sung sướng trên thành phố, được uống
những thứ nước xanh đỏ tím vàng… Tất cả đang trở thành quá khứ, nhiều khi cảm xúc
của chúng muôn quay lại một cuộc sống như xưa, nơi đây hiện tại mà hai đứa trẻ này
đang sống quá nghèo đói, đó là lý do mà hai đứa trẻ luôn chờ đợi hình ảnh chuyến tàu
đêm.


Nơi phố huyện nghèo, cảnh vật vào ban đêm dường như tối tăm, và nó đã trở nên
tiêu điều, mong muốn muốn tìm được một nguồn ánh sáng mới, có thể soi sáng con
đường cho họ, đây là những điều vô cùng có ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Cảnh phố
huyện vẫn đang diễn ra, nhưng nó không phải là một cuộc sống đầy đủ, mà con người
vẫn đang phải cố gắng để có thể lo cho chính cuộc sống của mình. Hình ảnh chuyến tàu
đem, không chỉ đem lại cho họ một nguồn sáng mới, họ có thể mong ước một tương lai
tươi sáng hơn, đó là những mong ước nhỏ nhoi, chính vì vậy Liên và An luôn chờ đợi để

có thể chứng kiến chuyến tàu đêm.
Đối với cảnh phố huyện về đêm nó chỉ có những âm thanh của những con côn
trùng như ếch ngoài đồng… hay những tiếng hát dong, những tiếng hát sẫm của những
người đang kiếm sống, chính vì vậy, họ luôn mong muốn có một điều gì đó lạ lạ để cho
họ có thêm niềm hy vọng mới về chính cuộc đời của mình. Đây là những giây phút mà họ
ngập tràn trong một ánh sáng lớn, nó không còn là hình ảnh sáng lập lòa của những chiếc
đèn dầu nữa, chính vì vậy, hình ảnh chuyến tàu đem đã thu hút sự chú ý, và mong đợi của
tất cả mọi người. Nhất là đối với Liên và An, hai đứa trẻ này trước đây đã được sống nơi
phồn hoa đô thị, được chứng kiến những nơi giàu sang, những ánh sáng lộng lẫy, được
thưởng thức những cốc nước xanh đỏ…Chính vì vậy chuyến tàu này cũng mang lại cho
hai chị em những hoài niệm về một thời đã qua.
Khi chiếc tàu đến, nó tạo nên một không khí ấm áp hơn, lúc này đã có sự huyên
náo của những tiếng nói, tiếng cười của con người, họ đang mong chờ một luồng sáng
mới để cho tâm hồn của họ ngập tràn trong một không gian, rực rỡ và tươi vui, nhộn nhịp
hơn. Những người dân nơi đây, họ đã phải chịu những cuộc sống cực khổ, chính vì vậy
họ luôn mong muốn có một tia hy vọng mới về chính cuộc đời của họ. Trong bóng đêm
đang dần che phủ lấy toàn bộ không gian nơi phố huyện, chỉ còn lại là những tiếng neo
nắt, những tiếng kêu thảm thiết của những người xin ăn, của những người kiếm tiền bằng
cách hát dong, của những người đi bán hàng… Tất cả cuộc sống của họ vẫn đang chật
vật, và họ phải kiếm từng đồng để cuộc sống của họ khấm khá hơn.


Mong đợi từng giây phút đoàn tàu đi đến, nhưng khi nó đi khỏi nơi đây tất cả
dường như lại trở lại y như cũ, nó tối tăm, và con người lại bắt đầu với công việc của
mình, mỗi người một công việc, mặc dù về đêm nhưng họ vẫn lao động miệt mài, chính
cuộc sống khiến họ phải vất vả như vậy, họ mong đợi có điều gì đó tốt hơn sẽ đến, họ
mong chờ nguồn sáng mới, một cuộc sống tốt hơn. Đoàn tàu mang lại cho họ tia hy vọng
về cuộc sống, cũng chính là động lực để họ tiếp thêm cho chính cuộc đời của mình. Hiu
hắt trước không gian tối tăm, hoang vu, và tiêu điều của phố huyện, họ luôn mong đợi có
được một điều mới sẽ đến.

Khi đoàn tàu đi khỏi nơi đây tất cả lại trở về đúng vị trí của mình, bây giờ không
còn tiếng còi, của đoàn tàu, không còn những tia sáng rực rỡ, nữa, mà neo nắt chỉ còn
ngọn lửa của chiếc đèn dầu. Nhưng khi đoàn tàu đi họ lại mang trong mình những dòng
tâm trạng của sự nuối tiếc, con tàu đã mang lại cho họ một ước mơ về một tương lai tươi
sáng hơn, chính vì vậy khi nó đi nó để lại cho con người một sự nuối tiếc lớn lao, và cho
con người những cảm giác rất hụt hẫng. Đoàn tàu đem lại cho họ giây phút được hòa
nhập, con người đang phát ra những tiếng nói tiếng cười, trước lúc đó thì không gian nơi
đây thực sự rất yên tĩnh và nó lạnh lẽo trong cảnh tiêu điều. Nhưng đoàn tàu vẫn để lại
cho họ nhiều tia hy vọng để có được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.


VĂN MẪU 3:

Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong
bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện
của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội, mà còn đem đến cho văn chương
Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền - bến sông,
trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga - con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác
trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã miêu tả thành công
hình tượng con tàu - hình tượng mở ra nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống
xã hội đương thời.
Trước hết, hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn
lụi của cuộc sống. Cuộc sống "đang cùn đi, gỉ đi" (Nam Cao) vốn là một chủ đề phổ biến
trong văn chương trước cách mạng tháng Tám. Với mỗi nhà văn, chủ đề này sẽ được thể
hiện theo từng cách khác nhau. Trong Hai đứa trẻ, hiện thực cuộc sống được nhà văn
Thạch Lam quan sát qua tình huống con tàu về ga. Như đã biết, bối cảnh câu chuyện Hai
đứa trẻ là khu phố huyện nghèo. Ở đây có đường sắt chạy qua, có sân ga để con tàu theo
lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Con tàu vô hình trung đã trở thành một phần
cuộc sống của khu phố huyện. Nó là niềm hy vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh.
Bởi vậy, đêm đêm, mọi người vẫn thức để đợi con tàu về ga. Với chị em Liên, việc đợi

tàu chủ yếu vì một lí do khác. Trong tác phẩm, hình tượng con tàu được miêu tả qua cái
nhìn của chị em Liên. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn theo lối từ xa đến gần. Khi con tàu
sắp về đến sân ga, nó được nhận ra qua "ngọn lửa xanh biếc" và tiếng còi "trong đêm
khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi". Gần hơn, con tàu hiện ra với "một làn khói bừng
sáng trắng", với "các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống lòng đường". Mọi hình
ảnh, âm thanh, ánh sáng… của đoàn tàu đều được hai chị em Liên quan sát kỹ lưỡng. An
nói với Liên: "Tàu hôm nay không đông chị nhỉ". Câu nói này chỉ ra hai hiện thực. Thứ
nhất, chị em Liên vẫn hằng đêm thức đợi tàu. Thứ hai, so với trước, chuyến tàu hôm nay
vắng khách hơn. Ở một hoàn cảnh khác, chuyện đông khách, vắng khách sẽ là chuyện


bình thường. Nhưng trong trường hợp này, nhận xét của An có ý nghĩa khắc sâu chủ đề
tư tưởng "cuộc sống đang tàn lụi" của nhà văn. Để thấy rõ điều này, cần phải đặt câu nói
của An trong hệ thống những câu văn khác của tác phẩm. Chúng tôi muốn nói tới ba câu
văn, đoạn văn sau:
- "Hôm nay, ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì".
- "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?".
- "Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa
đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố".
Câu thứ nhất là cảm nghĩ của Liên, câu thứ hai là lời chị Tý, còn đoạn trích dẫn
thứ ba là miêu tả của nhà văn về những hàng quán ở sân ga. Suốt một ngày chợ phiên mà
Liên bán hàng "chẳng ăn thua gì". Khách hàng chị Tý không ra mua hàng đều đặn như
mọi khi. Cảnh những hàng quán ở sân ga thật tàn tạ. Cái tấp nập " đèn sáng cho đến nửa
đêm" giờ chỉ còn là dĩ vãng. Hiện thực trước mắt thật u buồn: những hàng cơm cửa đóng
then cài, chìm nghỉm giữa bóng đêm dày nặng. Liên kết những hình ảnh, chi tiết nói trên,
chúng ta nhận ra chủ ý nghệ thuật của Thạch Lam. Nhà văn không triết lý kiểu như Nam
Cao mà để các hình thức nghệ thuật tự "lên tiếng". Văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu sắc
là vì vậy.
Hình tượng con tàu ngoài ý nghĩa tả thực còn mang ý nghĩa biểu trưng. Tính chất
biểu trưng của nó được xác nhận qua luồng ánh sáng rực rỡ. Trong cảm nhận của những

tâm hồn thơ trẻ như Liên và An, ánh sáng con tàu gợi về một thế giới khác "vui vẻ và
huyên náo" hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. "Con
tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác
hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu". Trên nền cảm nhận về
sự đối lập của hai thứ ánh sáng đó, tâm hồn Liên nảy sinh những khát khao về sự đổi thay
cuộc sống. Rõ ràng, những đứa trẻ như Liên, An đã mất đi cái hồn nhiên, trong trẻo của
tuổi thơ. Thay vào đó là nỗi buồn, là sự tự cố gắng để hy vọng vào một ngày mai. Chuyện
hai chị em cố thức để đợi tàu chính là vì cái lẽ ấy. Ta hiểu vì sao khi con tàu vừa rời khỏi


sân ga, Liên lập tức "lặng theo mơ tưởng". Tâm hồn Liên đang tìm về với thế giới của
ánh sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo. Khi viết câu văn "Liên lặng theo mơ tưởng",
Thạch Lam hình như cũng đang đau đáu về một sự đổi thay!



×