Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

9 học lập dự toán xây dựng công trình bằng hình ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.24 KB, 10 trang )

Học lập dự toán xây dựng công trình bằng hình ảnh: phương pháp lập
dự toán bù chênh lệch giá vật liệu
Phần mềm dự toán là công cụ hỗ trợ không thể thiếu đối với người lập dự toán chuyên
nghiệp, phần mềm giúp người lập dự toán xác định dự toán chi phí xây dựng công trình
nhanh và chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào phần mềm dự toán trong khi
chưa nắm rõ bản chất của phương pháp lập dự toán mà người lập đang chọn cũng có hạn
chế.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng công trình bằng phương pháp
bù chênh lệch giá vật liệu, tìm hiểu cách các địa phương xây dựng đơn giá xây dựng công
trình và công bố mã hiệu đơn giá gồm chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công được
tính toán như thế nào. Tìm hiểu hệ thống định mức để xây dựng đơn giá xây dựng công
trình. Bù giá vật liệu tại thời điểm lập dự toán, sử dụng hệ số nhân công, hệ số máy thi
công để xác định bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng.
Phương pháp lập dự toán bù chênh lệch giá vật liệu: là phương pháp lập dự toán sử
dụng bộ đơn giá XDCB do địa phương ban hành để xác định chi phí vật liệu (A1), chi phí
nhân công (B1) và chi phí máy thi công (C1), phân tích vật tư và tổng hợp vật tư theo
thông báo giá tháng trừ đi giá vật tư theo đơn giá gốc (thường là thời điểm ban hành bộ
đơn giá XDCB của địa phương) để xác định chênh lệch vật liệu (A2), ngoài ra còn tính
bù cước vận chuyển theo tổng khối lượng để xác định chi phí bù cước vận chuyển
(A3). Đây là phương pháp lập dự toán xây dựng công trình mà các tỉnh phía Bắc, miền
Trung và một số tỉnh Tây Nguyên thường hay áp dụng.
Qui ước:
- Lập dự toán xây dựng công trình cho hạng mục công trình có công tác bê tông lót móng
đá 4x6, khối lượng là 50m3.
- Áp dụng đơn giá của Thành phố Hà Nội, đơn giá xây dựng công trình công bố theo QĐ
số 5481/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Thành phố Hà Nội.
- Phần trình bày sau đây, tôi sẽ minh họa cách lập dự toán bằng thủ công nhằm giúp các
bạn tìm hiểu bản chất của việc lập dự toán, tức chỉ cần sử dụng phần mềm excel cũng có
thể lập dự toán mà không quá phụ thuộc vào phần mềm lập dự toán.
1. Bảng khối lượng dự toán:
- Đầu tiên các bạn cần tra mã hiệu đơn giá, công tác bê tông thuộc chương VI, nội dung


công tác bê tông lót móng đá 4x6 mác 100 xi măng PC30 có mã hiệu đơn giá
là AF.11111; đơn vị tính là: 1m3; chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công lần lượt
là: 485.249, 282.755 và 45.790.
- Mở bảng tính excel, nhập bảng khối lượng dự toán gồm mã hiệu, nội dung công việc,
ĐVT, đơn giá và thành tiền (khối lượng x đơn giá) như hình sau:


Hình: Bảng khối lượng dự toán
- Từ bảng khối lượng dự toán, chúng ta có thể xác định 3 chi phí cơ bản là chi phí vật liệu
(A1), chi phí nhân công (B1) và chi phí máy thi công (C1). Đưa 3 chi phí cơ bản này vào
bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng, chúng ta có kết quả Bảng tổng hợp dự toán chi
phí xây dựng như hình sau:


Hình: Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng theo kiểu bù giá vật liệu
Nếu không có yêu cầu in bảng phân tích vật tư và tổng hợp khối lượng vật tư, đến đây
chúng ta đã xác định được bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng, xem như hoàn thành
công việc lập dự toán, quá đơn giản phải không các bạn.
2. Tìm hiểu đơn giá, mã hiệu định mức đơn giá:
- Ở trên khi nhập bảng khối lượng dự toán, các bạn tra bộ đơn giá xây dựng công trình
ban hành kèm theo QĐ số 5481/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, kết quả mã
hiệu đơn giá AF.11111 có chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công lần
lượt là: 485.249, 282.755 và 45.790 đồng như hình sau:


Hình: Đơn giá AF.11111 ban hành kèm theo QĐ số 5481/QĐ-UBND của UBND Thành
phố Hà Nội
- Để tìm hiểu đơn giá xây dựng công trình Thành phố Hà Nội được xây dựng, tính toán
như thế nào trước hết chúng ta cùng tìm hiểu hệ thống mã hiệu định mức do Bộ Xây
dựng công bố. Định mức dự toán xây dựng công trình được công bố theo công văn

số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng có định mức mã hiệu AF.11110 như
sau:


Hình: Định mức dự toán xây dựng công trình mã hiệu AF.11110
Với công bố mã hiệu định mức như hình trên, chúng ta có thể diễn giải nội dung chi tiết
như sau: Mã hiệu định mức: AF.11110 (lấy nội dung cột mã hiệu ghép với với cột kích
thước); Nội dung công tác: Bê tông lót móng chiều rộng <=250 cm; ĐVT: 1m3
Mã hiệu đơn giá AF.11111 - Bê tông lót móng chiều rộng <=250cm, đá 4x6 vữa mác
100 do UBND Thành phố Hà Nội ban hành sử dụng vữa bê tông có độ sụt 2-4 cm, tra
cứu phụ lục cấp phối vật liệu bê tông ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP ta
có mã vữa bê tông C2141. Định mức cấp phối vữa C2141 cụ thể như hình sau:


Hình: Định mức cấp phối vữa bê tông C2141
Mẹo: AF.1*: sử dụng vữa bê tông có độ sụt 2 - 4cm; AF.2*: sử dụng vữa bê tông có độ
sụt 6 - 8cm; AF.3*: sử dụng vữa bê tông có độ sụt 14 - 17cm. Tìm hiểu việc đánh mã
hiệu định mức, đơn giá phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình tại đây.
Công tác bê tông lót móng sử dụng 1,03 m3 vữa bê tông, áp định mức cấp phối vật liệu
mã vữa bê tông (C2141) cho mã hiệu AF.11111, ta có bảng hao phí vật liệu như sau:

Hình: Phân tích chi tiết hao phí mã hiệu AF.11111
Đôi khi khách hàng đang sử dụng phần mềm dự toán ADTPro cũng có thắc mắc tại sao
phần mềm dự toán ADTPro lại phân tích vật tư với kết quả là: 200.85 kg xi măng PC30,


trong khi tra định mức theo 1776/BXD-VP thì 1m3 bê tông chỉ sử dụng có 195 kg xi
măng PC30. Câu trả lời cho câu hỏi này là phần mềm dự toán phân tích 200.85 kg xi
măng PC30 là do mã hiệu AF.11111 sử dụng đến 1,03m3 bê tông chứ không phải 1m3 bê

tông.
Để xây dựng được bộ đơn giá XDCB cần phải xác định giá vật liệu, lương nhân công và
bảng giá ca máy thiết bị thi công. Với bộ đơn giá XDCB khu vực Thành phố Hà Nội ban
hành theo QĐ số 5481/QĐ-UBND, cơ sở để tính toán đơn giá xây dựng công trình cụ thể
như sau:
- Giá vật liệu xây dựng trong đơn giá tính theo Bảng giá vật liệu đến chân công trình trên
địa bàn thành phố Hà Nội theo mặt bằng giá cuối quý III năm 2011 và chưa bao gồm thuế
giá trị gia tăng.
- Chi phí nhân công trong đơn giá tính với mức lương tối thiểu vùng I: 2.000.000
đ/tháng theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/082011 của Chính phủ. Mức lương
tối thiểu chung là: 830.000 đồng/tháng theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày
04/04/2011 của Chính phủ. Cấp bậc tiền lương theo bảng lương A.1, thang lương 7 bậc,
mục 8.1 - xây dựng cơ bản ban hành kèo theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004 của Chính phủ. Bảng tính lương nhân công 3,0/7 (nhóm I) có lương ngày
công bằng 199.123 được tính toán như sau:

Hình: Bảng tính lương nhân công 3,0/7 (nhóm I)
- Đơn giá Máy thi công tham khảo Bảng dự toán ca máy và thiết bị thi công xây dựng
công trình trên địa bàn Thành phố Hà Nội công bố kèm theo Quyết định số 5477/QĐUBND ngày 24/11/2011 của UBND Thành phố Hà Nội.
Từ kết quả phân tích chi tiết hao phí như trên, tiến hành áp giá vật liệu, giá nhân công và
giá máy thi công, kết quả chiết tính mã hiệu đơn giá AF.11111 như hình sau:


Hình: Bảng phân tích đơn giá mã hiệu AF.11111
Đến đây hy vọng bạn đọc đã hiểu được đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công, đơn giá máy
thi công: 485.249, 282.755, 45.790 đã nhập vào bảng khối lương dự toán ở trên đã được
Thành phố Hà Nội tính toán và ban hành như thế nào.
3. Tính bù chênh lệch giá vật liệu:
- Nếu thời điểm lập dự toán giá vật liệu trên thị trường (hoặc thông báo giá của Liên Sở
Tài chính - Xây dựng) không thay đổi so với giá vật liệu tại thời điểm ban hành bộ đơn

giá XDCB, lúc này chi phí vật liệu (A1) được xác định từ bảng khối lượng dự toán như
hình trên là xong.
- Tuy nhiên, nếu tại thời điểm lập dự toán, giá vật liệu theo thông báo giá của Liên Sở có
thay đổi thì làm sao, tư duy đơn giản nhất đã thành quán tính là thiếu sẽ tính bù.
- Để bù chênh lệch vật liệu trước hết cần phải lập bảng phân tích vật tư và tổng hợp khối
lượng vật tư.


Hình: Bảng phân tích vật tư
Từ kết quả bảng phân tích vật tư, tiến hành lập bảng tổng hợp khối lượng vật tư, ta sẽ có
bảng tổng hợp khối lượng vật tư để từ đó xác định chênh lệch vật liệu (thành tiền chi phí
vật liệu thời điểm lập dự toán trừ thành tiền chi phí vật liệu thời điểm ban hành bộ đơn
giá) như hình sau:

Hình: Tổng hợp vật tư, xác định chênh lệch vật liệu (A2)


4. Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng
Từ bảng tổng hợp vật tư, xác định được chi phí chênh lệch vật liệu A2, đưa chi phí chênh
lệch vật liệu (A2) vào bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng ta có kết quả tính bảng dự
toán như hình sau:

Hình: Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng kiểu bù giá vật liệu
Đến đây hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ bản chất của phương pháp lập dự toán xây dựng
công trình, sử dụng bộ đơn giá XDCB của địa phương bù chênh lệch giá vật liệu



×