Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

tài liệu ppt hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.18 KB, 34 trang )

CHUYÊN ĐỀ
VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LÊ HẢI ĐĂNG
TRƯỜNG PTDTBT THCS
LÝ TỰ TRỌNG


CẤU TRÚC CƠ BẢN
TÊN ĐƠN VỊ
TÊN SK.......
LĨNH VỰC: ( Quản lý giáo dục, Kế toán, Toán, Ngữ văn...)
Họ và tên tác giả:...........................................................
Chức vụ:........................................................................
Đơn vị công tác:............................................................

Nậm Có, tháng ………năm 201….


CẤU TRÚC CƠ BẢN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ( Nếu có)
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến
2. Mục đích của sáng kiến
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến
4. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến


CẤU TRÚC CƠ BẢN
Phần 2. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến


II. Thực trạng của sáng kiến
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề
IV. Hiệu quả của sáng kiến
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (nếu có)


1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
- Lý do chọn/thực hiện sáng kiến: Sự cần thiết tiến hành viết sáng kiến.
(Sáng kiến, nhằm giải quyết vấn đề gì? Vấn đề giải quyết có phải là vấn
đề thiết thực gắn với nhiệm vụ được phân công, hay vấn đề cần thiết của
ngành không?).
- Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn tác giả chọn để viết SKKN
- Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công
tác.
- Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có bất hợp lý, có những điều cần cải
tiến, sửa đổi…) với yêu cầu mới phải được giải quyết.
Từ đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN


2. Mục đích của sáng kiến
- Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong
nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng
thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác,
mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên
cứu.
- Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều

gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng
phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
- Mục đích của sáng kiến: Giải quyết được những mâu thuẫn, những khó
khăn gì có tính bức xúc trong công tác. Tác giả viết sáng kiến nhằm mục
đích gì? (Nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh
nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học…). Đóng góp
gì mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn?


3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của
sáng kiến
* Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong
phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần
xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. (Sáng kiến cần tập trung
giải quyết cho một bộ phận, một lĩnh vực hoặc một vấn đề cụ thể nào
đó trong chuyên môn).


4. Thời gian thực hiện và triển khai
sáng kiến
- Các giai đoạn thực hiện sáng kiến:
+ Lập kế hoạch
+ Áp dụng thí điểm
+ Viết sáng kiến …


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Thường dựa vào các cơ sở sau đây:
- Các định nghĩa về các thuật ngữ, các khái niệm chính yếu mà đề tài, SKKN

phải sử dụng trong quá trình phân tích đề tài, SKKN phải sử dụng trong quá
trình phân tích tích đề tài ( Ví dụ: Các khái niệm về đội ngũ, về xã hội hóa,
về chất lượng, về năng lực, khái niệm về chỉ đạo…)
- Những vấn đề lý luận thuộc lĩnh vực đề tài, SKKN nghiên cứu (Ví dụ: lý luận
về quản lý, yếu tố tạo thành chất lượng đội ngũ, các vấn đề về phương pháp
dạy học, những vấn đề về thanh tra….)
- Các luận điểm, các quan điểm khoa học.
- Các cơ sở chính trị và pháp lý: Các chủ trương đường lối, nghị quyết, các
chỉ thị… về phát triển giáo dục, về lĩnh vực nghiên cứu.


II. Thực trạng của sáng kiến
- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu hoặc lĩnh vực công tác có sáng
kiến (có số liệu thống kê minh chứng cho thực trạng)
- Mô tả sáng kiến đã được áp dụng trước đó, những ưu khuyết điểm
của sáng kiến, giải pháp trước đó đã áp dụng tại đơn vị.
- Nêu rõ quan điểm của bản thân và những tồn tại của thực trạng đặt
ra từ đó xác định được vấn đề cần giải quyết.


III. Các biện pháp giải quyết vấn
đề
- Mô tả, phân tích các giải pháp, biện pháp đã thực hiện (nội dung trọng
tâm của sáng kiến);
- Phân tích, so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện các giải pháp,
biện pháp để chứng minh, thuyết phục về hiệu quả mà giải pháp, biện
pháp mang lại trong thực tế triển khai tại đơn vị.
- Làm nổi bật những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với các
biện pháp, giải pháp đang được áp dụng.



IV. Hiệu quả của sáng kiến
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp
dụng sáng kiến lần trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan;
- Có so sánh, đối chiếu kết quả sau khi áp dụng với trước khi áp dụng giải
pháp, sáng kiến. Nhất thiết phải có kết quả khảo sát, đối chứng trên các đối
tượng trước và sau khi áp dụng sáng kiến.


1. Kết luận
- Tóm tắt một cách cô đọng nhất, thể hiện tập trung tất cả các kết quả
nghiên cứu đã đạt được, ý nghĩa của SK đối với công việc.
- Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SK
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SK.


2. Kiến nghị
- Đưa ra các kiến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về tổ chức áp
dụng, phổ biến sáng kiến;
- Kiến nghị liên quan đến lĩnh vực có sáng kiến để nâng cao hơn
nữa hiệu quả, hiệu suất công việc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chỉ ghi những tài liệu chính


Hình thức trình bày sáng kiến
- Sáng kiến được đánh trên máy vi tính, in 1 mặt trên khổ giấy A4;

- Phông chữ: Times New Roman; cỡ chữ 14, cách dòng: 1,5lines;
- Lề trái: 3cm, lề phải: 2cm, lề trên, lề dưới: 2cm;
- Đánh số trang ở giữa lề dưới
- Đóng bìa;
- Số trang viết tối thiểu cho sáng kiến: 15 trang (không kể phần phụ lục);
không nên viết quá dài./.


Yêu cầu
- Phải là kết quả lao động sáng tạo (hoặc quá trình đúc rút kinh nghiệm)
của cán bộ, giáo viên trong quản lý và trong công tác chuyên môn…
- SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu
quả cao trong quản lý, giáo dục và đào tạo; góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành.
- Là những kinh nghiệm tiên tiến trong công tác quản lý, chuyên môn,
phục vụ…...
- Kiến thức trong SKKN phải được trình bày khoa học, rõ ràng, xúc
tích; ghi rõ nguồn tài liệu được sưu tầm, trích dẫn.


BÁO CÁO
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
I. Thông tin chung:
Họ và tên tác giả sáng kiến: ...........................................
Ngày, tháng, năm
sinh....................................................................................

Nơi công tác (hoặc nơi cư
trú): ......................................................................
Trình độ chuyên
môn: ....................................................................................
Đơn vị: ...........................................................................................................
Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp cơ sở


BÁO CÁO

YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
II. Báo cáo mô tả sáng kiến
1. Tình trạng sáng kiến đã biết( Mô tả sáng kiến đã biết; ưu khuyết điểm
của sáng kiến đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị)
2. Nội dung sáng kiến( Mục đích của sáng kiến ; những điểm khác biệt, tính
mới của sáng kiến so với sáng kiến đã, đang được áp dụng; mô tả chi tiết bản
chất của sáng kiến)
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến ( Trình bày về khả năng áp dụng vào
thực tế của sáng kiến tạo ra, có thể áp dụng cho những đối tượng nào, cơ
quan, tổ chức nào)
4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến (đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc hệ
thống các cơ quan, đơn vị, tổ chức; trong xã, huyện, tỉnh hoặc nhiều tỉnh)


BÁO CÁO

YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
5. Hiệu quả, lợi ích thu được ( hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả sáng kiến; theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã áp dụng sáng kiến (nếu có)

Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không
đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định
của pháp luật./.

XÁC NHẬN CỦA CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

Yên Bái, ngày … tháng … năm …
Người báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)


Một số lỗi trong quá trình viết SKKN
- Sao chép nguyên văn SKKN của người khác.
- Lỗi chính tả trong quá trình viết.
+ “Phương pháp dạy kĩ năng dạy đọc tiếng Anh”
+ Xã hội cũng không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ giao tiếp.Chính vì
thế phân môn Tiếng Việt là môn học nền tảng để học tập tốt các môn
học khác.
- Không sử dụng đại từ nhân xưng vô ngôi.
- Sử dụng từ ngữ nhiều nghĩa, chuyển nghĩa, dân dã …
dở khóc dở cười, Tiếng Việt là toán của Văn ...


THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM
* Thảo luận 1
1.Lí do chọn đề tài :
Tiếng việt cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng
ngàn năm tồn tại và phát triển cùng với những bước thăng trầm của
lịch sử nước nhà.Tuy chữ Nôm chính thức xuất hiện từ thế kỉ XIII nhưng

chưa bao giờ tiếng mẹ đẻ của người Việt trở thành chữ quốc ngữ trong
thời đại phong kiến.Chỉ khi cách mạng tháng 8 thành công, tiếng Việt
mới trở thành quốc ngữ, được dạy và học từ lớp mẫu giáo đến giảng
đường Đại học.Phân môn Tiếng Việt có vị trí hàng đầu ở trường Phổ
thông đặc biệt ở cấp Tiểu học và bậc THCS .Tiếng Việt vừa là phân môn
của Ngữ Văn vừa lại là công cụ hỗ trợ cho khả năng diễn đạt và tư duy
của tất cả các môn học khác.


* Thảo luận 1
Tuy nhiên,trong nhiều năm qua việc dạy và học Tiếng
Việt có lúc, có nơi chưa thật sự khoa học, chưa đầy đủ dẫn đến
tình trạng học sinh lên lớp 6 vẫn đọc chưa thông, viết chưa thạo.
Nếu học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo, chưa biết đặt câu
đúng …thì làm sao có thể tiếp thu, cảm thụ cái hay, cái đẹp của
các môn khoa học khác.Với trách nhiệm là giáo viên giảng dạy bộ
môn này nhiều năm, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về việc
thực hiện 1 số biện pháp giúp học sinh yếu yêu thích học phân
môn Tiếng Việt. nhằm cải thiện phần nào tình trạng trên, giúp các
em đặc biệt là học sinh yếu thêm yêu và tự hào về tiếng mẹ đẻ
của mình.


THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM
* Thảo luận 2
2. Mục đích nghiên cứu:
Trong quá trình tìm kiếm một phương án tổ chức học sinh thâm
nhập vào một tiết học văn, chúng ta dễ dàng nhận thấy một hiện tượng : học
sinh học yếu lại càng chán học nhất là các môn học xã hội trong đó có môn
Văn, càng chú ý đến phân môn tiếng Việt đặc biệt gây nhàm chán trong học

sinh. Làm thế nào để học sinh yếu cảm thấy hứng thú, yêu thích học Văn ,
yêu thích học phân môn Tiếng Việt? Đó là một bài toán khó với giáo viên.
Bản thân tôi đã giải quyết vấn đề này với một số biện pháp khả thi.
Mặc dù đó chỉ là sự tìm kiếm ban đầu nhưng cũng đã chứng minh rằng có
thể nâng cao chất lượng học phân môn Tiếng Việt cho các em học sinh yếu
bằng một số biện pháp đặc trưng.


THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM
* Thảo luận 3
3. Đối tượng nghiên cứu:
Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 8A2, 8A3 của trường THCS
Phước Chỉ, năm học 2007 - 2008.
Ý tưởng của đề tài rất phong phú, đa dạng, phạm vi nghiên cứu rộng, nên
bản thân chỉ nghiên cứu qua bốn phương pháp phân tích đa thức thành
nhân tử ở chương trình SGK, SBT toán 8 hiện hành.


×