Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo thực tập thư về lắp ráp, Cài đặt, Sửa chữa và Bảo trì máy tính tại Phòng bảo trì Trung tâm Tin học thuộc Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 21 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

SV: Nguyễn Hoàng Minh

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Trung
tâm tin học đã giúp đỡ em thực tập tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Không
những thế, trong quá trình thực tập thầy cô đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho
em những kiến thức lý thuyết, cũng như các kỹ năng thực hành, cách giải quyết
vấn đề. Thầy cô luôn là người truyền động lực trong em, giúp em hoàn thành tốt
giai đoạn thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ của tất cả các quý thầy cô
Trung tâm tin học đã tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em
trong suốt quá trình được thực tập tại trường.

SV: Nguyễn Hoàng Minh

2

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:
Sau hơn một thập kỷ phát triển, số người truy cập internet ở Việt Nam là
45,5 triệu người dùng internet chiếm 48% dân số Việt Nam (tính đến năm 2015),
100% các doanh nghiệp, cơ quan đều sử dụng máy tính (báo cáo mới nhất của
Bộ Công thương) và có chiều hướng tăng trong những năm tiếp theo. Bên cạnh
đó số lượng cá nhân và hộ gia đình trang bị máy tính để phụ vụ các nhu cầu cá
nhân và giải trí ngày càng tăng cao. Có thể nói, số lượng dùng máy tính trong
những năm tiếp theo rất lớn, phổ biến đến từng cá nhân, tập thể. Từ đó cho thấy,
nhu cầu về Lắp ráp, Cài đặt, Sửa chữa và Bảo trì máy tính là rất phong phú và
rộng lớn.
Mục tiêu của nội dung thực tập - Lắp ráp, Cài đặt, Sửa chữa và Bảo trì
máy tính là cũng cố kiến thức về các Qui trình Lắp ráp, cài đặt, bảo trì và nhận
biết các lỗi thường gặp, tích lũy kỹ năng sửa chữa máy tính.
2. Giới thiệu cơ quan thực tập:
-

Tên cơ quan: Phòng bảo trì Trung tâm Tin học thuộc Trường Đại học Nội Vụ Hà

-

Nội.
Địa chỉ: Tầng 2 & 3 nhà D Trường Đại học Nội vụ HàNội,số 36 đường Xuân La,

-


phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37532864; 112.
Email:
Người liên hệ: Nguyễn Hoàng Minh

SV: Nguyễn Hoàng Minh

3

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG II: NỘI DUNG BÁO CÁO
2.1. Công việc được phân công:


Các công việc được phân thực tập cụ thể như sau:
- Lắp ráp máy tính.
- Cài đặt hệ điều hành, sao lưu và phục hồi hệ thống.
- Sửa chữa bảo trì phần mềm, phần cứng máy tính.
2.2. Lịch làm việc cụ thể:
Nội dung

Tự nhận xét
Nội dung công việc được giao

Tuần

Từ 01/03/2016
Đến 31/03/2016
Từ 01/04/2016
Đến 30/04/2016

về mức độ
hoàn thành

Lắp ráp máy tính, các quy trình lắp ráp máy

Tốt

Cài đặt, sao lưu phục hồi hệ thống

Tốt

2.3. Tìm hiểu các nội dung liên quan đến công việc thực tập
2.3.1. Qui trình lắp ráp máy tính
a. Chuẩn bị, công cụ, dụng cụ
- Chọn thiết bị là việc làm cần thiết khi lắp một bộ
máy vi tính, nếu các thiết bị không đồng bộ, không đúng có
thể làm cho máy tính chạy không ổn đinh, không tối ưu về
tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn là mục đích
sử dụng máy tính, chi phí và tính tương thích (đồng bộ)
của thiết bị (chủ yếu là 03 thiết bị: Bo mạch chũ (main),
Con vi xử lý (CPU) và Bộ nhớ (RAM)).
- Công cụ, dụng cụ cần có: Một ít ốc vít, Tuốc nơ vít, kìm loại nhỏ, nhíp
nhỏ, vòng tai khử từ. Các thiết bị máy tính rất nhạy với từ tính, nếu không cẩn
thận rất dễ gây hỏng hóc các thiết bị.

- Kiểm tra thiết bị trước khi lắp ráp
b. Qui trình lắp ráp máy tính :
SV: Nguyễn Hoàng Minh

4

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm có: Case, Nguồn,
Mainboard, CPU, Ram, Ổ đĩa cứng, Ổ đĩa quang, chuột, bàn phím, loa…
Để ráp thành một bộ máy tính thường thực hiện qua các bước cơ bản :
- Bước 1: Chuẩn bị Case và lắp bộ nguồn: Khi lắp một bộ máy vi tính,
chúng ta cần phải lựa chọn một Case (thùng máy) cho phù hợp, thông thường bộ
nguồn thường đi theo case. Một vài lưu ý khi lựa chọn Case: Hình dáng, Công
suất của bộ nguồn, không gian hay thiết bị làm mát…
Trường hợp case chưa có nguồn thì lựa chọn nguồn phù hợp ráp vào case.
- Bước 2: Lắp đặt bo mạch chủ (mainboard)
Đối với mỗi mainboard có số cổng và
vị trí các cổng phía sau khác nhau nên bạn
phải gỡ nắp phía sau của thùng máy tại vị trí
mà mainboard đưa các cổng phía sau ra
ngoài để thay thế bằng miếng sắt có khoắt
các vị trí phù hợp với mainboard.
Gắn các vít là điểm tựa để gắn mainboard vào thùng máy, những chân vít
này đi kèm với hộp chứa mainboard.
- Bước 3: Lắp ráp RAM vào Bo mạch chủ: Tùy theo loại RAM (SIMM,
DIMM...) mà ta có cách gắn tương ứng.

+ Phải xác định khe RAM trên
mainboard là dùng loại RAM nào và phải
đảm bảo tính tương thích, nếu không sẽ làm
gãy RAM.
+ Mở hai cần gạt khe RAM ra 2 phía,
đưa thanh RAM vào khe, nhấn đều tay đến
khi 2 cần gạt tự mấp vào và giữ lấy thanh RAM.
- Bước 4: Lắp CPU vào Bo mạch chủ:
+ Mở cần gạt của socket trong mainboard lên cao (thường là góc 900).

SV: Nguyễn Hoàng Minh

5

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Nhìn vào phía chân cắm

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

của CPU để xác định được vị trí
lõm trùng với socket (hình trái) hay
vị trí lõm bên cạnh CPU (02 cạnh
song song) xác định vị trí lõm (vị
trí B - hình phải).
+ Đặt CPU vào giá đỡ của socket, khi CPU lọt hẵn và áp sát với socket
thì đẩy cần gạt xuống.
* Gắn quạt giải nhiệt cho CPU.

+ Đưa quạt vào vị trí giá đỡ quạt
bao quanh socket trên main. Nhấn đều
tay để quạt lọt xuống giá đỡ
+ Cố định quạt với giá đỡ trên
main (mỗi loại quạt có cách khóa khác
nhau, hình bên chúng ta gạt 2 cần gạt phía trên quạt để cố định).
+ Cắm dây nguồn cho quạt vào chân cắm 3 (hoặc 4) chân có ký hiệu
FAN trên main.
- Bước 5: Lắp đặt ổ đĩa cứng (HDD), DVD
* Lắp đặt ổ đĩa cứng (HDD)
+ Gắn ổ đĩa cứng vào máy tính chúng ta nên lưu ý: Phía sau ổ cứng có
các jumper để xác định đĩa cứng cho chuẩn. Nếu chỉ có 01 ổ cứng nên cắm vào
cổng kết nối master. Dây nối (cable) ổ cứng với mainboard thường có một vạch
màu xanh, vạch này nằm về phía nguồn điện. Chúng ta cắm nhẹ nhàng vào ổ
cứng, đầu còn lại cắm vào mainboard tại cổng kết nối Primary IDE.
Nếu 02 ổ cứng dùng chung 01 dây kết nối (cable) thì một ổ cứng phải xác
định Master, ổ còn lại xác định Slave và gắn dây kết nối tương ứng.

SV: Nguyễn Hoàng Minh

6

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Sau khi đã cắm xong các đầu kết nối giữa các ổ cứng với mainboard ta

dùng ốc để cố định ổ cứng trên case.
+ Trường hợp ổ cứng dùng cổng kết nối chuẩn SATA thì chúng ta dây kết
nối là SATA (đi kèm theo ổ cứng khi mua) để cắm trên ổ cứng và mainboard
tương ứng.

* Lắp đặt ổ đĩa quang (CDROM, DVD):
+ Thực hiện tương tự như lắp ổ
cứng (HDD), trong quá trình thực hiện
nên lưu ý cắm dây tín hiệu Audio để sau
này mở đĩa Audio CD. Dây này cắm tại
phía đối diện nguồn điện.
SV: Nguyễn Hoàng Minh

7

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Thường dây cấm ổ đĩa CD-ROM hay DVD cấm tại vị trí Secondary IDE
trên mainboard. Khi lắp ổ CD-ROM hay DVD cần tháo nắp nhựa phía trước thùng
máy (case) rồi đẩy nhẹ nhàng ổ đĩa vào, sau đó dùng ốc vít cố định ổ đĩa.
- Bước 6: Lắp đặt Card mở rộng (màn hình, âm thanh, mạng…)
+ Trước tiên, chúng ta cần xác định vị trí
(slot) để gắn card, sau đó dùng kiềm bẻ thanh sắt
tại vị trí mà card sẽ đưa các đầu cắm của mình ra
bên ngoài thùng máy.
+ Đặt card đúng vị trí, nhấn mạnh đều tay,
và vặn vít cố định card với mainboard.

- Bước 7: Gắn các dây USB, dây tín hiệu, các SW và LED chỉ thị

* Các ký hiệu trên mainboard:
+ MSG, hoặc PW LED, hoặc POWER LED nối với dây POWER LED dây tín hiệu của đèn nguồn màu xanh của Case.

SV: Nguyễn Hoàng Minh

8

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ HD, hoặc HDD LED nối với dây HDD LED - dây tín hiệu của đèn đỏ
báo ổ cứng đang truy xuất dữ liệu.
+ PW, hoặc PW SW, hoặc POWER SW, hoặc POWER ON nối với dây
POWER SW - dây công tấc nguồn trên Case.
+ RES, hoặc RES SW, hoặc RESET SW nối với dây RESET - dây công
tấc khởi động lại trên Case.
+ SPEAKER, hoặc SPK - nối với dây SPEAKER - dây tín hiệu của loa
trên thùng máy.
* Gắn các SW và Led chỉ thị
+ Xác định đúng ký hiệu, đúng vị trí để gắn các dây công tấc nguồn,
công tấc khởi động lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng.
+ Nhìn kỹ những ký hiệu trên hàng chân cắm dây nguồn, cắm từng dây
một và phải chắc chắn cắm đúng ký hiệu. Nếu không máy sẽ không khởi động
được và đèn tín hiệu phía trước không báo đúng.
2.3.2. Cài đặt và Sao lưu phục hồi hệ thống
2.3.2.1. Cài đặt hệ điều hành

- Yêu cầu cấu hình máy tính: Khi tiến hành cài đặt hệ điều hành, chúng ta
cần kiểm tra tính tương thích của hệ thống (hệ điều hành) và phần cứng máy
tính.Ví dụ: Đối với Hệ điều hành Win 7 thì yêu cầu phần cứng tối thiểu của máy
tính: Bộ vi xử lý 2,0 GHz 32- bit hoặc 64- bit; RAM 1 GB; Ổ cứng trống 16 Gb;
Card đồ họa 128 Mb hỗ trợ DirectX9, Ổ DVD và có kết nối Internet (càng tốt).
- Các bước cài đặt hệ điều hành
+ Bước 1. Bật máy tính, cho source (nguồn) hệ điều hành cần cài đặt vào ổ
đĩa CD-ROM/DVD hay thiết bị khác (Lưu ý: phải
chọn chế độ khởi động từ đĩa CD-ROM/DVD).
Hệ điều hành sẽ tự động kiểm tra phần cứng máy
tính có đáp ứng yêu cầu hệ điều hành.
+ Bước 2. Lựa chọn vị trí cài đặt hệ điều
hành? Chọn partition hay tạo partition mới… Sau
đó, hệ điều hành tiến hành chép các file hệ thống vào vị trí đã chọn.
SV: Nguyễn Hoàng Minh

9

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Bước 3: Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của quá trình cài đặt để
hoàn tất. Ví dụ: Ngôn ngữ và vùng, thông tin người sử dụng, tên máy tính, ngày
giờ hệ thống và khóa sản phẩm (CD Key hay product key) .v.v.
Lưu ý: Mỗi Hệ điều hành có các bước cài đặt khác nhau, trên đây là một
số bước cơ bản nhất của một quá trình cài đặt.
2.3.2.2. Cài đặt phần mềm ứng dụng
- Phần mềm ứng dụng là một loại chương trình có khả năng làm cho

máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó người dùng muốn thực hiện.
Điều này khác với phần mềm hệ thống tích hợp các chức năng của máy tính,
nhưng có thể không trực tiếp thực hiện một tác vụ nào có ích cho người dùng
- Yêu cầu: Ứng với mỗi phần mềm có tính tương thích với hệ điều hành
(loại 32 bít hay 64 bit…) và yêu cầu tối thiểu về phần cứng máy tính.
Ví dụ: Yêu cầu về hệ điều hành sử dụng và phần cứng khi cài phần mềm
SQL Server 2005 là: hệ điều hành tối thiểu là Windows server 2003 (SP1),
Windows XP (SP2); Phần cứng: Chip 1 GHz hay cao hơn, RAM 512Mb trở lên,
Ổ đĩa còn trống tối thiếu 525Mb.
- Các bước cơ bản cài đặt phần mền ứng dụng:
+ Chuẩn bị đĩa chứa bộ cài đặt của phần mềm ứng dụng cần cài.
+ Kích hoạt (hay nhấn đúp) tập tin cài đặt (thường là tập tin setup.exe,
install.exe, hoặc những biểu tượng đặc trưng của tập tin cài đặt như các hình bên.
+ Xác định và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của quá trình cài đặt để
hoàn tất quá trình cài đặt. Ví dụ: Xác định các điều khoản trong bản quyền của
phần mềm, Số serial bản quyền của phần mềm, Nơi lưu ứng dụng…
Lưu ý: Mỗi phần mềm có các bước cài đặt khác nhau, trên đây là một số
bước cơ bản nhất của một quá trình cài đặt.
2.3.2.3. Sao lưu và phục hồi hệ thống
Sau khi cài đặt hệ điều hành và các chương trình ứng dụng ta cần thực
hiện việc sao lưu hệ thống để tránh việc mất các dữ liệu, việc sao lưu dữ liệu
được thực hiện bằng phần mềm Norton Ghost 8.3. Mỗi khi hệ điều hành bị lỗi ta

SV: Nguyễn Hoàng Minh

10

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
có thể backup khôi phục lại hệ thống bằng chương trình này. Dưới đây sẽ hướng
dẫn cách tạo file Image hay còn gọi là tạo file Ghost:
Giao diện chương trình sẽ hiện ra như trong hình sau:

Các chức năng cơ bản:
- Quit: thoát.
- Options: cho phép người sử dụng thiết lập các tùy chọn.
- Local: menu chính để thực hiện các chức năng của Norton Ghost.
+ Disk: Các lệnh với ổ đĩa
* To Disk: Sao chép nội dung một ổ đĩa sang ổ đĩa thứ 2.
* To Image: Sao lưu tất cả nội dung của ổ đĩa thành một tập tin .gho
* From Image: Phục hồi nội dung ổ đĩa từ một tập tin .gho.
+ Partition: Các lệnh với phân vùng (partition) ổ đĩa.
* To Partion: Sao chép nội dung partition sang partition khác.
* To Image: Sao lưu nội dung partition thành một tập tin .gho.
* From Image: Phục hồi nội dung partition từ tập tin .gho đã sao lưu.

SV: Nguyễn Hoàng Minh

11

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Sao lưu nội dung partition thành một tập tin .gho


Chọn chức năng “To Image” để tiến

Chọn ổ đĩa có phân vùng cần sao lưu.

hành sao lưu

Nhấn OK

Chọn phương thức nén dữ liệu. Nên
chọn Fast và phần mền tiến hành sao

Chọn nơi lưu tập tin .gho

lưu

Phục hồi tập tin .gho thành partition

Chọn chức năng “From Image” đến

Chọn file ghost cần phục hồi

tiến hành phục hồi

Chọn ổ đĩa cần phục hồi

SV: Nguyễn Hoàng Minh

Nhấn Yes để đồng ý phục hồi

12


Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4. Quá trình thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.4.1. Lắp ráp máy tính
- Lắp ráp máy tính là 1 công việc hầu như rất thường xuyên trong công ty
nơi thực tập, hầu như nhu cầu mua máy tính ngày càng được nâng cao nên công
việc lắp ráp máy tính đòi hỏi người thợ phải nhanh nhạy, chính xác và nhạy bén.
Qui trình lắp ráp máy tính
+ Chuẩn bị, công cụ, dụng cụ

+ Kiểm tra thiết bị trước khi lắp ráp

+ Kiểm tra dòng điện vào của nguồn

SV: Nguyễn Hoàng Minh

13

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Nối chân 14(màu xanh lá) với chân 17(màu đen) để kiểm tra nguồn còn hoạt
động hay không.
+Các bước lắp ráp
+Gắn CPU vào Main

+Gắn quạt giải nhiệt CPU

+Gắn RAM vào Mainboard

+Gắn Mainboard vào thùng máy

+Lắp ổ cứng

+Lắp Ổ quang

+ Lắp Nguồn

+Lắp Card mở rộng

+Gắn dây công tắc của Case

SV: Nguyễn Hoàng Minh

14

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

(*)Một số lỗi thường gặp và khắc phục trong quá trình lắp ráp:


Vấn đề 1 : Sau khi bật công tắc nguồn nhưng không thấy tín hiệu hoạt

-

động:
Các triệu chứng, chẳng hạn như đèn chỉ báo công tắc nguồn không sáng lên,
quạt cho bộ nguồn không hoạt động, không nghe thấy tiếng bíp sau khi khởi

-

động máy và các ổ đĩa không chạy, v.v… Nguyên nhân có thể là:
Bị ngắt nguồn: kiểm tra cáp nguồn trên bộ nguồn được nối với giắc cắm nguồn
xem nó đã khớp chặt chưa. Nếu máy có công tắc nguồn phụ thì phải kiểm tra

-

xem đã bật công tắc này chưa.
Xác lập điện áp sai: Nút chuyển mạch điện áp cung cấp điện áp 110 (115)hoặc
220 (230). Gạt nút này sang vị trí điện áp thích hợp với nguồn điện ở khu vực

-

của ta.
Công tắc nguồn được cài đặt không chính xác: vấn đề này rất thường xảy ra đối

với các máy tính ATX. Công tắc nguồn được nối vào bo hệ thống trong máy tính
ATX thường bị lầm như đối với ATX, hãy tham khảo tài liệu để xác lập được

-

chính xác.
Nguồn không được nối với bo hệ thống: Máy tính không thể khởi động được
nếu nguồn không được nối với bo hệ thống ATX. Kiểm tra cáp nguồn trên bo hệ

-

thống và xem nó đã được nối chính xác chưa.
Ngắn mạch: Đa số các bộ nguồn và các bo hệ thống được thiết kế để tránh tình
trạng bị ngắn mạch xảy ra. Các yếu tố như hệ mạch phía sau bo hệ thống tiếp
xúc với vỏ máy, các ốc trên bo hệ thống không sử dụng vòng đệm cách điện

-

hoặc các ốc bị mắc kẹt có thể gây ra ngắn mạch.
CPU không được cài đặt chính xác: xem CPU đã được cài hoàn toàn chưa, đối
với loại Socket phải ấn cần ZIP xuống
SV: Nguyễn Hoàng Minh

15

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A





Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Vấn đề 2 : Đèn chỉ báo nguồn trên tấm mặt sáng nhưng đèn trên monitor

-

không sáng (hoặc nó có màu cam), nguồn monitor không được bật lên:
Vấn đề này có thể là cáp nguồn monitor không được nối với jack nguồn Cáp tín
hiệu video chưa được cắm hoặc cắm nhưng không chặt. Các chân của cáp video



monitor bị gãy hoặc bị lệch. Dây cáp bị đứt ngầm.
Vấn đề 3 : Đèn chỉ báo của tấm mặt sáng, nguồn được nối vào monitor và
không giống với bất kỳ nguyên nhân kể trên. Trên màn hình không xuất

-

hiện gì (ngay cả trường hợp có tiếng bíp):
Không có màn hình và không có tiếng bip : rất có thể là do CPU chưa được cài
đặt chắc chắn. Một tiếng bíp dài theo sau ba tiếng bíp ngắn: card video chưa

-

được cài đặt chính xác. Tháo card ra và lắp lại
Một tiếng bíp dài (hoặc một loạt tiếng bíp): có thể do module bộ nhớ chưa được
cài đặt cẩn thận, xem kẹp ở hai bên module bộ nhớ đã ăn khớp vào ngàm




module chưa. Nếu module bộ nhớ có 72 chân, thì ta phải cài một cặp.
Vấn đề 4 : Đèn chỉ báo trên ổ đĩa mềm sáng liên tục sau khi bật công tắc

-

nguồn máy tính:
Điều này cho ta biết cáp dẹp chưa được nối, có thể hướng cài bị sai hướng. Quay



lại ngược lại đầu cáp và cài lại.
Vấn đề 5 : Máy tính bị tắt ngay sau khi nó hiển thị một số thông điệp trên

-

màn hình:
Hãy tìm hiểu các thông báo lỗi này trước. Bây giờ chúng ta khỏa sát các giải

-

pháp đối với các khả năng khác nhau.
Lỗi bàn phím : có thể cáo bàn phím không được cài chính xác vào máy tính,
hoặc cài sai chỗ, sai hướng. Cũng có khi chân cắm bị gãy hay vẹo do chúng ta

-

sơ ý gây ra.
Sai sót ổ đĩa cứng Primary Master: Chắc chắn chế độ Master/Slave đã được
chỉnh chính xác bằng cầu nhảy mạch chưa, cáp dẹp được cài chính xác chưa




(đường viền màu đỏ trên cáp dẹp và dây màu đỏ của cáp nguồn ở gần nhau).
Vấn đề 6 : Màn hình thứ hai được hiển thị trên monitor chỉ “Disk boot

-

failure, insert…” và sau đó hệ thống bị treo.
Thông báo này chỉ hệ thống không thể phát hiện dữ liệu khởi động trong bất kỳ
ổ đĩa nào; nói cách khác, không có ổ đĩa nào có thể sử dụng, nguyên nhân có thể



như sau :
Không có thiết bị khởi động: hãy kiểm tra xem đã nhét đĩa khởi động vào chưa.
SV: Nguyễn Hoàng Minh

16

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A




Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Không thể cài đặt ổ đĩa mềm có vấn đề hoặc bị hư: cài đặt ổ đĩa mềm không





chính xác, kiểm tra xem ổ đĩa đã cài đúng hướng chưa.
Vấn đề 7 : Màn hình bị tắt trong tiến trình khởi động:
Đây là nguyên nhân có thể là do xung đột các thiết bị hoặc hệ thống quá nóng:
Hệ thống quá nóng: nó thường xảy ra do máy tính sử dụng vượt tốc độ đồng hồ,
nên hệ thống tự tắt đi để tránh làm hư các thiết bị trong máy tính. Hãy điều
chỉnh lại tốc độ cho phù hợp, kiểm tra xem CPU đã ráp và nối quạt giải nhiệt



chưa.
Xung đột các thiết bị : khó có thể đoán được xem các thiết bị sẽ có bị xung đột
với nhau không. Chúng ta phải xét tính tương thích của các thiết bị khác nhau
khi mua các linh kiện của máy tính. Khi các thiết bị xung đột với nhau, tháo mọi

-

thứ ra và tìm từng vấn đề cùng một lúc để xét các giải pháp.
Đây khả dụng khác.
Phần cứng hư: Nếu tất cả các cố gắng để tìm ra giải pháp không thành
công. Thì khả năng tệ nhất là hư phần cứng, thường hư ở trong bo hệ thống. Khó
có thể xác định được nguyên nhân chính xác đã gây ra vấn đề này và tôt nhất
đưa máy tính tới dịch vụ sửa chữa trước khi hết bảo hành.



Tất cả các điều nói ở trên có mục đích giúp ta giải quyết tối đa những trường
hợp gặp phải về khởi động máy tính; tuy nhiên, nếu trường hợp thậm tệ, chúng
ta đối đầu với khả năng phần cứng bị hư xảy ra và phải nhờ tới sự giúp đỡ của




dịch vụ sửa chữa phần cứng.
Vấn đề 8 : Máy khởi động ngay sau khi cắm điện:
Khi máy vừa cắm dây nguồn vào là may khởi động và vào win như bình
thường luôn. Nguyên nhân của hiện tượng này là ta đã cắm xai dây tín hiệu
POWER LED vào máy tính, (dây này có phân chiều ân dương). Cách khắc phục
là ta rút dây này ra và cắm đảo chiều lại là được.
2.4.2 Cài đặt và bảo trì máy tính:
Công việc thứ 2 mà Trung tâm Tin học hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho
em thực tập là công việc Cài Đặt và sao lưu hệ thống, công việc này là công việc
cũng không kém phần quan trọng vì một máy tính dù có tốt và đắt tiền đến đâu
mà không có 1 hệ điều hành và những phần mềm chạy ổn định thì cũng không
bao giờ đạt đến hiệu suất làm việc cao nhất.
SV: Nguyễn Hoàng Minh

17

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Quy trình cài đặt và sao lưu gồm những phần chính như sau :
-

Chuẩn bị đĩa hoặc Source để cài đặt windows và phần mềm ứng dụng.

-


Thiết lập Bios để máy boot đúng phần cứng

Sao lưu hệ thống bằng norton ghost
2.5. Thuận lợi và khó khăn:
2.5.1.Thuận lợi:
Thực tập tại trung tâm Tin học, chúng em được thực hành cài đặt rất nhiều
trong các phòng máy. Điều này đã giúp em tự kiểm tra và đánh giá năng lực của
mình để từ khắc phục những nhược điểm của bản thân.

SV: Nguyễn Hoàng Minh

18

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Em có cơ hội được tiếp xúc với nhiều công việc vừa mang tính chất văn
phòng, vừa mang tính chất chuyên ngành.
Em đã học được thêm mẹo vặt trong công việc soạn thảo văn bản và trong
việc sử dụng Word, Excel.... điều này sẽ giúp ích cho chúng em thêm được sự
tự tin hơn khi đi ra trường.
2.5.2. Khó khăn:
Với công việc bảo trì máy tính, do đây là bước đầu đi làm nên chưa quen
với công việc, chưa có kinh nghiệm trong việc cài đặt máy cũng như xử lý các
sự cố, lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt. Bên cạnh đó, trong phòng máy có
một số máy tính bị hư hỏng khá nặng làm cho việc phục hồi gặp rất nhiều khó
khăn.


SV: Nguyễn Hoàng Minh

19

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Qua suốt quá trình thực tập em đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm cho
bản thân, và em đã hiểu sâu hơn về ngành nghề mà mình đang theo đuổi, công
việc tuy có vất vả đôi chút nhưng em cảm thấy rất hào hứng và yêu thích nó.
Qua khóa thực tập vừa rồi em cảm thấy công việc lắp ráp cài đặt và sửa chữa
máy tính đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, cần mẩn không được nóng vội trong
mỗi giai đoạn công việc.
Kết thúc khóa thực tập đầy khó khăn những kết quả mà em đạt được thật
sự là món quà đền đáp xứng đáng cho bản thân em. Sau 1 tuần đầu tiên được
làm quen với công việc lắp ráp máy tính đã giúp em hiểu rỏ hơn về cấu tạo của 1
bộ máy vi tính để bàn, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm khi lắp ráp
máy, được làm quen và tiếp xúc với những linh kiện máy tính phổ biến nhất hiện
nay. Tuy nhiên trong quá trình lắp ráp cũng còn nhiều sai xót và từ những sai xót
này em đã rút ra 1 số kinh nghiệm cụ thể cho bản thân như:
-

Khâu lựa chọn cấu hình máy rất quan trọng không được sơ sài.

-

Việc lắp ráp cần đòi hỏi người thợ phải cẩn thận tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ.


-

Hãy đảm bảo an toàn về điện khi lắp ráp để tránh những đáng tiếc xảy ra.
Việc cài đặt và sao lưu hệ phục hồi thống hầu như không khó khăn lắm vì
hầu như các kiến thức cho việc này em đã được các thầy cô truyền dạy trong nhà
trường rất chi tiết. Tuy nhiên vẫn còn 1 số vướng mắc gặp phải khi tiếp xúc
ngoài thực tế và em đã rút ra được 1 số kinh nghiệm quý báu cho bản thân như

-

Hoàn thiện hơn về kỉ năng cài đặt và sao lưu hệ phục hồi thống.

-

Sử dụng thành thạo các chương trình hiren boot, norton ghost….

-

Những lưu ý khi cài đặt hệ điều hành mới:



Hỏi kỉ khách hành trước khi cài, xem có dữ liệu nào cần sao lưu lại.



Sau khi cài đặt hãy kiểm tra kỉ xem các driver đã đầy đủ chưa.




Nếu máy tính đã nhiễm virus thì sao khi cài đặt win thì phải quét virus ngay rồi
mới tiếp tục cài những ứng dụng khác



File ghost sao khi sao lưu không được để cùng với ổ đĩa đã cài win.

SV: Nguyễn Hoàng Minh

20

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A




Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Các ứng dụng sau khi cài đặt cho khách hàng cần phải được chạy thử ít nhất 1
lần.
Kính mong nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ các thầy, cô để em
có thể hoàn thiện bản thân hơn nữa không chỉ trong học tập mà còn trong các
công việc khác và trong cuộc sống. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự
quân tâm chu đáo, giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các thầy, cô trong
Trung tâm Tin Học đã giúp em hoàn thành tốt chương trình thực tập của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì khả năng của bản thân có hạn, chắc
chắn bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em rất mong muốn
nhận được sự chỉ dẫn và sự góp ý chân thành từ phía các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!


SV: Nguyễn Hoàng Minh

21

Lớp CĐ Tin học Ứng dụng 13A



×