Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Hướng dẫn lập dự toán cho người mới bắt đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 37 trang )

Hướng dẫn lập dự toán cho người mới bắt đầu!
Ai mới bắt đầu lập dự toán cũng có thể thấy khó khăn, nhưng qua những bỡ ngỡ ban đầu
bạn sẽ thấy mọi việc cũng đơn giản thôi. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để mọi việc
trở nên đơn giản hơn:
1- Điều khó khăn nhất với bạn là ban đầu không biết bắt đầu như thế nào?
Để khắc phục điều này, bạn cần hình dung về trình tự các bước thi công xây dựng công
trình. Trình tự thông thường là: bắt đầu tư việc chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công rồi từ
từ đến các công việc tiếp theo. Người mới bắt đầu cũng luôn có tình trạng là sợ kể thiếu,
kể sót các đầu việc.
Theo tôi, bạn nên sử dụng giấy (nháp, giấy in một mặt) liệt kê dàn bài:
VD:
- Phần móng
- Phần thân
- Phần mái
- Phần điện
- Phần nước
- Phần hoàn thiện
-…
Sau đó bắt đầu chẻ nhỏ các đầu việc trong các phần đó.
VD:
- Phần móng thì có thể là: Đào đất, bê tông lót, ván khuôn móng, cốt thép móng, bê tông
móng…
- Phần thân: Cốt thép + Ván khuôn + bê tông cột tầng 1, Cốt thép + Ván khuôn + bê tông
dầm, sàn tầng 1, xây tường tầng 1…
Tiếp theo bạn xem bản vẽ để ghi kích thước tìm được ra giấy, trong Dự toán GXD bạn có
thể chọn lệnh: Tiện ích -> Bảng khối lượng / Dự toán để chuyển sang chế độ nhập khối
lượng. Bạn đưa khối lượng bạn tìm được vào đó, rất dễ dàng và dễ hiểu. Chỉ cần nhập số
liệu, Dự toán GXD tự tính kết quả giúp bạn. Rất thú vị.
Bạn cũng thể xổ toàn bộ định mức trong phần mềm dự toán để lựa chọn theo thứ tự. Về
cơ bản thì các định mức công tác xây dựng công trình cũng đã được sắp xếp theo trình tự
hình thành công trình từ lúc chuẩn bị mặt bằng đến lúc hoàn thiện. Đối với các công tác


không có trong định mức, có thể tham khảo các công trình tương tự. Không cần cầu toàn
quá bạn nhé, có thể thiếu một vài đầu việc, hoặc có những chỗ bạn không hiểu hoặc thấy
khó khăn, cứ bỏ qua, làm tiếp phần sau – kiểu như bạn thi môn Toán, hãy chọn bài dễ làm
trước, tạm bỏ qua bài khó, dư thời gian sẽ quay lại nghiên cứu giải quyết bài khó sau.
Đây là công việc khó khăn cho các bạn mới bắt đầu. Nhưng cứ kiên trì đi, bạn sẽ quen
thôi.
2- Về khối lượng dự toán:
Nếu đã chọn xong các công tác, xác định được các đầu việc cần làm. Thì giờ sẽ chuyển


sang phần xác định khối lượng. Dĩ nhiên đến đây bạn phải đọc bản vẽ để xác định khối
lượng rồi. Nếu bạn không học khối ngành xây dựng hoặc bạn chưa đọc bản vẽ đo bóc
khối lượng thì bạn có thể tham gia khóa học: Đọc bản vẽ và đo bóc khối lượng do Công
ty Giá Xây Dựng tổ chức. Kích vào đây để đăng ký học.
Kể cả các bạn học khối ngành xây dựng, nhưng chưa từng thiết kế hoặc thi công thì việc
đọc bản vẽ bạn cũng có những cảm giác khó khăn nhất định. Theo kinh nghiệm của
những người đi trước, các bạn nên bỏ khoảng một buổi để xem, hiểu và thuộc ý tưởng
người thiết kế và cả người thể hiện bản vẽ vì đôi khi chi tiết cấu kiện nằm ở nhiều bản vẽ
khác nhau nên xem, đọc hiểu cũng cực. Những người được kinh qua công việc vừa thiết
kế, vừa lập dự toán thì khi lập dự toán sẽ thuận lợi.
Tóm lại về khối lượng các bạn cố gằng hết mức đừng quên những khối lượng chính, còn
mấy cái đầu việc nho nhỏ có thể trong quá trình làm việc có nhiều người sẽ góp ý cho
mình (VD: Đội kỹ thuật, Tư vấn thẩm tra dự toán, nhà thầu họ tự kiểm), thậm chí lúc đấu
thầu còn có việc làm rõ lại khối lượng thừa thiếu lúc đấu thầu, chỉ có điều khi đó bạn sẽ
vất vả một chút vì tư vấn lập dự toán phải sửa đổi, bổ sung. Nhưng không sao phải không
bạn, ai mới bắt đầu chẳng gặp gian nan.
3- Về chiết tính đơn giá: Có thể hiểu khái quát: Dự toán bằng khối lượng nhân đơn giá.
Sau khi đã xác định được khối lượng ở trên, bạn cần tính thêm đơn giá. Để tính được đơn
giá bạn cần ít nhất 4 loại số liệu: Định mức, giá vật liệu đến hiện trường, giá nhân công
(tiền công hay tiền lương cho một ngày công), giá ca máy. Định mức là hao phí tối đa để

thực hiện một đơn vị công tác nào đó. Ban đầu chưa rành lắm bạn cứ áp dụng nguyên
theo định mức nhà nước hoặc mở các dự toán người đi làm trước đã làm ra để tham khảo,
họ áp thế nào mình áp thế (dự toán đã được thẩm tra hoặc hồ sơ thanh quyết toán càng
tốt). Khi nào quen tay rồi thì có thể can thiệp sâu thêm vì đôi khi thực tế thi công có một
số định mức không phù hợp thì cần điều chỉnh (VD: đôi khi có những định mức vật liệu
phụ, máy thi công không phù hợp thì có thể cắt bỏ). Lưu ý : mỗi địa phương đều ban
hành đơn giá riêng đấy nhé.
Trong phần mềm Dự toán GXD, việc chiết tính đơn giá cho hàng trăm công việc rất
nhanh, chỉ cần một lệnh bấm: Chi phí xây dựng -> 5. Tính đơn giá chi tiết. Thế nên việc
sử dụng phần mềm không phải là vấn đề, mà vấn đề là bạn cần hiểu về bản chất của việc
hình thành đơn giá. Bạn có thể xem các công thức liên kết trong Dự toán GXD để hiểu
sâu về vấn đề này.
4- Về giá vật liệu: Đây là vấn đề phức tạp. Về tính toán thì không phức tạp, cứ sửa trực
tiếp trong bảng tính giá vật liệu đến hiện trường hoặc có số liệu thì nhập thẳng vào bảng
tổng hợp và chênh lệch vật tư. Vấn đề là giá vật tư lấy ở đâu? làm sao để được chấp nhận
giá đó? Bạn có thể tham khảo Công bố giá liên Sở XD-TC địa phương hoặc trên mạng
(giaxaydung.vn) hoặc đi khảo sát ở các cửa hàng, đại lý. Vấn đề tính giá vật liệu đến hiện
trường sẽ nói ở bài khác. Trong Dự toán GXD, bạn có thể xem ở sheet Gia VLHT (hoặc
VLHT).


5- Về tiền lương nhân công: Sẽ nói ở bài khác (bạn chú ý đón xem nhé). Với Dự toán
GXD có sẵn bảng lương đầy đủ nhân công với công thức trong Excel, bạn sẽ dễ dàng tìm
hiểu.
6- Về giá ca máy: Sẽ nói ở bài khác (bạn chú ý đón xem nhé). Duy nhất hiện nay chỉ có
Dự toán GXD có sẵn bảng giá ca máy với công thức trong Excel, bạn sẽ dễ dàng tìm
hiểu.
7- Một vấn đề bạn cũng cần quan tâm là bảng tổng hợp kinh phí và các hệ số:
- Điều chỉnh lại hệ số chi phí nhân công, máy thi công: Mỗi địa phương sẽ có hướng dẫn
riêng tùy theo mức lương vùng, miền;

- Chi phí trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước: Trong Thông tư
04/2010/TT-BXD có bảng 3.7, 3.8 để tra các định mức chi phí này, bạn cần biết cách
phân loại công trình (công trình của bạn là dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
hay hạ tầng kỹ thuật) để chọn định mức cho phù hợp. Bảng 3.7, 3.8 trong phần mềm Dự
toán GXD được để sẵn ở sheet Ts để người sử dụng tiện tra cứu.
- Trong phần mềm Dự toán GXD: Các định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và
một số chi phí khác được tự động nội suy và tính ra giá trị tùy theo tính trên tổng hoặc
từng cái riêng biệt: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị.
- CP dự phòng: Gồm hai loại Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh thì trong dự toán
bằng 5% các chi phí tính phía trước (xem thêm Thông tư 04/2010/TT-BXD, phụ lục 03).
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá, đây là vấn đề khó. Duy nhất Dự toán GXD xử lý
được vấn đề này và có hướng dẫn, trợ giúp rõ ràng. Bởi tác giả là người có chuyên môn,
hiểu rõ và sâu về vấn đề này, hiểu đúng hướng dẫn các văn bản của Nhà nước.
Về dự toán công trình thì còn nhiều vấn đề nữa, nhưng trong bài này có lẽ tôi chỉ dành
thời gian sơ lược được một số vấn đề như trên. Nếu bạn muốn học để làm nghề một cách
bài bản bạn hãy đăng ký tham gia các khóa học: Đọc bản vẽ và đo bóc khối lượng hoặc
khóa học: Đo bóc khối lượng, lập dự toán. Có lẽ đây là khóa học duy nhất tại Việt Nam
được đào tạo theo chương trình sát thực và tặng các học viên phần mềm Dự toán GXD
hay nhất hiện nay. Nhiều học viên học xong vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi vừa được học
nghề vừa được tặng phần quà giá trị còn cao hơn cả học phí.
Gửi tặng các bạn tài liệu Hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình Giaxaydung.vn-Tailieu-HD-lap-du-toan-XDCT
(tài liệu có một số chỗ theo Thông tư 05/2007/TT-BXD, hiện tại Thông tư này đã bị
Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng thay thế, tôi sẽ nâng cấp bản mới sau)
Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình
I. HƯỚNG DẪN CHUNG


1. Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình được đo bóc là cơ sở cho việc
xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức
lựa chọn nhà thầu.

2. Đo bóc khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là việc xác định khối
lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán,
kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở,
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công), hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công
xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
3. Khối lượng đo bóc công trình, hạng mục công trình khi lập tổng mức đầu tư, xác định
khối lượng mời thầu khi lựa chọn tổng thầu EPC, tổng thầu chìa khóa trao tay còn có thể
được đo bóc theo bộ phận kết cấu, diện tích, công suất, công năng sử dụng… và phải
được mô tả đầy đủ về tính chất, đặc điểm và vật liệu sử dụng để làm cơ sở cho việc xác
định chi phí của công trình, hạng mục công trình đó.
4. Đối với một số bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình, hạng mục
công trình không thể đo bóc được khối lượng chính xác, cụ thể thì có thể tạm xác định và
ghi chú là “khối lượng tạm tính” hoặc “khoản tiền tạm tính”. Khối lượng hoặc khoản tiền
tạm tính này sẽ được đo bóc tính toán lại khi quyết toán hoặc thực hiện theo quy định cụ
thể tại hợp đồng xây dựng.
5. Đối với các loại công trình xây dựng có tính chất đặc thù hoặc các công tác xây dựng
cần đo bóc tiên lượng nhưng chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa phù hợp với đặc
thù của công trình, công tác xây dựng thì các tổ chức, cá nhân khi thực hiện đo bóc khối
lượng các công tác xây dựng đó có thể tự đưa phương pháp đo bóc phù hợp với hướng
dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình theo công bố này và có thuyết minh cụ thể.
6. Trường hợp sử dụng các tài liệu, hướng dẫn của nước ngoài để thực hiện việc đo bóc
khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình cần nghiên cứu, tham khảo hướng
dẫn này để bảo đảm nguyên tắc thống nhất về quản lý khối lượng và chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
1. Yêu cầu đối với việc đo bóc khối lượng xây dựng công trình
1.1. Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm, tính toán theo trình tự phù hợp
với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng đo bóc cần
thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và phương pháp thi
công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định được chi phí xây dựng.



1.2. Tùy theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối lượng xây dựng
đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình như phần ngầm (cốt 00 trở xuống), phần
nổi (cốt 00 trở lên), phần hoàn thiện và phần xây dựng khác hoặc theo hạng mục công
trình. Khối lượng xây dựng đo bóc của bộ phận công trình hoặc hạng mục công trình
được phân thành công tác xây dựng và công tác lắp đặt.
1.3. Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình đo bóc cần nêu rõ ràng,
ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế công trình xây dựng.
Khi tính toán những công việc cần diễn giải thì phải có diễn giải cụ thể như độ cong vòm,
tính chất của các chất liệu (gỗ, bê tông, kim loại…), điều kiện thi công (trên cao, độ sâu,
trên cạn, dưới nước…).
1.4. Các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao (hoặc
chiều sâu); khi không theo thứ tự này phải diễn giải cụ thể.
1.5. Các ký hiệu dùng trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục
công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Các khối lượng lấy
theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ lấy theo số liệu thống kê của thiết kế và chỉ rõ số
hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
1.6. Đơn vị tính: Tùy theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một khối lượng
xây dựng sẽ được xác định theo một đơn vị đo phù hợp có tính tới sự phù hợp với đơn vị
tính của công tác xây dựng đó trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.
Đơn vị tính theo thể tích là m3; theo diện tích là m2; theo chiều dài là m; theo số lượng là
cái, bộ, đơn vị…; theo trọng lượng là tấn, kg…
Trường hợp sử dụng đơn vị tính khác với đơn vị tính thông dụng (Inch, Foot, Square
foot…) thì phải có thuyết minh bổ sung và quy đổi về đơn vị tính thông dụng nói trên.
1.7. Tên gọi các danh mục công tác đo bóc trong Bảng tính toán. Bảng khối lượng công
trình, hạng mục công trình phải phù hợp với tên gọi công tác xây lắp tương ứng trong hệ
thống định mức dự toán xây dựng công trình.
2. Trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng xây dựng công trình
2.1. Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài liệu chỉ dẫn

kèm theo. Trường hợp cần thiết yêu cầu nhà thiết kế giải thích rõ các vấn đề có liên quan
đến đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
2.2. Lập Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình (Phụ lục 1).
Bảng tính toán này phải phù hợp với bản vẽ thiết kế, trình tự thi công xây dựng công


trình, thể hiện được đầy đủ khối lượng xây dựng công trình và chỉ rõ được vị trí các bộ
phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình.
Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình cần lập theo trình tự
từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên theo trình tự thi công (Phần ngầm, phần nổi, phần
hoàn thiện, lắp đặt).
2.3. Thực hiện đo bóc khối lượng xây dựng công trình theo Bảng tính toán, đo bóc khối
lượng công trình, hạng mục công trình.
2.4. Tổng hợp các khối lượng xây dựng đã đo bóc vào Bảng khối lượng xây dựng công
trình (Phụ lục 2) sau khi khối lượng đo bóc đã được xử lý theo nguyên tắc làm tròn các trị
số.
Học lập dự toán xây dựng công trình bằng hình ảnh: phương pháp lập đơn giá xây dựng
công trình



29/11/2013
Cẩm nang lập dự toán
Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình trên cơ sở hệ thống định mức dự toán xây
dựng của công trình và các yếu tố chi phí có liên quan theo giá thị trường.
Cơ sở lập đơn giá xây dựng công trình:
1. Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá;
2. Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá;
3. Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình;
4. Giá nhân công của công trình;

5. Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công);
Cơ sở pháp lý và hướng dẫn lập dự toán theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công
trình, Quý khách có thể tham khảo Phụ lục số 6 - Phương pháp lập giá xây dựng công
trình (Kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng).
Qui ước:
- Chọn lập dự toán cho hạng mục công trình có công tác: đào móng băng (50m3); bê tông
lót móng đá 4x6 mác 100 (120m3); dọn dẹp vệ sinh (5 công)
- Áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng công bố theo công
văn số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng.
- Sử dụng giá nhân công và giá ca máy ban hành kèm theo QĐ số 104/2006/QĐUBND ngày 14/07/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phần trình bày sau đây, tôi sẽ minh họa lập dự toán bằng thủ công nhằm giúp các bạn


tìm hiểu bản chất của việc lập dự toán, tức chỉ cần sử dụng Excel cũng có thể lập dự toán
chứ không quá phụ thuộc vào phần mềm lập dự toán.
1. Bảng khối lượng dự toán:
- Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá:
1. Đào móng băng;
2. Bê tông bê tông lót móng đá 4x6 mác 100 xi măng;
3. Dọn dẹp vệ sinh;
- Mở excel, nhập bảng khối lượng dự toán gồm mã hiệu, nội dung công việc, ĐVT, không
cần nhập đơn giá Vật liệu, đơn giá Nhân công, đơn giá Máy thi công như hình sau:

Hình: Bảng khối lượng dự toán chưa có đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công, đơn giá
máy thi công
2. Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình:
Từ danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá, chúng ta tra định
mức xây dựng công bố theo công văn số 1776/BXD-VP như sau:



Hình: Định mức hao phí xây dựng tra cứu theo công văn số 1776/BXD-VP
Trong số ba công tác cần lập đơn giá có một mã hiệu đặc biệt cần lưu ý đó là mã hiệu
AF.11111, mã hiệu này sử dụng 1,03 m3 vữa. Thông thường mã hiệu đơn giá AF.11111 Bê tông lót móng chiều rộng <=250cm, đá 4x6 vữa mác 100 sử dụng bê tông có độ sụt
2-4 cm.
Mẹo: AF.1*: sử dụng vữa bê tông có độ sụt 2 - 4cm; AF.2*: sử dụng vữa bê tông có độ
sụt 6 - 8cm; AF.3*: sử dụng vữa bê tông có độ sụt 14 - 17cm. Tìm hiểu việc đánh mã
hiệu định mức, đơn giá phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình tại đây.
Tra cứu phụ lục cấp phối vật liệu bê tông ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP
ta có mã vữa C2141. Định mức cấp phối vữa C2141 cụ thể như hình sau:


Hình: Phụ lục định mức cấp phối vữa bê tông C2141
Công tác bê tông lót móng đá 4x6 mác 100 có hao phí 1,03 m3 vữa bê tông, áp định mức
cấp phối vật liệu mã vữa bê tông (C2141) cho mã hiệu AF.11111, ta có bảng hao phí vật
liệu như hình sau:


Hình: Phân tích chi tiết cấp phối vữa bê tông
Để cho đơn giản, bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình chỉ hiển thị khối lượng hao
phí (định mức vữa bê tông nhân cấp phối vữa nếu sử dụng bê tông trộn thủ công), định
mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá như hình sau:


Hình: Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình (chưa áp giá vật liệu, nhân công,
máy)
3. Bảng giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình:
Tổng hợp tất cả vật liệu có sử dụng trong hạng mục công trình, chúng ta tiến hành cập
nhật giá vật liệu như hình sau:



Hình: Bảng giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình
4. Bảng giá nhân công của công trình:
Tổng hợp tất cả nhân công có sử dụng trong hạng mục công trình (có thể sử dụng chức
năng tính lương nhân công xây dựng theo hệ số bậc lương, lương tối thiểu vùng, lương
tối thiểu chung và các khoản phụ cấp). Bảng giá nhân công sau đây lấy từ bảng giá nhân
công công bố kèm theo QĐ số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/07/2006 của UBND Thành
phố Hồ Chí Minh. Tham khảo bảng tính chi tiết tiền lương "Nhân công bậc 3/7 (nhóm
I)" tại đây

Hình: Bảng giá nhân công của công trình
5. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị
thi công):
Tổng hợp tất cả giá ca máy và thiết bị thi công có sử dụng trong hạng mục công trình, có
thể tính bù chênh lệch nhiên liệu, bù chênh lệch nhân công lái máy hoặc sử dụng bảng giá
ca máy theo công bố (tùy vào hướng dẫn của từng địa phương). Bảng giá ca máy sau đây
lấy từ bảng giá ca máy công bố kèm theo QĐ số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/07/2006
của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Tham khảo bảng tính chi tiết "Máy trộn bê tông
250 lít" có giá: 134.780 đồng/ca tại đây.


Hình: Bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị
thi công)
6. Bảng đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ:
Sau khi cập nhật giá vật liệu, giá nhân công và giá ca máy và thiết bị thi công, chúng ta
có thể lập đơn giá xây dựng công trình.
Cột [6] (đơn giá) sẽ tham chiếu giá vật liệu từ sheet VL, tham chiếu giá nhân công từ
sheet NC và tham chiếu giá ca máy thiết bị thi công từ sheet MAY.
Cột [7] xác định chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công theo đúng
hướng dẫn tại mục 1.2.1, 1.2.2, 1.2.3 của Phụ lục số 6 (Kèm theo Thông tư số



04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng)

Hình: Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ
Quay trở lại Bảng khối lượng dự toán đã nhập ban đầu, thiết lập cột [6], [7], [8] tham
chiếu giá trị đã lập đơn giá xây dựng công trình, ta có bảng khối lượng dự toán như hình
sau:


Hình: Bảng khối lượng dự toán
7. Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng:
Tham chiếu thành tiền chi phí vật liệu (A1), chi phí nhân công (B1) và chi phí máy thi
công (C1) để xác định BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG như hình
sau:


Hình: Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng
Bài hướng dẫn trên đây giúp các bạn hiểu bản chất phương pháp lập dự toán lập đơn giá
xây dựng công trình không đầy đủ, các bạn có thể tìm hiểu thêm mẫu lập dự toán lập đơn
giá xây dựng công trình đầy đủ, mẫu dự toán đơn giá xây dựng công trình ba thành phần
vật liệu, nhân công và máy thi công tại đây.
Hiểu rõ bản chất của phương pháp lập dự toán lập đơn giá xây dựng công trình, vận dụng
phương pháp này với sự hỗ trợ của phần mềm dự toán ADTPro sẽ giúp cho người sử dụng tiết
kiệm nhiều thời gian.

Học lập dự toán xây dựng công trình bằng hình ảnh: phương pháp lập dự toán tổng hợp
vật tư và áp giá vật liệu



29/11/2013




Cẩm nang lập dự toán
Phương pháp Tổng hợp vật tư và áp giá vật liệu: Trên cơ sở sử dụng bộ đơn giá
XDCB do địa phương ban hành, xác định thành tiền chi phí nhân công (B1), thành tiền
máy thi công (C1). Phân tích định mức hao phí, xác định tổng khối lượng vật tư, áp giá
vật tư (giá thông báo tháng hoặc giá thị trường) để xác định thành tiền chi phí vật liệu
(Att). Đây là phương pháp lập dự toán được nhiều đơn vị tư vấn tại TP.HCM và các tỉnh
miền Nam sử dụng.
Qui ước:
- Lập dự toán cho hạng mục công trình có công tác bê tông lót móng đá 4x6, khối lượng:
50m3.
- Áp dụng đơn giá khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, đơn giá xây dựng công trình công
bố theo QĐ số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/07/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Phần trình bày sau đây, tôi sẽ minh họa cách lập dự toán bằng thủ công nhằm giúp các
bạn tìm hiểu bản chất của việc lập dự toán, tức chỉ cần sử dụng phần mềm excel cũng có
thể lập dự toán mà không quá phụ thuộc vào phần mềm lập dự toán.
1. Bảng khối lượng dự toán:
- Đầu tiên các bạn cần tra mã hiệu đơn giá, công tác bê tông thuộc chương VI, nội dung
công tác bê tông lót móng đá 4x6 mác 100 xi măng PC30 có mã hiệu đơn giá
là AF.11111; đơn vị tính là: 1m3; chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công lần lượt
là: 305,952; 51,719; 17,260.
- Mở excel, nhập bảng khối lượng dự toán gồm mã hiệu, nội dung công việc, ĐVT, đơn
giá và thành tiền (khối lượng x đơn giá). Lập dự toán theo phương pháp này không cần
nhập cột đơn giá Vật liệu chi tiết như hình sau:


Hình: Bảng khối lượng dự toán
- Từ bảng khối lượng dự toán, chúng ta có thể xác định 2 chi phí cơ bản là chi phí nhân
công (B1) và chi phí máy thi công (C1). Đưa 2 chi phí cơ bản này vào bảng tổng hợp dự


toán chi phí xây dựng, chúng ta có kết quả Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây
dựng như hình sau:

Hình: Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng
Đến đây chúng ta đã xác định được bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng, tuy nhiên lại
chưa xác định được chi phí vật liệu (Att). Để xác định chi phí vật liệu trước hết chúng ta
cần tìm hiểu hệ thống định mức do BXD ban hành và mã hiệu đơn giá do các địa phương
ban hành cụ thể như thế nào.
2. Tìm hiểu đơn giá, mã hiệu định mức đơn giá:
- Ở trên khi nhập bảng khối lượng dự toán, các bạn tra ra kết quả mã hiệu đơn giá
AF.11111 có chi phí nhân công và chi phí máy thi công lần lượt
là: 251.719 và 17.260 đồng như hình sau:


Hình: Đơn giá AF.11111 ban hành kèm theo QĐ số 104/2006/QĐ-UBND của UBND
Thành phố Hồ Chí Minh
- Để tìm hiểu đơn giá XDCB khu vực Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng, tính toán
như thế nào trước hết chúng ta cùng tìm hiểu hệ thông mã hiệu định mức. Định mức dự
toán xây dựng công trình được công bố theo công văn số 1776/BXD-VP có định mức mã
hiệu AF.11110 như sau:


Hình: Định mức dự toán xây dựng công trình mã hiệu AF.11110
Với công bố mã hiệu định mức như hình trên, chúng ta có thể diễn giải nội dung chi tiết
như sau: Mã hiệu định mức: AF.11110 (lấy nội dung cột mã hiệu ghép với với cột kích

thước); Nội dung công tác: Bê tông lót móng chiều rộng <=250 cm; ĐVT: 1m3
Mã hiệu đơn giá AF.11111 - Bê tông lót móng chiều rộng <=250cm, đá 4x6 vữa mác
100 sử dụng bê tông có độ sụt 2-4 cm, tra cứu phụ lục cấp phối vật liệu bê tông ban hành
kèm theo công văn số 1776/BXD-VP ta có mã vữa C2141. Định mức cấp phối vữa
C2141 cụ thể như hình sau:


Hình: Định mức cấp phối vữa bê tông C2141
Công tác bê tông lót móng sử dụng 1,03 m3 vữa bê tông, áp định mức cấp phối vật liệu
mã vữa bê tông (C2141) cho mã hiệu AF.11111, ta có bảng hao phí vật liệu như sau:

Hình: Phân tích chi tiết hao phí mã hiệu AF.11111
Đôi khi khách hàng đang sử dụng phần mềm dự toán ADTPro cũng có thắc mắc tại sao
phần mềm dự toán ADTPro lại phân tích vật tư với kết quả là: 200.85 kg xi măng PC30,
trong khi tra định mức theo 1776/BXD-VP thì 1m3 bê tông chỉ sử dụng có 195 kg xi
măng PC30. Câu trả lời cho câu hỏi này là phần mềm dự toán phân tích 200.85 kg xi
măng PC30 là do mã hiệu AF.11111 sử dụng đến 1,03m3 bê tông chứ không phải 1m3 bê
tông.


Để xây dựng được bộ đơn giá XDCB cần phải xác định giá vật liệu, lương nhân công và
bảng giá ca máy thiết bị thi công, với bộ đơn giá XDCB khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh ban hành theo QĐ số 104/2006/QĐ-UBND, cơ sở để tính toán đơn giá xây dựng
công trình cụ thể như sau:
- Chi phí vật liệu trong đơn giá tính theo mặt bằng giá quý IV/2005 của Liên Sở Tài
chính - Xây dựng TP.HCM (mức giá chưa có thuế gia trị gia tăng).
- Chi phí nhân công trong đơn giá tính với mức lương tối thiểu 350.000 đ/tháng theo
Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ. Cấp bậc tiền lương theo
bảng lương A.1, thang lương 7 bậc, mục 8.1 - xây dựng cơ bản ban hành kèo theo Nghị
định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Bảng tính lương nhân công

3,0/7 nhóm I được tính toán chi tiết như sau:

Hình: Bảng tính lương nhân công 3,0/7 (nhóm I)
- Đơn giá Máy thi công tham khảo Bảng dự toán ca máy và thiết bị thi công khu vực
TP.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/07/2006. Hình
sau đây minh họa cách tính chi tiết loại máy trộn bê tông 250 lít như sau:


Hình: Bảng tính giá ca máy thiết bị thi công minh họa loại máy trộn bê tông 250 lít
Từ kết quả phân tích chi tiết hao phí như trên, tiến hành áp giá vật liệu, giá nhân công và
giá máy thi công, kết quả chiết tính mã hiệu đơn giá AF.11111 như hình sau:


Hình: Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình mã hiệu AF.11111
Đến đây hy vọng bạn đọc đã hiểu được đơn giá nhân công, đơn giá máy thi
công: 51.719, 17.260 đã nhập vào bảng khối lượng dự toán ở trên đã được Thành phố Hồ
Chí Minh tính toán và ban hành như thế nào.
3. Xác định chi phí vật liệu (Att):
- Phương pháp lập dự toán này không cần sử dụng đơn giá vật liệu trong bộ đơn giá
XDCB do địa phương ban hành. Để xác định chi phí vật liệu cần phải lập bảng phân tích
vật tư , tổng hợp khối lượng vật tư và tiến hành áp giá vật liệu để xác định chi phí vật liệu
(Att).


Hình: Bảng phân tích vật tư hạng mục công trình
- Từ bảng khối lượng, nhập giá vật tư xác định chi phí vật liệu (Att) của hạng mục công
trình



×