ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------------------
BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Hồ Trọng Phúc
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Lớp: K46B - KHĐT
Cơ sở thực tập: Sở Kê hoạch đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế
Huế, 10/2015
1
LỜI CÁM ƠN
Thực tập nghề nghiệp là một hoạt động quan trong trong quá trình học tập của
sinh viên tại giảng đường đại học. Quá trình này giúp sinh viên trao dồi, củng cố và
học hỏi thêm nhiều kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cũng như những kiến thức
khác hỗ trợ cho quá trình làm việc. Đây cũng là bước đệm qua trọng, làm tiền đề cho
sinh viên làm quen với môi trường thực tế, tránh bỡ ngỡ sau khi ra trường.
Theo đúng lộ trình học tập, từ ngày 15/08/2015 đến ngày 15/10/2015, tôi được
tham gia thực tập nghề nghiệp tại Phòng Xây dựng cơ bản thuộc Sở Kế hoạch đầu tư
tỉnh Thừa Thiên huế. Qua 2 tháng tham gia thực tập nghề nghiệp, tôi đã học hỏi và đúc
rút cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích. Để đạt được những kết quả trên,
bên cạnh sự học hỏi của bản thân, là sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía nhà trường và cơ quan
thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học kinh tế Huế đã tạo điệu kiện để tôi có
thể tham gia học tập và rèn luyện trong suốt 3 năm qua.
Xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn Hồ Trọng Phúc đã hỗ trợ, nhận xét,
chỉnh sửa và góp ý nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóa thực tập nghề nghiệp.
Xin chân thành cám ơn phía Sở Kế hoạch đầu tư và phòng Xây dựng cơ bản đã
tạo điện kiện tiếp nhận, hỗ trợ và chỉ dạy tận tình trong suốt 2 tháng, giúp tôi có thể gặt
hát được những kiến thức, kinh nghiệm quý giá.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn.
Sinh viên báo cáo
Nguyễn Thị Thủy Tiên
2
MỤC LỤC
3
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền trung Việt Nam, bao
gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã
Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A
Lưới, Nam Đông). Với địa hình phía tây là dãy Trường Sơn với đường biên giới Việt –
Lào, phía đông là đường bờ biển trải dài cùng hệ thống đầm phá lớn, bên cạnh đó, hệ
thống tài nguyên thiên nhiên phong phú, cùng với hệ thống quần thể di tích, thắng
cảnh du lịch, Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những tỉnh phát triển trọng
điểm của miền Trung.
Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế vẫn chưa thực sự phát triển đúng với những gì mà
mình đang có. Do vậy, nổ lực hiện nay của lãnh đạo cũng như người dân ở đây, là xây
dựng làm sao để Thừa Thiên Huế trở thành một tỉnh có nền kinh tế trọng điểm của cả
nước. Để đạt được điều đó, cần sự chỉ đạo chính xác và sáng suốt của hệ thống các sở
ban ngành, mà một trong những bộ phận quan trọng là Sở Kế hoạch và đầu tư.
Là một sinh viên năm cuối, với mong muốn được học tập, làm quen, áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tiễn, cùng với đó là tìm hiểu thêm về tình hình xây dựng và
phát triển tỉnh nhà thông qua các dự án đầu tư, tôi quyết định chọn Phòng Xây dựng cơ
bản, thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế làm cơ sở thực tập nghề nghiệp.
I.
GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP
I.1.
Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
I.1.1. Vị trí, chức năng:
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh
doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh
nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
4
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng
thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
I.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp
luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ:
-
Trình UBND Tỉnh và Chủ tích UBND Tỉnh các bản dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát
triển, chương trình hành động, quyết định, chỉ thị, danh mục đầu tư, văn bản quy phạm
pháp luật
-
Giúp Chủ tích UBND Tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thông tin
-
Công bố, chịu trách nhiệm, quản lý, điều hành quy hoạch và phát triển
-
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cùng các Sở, ban ngành có liên quan tiếp nhận,
kiểm tra, thanh tra, giám sát về đầu tư trong và ngoài nước
-
Quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ
-
Quản lý đấu thầu
-
Quản lý doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh
-
Thực hiện hợp tác quốc tế trong đầu tư và phát triển dưới sự phân công của UBND
Tỉnh
-
Hướng dẫn chuyên môn, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho các
phòng, sở ban ngành khác
-
Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND Tỉnh giao cho theo quy định pháp luật
I.1.3. Cơ cấu tổ chức
-
Lãnh đạo sở: Gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
-
Tổ chức bộ máy gồm:
+ Văn phòng
+ Thanh tra
+ Phòng đăng ký kinh doanh
+ Phòng Tổng hợp
+ Phòng Kinh tế ngành
+ Quản lý và giám sát đầu tư
+ Phòng Văn xã
5
+ Phòng Kinh tế đối ngoại
+ Phòng xây dựng cơ bản
I.2.
Phòng Xây dựng cơ bản
I.2.1. Cơ cấu tổ chức:
Phòng Xây dựng cơ bản với cơ cấu tổ chức gồm:
-
1 trưởng phòng
-
2 phó trưởng phòng
-
3 chuyên viên
I.2.2. Chức năng, nhiệm vụ:
Phòng Xây dựng cơ bản có chức năng tham mưu giúp Lãnh dạo Sở trong công
tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.
* Thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng hợp, theo dõi, đánh giá công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát
triển đô thị; tổng hợp, xây dựng kế hoạch các nguồn vốn đầu tư phát triển 5 năm và
hàng năm trên địa bàn; tổng hợp đấu thầu; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn theo định kỳ.
- Tổng hợp đề xuất chủ trương, danh mục đầu tư; cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ bản hàng năm và điều hoà các nguồn vốn ngân sách (trừ nguồn vốn
chương trình mục tiêu quốc gia)
- Tổng hợp, tham mưu các cơ chế, chính sách, chủ trương trong lĩnh vực quản lý
đầu tư xây dựng; đề xuất, xây dựng các biện pháp, giải pháp, cơ chế chính sách nhằm
thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư; chủ trì đề xuất cơ chế thực hiện các dự án
BOT, BT, BTO, các dự án đầu tư có sử dụng đất
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý đầu tư cho các phòng trong sở; các sở,
ban, ngành; UBND và cơ quan chuyên môn cấp huyện.
- Thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được phân công của sở (trừ các dự
án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã phân công các phòng chuyên môn khác).
- Chủ trì, phối hợp với các phòng kiểm tra, giám sát các dự án thuộc lĩnh vực
phòng phụ trách.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.
6
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về hoạt động của phòng và
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để bố trí công việc cụ thể cho từng cán bộ,
công chức của phòng.
7
II. Mục đích thực tập nghề nghiệp:
- Mục đích chung: Biết và hiểu rõ về tính chất thực về mà ngành mình đang học,
cụ thể là ngành Kế hoạch đầu tư. Áp dụng được những kiến thức đã học trong 3 năm
qua vào thực tiễn. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cũng như những kiến thức quý giá
khi làm việc.
- Mục đích cụ thể: Hoàn thành tốt những công việc mà phòng ban, cụ thể là
phòng Xây dựng cơ bả giao cho; biết được những công việc cụ thể mà một nhân việc
của phòng Xây dựng cơ bản sẽ làm từ đó định hình được hướng đi về nghề nghiệp
trong tương lai sau khi tốt nghiệp. Rút ra những bài học cho riêng mình, phục vụ cho
công việc sau này.
III.
Yêu cầu
- Nắm vững những kiến thức về kinh tế cũng như chuyên ngành đang được đào
tạo, cụ thể là ngành Kế hoạch đầu tư
- Có những kỹ năng về làm việc văn phòng, làm việc trong môi trường cơ - quan
Nhà nước. Ngoài ra cần có những kỹ năng về sử dụng máy tính, máy in, máy fax…
- Có thái độ khiêm tốn, hòa nhã, kính trên nhường dưới, thể hiện tinh thần cầu
tiến, học hỏi.
- Thực hiện tốt những quy định về trang phục, tác phong, giờ giấc làm việc.
IV.
Thời gian thực tập nghề nghiệp:
Từ 15/08/2015 đến 15/10/2015
Người hướng dẫn tại cơ sở: Võ Văn Việt
Chức vụ: Phó trưởng phòng
8
PHẦN 2. KẾT QUẢ THỰC TẬP
I.
Mô tả và phân tích các hoạt động đã thực hiện trong quá trình thực tập
nghề nghiệp của mình tại cơ sở
Về bản chất, phòng Xây dựng cơ bản thuộc quản lý của Sở Kế hoạch đầu tư hoạt
động với chức năng, quyền hạn đã được quy định. Về tính chất công việc, đây là
phòng thường xuyên làm việc với những kỹ sư, kiến trúc sư xây dựng, cầu đường cùng
những dự án xây dựng, công trình thiết kế. Nhân viên phòng ngoài đồng chí trưởng
phòng với chuyên môn về Kinh tế, các Phó trưởng phòng và Chuyên viên đều là
những kỹ sư với chuyên môn xây dựng đô thị, cầu đường. Với chuyên môn là một sinh
viên kinh tế, có nhiều kiến thức về xây dựng mà bản thân không được đào tạo, do đó
các hoạt động trong quá trình tham gia thực tập nghề nghiệp được người hướng dẫn
phân công theo khả năng, đảm bảo quá trình thực tập nghề nghiệp có hiệu quả, đồng
thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của văn phòng.
1. Nghiên cứu, phân tích, so sánh các loại hồ sơ báo cáo giám sát đánh giá
đầu tư, từ đó tìm hiểu, chỉnh sửa và tổng hợp các loại báo cáo
-
Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư quý II/6 tháng/2014 toàn tỉnh
-
Hồ sơ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kì 6 tháng đầu năm 2014 huyện Quảng
Điền
-
Báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư 6 tháng/2014 huyện Phú Lộc
-
Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư quí I/6 tháng/2015 của Sở Giao thông vận tải
– Ban Giao thông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Một trong những chức năng, nhiệm vụ của phòng Xây dựng cơ bản Sở Kế hoạch
đầu tư là tổng hợp, theo dõi, đánh giá công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình
công với nguồn vốn nhà nước, từ đó tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh theo định kỳ. Do đó, trong quá trình tham
gia thực tập, tôi được giao cho nhiệm vụ nghiên cứu những báo cáo đã được lập từ
trước, rút ra những điểm cần lưu ý. Có nhiều loại báo cáo khác nhau, về hạng mục hay
khu vực quản lý, do đó nội dụng của hồ sơ báo cáo cũng khác nhau. Từ việc nghiên
cứu đó, tiến hành chỉnh sửa những báo cáo mà nhân viên phòng vừa thực hiện, với tính
chất chủ yếu là chỉnh sửa lỗi nhỏ, và học cách lập báo cáo, vì hoạt động này diễn ra
9
vào giai đoạn đầu của kì thực tập, chưa có đủ kinh nghiệm cũng như chưa được nghiên
cứu các dự án trước nên chưa thể tham gia viết một báo cáo hoàn chỉnh.
2. Nghiên cứu, phân tích các dự án xây dựng đã được phê duyệt
-
Đầu tư xây dựng cải tạo trung tâm huấn luyện dự bị động viên tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Chương trình phát triển đô thị loại 2 (đô thị cây xanh) Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016
– 2020
-
Đầu tư xây dựng công trình đường cứu hộ cứu nạn thị trấn Phong Điền – Điền Lộc
Tính chất của phòng Xây dựng cơ bản là làm việc cùng những dự án xây dựng
công cộng, xây dựng phát triển đô thị. Trong quá trình học tập ở trường, tôi chưa được
học qua về những dự án này mà chỉ là lập những dự án nhỏ, do đó cần nghiên cứu để
biết được sự khác nhau giữa một dự án trong lý thuyết và thực tế, những điểm quan
trọng trong một dự án xây dựng, những điểm chung và riêng giữa những dự án xây
dựng khác nhau.
3. Tham gia chuẩn bị, tổ chức thẩm định dự án:
-
Dự án xây dựng nhà thương binh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội)
-
Đầu tư xây dựng công trình đường cứu hộ cứu nạn thị trấn Phong Điền – Điền Lộc
-
Dự án Xây dựng trường phổ thông trung học Đặng Trần Côn giai đoạn 1
Theo quy định số 5 của Sở Kế hoạch đầu tư, chức năng và quyền hạn của phòng
Xây dựng cơ bản là thẩm định những dự án thuộc sự quản lý của Sở. Do đó, những dự
án xây dựng công với nguồn vốn nhà nước để được thực hiện cần có sự phê duyệt,
thẩm định của cán bộ phòng. Trong quá trình tham gia thực tập nghề nghiệp, tôi được
tham gia vào quá trình chuẩn bị một buổi thẩm định, từ đó biết được cần chuẩn bị gì
cho buổi thẩm định, và quá trình thẩm định dự án diễn ra như thế nào.
4. Kiểm tra thực tế hiện trạng dự án xây dựng
-
Dự án Xây dựng trường phổ thông trung học Đặng Trần Côn giai đoạn 1
Theo quy định số 6, phòng có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các phòng kiểm tra,
giám sát các dự án thuộc lĩnh vực phòng phụ trách. Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc
thẩm định dự án có hiệu quả hơn, phòng Xây dựng cơ bản cần những chuyên viên
giám sát tận hiện trường dự án, so sánh với những báo cáo số liệu mà phía đầu tư cung
cấp, từ đó có những tính toán, đưa đến quyết định phê duyệt hay không. Trong quá
trình tham gia thực tập nghề nghiệp, tôi được tham gia đến địa điểm xây dựng dự án
cùng chuyên viên để quan sát cũng như cùng giám sát, so sánh hiện trạng với báo cáo.
10
11
5. Tiếp nhận bản dự thảo thiết kế dư án, đón tiếp khách
Với chức năng tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ quản lý đầu tư cho các phòng trong
sở; các sở, ban, ngành; UBND và cơ quan chuyên môn cấp huyện, phòng thường
xuyên đón tiếp các nhân viên của các phòng, sở, ban ngành đến để xin ý kiến, hướng
dẫn làm văn bản và thảo luận về các dự án đề xuất.
Bên cạnh đó, phòng thường xuyên đón tiếp các công ty tư vấn xây dựng, là người
thiết kế và dự trù tính toán chi phí cho dự án đến với mục đích nộp và thuyết minh
thẩm định hồ sơ.
Lượng khách của phòng khá nhiều, do đó cần phối hợp với nhân viên phòng để
hướng dẫn và đón tiếp khách hợp lý, đến đúng khu vực, giúp công việc diễn ra nhanh
chóng và chính xác.
6. Hỗ trợ trực ban điện thoại, sắp xếp hồ sơ
Với tính chất công việc phải thường xuyên đi giám sát hiện trường, tham gia các
buổi họp ở các phòng ban hay cơ quan hành chính khác, do đó nhân viên phòng
thường không có mặt để tiếp khách hay trực điện thoại. Nhiệm vụ trong quá trình tham
gia thực tập của tôi là trực ban điện thoại, ghi lại những điều cần lưu ý và báo cáo lại
nhân viên phòng.
Bên cạnh đó, với lượng hồ sơ nhận vào khá nhiều, với nhiều loại hồ sơ khác nhau,
do đó cần phải được sắp xếp một cách có hiệu quả, khoa học để dễ tìm lúc cần thiết.
12
II. Đánh giá các kết quả đạt được từ quá trình đi thực tập nghề nghiệp
Qua quá trình đi thực tập nghề nghiệp, em đã tích lũy thêm được cho mình nhiều
bài học, kinh nghiệm quý giá, cụ thể là những kiến thức sau:
1. Nghiên cứu, phân tích, so sánh các loại hồ sơ báo cáo giám sát đánh
giá đầu tư, từ đó tìm hiểu, chỉnh sửa và tổng hợp các loại báo cáo
Với chức năng quyền hạn của mình, phòng thường xuyên nhận những báo cáo giám
sát từ những phòng ban cấp dưới và từ đó tổng hợp lại và báo cáo lên Lãnh đạo Sở.
Thông thường một hồ sơ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư thường có 2 phần
chính: báo cáo sơ lược bằng văn bản và báo cáo cụ thể:
-
Báo cáo bằng văn bản: tình hình sơ lược
+ tên dự án
+ tình hình xây dựng
+ tiến độ giải ngân
+ sai phạm
-
Báo cáo cụ thể (từng dự án)
+ tên dự án, mục tiêu, địa điểm, nhà đầu tư, thời gian
+ vốn
+ văn bản pháp luật
+ quy trình thực hiện
+ tiến độ thực hiền
+ yếu tố tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường
+ nhận xét của chủ đầu tư
+ rút kinh nghiệm, kết luận, kiến nghị
Các loại báo cáo khác nhau như: báo cáo tình hình đầu tư xây dựng của một
huyện, của sở Giáo dục, sở Giao thông vận tải,.. sẽ có những hạng mục liên quan khác
nhau.
Từ những báo cáo được nộp lên, cùng với tham khảo luật đầu tư công, kiểm tra
sai sót, đánh giá dự án nào tiến hành đúng tiến độ, dự án nào sai phạm… Cuối cùng
tổng hợp báo cáo lên Lãnh đạo Sở.
13
2. Nghiên cứu, phân tích các dự án xây dựng đã được phê duyệt - So
sánh với những dự án được học lý thuyết:
-
Giống nhau:một dự án đúng chuẩn được phê duyệt cũng có cấu trúc tương tự với một
dự án được học trong lý thuyết: căn cứ pháp lý, giới thiệu dự án, hình thức đầu tư, quy
mô xây dựng, giải pháp thiết kế, tổ chức thi công, đánh giá tình hình tài chính, dự trù
sử dụng vốn,…
Mỗi loại dự án khác nhau sẽ có thêm những hạng mục đặc trưng của dự án đó. Ví
dụ: Với dự án xây dựng cải tạo trung tâm huấn luyện dự bị đông viên sẽ tập trung vào
mảng thi công khu vực nhà ở của trung tâm; với loại dự án xây dựng đô thị loại 2, tập
trung chủ yếu vào phần cải thiện cảnh quang đô thị; với dự án đường cứu hộ cứu nạn,
tập trung nghiên cứu kỹ thuật phần đường và phần cầu,… Điểm chung của các dự án
xây dựng là tập trung chi tiết vào phần bản vẽ kỹ thuật và các thông số kỹ thuật chất
lượng, phần chi phí và dự trù sử dụng vốn được tính toán cuối cùng.
-
Khác nhau:
+trên lý thuyết, các dự án đầu tư tập trung nhiều vào phần chi phí, lợi nhuận, tuy
nhiên, những dự án đầu tư xây dựng với nguồn vốn nhà nước chủ yếu tập trung vào
chất lượng kỹ thuật cũng như giải pháp thiết kế và tổ chức thi công
+ những dự án xây dựng thực tế đánh giá khá kỹ vào tình hình kinh tế xã hội, văn
hóa của địa phương nơi tiến hành thi công dự án
+ yếu tố môi trường trong dự án lý thuyết ít được đề cập đến, tuy nhiên trong dự
án thực tiễn lại là một vấn đề quan trọng. Ảnh hưởng tác động đến môi trường được
đánh giá khá kỹ càng và chi tiết, vì đây đều là những dự án lớn và mức ảnh hưởng cao.
3. Tham gia chuẩn bị, tổ chức thẩm định dự án:
Qua quá trình tham gia chuẩn bị, tổ chức thẩm định dự án, tôi rút ra được những
điểm sau:
-
Chuẩn bị thẩm định dự án:
+ cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ: văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ dự án
chung (tên dự án, sự cần thiết, mục đích, vốn dự trù, chi phí chung các hạng mục, đánh
giá của công ty tư vấn xây dựng), bản vẽ thiết kế các hạng mục, bảng tính toán chi phí
chi tiết từng hạng mục, dự trù tiến độ thi công, sử dụng vốn…
+ kiểm tra, chuẩn bị các vật dụng cần thiết: máy chiếu, mic,…
14
-
Thẩm định dự án:
Quá trình thẩm định dự án trong thực tiễn khá giống với trong lý thuyết, tức so
sánh, đối chiếu và tính toán lại tính hiệu quả, mức độ cần thiết của dự án. Trong thực
tế, việc thẩm định dự án mất khá nhiều thời gian, tiến hành theo trình tự sau:
+ phía nhà đầu tư tham gia thuyết trình dự án
+ phòng ban tiến hành kiểm tra, đối chiếu hiện trạng thực tếvới những báo cáo
ban đầu, đánh giá sự cần thiết
+ kiểm tra các bản vẽ kỹ thuật. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình
thẩm định vì những dự án mà phòng thẩm định đều là những dự án quan trọng: xây
dựng cải tạo đô thị, đường cứu hộ cứu nạn,… Nhân viên phòng cần có chuyên môn tốt
trong lĩnh vực này.
+ tính toán lại mức chi phí cần thiết
+ lập hồ sơ báo cáo thẩm định, ra quyết định phê duyệt, nộp lên lãnh đạo Sở.
4. Kiểm tra thực tế hiện trạng dự án xây dựng
Đây là một phần công việc của quá trình thẩm định dự án.
Việc kiểm tra hiện trạng trường THPT Đặng Trần Côn gồm những phần sau:
-
Đánh giá tình hình chung sau khi quan sát
-
Hiện trạng chi tiết (sự xuống cấp)
-
So sánh với báo cáo của phía nhà đầu tư
-
Lập bảng báo cáo kiểm tra
5. Tiếp nhận bản dự thảo thiết kế dư án, đón tiếp khách
Với chức năng thẩm định hồ sơ dự án, hằng ngày, lượng hồ sơ dự án cũng như
các bản thiết kế được gửi đến khá nhiều, do đó cần tiếp nhận, kiểm tra một cách kỹ
lượng, đầy đủ. Bên cạnh đó, lượng khánh của phòng cũng khá nhiều. Trong quá trình
tham gia thực tập, hoạt đồng này giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc
trực tiếp với khách, phục vụ cho công việc thực tế sau này.
6. Hỗ trợ trực ban điện thoại, sắp xếp hồ sơ
Trong quá trình làm việc văn phòng, việc tiếp nhận điện thoại và hồ sơ là hai việc
tất yếu. Hàng ngày, việc trực ban điện thoại và ghi chép lại những điều cần lưu ý, đồng
thời, sắp xếp hồ sơ vào đúng vị trí, khoa học, chính xác giúp đảm bảo chất lượng, tiến
độ hoàn thành công việc.
7.
15
III.
Thu hoạch của bản thân
Thực tập nghề nghiệp là một hoạt động quan trọng đối với mỗi sinh viên, giúp
sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế, cũng như chuẩn bị hành trang
trước khi ra trường, tránh bị bỡ ngỡ khi bước vào công việc thực tế.
Qua quá trình đi thực tập nghề nghiệp tại Phòng Xây dựng cơ bản thuộc Sở Kế
hoạch đầu tư, tôi đã học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm quý giá mà trên ghế nhà
trường không có. Việc thực tập nghề nghiệp giúp tôi củng cố lại những kiến thức liên
quan đến chuyên ngành Kế hoạch đầu tư mà mình đã được học, đó là những kiến thức
về lập và phân tích dự án, thẩm định dự án, quy hoạch phát triển,..
Bên cạnh đó, quá trình này còn giúp tôi phát hiện và khắc phục những lỗ hổng
kiến thức về sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực tế, những kiến thức chuyên môn mà
lúc học tập nghiên cứu ở trường chưa đi sâu. Đó là những vấn đề cụ thể về sử dụng
vốn, giải phóng và đền bù giải phóng mặt bằng, đánh giá hiện trạng thực tế, những quy
định, văn bản pháp luật…
Ngoài những kiến thức chuyên môn thu hoạch được, quá trình thực tập nghề
nghiệp còn giúp tôi rèn luyện và trao dồi những kỹ năng mềm cần thiết khi đi làm cũng
như trong cuộc sống. Đó là cách ứng xử, nói năng, giao tiếp với đối tác; cách trả lời điện
thoải, giải đáp thắc mắc; tác phong làm việc chuyên nghiệp, cầu tiến, đúng giờ.
Ngoài ra, quá trình làm việc còn giúp rèn luyện các đức tính như khiêm tốn, thật
thà, luôn có tinh thần học hỏi, cố gắng, hòa đồng, vui vẻ và luôn giúp đỡ mọi người,
trở thành một người có ý thức, trách nhiệm với bản thân và công việc của mình.
16
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.
Kết luận
Quá trình thực tập nghề nghiệp tuy không dài những đã để lại cho tôi nhiều bài
học và kinh nghiệm quý báu. Đầu tiên, quá trình này giúp tôi hiểu rõ hơn về vị trí,
chức năng, quyền hạn của Sở Kế hoạch đầu tư nói chung và phòng Xây dựng cơ bản
nói riêng. Bên cạnh đó, còn giúp tôi tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn về báo
cáo giám sát dự án, thẩm định và kiểm tra dự án, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn,…
và nhiều kỹ năng ứng xử trong làm việc khác.
Để có được kết quả ngày hôm nay, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ
nhiệt tình từ đội ngũ cán bộ nhân viên phòng Xây dựng cơ bản, từ hướng dẫn nghiên
cứu hồ sơ đến việc cho phép tham gia cùng làm việc. Tuy rằng mức độ làm việc không
nhiều do những hạn chế về kiến thức nghiệp vụ, tôi cũng đã gặt hái được nhiều kinh
nghiệm cho mình sau này.
Bên cạnh đó, để quá trình thực tập nghề nghiệp được hoàn thiện hơn, tôi đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn. Thầy đã nhận xét, chỉnh
sửa, góp ý cụ thể cũng như hướng dẫn để tôi có lộ trình thực tập nghề nghiệp chính
xác, hiệu quả.
Với những kết quả đạt được, tôi càng hiểu thêm về tình hình đầu tư, xây dựng phát
triển của tỉnh nhà. Từ đó không ngừng nổ lực, củng cố kiến thức để làm việc hiệu quả
sau này, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành một tỉnh phát triển của nước ta.
17
II. Kiến nghị
Quá trình thực tập nghề nghiệp cho thấy rõ tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của
phòng Xây dựng cơ bản đối với Sở Kế hoạch đầu tư cũng như sự phát triển của tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Theo như những gì quan sát được từ quá trình thực tập, chất lượng làm việc của
phòng Xây dựng cơ bản khá cao, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ đề ra khá chính xác.
Tuy nhiên, so với lượng khách đông và lượng hồ sơ nhận vào nhiều, thì số lượng
nhân viên trong phòng tương đối ít. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất như bàn làm việc, bàn
họp còn chưa được chú trọng nâng cao. Do đó, để đảm bảo và tăng chất lượng hiệu
quả làm việc, tôi có một vài kiến nghị sau:
-
Cải thiện cơ sở vật chất làm việc của phòng bằng cách đầu tư thêm máy móc, thiết bị
công nghệ hiện đại giúp lưu trữ hồ sơ, hỗ trợ quá trình thẩm định,… chính xác và chất
lượng hơn
-
Đầu tư trang thiết bị như bàn họp, bàn làm việc, bóng đèn,… đảm bảo chất lượng làm
việc
-
Ngoài ra, vì ảnh hưởng những yếu tố khác, đôi lúc nhân viên văn phòng còn chưa đảm
bảo về giờ giấc làm việc. Đây là điều cần phải khắc phục.
Với những kiến nghị của mình, tôi hi vọng Sở Kế hoạch đầu tư nói chung cũng
như phòng Xây dựng cơ bản nói riêng ngày một đi lên, làm việc có hiệu quả, trở thành
phòng ban mũi nhọn trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế
18