Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Những bài văn bài hai đứa trẻ thạch lam ngữ văn 11 (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.56 KB, 27 trang )

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
TỔNG HỢP BÀI VĂN MẪU “CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN
HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM”

VĂN MẪU SỐ 1:
a. Mở bài
- Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt,
thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc vào
những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy mà tác phẩm vẫn có được một
sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo nên một sức cuốn
hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với nó. Một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút ấy chính là chất
thơ lắng đọng lan toả từ những trang văn.
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu
chất thơ.
b. Thân bài
b.1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn
- "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ
đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi
những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.
- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu
hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính
mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng,
truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.


- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận
tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc
làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
b.2. Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"
b.2.1. Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm


- ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự
nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống:
+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng,
âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu
hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi
chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó; khi
đêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về con
vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ; tâm hồn
Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồ nhất của
thế giới quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe sáng, hột sáng lọt qua khe
cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo…
+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật với
gánh nặng mưu sinh không thể xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí, chính
cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy thêm da diết, khắc khoải: dù kỉ niệm
còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi quang rạng rỡ
nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ quá khứ
luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại
đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết"
mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô.
+ Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống
một cuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đang
phải trải qua song không vì thế mà Liên đóng kín tâm hồn đối với con người và cuộc


sống quanh mình. Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ,
Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có một
tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong em
không phải không có cảm giác sờ sợ rất tự nhiên ở một đứa trẻ khi phải đối diện với một
người không hoàn toàn bình thường. Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm
cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với những gì tự nhiên

thuần khiết nhất.
- Ở cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Dường như, Thạch Lam đã viết truyện
ngắn "Hai đứa tre" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Đọc
truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu yếm mà Thạch Lam dành cho nhân vật.
Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương mà người lớn
dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật, là sự ám ảnh của
tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng. Sự cộng hưởng của những cảm xúc này để
tạo cho những trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo
thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm.
b.2.2. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
- Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân
thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó.
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang
cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường".
+ Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp
giữa thành thị và thôn quê song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất làng đã
nhiều hơn tính chất phố.
+ Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút
Thạch Lam gợi ra đều chan chứa chất thơ: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đám mây
"ánh hồng như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu không "vang xa để gọi buổi chiều",
đêm mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn ngôi sao ganh


nhau lấp lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đât hay len vào những cành
cây", bóng bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng
rào hai bên ngõ"…Tất thảy đều là những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vô cùng quen
thuộc, bình dị mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong những câu văn Thạch Lam bởi
nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của sự sống đang xao
động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồn con người. Dưới ngòi
bút Thạch Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quê cũng gợi nhớ bao điều

thân thuộc "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất
chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng
của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của
đất, của quê hương này". Sức gợi cảm của thứ mùi vị này ở chỗ nó đánh thức cảm xúc,
cảm giác ấu thơ của rất nhiều người Việt.
- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới
của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân
vật: Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn với đôi mắt ngập đầy
dần bóng tối; Liên cùng em nhìn ngắm những vì sao để mà thấy chúng như thuộc về vũ
trụ thăm thẳm bao la, đầy bí mật và xa lạ; Liên và An chờ đợi chuyến tàu đêm… Trong số
đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơ trong tâm
hồn người. Với hai chị em Liên, đoàn tàu vừa là một thực tế, vừa là một ảo ảnh trong cái
nhìn non trẻ và đầy khát khao. Đoàn tàu đi rồi, ánh sáng vụt loé lên cũng đã tắt, hai chị
em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát vọng thì vẫn còn vang vọng mãi bởi
đó là yếu tố cơ bản để "gióng lên cái gì đó còn ở tương lai" (Nguyễn Tuân). ánh sáng của
đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong
tâm hồn những đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi khám phá ra thứ ánh sáng này, tác
phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn đáng quý.
- Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình:
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình,
tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua


tâm hồn của chính mình". Từ đó có thể thấy, cái hiện thực mà nhà văn quan tâm và đặt
lên hàng đầu là hiện thực tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của tâm hồn con
người.
+ Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo
mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật.
Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Liên - một cô gái
chưa hoàn toàn bước ra khỏi thời ấu thơ, một cô gái có tâm hồn thuần khiết và nhạy cảm.

Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, song hành và xâm
nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự
vận động của mạch truyện lại là hành trình tìm lại những kí ức quá khứ từ chính cái hình
ảnh đang hiện diện trong thực tại - hình ảnh đoàn tàu. Triển khai mạch truyện theo hướng
này, ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi vào thế giới bên trong với những
cảm xúc, cảm giác nhiều khi rất mong manh, mơ hồ, thoáng qua, những biến thái tinh vi
của tâm hồn trước ngoại cảnh: nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, những
hoài niệm da diết về một Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, những cảm giác xa xôi không
biết…
- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút
pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính
xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ
nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.
+ Thạch Lam ít dùng những chữ to tát, những nhịp điệu gấp gáp vội vàng, lời văn
của ông nhuần nhuyễn, tinh tế để phô diễn những trạng thái, những cảm xúc trong tâm
hồn. Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi một nhịp điệu chậm buồn nhưng có
sức lan toả. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên thơ của phố
huyện, Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng
ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…" Hay miêu tả cảnh đêm tối
sau khi chuyến tàu đi qua: "Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê, và ngoài
kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng".


+ Thạch Lam đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng để biểu đạt cái xao
động của sự sống khẽ vang lên trong không gian, thời gian tĩnh mịch để diễn tả cái thanh
thoát, dịu hiền của tâm hồn Liên: êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu, yên tĩnh,
mơ hồ, miên man, tĩnh mịch … Những từ ngữ này liên kết với nhau như một dải lụa nhẹ
bay để tạo một dư âm sâu lắng trong tâm hồn người đọc.
+ Văn phong Thạch Lam rất bình dị: Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.
Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn rất nhẹ

nhàng, vẫn tự nén ngòi bút. Chuyến tàu rực sáng vụt qua, Liên xúc động mạnh khi kỉ
niệm xưa dồn dập hiện về "Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Đây
là một trong số ít những câu văn kết hợp lối trùng điệp và những thanh trắc tạo điểm nhấn
và ngay câu sau Thạch Lam viết ngắn hơn, nhẹ hơn, như ghìm giữ lại niềm xúc động:
"Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua". Thạch Lam thường sử dụng kiểu cú
pháp đẳng lập, đều đều, nhịp độ khoan thai điềm tĩnh mà vẫn gây những chấn động nhẹ
nhàng, thấm thía chính là ở độ nén của cảm xúc mà nhà văn tạo ra trong những câu văn.
c. Kết luận
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện
đều chan chứa chất thơ - cái chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhật
bằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn
tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con người…
- Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Hai
đứa trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì
vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn Tuân).
Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch Lam để tạo ra
một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng độc giả.


VĂN MẪU SỐ 2:

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại được sinh ra trên cõi đời này, để kéo dài
chuỗi ngày sống nhàm chán vô vị hay để thực hiện một sứ mệnh nào đó, một sứ mệnh
thay đổi thế giới hay chỉ là hoàn thành mơ ước từ lâu đã ấp ủ trong tim? Đối với các nhà
văn, sứ mệnh cao cả của họ là dùng ngòi bút sắc như dao, cứng như thép của mình để
khai phá từng ngõ ngách của cuộc sống, đem đến cho người đọc những mảnh hiện thực
và lãng mạn, những vẻ đẹp ẩn kín trong cuộc đời. Và hơn hết, họ có nhiệm vụ vẽ nên
những lời thơ, những chất thơ làm mềm đi, làm dịu đi cụôc đời đầy đắng cay khó nhọc.
Và có một nhà văn đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đó, đã đem đến cho tác phẩm của
mình đầy ắp chất thơ thi vị. Không ai khác, đó chính là Thạch Lam với tác phẩm tiêu

biểu “Hai đứa trẻ”.
Vậy “chất thơ” thực chất có nghĩa gì. Có thể hiểu nôm na, đó là chất thi vị, trữ tình
sóng sánh đầy trong tác phẩm. Với “Hai đứa trẻ”, chất thơ biểu hiện qua cả hai mặt : nội
dung lẫn nghệ thuật, mà biểu hiện rõ nhất của nội dung chính là bức tranh phố huyện
nghèo được nhìn qua cặp mắt trong non nớt của chị em Liên – nhân vật chính của thiên
truyện ngắn đặc sắc này.
Bức tranh phố huyện nghèo hiện lên thật xơ xác nhưng cũng thật nên thơ. Buổi
chiều nơi phố huyện thật lặng lẽ và cô quạnh. Không gian êm ả, vả chăng có tiếng động
là tiếng của côn trùng nỉ non ngoài bãi cỏ. “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru,
văng vẳng có tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Nhịp điệu
câu văn như buông chùng, như kéo dài nỗi buồn mang mang khó lý giải. Không phải tác
giả giật mình nhận ra chiều đang tới mà có lẽ hình ảnh buổi chiều đã in đậm sâu vào hồn
người nên câu văng “chiều, chiều rồi” chỉ đọc ba tiếng nhưng tiết tấu của nó ngân vang
toàn tác phẩm, lan toả vào cả cái nắng nhạt của buổi chiều đang xuống. Buổi chiều ấy,
được gọi lên bởi tiếng trống thu không từng tiếng một vang xa, đánh âm vang trong


không khí và rung lên trong lòng người đọc giác quan tinh tế. Chính hồi trống chậm rãi,
nhịp nhàng ấy đã khiến cho Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh
hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.
Cảnh vật vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, mang đậm một thoáng quê hương, làm lòng người
chùng lại một nỗi buồn man mác. Và đó đây bên tai người đọc lại vang lên tiếng muỗi vo
ve, chất chứa đầy ký ức xa xôi của một thời khó khăn khổ cực. Thơ làm sao, dịu làm sao.
Chất thơ cứ như mật sóng ra từ từng con chữ, rót vào lòng người đọc một cảm giác dịu
êm, như con sóng nhẹ nhàng lăn tăn vỗ vào lòng đất mẹ trong một ngày không gió.
Nếu như phố huyện lúc chiều rơi nắng tàn êm đềm tĩnh lặng thì phố huyện lúc về
đêm lại chỉm trong tịch mịch với bức tranh nhá nhem ánh sáng. Nếu như phố huyện lúc
chiều buông được miêu tả là “êm như ru” thì phố huyện khi đêm xuống lại được vẽ là
‘êm như nhung”. Vâng, tấm thảm nhung ấy đính vô số vì sao lấp lánh trong đêm tối, ganh
với thứ ánh sáng xanh nhạt của lũ đom đóm li ti. Le lói đâu đây là những “hột sáng’,

những “khe sáng” hắt hiu ngơ ngác bơ vơ trước muôn trùng bóng tối. Bóng tối như một
bàn tay đầy móng vuốt của một thế lực siêu linh nào đó quơ quào trên khắp hang cùng
ngõ hẻm, nhấn chìm cuộc đời người dân nghèo trong cái màn đêm đen đặc đang bủa vây.
Nếu như trong truyện ngắn “chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân có sự tương phản mạnh
mẽ giữa ánh sáng và bóng tối, và cái rực rỡ nóng bỏng của ánh sáng đã chiến thắng bóng
tối thì trong truyện ngắn “hai đứa trẻ” của Thạch Lam cũng xảy ra sự xung đột gay gắt
giữa bóng tối và ánh sáng. Nhưng ở đây, bóng tối đã lấn át ánh sáng, nhốt những kiếp
người nhỏ bé trong màn đêm tù túng chật chội. Thế nhưng trong cái lồng chật hẹp ấy,
người đọc vẫn thấy vang lên một nhịp đập khe khẽ như cánh bướm non và trong suốt như
pha lê lấp lánh ánh mặt trời. Phải chăng cái tiếng động khẽ khàng ấy thoát ra từ tâm hồn
hai đứa trẻ ngây thơ? Và cái tâm tâm hồn trong trắng tinh khôi ấy cũng chứa đầy chất thơ
như bức tranh phố huyện nghèo xơ xác vậy
Hình ảnh của Liên trong truyện thật đặc biệt. Cô bé còn đang ở tuổi ăn chơi thế mà
đã tần tảo sớm hôm chịu thương chịu khó và lo toan chuyện gia đình như một phụ nữ đã
trưởng thành. Cô bé mang chìa khoá và đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng như là


người quán xuyến mọi chuyện gia đình khiến bé già dặn hẳn đi. Cứ tồi tội thế nào…Tôi
nghĩ Thạch lam đã đúng khi dùng từ “chị” cho Liên, Liên khác hẳn các đứa bé cùng tuổi.
Những đứa bé ấy chơi đùa hay nghịch ngợm còn Liên chỉ nhìn chúng với nét mặt rầu rầu.
Hơn thế, cô nhìn các đứa trẻ nhặt rác rưởi đầu chợ với lòng thương cảm mà chỉ ở người
lớn mới có được. tác giả đã miêu tả tinh tế tâm hồn của cô bé mới lớn, cô cũng muốn
chạy ra chơi với bọn trẻ nhưng cuộc sống chật vật đã níu kéo cô lại. “Cô là một trái cây
sớm chín bởi nắng gió cuộc đời”. Chính vì thế mà nhiều khi cô không hề lý giải được
những cảm xúc của mình : “Liên không hiểu tại sao chị thấy lòng buồn man mác trước
giờ khắc ngày tàn”. Cái buồn ấy như một sợi tơ vương trên nỗi lòng bé bỏng. Cái buồn
ấy ngày càng gợn lên khi hai đứa trẻ đợi chuyến tàu cuối cùng trong ngày. Liên mong
chuyến tàu đêm không phải để bán hàng kiếm mấy xu lời mà chờ đợi chuyến àu như một
cô tiên, môt ông bụt trong truyện cổ tích đi về, chờ đợi sự phá vợ “thứ bóng tối nhẫn nại
uất ức đời thôn quê “ (Thế Lữ) đang làm chủ tất cả. Như vậy Thạch lam cũng đã thể hiện

một cách nhẹ nhàng khát vọng hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân nơi phố
huyện tù đọng này.
Cái khát vọng hướng về ánh sáng lung linh ấy có lẽ thể hiện rõ nhất qua hình ảnh
chuyến tàu đêm. Chuyến tàu ấy cũng đong đầy chất thơ, đầy thứ ánh sáng ước mơ phản
chiếu qua những đồng hào, đồng kềnh lấp lánh. Cái âm thanh rầm rộ mà đoàn tàu đi qua
đã phá tan cái màn đêm tĩnh lặng, cái không gian im lìm nơi phố huyện nhỏ xinh, vụt lên
một âm thanh rộn rã gợi nhớ đến Hà thành sôi động. Và cái nắm tay của Liên dắt em
đứng lên, cái nhướng người để nhìn thấy đoàn tàu rõ hơn thể hiện khát khao cháy bỏng
một ngày mai, một ước mơ tươi sáng. Thế nhưng rồi đoàn tàu cũng đã vụt qua, chỉ còn
kéo theo sau cái ánh sáng xanh nhạt mát êm dịu mắt. Và khi mi mắt của hai chị em díp
lại, thì hình ảnh đoàn tàu đã đi vào giấc mơ xanh màu hi vọng với ước mơ bé bỏng ngọt
ngào, ước mơ thoát khỏi thực tại, đi đến một tương lai tươi sáng.
Có lẽ tác phẩm “Hai đứa trẻ” sẽ chẳng có một chất thơ nào nếu tự chính nỗi lòng
tác giả không tồn tại một niềm thơ. Chính tấm lòng yêu con người, yêu quê hương đất
nước của nhà văn đã vẽ nên một bức tranh mơ màng xinh đẹp và ăm ắp chất thơ ấy. Có lẽ


phải gắn bó với quê hương tha thiết ông mới ghi trong tâm trí mình hình ảnh một phố
huyện buồn hiu nghèo khó đến vậy. có lẽ phải đồng cảm với người dân nghèo mộc mạc
thiết tha ông mới có thể gửi ánh nhìn thương yêu của mình vào ánh mắt nai trong vắt của
Liên khi ngắm nhìn lũ trẻ mò mẫm trong buổi chiều chập choạng nhặt nhạnh từng cọng
rác chợ kiếm sống qua ngày. Có lẽ phải quen thuộc với lối sống dân quê lắm ông mới có
thể để cho chị tí thốt ra câu trả lời mộc mạc nhưng thấm đẫm tâm tình “ối dào, sớm với
muộn thì có ăn thua gì” như thế. Có lẽ…có lẽ và có lẽ…Chỉ biết rằng với lối viết truyện
mà không có truyện, với những dòng văn ngọt ngào thánh thót như tiếng chuông ngân
trong buổi chiều xa vắng, với chất trữ tình khắc sâu vào từng con chữ và với trái tim sôi
nổi yêu đời, nhà văn đã viết lên, đã vẽ lên, đã xây dựng lên vô vàn nhân vật nhỏ bé nhưng
có tâm hồn thật trong sạch lớn lao với những khát khao hy vọng về một ngày mai tươi
sáng. Vâng, chính tấm lòng của Thạch Lam đã giúp ngòi bút của ông tràn đầy chất thơ,
rót từng giọt thơ vào từng con chữ, từng hình ảnh. Và chính vì thế, tác phẩm của ông như

một bài thơ trữ tình buồn và đậm đà phong vị quê hương dân tộc. Thật không sai khi
nhận xét rằng tâm hồn Thạch Lam trong sáng tinh khôi như cánh bướm chập chờn trên
cành hoa ngọn cỏ. Và chính vì thế, tác phẩm của Thạch lam, cùng với chất thơ của nó, đã
như thổi vào tâm hồn người đọc một làn gió mát trong mang hơi thở tình người. Nó như
một viên ngọc tinh khôi chỉ chờ đôi mắt người đọc lướt qua là phát ra tiếng kêu lảnh lót
như rơi trên mâm vàng mâm bạc và tan ra, và hoà vào tấm lòng độc giả. Có lẽ chính vì
vậy mà tác phẩm của Thạch lam mãi chiếm một góc nhỏ trong trái tim người đọc, để khi
người đọc đứng trước một bụi hoàng lan, một góc hàng xén mộc mạc lại nhớ về tác phẩm
của ông với chất thơ đầy thi vị trữ tình.
Truỵên ngắn “Hai đứa trẻ’ đã kết thúc, đoàn tàu trong đêm cuối cùng đã vụt qua
và hai đứa trẻ đã chìm vào giấc ngủ êm đềm tràn ngập lòng yêu thương của tác giả,
nhưng chất thơ, chất văn của nó cùng tấm lòng yêu thương con người của Thạch Lam vẫn
mãi tồn tại với thời gian, không bao giờ bị lớp bụi thời gian che phủ, để Thạch Lam vẫn
xứng danh với danh hiệu : “nhà văn là người cho máu”.


VĂN MẪU SỐ 3:

1. Tìm hiểu đề
Đề bài thuộc kiểu đề tự do - chỉ nêu chủ đề mà không bắt buộc về cách thức,
phương pháp triển khai chủ đề đó. Chủ đề được nêu trong đề bài này là chất thơ trong
truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam). Về thực chất, có thể hiểu, đề bài yêu cầu phân
tích để tìm ra những biểu hiện của chất thơ cũng như vai trò của nó trong việc tạo nên
dấu ấn phong cách Thạch Lam và thành công của truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Để thực
hiện yêu cầu này của đề bài, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ khái niệm "chất thơ", chất
thơ trong truyện ngắn để trên cơ sở đó xác định đúng và phân tích thấu đáo biểu hiện
cũng như giá trị của chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ".
2. Dàn ý
a. Mở bài
- Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt,

thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc vào
những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy mà tác phẩm vẫn có được một
sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo nên một sức cuốn
hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với nó. Một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút ấy chính là chất
thơ lắng đọng lan toả từ những trang văn.
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu
chất thơ.
b. Thân bài
b.1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn


- "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ
đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi
những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.
- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu
hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính
mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng,
truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận
tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc
làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
b.2. Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"
b.2.1. Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm
- Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự
nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống.
+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng,
âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu
hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi
chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó; khi

đêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về con
vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ; tâm hồn
Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồ nhất của
thế giới quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe sáng, hột sáng lọt qua khe
cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo…
+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật với
gánh nặng mưu sinh không thể xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí, chính
cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy thêm da diết, khắc khoải: dù kỉ niệm
còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi quang rạng rỡ


nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ quá khứ
luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại
đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết"
mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô.
+ Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống
một cuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đang
phải trải qua song không vì thế mà Liên đóng kín tâm hồn đối với con người và cuộc
sống quanh mình. Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ,
Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có một
tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong em
không phải không có cảm giác sờ sợ rất tự nhiên ở một đứa trẻ khi phải đối diện với một
người không hoàn toàn bình thường. Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm
cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với những gì tự nhiên
thuần khiết nhất.
- Ở cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Dường như, Thạch Lam đã viết truyện
ngắn "Hai đứa trẻ" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Đọc
truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu yếm mà Thạch Lam dành cho nhân vật.
Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương mà người lớn
dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật, là sự ám ảnh của

tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng. Sự cộng hưởng của những cảm xúc này để
tạo cho những trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo
thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm.
b.2.2. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật
- Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân
thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó.
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang
cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường".


+ Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp
giữa thành thị và thôn quê song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất làng đã
nhiều hơn tính chất phố.
+ Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút
Thạch Lam gợi ra đều chan chứa chất thơ: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đám mây
"ánh hồng như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu không "vang xa để gọi buổi chiều",
đêm mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn ngôi sao ganh
nhau lấp lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đât hay len vào những cành
cây", bóng bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng
rào hai bên ngõ"…Tất thảy đều là những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vô cùng quen
thuộc, bình dị mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong những câu văn Thạch Lam bởi
nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của sự sống đang xao
động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồn con người. Dưới ngòi
bút Thạch Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quê cũng gợi nhớ bao điều
thân thuộc "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất
chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng
của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của
đất, của quê hương này". Sức gợi cảm của thứ mùi vị này ở chỗ nó đánh thức cảm xúc,
cảm giác ấu thơ của rất nhiều người Việt.
- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới

của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân
vật: Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn với đôi mắt ngập đầy
dần bóng tối; Liên cùng em nhìn ngắm những vì sao để mà thấy chúng như thuộc về vũ
trụ thăm thẳm bao la, đầy bí mật và xa lạ; Liên và An chờ đợi chuyến tàu đêm… Trong số
đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơ trong tâm
hồn người. Với hai chị em Liên, đoàn tàu vừa là một thực tế, vừa là một ảo ảnh trong cái
nhìn non trẻ và đầy khát khao. Đoàn tàu đi rồi, ánh sáng vụt loé lên cũng đã tắt, hai chị
em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát vọng thì vẫn còn vang vọng mãi bởi


đó là yếu tố cơ bản để "gióng lên cái gì đó còn ở tương lai" (Nguyễn Tuân). Ánh sáng của
đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong
tâm hồn những đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi khám phá ra thứ ánh sáng này, tác
phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn đáng quý.
- Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình:
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình,
tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua
tâm hồn của chính mình". Từ đó có thể thấy, cái hiện thực mà nhà văn quan tâm và đặt
lên hàng đầu là hiện thực tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của tâm hồn con
người.
+ Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo
mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật.
Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Liên - một cô gái
chưa hoàn toàn bước ra khỏi thời ấu thơ, một cô gái có tâm hồn thuần khiết và nhạy cảm.
Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, song hành và xâm
nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự
vận động của mạch truyện lại là hành trình tìm lại những kí ức quá khứ từ chính cái hình
ảnh đang hiện diện trong thực tại - hình ảnh đoàn tàu. Triển khai mạch truyện theo hướng
này, ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi vào thế giới bên trong với những
cảm xúc, cảm giác nhiều khi rất mong manh, mơ hồ, thoáng qua, những biến thái tinh vi

của tâm hồn trước ngoại cảnh: nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, những
hoài niệm da diết về một Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, những cảm giác xa xôi không
biết…
- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút
pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính
xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ
nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.


+ Thạch Lam ít dùng những chữ to tát, những nhịp điệu gấp gáp vội vàng, lời văn
của ông nhuần nhuyễn, tinh tế để phô diễn những trạng thái, những cảm xúc trong tâm
hồn. Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi một nhịp điệu chậm buồn nhưng có
sức lan toả. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên thơ của phố
huyện, Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch
nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…" Hay miêu tả cảnh đêm tối sau
khi chuyến tàu đi qua: "Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia
đồng ruộng mênh mang và yên lặng".
+ Thạch Lam đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng để biểu đạt cái xao
động của sự sống khẽ vang lên trong không gian, thời gian tĩnh mịch để diễn tả cái thanh
thoát, dịu hiền của tâm hồn Liên: êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu, yên tĩnh,
mơ hồ, miên man, tĩnh mịch … Những từ ngữ này liên kết với nhau như một dải lụa nhẹ
bay để tạo một dư âm sâu lắng trong tâm hồn người đọc.
+ Văn phong Thạch Lam rất bình dị: Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả.
Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn rất nhẹ
nhàng, vẫn tự nén ngòi bút. Chuyến tàu rực sáng vụt qua, Liên xúc động mạnh khi kỉ
niệm xưa dồn dập hiện về "Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Đây
là một trong số ít những câu văn kết hợp lối trùng điệp và những thanh trắc tạo điểm nhấn
và ngay câu sau Thạch Lam viết ngắn hơn, nhẹ hơn, như ghìm giữ lại niềm xúc động:
"Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua". Thạch Lam thường sử dụng kiểu cú
pháp đẳng lập, đều đều, nhịp độ khoan thai điềm tĩnh mà vẫn gây những chấn động nhẹ

nhàng, thấm thía chính là ở độ nén của cảm xúc mà nhà văn tạo ra trong những câu văn.
c. Kết luận
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện
đều chan chứa chất thơ - cái chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhật
bằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn
tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con người…


- Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Hai
đứa trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì
vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn Tuân).
Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch Lam để tạo ra
một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng đọc giả.


VĂN MẪU SỐ 4:

Chất thơ đã trở thành một trong những đặc điểm của phong cách Thạch Lam giúp
ông đưa hiện thực vào trang sách một cách chân thành, sâu lắng. Chất thơ trong truyện
ngắn "Hai đứa trẻ" (SGK Ngữ Văn 11) đã góp phần mở rộng tâm hồn, đem đến cho người
đọc một cái gì nhẹ nhõm thơm lành và mát dịu.
1. Giải thích:
- Chất thơ:
+ Tính trữ tình - sự hòa quyện giữa cảm xúc, tâm trạng tình cảm với vẻ đẹp của
cách biểu hiện nó.
+ Khơi gợi những rung động thẩm mỹ và tình cảm nhân văn.
- Chất thơ trong truyện ngắn:
+ Được nhà văn khai thác và biểu hiện một cách tinh tế qua mạch cảm xúc tâm
trạng, tình cảm của các nhân vật hoặc của chính mình.
+ Thể hiện qua: những chi tiết hình ảnh đầy gợi cảm, lối hành văn trong sáng,

truyền cảm phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc tâm hồn.
=> Một truyện ngắn được đánh giá là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết
không đặt nặng vào việc kể lại một biến cố sự việc hành động mà là làm bật lên một trạng
thái đời sống hoặc tâm hồn con người
2. Phân tích
a) Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm
- Nhân vật Liên: tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết tự nhiên như chưa từng
chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống.
+ Rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Cảm nhận cái buồn của buổi
chiều, thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh, mơ mộng về con vịt theo sau


ông thần nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ tích. Nhạy cảm với những
dấu hiệu dù mơ hồ nhất của thế giới quanh mình: những con đom đóm lập lòe, những khe
sáng hột sáng lọt qua khe cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo.
+ Lòng trắc ẩn với những cảnh ngộ đáng thương: Nhìn những đứa trẻ đang nhặt
nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ Liên thấy động lòng thương... Tấm lòng thơm thảo, Liên rót
đầy hơn vào cốc rượu của bà cụ Thi.
+ Hoài niệm về quá khứ và mộng mơ theo đoàn tàu đi ngang qua dù trong thoáng
chốc: "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo... "
+ Cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Viết bằng chính những trải nghiệm tuổi
thơ, cái tình âu yếm dành cho nhân vật (xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương của
người lớn dành cho trẻ thơ, hóa thân vào nhân vật, kí ức tuổi thơ gắn liền với phố huyện
Cẩm Giang).
b) Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật
- Thạch Lam xây dựng một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh động, lại vừa vô
cùng gợi cảm:
+ Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi
vật bình thường.
+ Không gian: Một phố huyện nghèo, nơi tiếp giáp giữa thành thị và thôn quê.

+ Trong không khí êm ả tĩnh lặng của phố huyện, tất cả như một trạng thái của sự
sống đang xao động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động át vào tâm hồn con
người.
- Thạch Lam đã lựa chọn nhiều chi tiết thể hiện tinh tế sâu sắc thế giới của những
cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ vừa da diết trong tâm hồn nhân vật:
+ Chi tiết Liên ngồi bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn.
+ Chi tiết Liên cùng em ngắm những vì sao.


+ Chi tiết đợi tàu: đoàn tài với 2 chị em vừa là một thực tế vừa là một ảo ảnh trong
cái nhìn non trẻ đầy khát khao.
- Mạch truyện đậm chất trữ tình
Hiện thực trong tác phẩm là hiện thực tâm trạng, cảm xúc, rung động trong tâm
hồn con người. Truyện không có cốt truyện mà vận động theo cảm xúc tâm trạng nhân
vật. Nhà văn đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Liên, mọi vật hiện ra đan xen giữa
hiện thực và quá khứ, là hành trình đi tìm lại kí ức từ những gì có ở hiện tại. Xu hướng đi
vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ, những biến thái
tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh.
- Bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể:
+ Lời văn nhuần nhuyễn, tinh tế diễn tả trạng thái cảm xúc.
+ Câu văn nhiều thanh bằng gợi nhịp điệu chậm buồn, đầy sức lan tỏa.
- Thạch Lam sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng: Cách dùng từ ngữ có
sức liên kết để tạo dư âm sâu lắng trong lòng người đọc.
- Văn phong bình dị: câu văn ngắn, nhịp chậm rãi, thong thả. Dù diễn tả cái náo
nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn rất nhẹ nhàng tự nén ngòi bút.
3. Kết luận
Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" từ hình thức nghệ thuật đến nội dung đều chan chứa
chất thơ. Cái chất thơ cất lên từ đời sống bình dị bằng chính rung động của tâm hồn nhà
văn từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và tình yêu thương
con người.



VĂN MẪU SỐ 5:

1. Người ta thường nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học và trong đời sống.
Nói đến chất thơ tức là nói đến yếu tố thuộc mặt nội dung. Tuy nhiên, xác định được một
định nghĩa về chất thơ là vấn đề không đơn giản. Bởi vì, chất thơ là một khái niệm có nội
hàm rộng và được hiểu khá linh hoạt tuỳ vào từng văn cảnh sử dụng. Theo giáo sư Hà
Minh Đức, chất thơ gắn liền với sự rung động và cảm xúc trực tiếp, thơ là ở tấm lòng,
nhưng cũng chính là cuộc sống, thơ gắn liền với trí tưởng tượng và chất thơ cũng gắn
liền với cái đẹp.
Chất thơ trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu
hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính
mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng,
truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Một truyện ngắn được
coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố,
sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn
con người.
2. Trong văn học Việt Nam, hệ thống thể loại ngày càng được mở rộng, đường
biên giữa chúng khá mờ nhòe. Sự mờ nhoè này một phần do tương tác giữa các thể loại,
một phần do nhu cầu của thời đại. “Khi các thể loại văn học đã phát triển tương đối đồng
bộ thì nảy sinh quá trình tác động và thâm nhập vào nhau, uốn nắn lại cấu trúc bên trong
của thể loại và tạo ra tính chất “lai ghép” thể loại, sản sinh ra những hình thức thể loại
trung gian. Những hình thức thể loại này phản ánh cái nhìn đa dạng về con người và
cuộc sống” [2, tr.54].Quá trình vận động nội tại của tác phẩm “Hai đứa trẻ” cũng được
nhìn dưới ánh sáng của quan niệm về con người và cá nhân. Được khúc xạ vào đời sống
tinh thần, tạo ra những chuyển động bên trong tác phẩm văn học, làm cho các nguyên tắc
phản ánh, phong cách nghệ thuật cũng như các yếu tố cấu thành tác phẩm…có những
biến đổi đáng kể, in dấu vào quá trình biến đổi thể loại.



3. Sự “trộn lẫn” các yếu tố của thơ vào văn xuôi trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam cho thấy, thơ đã làm một cuộc hành hương vào văn xuôi. Cuộc hành hương
ấy đã hoàn toàn đúng với tác phẩm “Hai đứa trẻ", đem lại những thay đổi điệu hồn và
cấu trúc tác phẩm. Cách tổ chức của câu văn xuôi gần với câu thơ văn xuôi nhưng vẫn
giữ được hồn cốt của tác phẩm, của quan niệm, đặc biệt là không gian nghệ thuật.
Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút
Thạch Lam gợi ra đều thấm đẫm, chan chứa chất thơ:
Đó là thiên nhiên với: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đám mây "ánh hồng
như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu không "vang xa để gọi buổi chiều", đêm mùa hạ
"êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp
lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đât hay len vào những cành cây"....Đó là
cuộc sống của con người: bóng bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và
kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ"...
Tất thảy đều là những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vô cùng quen thuộc, bình dị
mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong những câu văn Thạch Lam bởi nó không chỉ
hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của sự sống đang xao động để
chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồn con người. Dưới ngòi bút
Thạch Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quê cũng gợi nhớ bao điều thân
thuộc "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ
còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của
ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất,
của quê hương này". Sức gợi cảm của thứ mùi vị này ở chỗ nó đánh thức cảm xúc, cảm
giác ấu thơ của rất nhiều người con đất Việt.
Như vậy, những câu văn đậm chất thơ trong “Hai đứa trẻ” không phải là sự ghép
nối giữa thơ và văn xuôi mà đó là sự “cộng sinh”, là cách tư duy nghệ thuật.


4. Nhịp điệu, cấu trúc câu văn thay đổi. Câu văn của Thạch Lam tả rất sát sự thật,
sự việc. Tiết điệu buông chùng của câu văn mở đầu thiên truyện chứng tỏ điều đó: “Tiếng

trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”.
Cái lõi ngữ pháp của câu chỉ được nhận ra ở vế sau nhưng sự cảm nhận của người đọc đã
thực sự khởi hành từ trước cùng cụm danh từ được đảo lên trên. Trong câu này, đáng chú
ý có từ “gọi”. Nó xác lập một tương quan mới (dù không rõ ràng) giữa các sự vật mà từ
“báo hiệu” nếu thay vào từ “gọi” sẽ không nói lên được, sẽ không gợi được chất thơ. Hai
câu văn khác đứng kề nhau: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng
ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…". Trong câu đầu dường như
thừa một chữ “chiều”, xét theo góc độ thông tin bình thường. Nhưng thực ra ở đây còn có
thông tin về tâm trạng mà riêng hai chữ “chiều rồi” chưa truyền tải được (do thiếu vắng
nhịp điệu). Mặt khác, nếu không có chữ “chiều” thừa ra ấy, sự buông lơi êm đềm của câu
sau sẽ ít có hiệu quả. Vậy mới thấy, nhịp điệu quan trong như thế nào với thứ chất liệu rất
“văn xuôi” nhưng lại đậm chất thơ ấy. Các câu văn: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa
hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”; “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của
đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”....cũng có tiết điệu tương tự.
Rõ ràng, có sự đan bện phức tạp giữa thơ và văn xuôi, ranh giới thơ - văn xuôi
trong tiến trình vận động và tương tác thể loại đã vượt ra ngoài những chuẩn mực của thơ
và văn xuôi. Nếu cấu tạo nhịp điệu là linh hồn của thơ thì với những câu văn đậm chất
thơ trong “Hai đứa trẻ” “nhịp điệu không rõ nét, không có âm hưởng rõ rệt, buông thả,
có tính tự nhiên, mơ hồ” [1, tr.78].
Đọc câu văn sau dễ gì chúng ta nhận ra được nhịp điệu của câu văn đậm chất thơ
như thế này: “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn
con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”
Ngay cả những câu văn xuôi ngắn nhất (bị đứt gãy), khi đọc lên cứ lầm tưởng là
câu thơ truyền thống, thì nhịp điệu vẫn không cố định, đều đặn, rõ ràng:
- Chiều, chiều rồi.


- Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà,
các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.
- Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng

ruộng mênh mang và yên lặng.
Có thể thấydo không quy định bởi số lượng từ, nhịp điệu của câu văn xuôi vì vậy
có hiện tượng bị giãn ra, tiết tấu không rõ ràng. Chính những điều trên cho thấy giữa thơ
và thơ văn xuôi và câu thơ đậm chất văn xuôi không có ranh giới rõ ràng, giữa chúng có
“độ nhoè”. Câu văn đậm chất thơ trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không gò mình
vào nhịp điệu, mà nó “nới lỏng” mình một cách phóng túng.
5. Vượt qua rào cản của truyền thống, bứt mình ra khỏi những yếu tố truyền thống,
câu văn trong truyện ngắn của Thạch Lam làm một cuộc bung phá ngoạn mục để phát
giác sự vật “ở cái bề sâu, ở cái bề xa”.
Câu văn xuôi đậm chất thơ“co duỗi” một cách tự nhiên mà không hề quan tâm
đến ranh giới dòng, câu, tạo nên những câu văn khá độc đáo, lạ lẫm, cách ngắt nhịp câu
cũng lạ lẫm không kém và cả hình tượng đến bây giờ vẫn còn mới nguyên:
“Đường phố và các con ngõ rộng dần dần chứa đầy bóng tối”, “tối hết cả, con
đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen
hơn nữa”, “đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng
ruộng mênh mang và yên lặng”....
Như vậy, chỉ bằng nhãn quan, người đọc dễ dàng nhận ra những đột phá
đầy thi vị, sâu sắc lạ thường của câu văn xuôi đậm chất thơ so với câu thơ cách luật trong
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Câu văn xuôi đã có sự giãn nở về chiều kích trong cấu
trúc của mình. Hình thức câu văn xuôi đậm chất thơ gần giống câu thơ văn xuôi.
Để dễ thấy sự tinh diệu này của Thạch Lam, bây giờ, dựa theo các mạch lạc ngữ
nghĩa và liên kết ngữ pháp của các câu văn, đoạn văn ta hãy thử sắp xếp lại với những
bước thơ như sau:
+ “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”


Sắp xếp:
Trời đã bắt đầu đêm
Một đêm mùa hạ êm như nhung
Và thoảng qua gió mát

+ “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để
gọi buổi chiều”
Sắp xếp:
Tiếng trống thu không
Trên cái chòi của huyện nhỏ
Từng tiếng một vang xa
Để gọi buổi chiều
+ "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…"
Sắp xếp:
Chiều
Chiều rồi
Một chiều êm ả như ru
Văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
Theo gió nhẹ đưa vào
+ “Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào
dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ,
thỉnh thoảng từng loạt một”
Sắp xếp:


×