Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Nâng cao hiệu quả hành chính tư pháp UBND phường minh khai hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.08 KB, 40 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
...............................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................2
2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG MINH KHAI VÀ .......................5
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MINH KHAI..............................................5
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MINH KHAI.............................5
1. Điều kiện tự nhiên và dân số: .........................................................................................5
2.Tình hình kinh tế - xã hội.................................................................................................6
2.1: Tình hình kinh tế..........................................................................................................6
2.2: Văn hóa – xã hội..........................................................................................................7
II.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND
PHƯỜNG MINH KHAI.....................................................................................................8
1: Vị trí, chức năng..............................................................................................................8
2. Nhiệm vụ quyền hạn của UBND phường Minh Khai ....................................................9
3.Cơ cấu tổ chức và nhân sự của UBND phường Minh Khai...........................................11
4.Bảng tổng hợp chức vụ, trình độ chuyên môn cán bộ, công chức khối UBND phường
Minh Khai.........................................................................................................................12
5.Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của khối UBND phường Minh Khai

...........................................................................................................................................13
6.Chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức thuộc UBND phường Minh Khai ............15
2.6.1: Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trực thuộc........................................16
III. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG...................20


1. Quan hệ với Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan chuyên môn cấp thành phố.......20
2. Quan hệ với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân phường...............................................................................................................21
2.1: Quan hệ với Đảng ủy phường....................................................................................21
2.2: Quan hệ với Hội đồng nhân dân phường...................................................................21
2.3: Quan hệ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcđoàn thể nhân dân
phường..............................................................................................................................22
3. Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân phường với tổ trưởng dân phố....................................22

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
PHƯỜNG MINH KHAI- THÀNH PHỐ HƯNG YÊN..................................23
SV Nguyễn Thị Huyền

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

I. THỰC TRẠNG HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP PHƯỜNG MINH KHAI.........................23
1. Cơ sở pháp lý................................................................................................................23
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý nhà nước về công tác tư pháp .............................24
3.Thực Trạng công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân phường Minh Khai, thành phố
Hưng Yên..........................................................................................................................24
3.1. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật...................................................24
3.2. Công tác phối kết hợp giữa các đoàn thể trong phường............................................25
3.3 Công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, thẩm định, góp ý văn bản văn bản..............26
3.4 Công tác hộ tịch và chứng thực...................................................................................26
3.5 Công tác trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở................................................................27

3.6 Xây dựng tủ sách pháp luật.........................................................................................27
II. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP PHƯỜNG
MINH KHAI.....................................................................................................................27
1.Những kết quả đạt được.................................................................................................27
2.Những hạn chế, yếu kém................................................................................................28
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém................................................................29
3.1. Nguyên nhân khách quan ..........................................................................................29
3.2. Nguyên nhân chủ quan...............................................................................................29

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ................31
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP...............................31
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP....................................................................................................31
1. Về thể chế......................................................................................................................31
2. Về tổ chức.....................................................................................................................31
3. Về con người.................................................................................................................32
4. Về nguồn lực................................................................................................................32
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................................33
1. Đối với Trung ương......................................................................................................33
2. Đối với Tỉnh .................................................................................................................33
3. Đối với thành phố.........................................................................................................33
4. Đối với phường............................................................................................................34
5. Đối với công chức tư pháp – hộ tịch............................................................................34

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................38

SV Nguyễn Thị Huyền

Lớp CĐ Hành chính học 13A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI CẢM ƠN

Kính thưa Quý thầy cô TrườngĐại học Nội vụ Hà Nội, các đồng chí cán
bộ trong ủy ban nhân dân phường Minh Khai, Thành phố Hưng Yên
Thực tập là hoạt động quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên tất
cả các ngành, các nghề nói chung và sinh viên Hành Chính Học nói riêng, vì
hoạt động này giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn hoạt động của cơ quan Hành
chính Nhà nước để kiểm nghiệm kiến thức đã được học, giúp sinh viên cọ sát
với thực tế, học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong thực tiễn để sau này
mỗi sinh viên khi tốt nghiệp, thực hiện hiệu quả với công việc của mình
Sau hai tháng thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Ủy ban
nhân dân Phường Minh Khai, đến nay báo cáo thực tập với đề tài “ Thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Hành chính Tư pháp Ủy ban
nhân dân phường’’ của em cơ bản đã được hoàn thành.
. Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học
Nội Vụ Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợiđể các sinh viên như chúng em có một
đợt thực tập bổ ích. Cảm ơn thầy, cô trong khoa Hành chính học đã trang bị cho
em kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ Ủy ban nhân dân phường
Minh Khai, những người đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫnem để em
hoàn thành được báo cáo thực tập của mình.
Do thời gian tiếp cận thực tế tại địa phương cơ sở còn ít cùng với kinh
nghiệm thực tế của bản thân em chưa tích lũy được nhiều nên chắc chắn báo cáo
của em không thể tránhkhỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong sẽ nhận
được những lời chỉ dạy, những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các
đồng chí để báo cáo của em được hoàn thiện hơn và đạt kết quả tốt

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./.
Minh Khai, ngày25 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền
SV Nguyễn Thị Huyền

1

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU

Để củng cố kiến thức cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nói
chung và khoa Hành Chính Học nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có
cơ hội quan sát, tìm hiểu thực tế liên quan đến ngành nghề mà mình theo học
cũng như để củng cố kiến thức trong thực tế với kiến thức được học trong nhà
trường. để sinh viên có cái nhìn khái quát, định hình công việc của mình và
không bỡ ngỡ trước thực tế. Vì vậykhoa Hành Chính Học đã tổ chức cho lớp
hành chính học k5 đi thực tập để sinh viên có cái nhìn tổng quan về quy trình
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nắm được chức năng, nhiệm
vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa cơ quan Hành chính Nhà nước nơi mình kiến
tập, nhận biết được vị trí, vai trò công việc cụ thể của cán bộ công chức làm việc
trong cơ quan hành chính nhà nước.
Nhận được sự chỉ đạo từ phía nhà trường và sự hướng dẫn của thầy, cô
trong khoa Hành Chính Học, bản thân em đã xin thực tập tại UBND
phườngMinh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Được sự cho phép của

Chủ tịch UBND phường và Ban lãnh đạo phường Minh Khai em được thực tập
tại đó, để tìm hiểu rõ hơn về công việc hành chính, biết được cách thức cũng
như phương pháp làm việc của cán bộ, công chức nhà nước nói chung và Hành
chính nói riêng. Qua đó giúp cho em có cách nhìn thực tế, khách quan, rõ ràng
hơn, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và làm quen dần với công việc Hành chính
sau này.
Trong đợt thực tập này em đã có cơ hội làm việc tại UBND phườngMinh
Khai và nhận thấy rằng công việc Hành chính hết sức phức tạp vì liên quan và
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của công dân.
1. Lý do chọn đề tài
Xã, phường là đơn vị hành chính cơ sở, là cấp gần dân nhất và là nơi diễn
ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các tầng lớp nhân dân.
Uỷ ban nhân dân phường là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương,
có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, là cầu nối
chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
SV Nguyễn Thị Huyền

2

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân. Uỷ ban nhân dân phường thực hiện
hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương theo
thẩm quyền; đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước đi vào cuộc sống.
Hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường có ảnh hưởng lớn tới tính hiệu

quả của các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có ý
nghĩa vô cùng to lớn với việc củng cố sự phát triển bền vững của xã hội, đảm
bảo dân chủ và nâng cao đời sống nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Xã, phường là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Xã, phường làm
được việc thì mọi việc đều xong xuôi”.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường còn chưa
được chuyên sâu, thiếu ổn định về nhân sự; tình trạng lãng phí, hình thức trong
hoạt động quản lý vẫn phổ biến. Bên cạnh đó, trình độ quản lý, chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức phường còn nhiều hạn chế, luôn rơi
vào trạng thái lúng túng, ngỡ ngàng trước sự thay đổi và xu thế phát triển chung
của xã hội, dẫn đến hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường chưa cao,
chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Khẳng định tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân phường trong hệ thống
chính trị ở nước ta. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã đề ra phương hướng
“đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị
trấn”. Nghị quyết chỉ đạo: “Cần nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính theo
hướng đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hành chính phường” .
Tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Nghị
quyết số 17- NQ/TW ngày 01/08/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trong đó có Uỷ ban nhân
dân phường. Đó là những cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục xây dựng chiến
lược cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay.

SV Nguyễn Thị Huyền

3

Lớp CĐ Hành chính học 13A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Nhận thức được tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân phường trong hệ
thống chính trị ở nước ta, em lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng
cao hoạt động hành chính tư pháp phường Minh Khai” làm đề tàithực tập tốt
nghiệp của mình.
Mục đích làm sáng tỏ các nội dung liên quan tới hoạt động của Uỷ ban
nhân dân phường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, những mặt tích cực và hạn
chế trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường trong lĩnh vực hành chính tư
pháp và những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó. Khẳng định vị trí và vai trò
hết sức quan trọng của Uỷ ban nhân dân phường trong hệ thống chính trị và dân
cư. Từ đó, đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
2. Phương pháp nghiên cứu
Từ những kiến thức đã được học trong nhà trường thông qua sự giảng dạy
của thầy, cô và những kiến thức tìm hiểu trong thực tế của công cuộc cải cách
hành chính và cải cách các thủ tục hành chính của đảng và nhà nước ta hiện nay,
đồng thời được sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách tại UBND phường và quá
trình nghiên cứu tài liệu, em chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao
hoạt động hành chính tư pháp phường Minh Khai”

SV Nguyễn Thị Huyền

4

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG MINH KHAI VÀ
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MINH KHAI
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MINH KHAI
1. Điều kiện tự nhiên và dân số:
* Phường Minh Khai nằm ở phía tây Thành phố Hưng Yên, được thành
lập và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1981. Địa giới hành chính phường Minh
Khai giáp danh với các phường khác của thành phố Hưng Yên như sau:
+ Phía Bắc giáp phường Lam Sơn và phường Hiến Nam
+ Phía Nam giáp phường Hồng Châu
+ Phía Đông giáp với phường Quang Trung
+Phía Tây giáp sông Hồng
Toàn phường hiện nay có tổng diện tích tự nhiên là: 220,2 ha; dân số
thống kê hàng năm đến tháng 12 năm 2013 toàn phường có 6575 nhân khẩu và
1372 hộ. Phường chia thành 6 khu phố, có 11 chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ
phường. Hệ thống chính trị được tổ chức chặt chẽ vào có hoạt động hiệu quả,
6/6 khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hóa. Phường có các cơ quan của Tỉnh
thành phố trên địa bàn, có 35 công ty ngoài quốc doanh, 2 chợ và 156 hộ kinh
doanh cá thể.
Là phường nằm ven sông Hồng thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông
Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi con đê tả sông Hồng một
phần nằm trong đê, một phần diện tíchnằm ngoài đê nên thảm thực vật rất đa
dạng và phong phú gồm nhiều loại cây ăn quả như: Nhãn, Cam, Táo… và cây
hằng năm như: ngô, chuối…; các loại cây công nghiệp như: cây đay, cây dâu
tằm … và các loại rau màu khác
Vớivị trí địa lý nằm sát sông Hồng, trước đây có bên cảng và bến phà Yên
Lệnh cũ của thành phố là đầu mối giao thong giữa tỉnh Hưng Yên với tỉnh Hà
Nam, đồng thờiphường Minh Khai có nhiều di tích lịch sử ghi lại truyền thống
vẻ vang của dân tộc. Điểm đặc biệt nhất củaphường là trên địa bànphường có hồ
Nguyệt Hồ là một trong những lá phổi xanh đem lại sự cân bằng sinh thái cho

SV Nguyễn Thị Huyền

5

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thành phố Hưng Yên, và bên cạnh là di tích lịch sử nổi tiếng là Đền Trần, Đền
Mẫu, nơi du lịch văn hóa tâm linh của người Việt. Do vậyphường được quy định
là một trong nhữngphường vòng đai xanh, lá phổi xanh củathành phốHưng
Yên . trong thời gian gần đây phường đang được sự quan tâm đặc biệt củathành
phốHưng Yênxây dựng tuyến đường Cảng du lịch sông Hồng nối Hưng Yên với
Hà Nội và các tỉnh ven sông Hồng nhằm phát triển ngành du lịch Tâm Linh và
du lịch sinh thái, tuyên truyền quảng bá mảnh đất: “ Nhất Kinh kỳ- Nhì Phố
Hiến”
2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1: Tình hình kinh tế
Cơ cấu kinh tế của phường Minh Khai phát triển theo hướng Tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; Trong đó Tiểu thủ công nghiệp 60%,dịch
vụ 30%, Nông nghiệp 10%; Các hộ kinh doanh sản xuất trong phường có xu
hướng ngày càng phát triển nhiều hơn. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người
ước đạt 35,5 triệu đồng ( tăng 5,5 triệu so với năm 2014), hộ nghèo giảm còn 32
hộ = 2,4%;.
Nhiều mặt công tác của phường cũng được đánh giá cao như công tác
phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chỉ tiêu về thu ngân sách.
-Tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp cả năm 2013
ước đạt 15 tỷ đồng, vượt 4 tỷ so với kế hoạch.
- Thương mại - dịch vụ: Cả năm 2015 ước đạt 12 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng

so với kế hoạch.
- Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 ước đạt
ước đạt 8 tỷ đồng vượt 2 tỷ đồng so với kế hoạch.
- Lĩnh vực Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, cả năm
đạt 10,779 tỷ đồng, đạt 115,4% so với chỉ tiêu kế hoạch, đạt 160,6% so với Nghị
quyết Hôi đồng nhân dân thành phố giao.
- Công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng và quản lý đô thị cũng có
nhiều tiến bộ, xét duyệt 75 hồ sơ chuyển thành phố cấp giấy chứng nhận, đã cấp
được 36 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục chuyển nhượng 30
SV Nguyễn Thị Huyền

6

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trường hợp, hỗ trợ 9 hộ trong diện giải phóng mặt bằng, bán đấu giá quyền sử
dụng đất được 35 xuất, nhiều công trình mới được xây dựng, nhiều tuyến đường
mới to rộng, đẹp đã được xây dựng càng ngày càng tạo ra nét hiện đại cho
phường Minh Khai .
2.2: Văn hóa – xã hội
-Giáo dục: Cả 3 trường Trung học cơ sở, tiểu học, mầm non hoàn thành
tốt chương trình dậy và học năm học 2014-2015; Trường Trung học cơ sở có
60,4% học sinh đạt học sinh giỏi và tiên tiến, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp vào trường
Trung học phổ thông là 75%; Trường Tiểu học 45% học sinh giỏi, 45,2% học
sinh khá , 100% học sinh được công nhận hoàn thành bậc tiểu học đủ điều kiện
xét tốt nghiệp và lên lớp.
- Lĩnh vực y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình: Kiểm tra chất lượng an

toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết. Làm tốt công tác chăn sóc sức khỏe cho
nhân dân, tổ chức tốt tiêm phòng sởi, bại liệt, lao, uống vitamin A cho trẻ em và
phụ nữ có thai. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số
kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản,phòng chống HIV/AIDS,
giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1%.
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ - thông tin,thể thao: Các khu phố thực hiện
tốt nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Bình xét công nhận gia đình văn hóa năm
2015 là 1118 hộ đạt 89,4% , tổ chức thành công đêm liên hoan văn nghệ mừng
Đảng, mừng xuân, tham gia lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến, tổ chức hoạt động
hè cho thanh thiếu nhi, tham gia tiếng hát hoa phượng đỏ, tổ chức đêm hội trăng
rằm và tặng quà tết trung thu cho các cháu, tổ chức thành công Đại hội thể dục
thể thao cấp phường , cắt dán trên 350 băng cờ khẩu hiệu tuyên truyền. Các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và công tác thông tin tuyên truyền
được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn phường nhằm đưa chính sách của
Đảng và Nhà nước đến với nhân dân.
- Công tác lao động - thương binh và xã hội - từ thiện nhân đạo: Công tác
chăm sóc và thực hiện chế độ ưu đãi đối với những đối tượng trong diện chính
sách của Nhà nước cũng được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Thực hiện tốt chi
SV Nguyễn Thị Huyền

7

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trả chế độ chính sách cho người có công, tổ chức tặng quà cho các đối tượng là
thương binh, liệt sĩ nhân ngày 27/7; Tổ chức tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ
đúng quy định; xét đề nghị truy tặng danh hiệu “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Xét đề nghi hỗ trợ 14 hộ gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh có khó khăn về
nhà ở; Tiếp nhận 31 hồ sơ đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng
tham gia kháng chiến; Chi trả đủ dung trợ cấp xã hội cho đối tượng hưu trí, mất
sức, trợ cấp tuất, trợ cấp người nghèo, người già, người khuyết tật, con em
thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học. Hỗ trợ 5 gia đình nghèo
sửa chữa nhà, tổ chức tặng quà tết cho người nghèo, cận nghèo.
- Công tác môi trường: Phường đã triển khai tổ chức tập huấn tuyên
truyền công tác bảo vệ môi trường cho các đối tượng là cán bộ Hội nông dân,
phụ nữ và đoàn thanh niên trên địa bàn phường, Thường xuyên kiểm tra nhắc
nhở và hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường.
Cùng với Thành phố Hưng Yên nhân dân phường Minh Khai đã chung
sức, chung lòng xây dựng cuộc sống mới, từng bước vượt qua những khó khăn
về kinh tế – xã hội để đảm bảo cho an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ
vững tạo đà cho phát triển kinh tế, nâng đời sống văn hoá của nhân dân.
II.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA UBND PHƯỜNG MINH KHAI.
1: Vị trí, chức năng
UBNDphường do HDNDphường bầu là cơ quan chấp hành của HDND,
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HDND cùng
cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBNDphường chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HDND cùng cấp nhằm đảm
bảo thực hiệ chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế- xã hội và thực hiện các
chính sách khác trên địa bàn.
UBND phườngthực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp
phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước
SV Nguyễn Thị Huyền

8


Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
từ Trung ương tới cơ sở.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Mọi hoạt động của UBNDphường đã đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
chấp hành Nghị quyết của HDND các cấp, tuân thủ pháp luật và đảm bảo quyền
lợi của nhân dân
2. Nhiệm vụ quyền hạn của UBND phường Minh Khai
• Trong lĩnh vực kinh tế
+ Xây dựngkế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hằng năm trình
HĐNDcùng cấp thông qua để trình UBNDthành phố phê duyệt; tổ chức thực
hiện kế hoạch đó.
+ L:ập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dụ toán thu, chi ngân
sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán
+ Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất thực hiện để lại phục vụ
các nhu cầu công ích địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công
cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo
quy định của pháp luật.
+ Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản
lý các khoản đóng góp này phải công khai, dân chủ, có kiểm tra, kiểm soát và
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu
thủ công nghiệp, UBND xã tực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình kế hoạch, đề án

khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
để sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật
nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chhung và phòng trừ các bệnh
dịch đối với cây trồng và vật nuôi.
+ Tổ chức việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ: thực hiện bảo vệ
rừngphòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời
những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tại địa phương
+ Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo
SV Nguyễn Thị Huyền

9

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
quy địnhcủa pháp luật.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Tổ chức, hướng dẫn việ khai thác sử dụng và phát triển ngành nghề
truyền thống ở địa phương.
- Trong lĩnh vực xây dựng , giao thông vận tải:
+ Tổ chức, thực hiện việc tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp.
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp
luật.
+ Tổ chức, thực hiện việc kiểm tra, xử lí hành vi xâm phạmđường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khácở địa phương theo quy định của pháp
luật.
+ Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao

thông. Cầu, cống trong xã theo quy định.
• Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội:
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối
hợp trường học.
+ Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, mẫu
giáo,mầm non, trường Tiểu Học, THCS trên địa bàn.
+ Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia
đình.
+ Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt độg văn hóa.
+ Thực hiện chính sách chế độ đối vơi thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sĩ, gia đình có công vơi cách mạng.
+ Tổ chức hoạt động từ thiện nhân đạo.
- Trong việc thhi hành pháp luật:
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền.
+ Tổ chức thực hiện và phối hợp trong việc thi hành án theo quy định của
pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết định về xửlý vi phạm hành chính theo quy
SV Nguyễn Thị Huyền

10

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


định của pháp luật.
• UBND Có nhiệm vụ và quyền hạn sau;
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyếtcủa HĐND xã về việc bảo đảm
thựchiện thống nhất khoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nếp sống văn
hóa ở khu dân cư, phòng,chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh sạch
đẹp trên địa bàn.
+ Kiểm tra việc sử dụng đất đai sủa tổ chức, cá nhân trên địa bafntheo quy
định của pháp luật.
+ Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo phân cấp,
ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng theo quy định
của pháp luật.
+ Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã; lập
biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy
phép, trái với quy định của giấy phép và báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét, giải quyết.
3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của UBND phường Minh Khai
* Cơ cấu tổ chức và nhân sự của UBND phường Minh Khai thực hiện
theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, Nghị quyết số 121/2008/NQHĐND Về việc thu hút sinh viên có trình độ Đại học chính quy về làm công
chức dự bị tại xã,phường, thị trấn; Quyết định số 956/QĐ-UBNDcủa UBND
tỉnh Hưng Yênvề việc quy định chức danh, số lượng cán bộ công chức
xã,phường, thị trấn và Nghị quyết số 11/1013/NQ-HĐND ngày 31/07/2013 của
HĐND tỉnh Hưng YênVề việc quy định chức danh, số lượng và mức phụ cấp
hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn,
khu phố.
- Bộ máy hành chính của UBND phường Minh Khai hiện nay gồm 13 cán
bộ công chức, trong đó có 03 cán bộ chuyên trách, 09 công chức và 01 cán bộ
hợp đồng. Về cơ bản đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức đã đạt trình độ
chuẩn hóa về chuyên môn.
- Cán bộ chuyên trách của UBND phường Minh Khaigồm 03 Đ/c :
+ 01 Đ/c Chủ tịch UBND phường

SV Nguyễn Thị Huyền

11

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ 02 Đ/c Phó chủ tịch UBND phường
- Công chức của UBNDphường :
+01 công chức Tài chính- kế toán
+ 01 công chức Văn phòng- thống kê
+03công chức Tư pháp- hộ tịch
+02công chức Văn hóa- xã hội ( 01 công chức Lao động thương binh- xã
hội; 01công chức văn hóa)
+02công chức Địa chính- xây dựng (01công chức cán bộ địa chính Giao
thông- Xây dựng- Đô thị- Thủy lợi; 01 công chức địa chính nhà đất)
+ 01công chức Chỉ huy trưởng quân sự
+01công chức Trưởng đài truyền thanh
4. Bảng tổng hợp chức vụ, trình độ chuyên môn cán bộ, công chức
khối UBND phường Minh Khai
STT

Họ và Tên

Năm


Chức vụ

sinh

5

Nguyễn Bắc Sơn

6

Nguyễn Ngọc Hương

7

Phạm Tuấn Anh

toán
Chỉ huy trưởng quân sự

8

Nguyễn Tuấn Định

Công chức Địa chính

1975 Trung cấp

9

Trần Văn Toản


Công chức Địa chính

1983

Đại học

10

Nguyễn Xuân Hưng

Công chức LĐ-TB-XH

1977

Đại học

11

Lê Xuân Huy

Công chức Văn hóa

1983 Trung cấp

12

Bùi Thị Hương

Công chức tư pháp


1987

Đại học

13
14

Trần Thị Thu Hiền
Nguyễn Hồng Thái

Công chức tư pháp
Trưởng đài truyền thanh

1985
1992

Đại học
Cao đăng

12

Ghi chú

môn
Đại học
Đại học
Đại học
Trung cấp


Trần Văn Tịnh
Lê Hồng Hải
Mai Kim Long
Trần Mai Châm

tịch
Công chức Tài chính-Kế

1962
1974
1976
1972

chuyên

1
2
3
4

SV Nguyễn Thị Huyền

Chủ Tịch
P. Chủ tịch
P. Chủ tịch
Công chức VP-TK
Công chức Tư pháp- hộ

Trình độ


1973 Trung cấp
1975

Đại học

1975 Trung cấp

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của khối UBND phường Minh Khai

Chủ tịch UBND
phường

Phó chủ tịch phụ
trách khối Văn
hóa- xã hội

Phó chủ tịch phụ
trách khối Kinh tế

Công chức Thống
kê- Văn phòng

Công chức Tài

chính - Kế toán

Công chức Văn hóaXã hội

Công chức Tư pháphộ tịch

Công chức Lao động
– Thương binh- Xã
hội

Công chức Địa
chính- nhà đất

Công chức Trưởng
đài truyền thanh

Công chức Địa
chính- Giao thôngXây dựng- Thủy lợi

Ban chỉ huy quân sự
phường (01 chỉ huy
trưởng, 01 chỉ huy
phó hợp đồng
Ghi chú :Quan hệ chỉ đạo, điều hành và thông tin báo cáo
Quan hệ phối hợp công tác
SV Nguyễn Thị Huyền

13

Lớp CĐ Hành chính học 13A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV Nguyễn Thị Huyền

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

14

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
6. Chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức thuộc UBND phường
Minh Khai
* Cán bộ công chức UBND phường Minh Khai thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của
Chính Phủ quy định về cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn; Quyết định số
04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và luật
cán bôcông chức. Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc
hội
Ngoài việc thực hiện các Quyết định, Văn bản luật, công chứcphường còn
có trách nhiệm:
- Giúp UBND và chủ tịch UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước
ởphường, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách
nhiệm trước chủ tịch UBNDphường và cơ quan chuyên mônthành phốvề lĩnh
vực được phân công.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được giao,

sâu sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiền hà cho nhân
dân. Nếu vẫn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo chủ tịch
hoặc phó chủ tịch phụ trách để xin ý kiến
- Tuân thủ Quy chế làm việc của UBNDphường, chấp hành sự phân công
công tác của chủ tịch UBND ; giải quyết kịp thời công việc theo đúng chức
năng, nhiệm vụ được giao, không để tồn đọng, ùn tắc; chấp hành nghiêm chỉnh
quy định của pháp luật và nội quy cơ quan.
- Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cánhân lên chủ tịch,
phó chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải
quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ,công chức khác; trong trường
hợp nội dung công việc có lien quan đến cán bộ,công chức khác thì phải chủ
động phối hợp và kịp thời báo cáo lên chủ tịch, phó chủ tịch xử lý.
- Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác
chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác
lâu dài của UBNDphường; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảmkịp thời, chính xác
SV Nguyễn Thị Huyền

15

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tình hình, lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của chủ tịch
UBNDphường.
2.6.1: Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trực thuộc
• Công chức văn phòng –Thống kê phường
- Văn phòng là cơ quan giúp việc thường trực của UBND xã có chức năng
tham mưu, tổng hợp và hậu cần với các nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Giup UBND xã xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo
dõi chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,
tham mưu giúp UBND trong chỉ đạ thực hiện.
+ Giúp UBND soạn thảo văn bản, báo cáo trình cấp có thẩm quyền và gửi
lên cấp trên.
+ Quản lý công văn đi, đến; sổ sách, giấy tờ con dấu các loại của HĐND,
UBND và các ban ngành của xã theo quy định; quản lý công việc lập hồ sơ lưu
trữ, các bảng biểu báo cáo thống kê.
+ Thực hiện nhiệm vụ thống kê Nhà nước và các cuộc điều tra thhu thập
sô liệu
Phản ánh tình hình kinh tế - xã hội theo địh kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp
trên.
+ Lập, quản lý danh sách đại biểu HĐND cán bộ nghỉ việc hưởng trợ cấp
ở xã, theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức của chính
quyền xã, làm thủ tục giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ xã như: tuyển
dụng, điều động, xếp lương, nghỉ việc ..trình cấp trên theo quy định.
+ Giup HĐND tổ chức kỳ họp giúp UBND tổ cức tiế dân va tiếp khách,
nhận đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, kịp thời chuyển đến người có trách
nhiệm giải quyết; gửi đơn từ, hồ sơ vượt quá thẩm quyềncấp xã lên cơ quan có
thẩm quyền tiếp tục giải quyết.
+ Đảm bảo các diều kiện vật chất cho tổ chức các kỳ họp của HĐND Và
UBND.
+ Giúp UBND về thi đua khen thưởng.
+ Giúp HĐND Và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu
SV Nguyễn Thị Huyền

16

Lớp CĐ Hành chính học 13A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
HĐND và UBND.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Giúp UBND theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện quy chế một cửa tại
UBND Xã.
* Công tác Tư pháp – Hộ tịch.
- Giúp UBND Xã soạn thảo, ban hành các văn bản mang tính chất pháp
lý quản lý của chính quyền xã theo quy định của pháp luật.
- Giup UBND xã phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân
trong địa bàn.
- Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách tho
quy định của pháp luật.
- Quản lý tủ sách pháp luật tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu các văn
bản pháp luật.
- Phối hợp vơi trưởng thôn sơ kết, tổng kết hòa giải báo cáo với UBND
Xã và cơ quan tư pháp cấp trên.
- Giúp UBND Xã thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo về quyề sử dụng
đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc đăng ký quản lý hộ tịch.
- Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp xã.
- Công chứng, chứng thực.
- Giup UBND xã về công tác thi hành án theo nhiệm vụ cụ thể được phân
cấp.
*. Chỉ huy trưởng quân sự.
- Tham mưu đè xuất với cấp Uỷ Đảng, chính quyền cấp xã về chủ trương,
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạovà trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
quân sự và lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.

- Xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị tư tưởng và
pháp luật , huấn luyện quân sự.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quốc phòng, quân sự trên địa bàn.
- Chỉ đạo dân quân phối hợp vơí công an bảo vệ an ninh trật tự.
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
SV Nguyễn Thị Huyền

17

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Thực hiện nghiêm chế độ quarnlys, sử dụng bảo quản trang vũ khí.
- Thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kế, tổng kết công tác quốc phòng
quân sự tại địa bàn.
*. Công chức Địa chính – Xây dựng.
- Tham mưu cho UBND Xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng phân bố đất
đai.
- Thựchiện chế độ bác cáo, thống kê đất đai theo thời gia và mẫu quy
định.
- Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính.
- Đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt
bằng.
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai.
*. Công chức Tài chính – Kế toán.
- Thực hiện vấn đề thu chi ngân sách Nhà nước.
- Kiểm tra tài chính khác hằng năm của xã.
- Tực hiệ quan lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn xã theo

quy định.
- Báo cáo tài chính ngân sách đúng quy định.
- Thực hiện tốt các quy định của luật ngân sách.
- Nắm chính xác toàn bộ việc thu chi,các nguồn kinh phí, tài sản công của
xã; kiểm tra việc sử dụng và giữ gìn tài sản, kinh phí của xã theo quy định của
pháp luật.
*. Công chức Văn hóa – Xã hội.
- Thực hiện các vấn đề chính sách xã hội.
- Quản lý công tác giáo dục.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin
tuyên truyền, thể dục ,thể thao, công tác lao động thương binh xã hội ở địa
phương.
- Quản lý công tác y tế.
- Quản lý công tác thể dục thể thao.
SV Nguyễn Thị Huyền

18

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền.
* Về thời gian làm việc:
Ngày làm việc 5 ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6
- Buổi sáng từ 8h00 - 10h30/
- Buổi chiều từ 14h00-16h30/
Thời gian hành chính còn lại trong ngày dùng để tổng hợp, thống kê hồ
sơ.

- UBND phường trang bị 03 máy vi tính, 2 máy phô tô, bàn ghế, sổ sách,
biển hướng dẫn thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
- Trong giờ hành chính, công chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
mặc trang phục nghiêm chỉnh, đeo cáp và có biển chức danh chuyên môn đặt
trên bàn làm việc để thuận tiện cho tổ chức, cá nhân, liên hệ công việc.
- Việc bố trí, phân công cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính
của các chuyên môn có liên quan. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, văn phòng UBNDhướng dẫn chuyển hồ sơ tới các cán bộ, công chức theo chuyên môn cụ thể: Công
chức quân sự, Công chức văn hóa xã hội, Công chức chính sách xã hội, Công
chức GTTL-MT, các đoàn thể có liên quan khi có tổ chức, công dân đến liên hệ
giải quyết thủ tục hành chính.
UBND phường công bố, niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của UBND phường, các nội quy, quy định tại Bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Cụ thể như sau:
+ Lĩnh vực Tư pháp-Hội tịch: 32 thủ tục
+ Lĩnh vực đất đai- nhà ở: 23 thủ tục
+ Lĩnh vực bảo trợ xã hội: 32 thủ tục
+ Lĩnh vực bảo hiểm xã hội: 6 thủ tục
+ Lĩnh vực quân sự -Dân quân tự vệ: 8 thủ tục
+ Lĩnh vực công an: 15 thủ tục
+ Lĩnh vực người có công: 41 thủ tục
+ Lĩnh vực giao thông vận tải: 6 thủ tục
SV Nguyễn Thị Huyền

19

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Lĩnh vực xây dựng: 6 thủ tục

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Lĩnh vực khiếu nại-tố cáo: 4 thủ tục
+ Lĩnh vực tôn giáo: 8 thủ tục
+ Lĩnh vực giáo dục- đào tạo: 4 thủ tục
+ Lĩnh vực thi đua khen thưởng: 3 thủ tục
+ Lĩnh vực công thương: 4 thủ tục
+ Lĩnh vực văn hóa: 3 thủ tục
+ Lĩnh vực Tài chính: 4 thủ tục
+ Lĩnh vực Nông nghiệp-Phát triển nông thôn: 12 thủ tục
+ Nội quy phòng tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”
+ Nội quy phòng thường trực tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo
+ Lịch tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo.
+ Lịch và thời gian làm việc.
III. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG.
1. Quan hệ với Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan chuyên môn
cấp thành phố
- Ủy ban nhân dân phường và Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chịu sự
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Ủy ban nhân dân thành phố.
- Trong chỉ đạo điều hành, khi gặp những vấn đề vượt quá thẩm quyền
hoặc chưa được pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân phường phải báo cáo kịp
thời để xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố; thực hiện nghiêm túc
chế độ báo cáo tình hình với Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan chuyên
môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định hiện hành về chế độ
thông tin báo cáo.
- Ủy ban nhân dân phường chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc

về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn phường; có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành
SV Nguyễn Thị Huyền

20

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
phốtrong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp phường, từng
bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường.
-Ủy ban nhân dân phường bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng
yêu cầu theo dõi các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên,
giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành
phố, tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan chuyên môn cấp trên.
2. Quan hệ với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân phường
2.1: Quan hệ với Đảng ủy phường
Ủy ban nhân dân phường chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy phường trong
việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ
đạo của cơ quan nhà nước cấp trên;
Ủy ban nhân dân phường chủ động đề xuất với Đảng ủy phương hướng,
nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa
phương; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán
bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính
quyền.

2.2: Quan hệ với Hội đồng nhân dân phường
Ủy ban nhân dân phường chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân
phường; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân,
báo cáotrước Hội đồng nhân dân ; phường phối hợp với Thường trực Hội đồng
nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng nhân dân phường, xây
dựng các đề án trình Hội đồng nhân dân phường xem xét, quyết định; cung cấp
thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân phường;
Các thành viên Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm trả lời các chất
vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân; khi được yêu cầu, phải báo cáo giải trình
về những vấn đề có liên quan đến công việc do mình phụ trách;

SV Nguyễn Thị Huyền

21

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thường xuyên trao đổi, làm việc với
Thường trực Hội đồng nhân dân phường để nắm tình hình, thu thập ý kiến của
cử tri; cùng Thường trực Hội đồng nhân dân phường giải quyết những kiến nghị,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
2.3: Quan hệ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chứcđoàn thể nhân dân phường
Ủy ban nhân dân phường phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc
và các tổ chức đoàn thể nhân dân phường trong thực hiện các nhiệm vụ công tác,
chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện cho các tổ chức

này hoạt động có hiệu quả; định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi thấy cần thiết
thông báo về tình hình phát triển kinh tế – xã hội địa phương và các hoạt động
của Ủy ban nhân dân cho các tổ chức này biết để phối hợp, vận động, tổ chức
các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lối chính sách, pháp luật và thực
hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước.
3. Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân phường với tổ trưởng dân phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phân công các thành viên Ủy ban nhân
dân phụ trách, chỉ đạo, nắm tình hình các tổ dân phố. Hàng tháng, các thành viên
Ủy ban nhân dân làm việc với tổ trưởng dân phố thuộc địa bàn được phân công
phụ trách hoặc trực tiếp làm việc với tổ dân phố để nghe phản ánh tình hình,
kiến nghị và giải quyết các khiếu nại của nhân dân theo quy đinh của pháp luật.
Tổ trưởng dân phố phải thường xuyên liên hệ với Ủy ban nhân dân
phường để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
các văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên và của Ủy ban
nhân dân phường để triển khai thực hiện; phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Tổ trưởng dân phố thường xuyên, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tình hình mọi mặt của tổ dân phố, tham mưu,
đề xuất biện pháp giải quyết khi cần thiết, để đảm bảo văn minh đô thị, giữ gìn
an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội và các vấn đề có liên quan trên địa bàn.tổ
dân phố.
SV Nguyễn Thị Huyền

22

Lớp CĐ Hành chính học 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
PHƯỜNG MINH KHAI- THÀNH PHỐ HƯNG YÊN
I. THỰC TRẠNG HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP PHƯỜNG MINH
KHAI
1. Cơ sở pháp lý
Đơn vị hành chínhxã, phường, thị trấn (gọi là đơn vị hành chính cơ sở) có
vai trò rất quan trọng, đó chính là nơi diễn ra các hoạt động của xã hội. Các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước muốn đi vào đời sống xã
hội đều cần phải đến tận cơ sở để mọi người thực hiện. ở đơn vị hành chính cơ
sở, chính quyền nhà nước được cấu tạo bằng 2 cơ quan: Hội đồng nhân dân xã,
phường, thị trấn với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ
quan đại biểu nhân dân địa phương; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân , cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở, ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước ở địa phương,
chịu trách nhiệm về việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên tại địa phương; báo cáo công tác với ủy ban nhân dân
cấp trên trực tiếp;báo cáo công tác với Hội đồng nhân dâncấp cơ sở và chịu sự
giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ
sở. ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan
hành chính nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực kinh tế- xã hội tại địa phương theo pháp luật.
Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã ban hành
Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thông tư này được xây dựng trên cơ
sở kế thừa những quy định còn phù hợp của Thông tư liên tịch số
SV Nguyễn Thị Huyền


23

Lớp CĐ Hành chính học 13A


×