Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Những bài văn bài hai đứa trẻ thạch lam ngữ văn 11 (26)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.18 KB, 2 trang )

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
BÀI VĂN MẪU “HÌNH TƯỢNG TRẺ EM TRONG HAI ĐỨA TRẺ
CỦA THẠCH LAM”

BÀI LÀM:
1.Trẻ em trong truyện là những ai?
Đó là chị em Liên ngồi trên chiếcchõng tre dưới gốc cây bàng, thức khuya chờ tàu
xuống để bán hàng, may ra còn có một vài người mua
Mấy đưá trẻ con nhà nghèoở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, nhặt nhạnh bất
cứ cái gì
Thằng cu con chị Tý bê xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng. Nó loay
hoay nhóm lưả nấu nước chè phụ chị Tý
Khi đêm xuống, trẻ con tụ tập thềm hè, nói cười vui vẻ
Thằng con bác Sẩm bò ra đất nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát.
2. Hoàn cảnh chung cuả những đưá trẻ
Nghèo khóbẩn thỉu chẳng được học hành, chẳng được quan tâm, chẳng được vui
chơi, phải phụ cha mẹ kiếm sống (Chị em Liên, con chị Tý ..)
Chúng có những khát vọng thầm kín : Trẻ đi nhặt rác, Liên thương những đưá trẻ,
Liên thức chờ tàu chỉ điể nhìn ánh sáng đoàn tàu mà lặng yên mơ tưởng
Chúng làm cho bức tranh cuộc sống phố huyện trở nên đỡ tẻ nhạt, bên cạnh cuộc
sống lam lũcuả người lớn và bong tối bao bọc chung quanh, bởi vì chúng hồn nhiên chơi
đuà ( con bác Sẩm bò ra đấtnghịch rác, chị em Liên nhìn sao tìm sông Ngân hà, ông sao
Thần Nông, những đưá trẻ tụ tập vui chơi trên thềmhè..) bên cạnh “chừng ấy người
trong bong tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày cuả họ“


3. Hình tượng trẻ em
Nói hình ảnh trẻ em là hình tượng, nghiã là hình ảnh ấy chưá đựng tư tưởng tình
cảm và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Nhan đề tác phẩm là Hai Đưá Trẻ, TL đã lưu ý
người đọc về hình tượng trẻ em trong tác phẩm. Không chú ý điều này, khi đọc tác phẩm
sẽ có thể nhìn lệch hướng chủ đề, dù rằng Nhân vật trung tâm là Liên, truyện cuả cô bé


tên Liên, mới lớn.
Qua Liên và những đưá trẻ, TL muốn nói điều gì? (Chủ đề và tư tưởng cuả tác
phẩm). TL lưu ý người đọc về tình cảnh trẻ em không được học hành, không được vui
chơi, phải lam lũ phụ cha mẹ kiếm sống. Khát vọng cuả chúng là khát vọng về một thế
giới rực rỡ ánh sáng, nhưng chúng phải sống trong hoàn cảnhkhó nghèo, tăm tối, tù đọng,
không có ngày mai. Qua đó TL thể hiện tình cảm nhân đạo. TL yêu thương trẻ em, hiểu
thấu những khát vọng thầm kín mơ hồ cuả chúng, lên tiếng nòi đòi phải trả lại tuổi thơ
cho trẻ. Đoạn văn tả tâm trạng Liên đứng nhìn tàu là một đoạn văn đầy xúc cảm “Liên
lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như
đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái
vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung
quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.”
Giá trị thẩm mỹ hình ảnh những đưá trẻ:
Nhân vật Liên tiêu biểu cho những nét đẹp cuả trẻ em nông thôn xưa, đảm đang,
chu tất, biết quan tâm đến cha mẹ và những người xung quanh. Qua mắt nhìn và tâm
trạng Liên, hiện thực hiện lên vưà chân thực hồn nhiên, vưà đẹp lãng mạn. Điều ấy tạo
nên nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật cuả TL. Hình ảnh những đưá trẻ tạo nên một
bức tranh sinh động riêng , vui tươi, bên cạnh những con người lam lũ, tăm tối cuả phố
huyện nghèo.
Dù sao đó vẫn là những hình ảnh lãng mạn về trẻ, khác với Cái Tý, Thằng Dần
con chị Dậu đói vàng mắt (Tắt Đèn), khác với những đưá trẻ cuả Nam Cao phải đi ở đợ
hoặc bị bán đi vì cha mẹ nghèo quá.



×