Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Báo cáo Thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 92 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH ẢNH


4

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chế biến dầu khí
PVpro là một cơ hội tốt cho chúng em tìm hiểu được thực tiễn công việc gắn với
những kiến thức cơ bản trên ghế nhà trường. Trong hơn một tháng qua, thông qua
quá trình quan sát, thực hành với trang thiết bị hiện đại tại nhóm dầu thô và sản
phẩm – phòng phân tích thí nghiệm, chúng em đã phần nào nắm bắt được quy trình
xác định các tiêu chuẩn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ. Những kiến thức này sẽ là bài
học quý báu, là nền tảng cho chúng em sau có thể cọ xát với môi trường làm việc
thực tế khi ra trường.
Trong thời gian thực tập tại trung tâm, chúng em may mắn được làm việc tại
nhóm dầu thô và sản phẩm – phòng phân tích thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Chế biến dầu khí. Với sự nhiệt tình chỉ bảo của các anh chị trong
phòng, chúng em đã được hướng dẫn cụ thể chi tiết và học hỏi được nhiều kinh
nghiệm từ các anh chị. Qua đó giúp chúng em thao tác thí nghiệm một cách chính
xác và đúng quy cách.
Ngoài những kiến thức về chuyên môn, chúng em còn học hỏi thêm được
nhiều kỹ năng mềm như tác phong của nhân viên trong trung tâm, kỹ năng trình bày
một vấn đề, một kế hoạch, kỹ năng làm việc theo nhóm…tất cả nhưng cái đó đều
giúp chúng em tự tin hơn trong công việc sau này.
Với những kiến thức còn hạn chế và thời gian tìm hiểu hạn hẹp nên chắc


chắn không thể tránh được những sai sót trong bài báo cáo này, kính mong nhận
được sự đánh giá và sự chỉ dẫn thêm của quý thầy cô tại trường và các cô chú, anh
chị tại phòng phân tích thí nghiệm. Những chỉ dẫn đó là kinh nghiệm quý báu cho
chúng em sau này.
Những công việc mà chúng em đã thực hiện ở trung tâm gồm:


5
1) Tìm hiểu về PVPro, Phòng Phân tích thí nghiệm.
2) Một số chỉ tiêu đã được hướng dẫn và thực hiện như xác định độ nhớt, điểm

anilin, hàm lượng nước… của các phân đoạn dầu thô.
3) Các kỹ năng mềm được học hỏi từ cán bộ nhân viên của trung tâm như: lên kế
hoạch , trình bày, tác phong làm việc.
Lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, vì thời lượng và kiến thức có hạn, dù đã
được kiểm tra và chỉnh sửa rất nhiều lần song tin chắc rằng báo cáo này còn nhiều
thiếu sót rất mong ý kiến đóng góp từ quý công ty và các thầy cô để chúng em có
thể hoàn thiện kiến thức cũng như nội dung để bài báo cáo của chúng em được hoàn
chỉnh hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!!!


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
1.1 Giới thiệu chung[1]
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro) là một đơn vị
thuộc Viện Dầu khí Việt Nam, đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí là cơ quan nghiên

cứu, thực hiện các dịch vụ tư vấn, phân tích giám định, dịch vụ đào tạo trong lĩnh
vực phân phối, chế biến và kinh doanh dầu khí.
Tên giao dịch bằng tiếng việt: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến
dầu khí.
Tên giao dịch bằng tiếng anh: Petrovietnam Research & Development Center
For Petroleum Processing.
Địa chỉ: 4 Nguyễn Thông, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 39303323
Fax: (84-8) 3930 7546
Website: www.pvpro.com.vn
Email:

Hình 1.1 Logo trung tâm


7

1.2 Lịch sử PVPro[1]
Tháng 06/1987 đổi tên “Phân viện Dầu khí Phía Nam” thành “Phân viện Lọc
hóa Dầu” trực thuộc Tổng cục Dầu khí.
Tháng 10/1993, theo Quyết định số 1242/TCCB-ĐT “Phân viện Lọc hóa
Dầu” được đổi tên thành “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dầu khí” (gọi tắt là
RDCPP) trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

Hình 1.2 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro)
Tháng 07 năm 1994, Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường đã cấp giấy
Chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, số đăng ký 307.
Ngày 29 tháng 01 năm 2007 theo Quyết định số 339/QĐ-DKVN của Chủ
tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về việc thành lập
Viện Dầu khí Việt Nam, “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dầu khí” trở thành

một bộ phận của Viện Dầu khí Việt Nam.
Ngày 16 tháng 05 năm 2007, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Chứng nhận
đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, số đăng ký A-632, quy định các lĩnh vực


8

hoạt động nghiên cứu, tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ và đào tạo. Năm 2007
Trung tâm lấy thương hiệu PVPro.
Năm 2008 Trung tâm được lựa chọn tham gia chương trình: "Thương Hiệu
Quốc Gia".

1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi[1]
 Tầm nhìn:

Phát triển PVPro thành doanh nghiệp khoa học công nghệ hàng đầu trong
khu vực về lĩnh vực chế biến dầu khí và là nền tảng khoa học cho sự phát triển bền
vững khâu sau của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
 Sứ mệnh:

Phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến để đẩy mạnh sự phát triển và
củng cố vị trí hàng đầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Cung cấp các giải pháp và dịch vụ khoa học công nghệ hiệu quả trong lĩnh
vực chế biến dầu khí, nhằm đem lại lợi ích lâu dài cao nhất cho các nhà đầu tư và
đối tác.
Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
 Giá trị cốt lõi:

Đạo đức
Trí tuệ

Chuyên nghiệp


9

1.4 Cơ cấu tổ chức[1]
Tổ chức bộ máy của Trung tâm hiện tại gồm 09 phòng và các ban, chia theo
nhóm dịch vụ:
-

Dịch vụ Tư vấn Khoa Học Công Nghệ: 05 phòng (Phòng Công nghệ Lọc dầu,
Phòng Công nghệ Hóa dầu, Phòng Mô phỏng Công nghệ, Phòng Đánh giá Xúc tác,
Phòng Nhiên liệu Sinh học).
- Dịch vụ Phân tích – Giám định: 02 phòng (Phòng Phân tích Thí nghiệm,
Phòng Giám định).
- Khối Hành chính: Phòng Quản lí Tổng hợp.

1.5 Lĩnh vực hoạt động[1]
Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong ngành dầu khí, cung cấp các dịch
vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
(PetroVietNam) và các công ty khác:
-

Thực hiện nghiên cứu, triển khai đề tài của PetroVietnam trong lĩnh vực chế biến
dầu khí.

-

Nghiên cứu luận chứng kinh tế kỹ thuật các dự án phát triển công nghiệp dầu khí.
Nghiên cứu kinh tế thị trường, dự báo giá dầu thô, sản phẩm lọc, hóa dầu và chất


-

lượng các sản phẩm dầu khí.
Tư vấn Tập đoàn các vấn đề liên quan đến khâu sau của ngành dầu khí.
Tư vấn giúp tập đoàn thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư thuộc khâu sau.
Phân tích chất lượng các mẫu dầu, khí và các sản phẩm dầu khí.
Đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu chống ăn mòn các công trình dầu khí.
Nghiên cứu hóa học ứng dụng trong công nghiệp dầu khí.
- Tham gia đào tạo đại học, sau đại học, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phân
tích dầu khí.


10

1.6 Chức năng và nhiệm vụ[1]
Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực: chế biến dầu khí và sử
dụng năng lượng, nhiên liệu thay thế.
Lập, tư vấn lập, đánh giá, thẩm định các dự án, quy hoạch trong các hoạt
động dầu khí; Phân tích, giám định hóa chất, các sản phẩm dầu khí, các thiết bị
công nghệ, thiết bị thí nghiệm, tư vấn phòng thí nghiệm và các công trình công
nghiệp dầu khí.
Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ phân tích các loại mẫu
dầu khí; Đảm bảo thông tin, xây dựng cở sở dữ liệu trong và ngoài ngành dầu khí
thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí nhằm phục vụ nghiên cứu và sản xuất kinh doanh
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Xây dựng quy chế, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu
chuẩn liên quan đến hoạt động chế biến dầu khí.
Đào tạo chuyên ngành phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Viện.
Cung cấp nguồn nhân lực chuyên ngành của Viện cho các đơn vị/nhà thầu

dầu khí có nhu cầu. Sản xuất, kinh doanh công nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh vực
hoạt động của Viện.
Tư vấn kỹ thuật, công nghệ cho hệ thống máy móc, thiết bị, phần mềm trong
lĩnh vực công nghiệp dầu khí và công nghiệp hóa chất.
Tư vấn kỹ thuật, công nghệ cho phòng Thí nghiệm, hệ thống thiết bị, phần
mềm trong lĩnh vực công nghệ dầu khí, hóa chất, các công trình khai thác dầu khí.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gốc dầu, hóa chất, xúc tác, phụ gia cho các
hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, cung cấp thiết bị công
nghệ, vật tư, trang thiết bị phòng thí nghiệm.


11

Xuất nhập khẩu công nghệ thuộc các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam bao gồm: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế
biến, phân phối dầu khí, năng lượng thay thế, chống ăn mòn, vật liệu kim loại, sinh
học, hóa học ứng dụng và các sản phẩm khác; xuất nhập khẩu tài liệu khoa học kỹ
thuật theo quy định của pháp luật.

1.7 Định hướng phát triển[1]
 Quan điểm chiến lược

Dưới sự chỉ đạo của Viện Dầu khí Việt Nam, phát triển PVPro thành một
Trung tâm đủ khả năng cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ về khâu sau hàng
đầu trong khu vực và là nền tảng khoa học cho sự phát triển bền vững khâu sau của
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
 Định hướng triển khai

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học truyền thống: như phân tích chất
lượng dầu khí và sản phẩm dầu khí, xây dựng cơ sở dữ liệu dầu khí, nghiên cứu cơ

bản, tư vấn đầu tư (lập, tư vấn và thẩm định dự án đầu tư, tư vấn cơ hội đầu tư, tư
vấn quản lý dự án đầu tư).
Phát triển, mở rộng các lĩnh vực mới: tư vấn vận hành, sản xuất (tư vấn giúp
nhà máy chế biến dầu khí vận hành ổn định, tối ưu điều kiện, chế độ vận hành để
nâng cao hiệu quả kinh tế), giám định dầu khí, sản phẩm và thiết bị, sản xuất kinh
doanh hoá chất, hóa phẩm phục vụ chế biến dầu khí và bảo trì bảo dưỡng máy móc,
thiết bị.
Thực hiện các chương trình NCKH dài hạn về nhiên liệu sinh học, xúc tác,
tối ưu hóa.


12

1.8 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban[1]
1.8.1 Chức năng khối hành chính
 Hội đồng khoa học:

Tư vấn định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ cho lãnh đạo
trung tâm.
Tư vấn các vấn đề khoa học công nghệ cho lãnh đạo trung tâm.
Giúp lãnh đạo trung tâm kiểm tra chất lượng, tiến độ các đề tài, nhiệm
vụ, hợp đồng, tư vấn khoa học công nghệ.
 Phòng quản lý tổng hợp:

Thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê (thu, chi, hoá đơn, chứng từ,
nghĩa vụ mua sắm trang thiết bị), thủ quỹ….
Lập tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch tài chính.
Lập báo cáo quyết toán quý, năm theo yêu cầu của viện.
Hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ hoạt động tài chính kế toán đối với các đề tài,
nhiệm vụ và hợp đồng của trung tâm.

Thực hiện công tác tiền lương, thuế thu nhập các nhân, bảo hiểm xã hội và
bảo hiểm y tế hàng tháng.
Tham gia soạn thảo, đàm phán dự toán của hợp đồng kinh tế.
Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, qui chế,
quy định và quy trình về:
-

Công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách, đánh
giá nhân viên, tuyển dụng lao động và đào tạo.


13
-

Công tác văn thư, lưu trữ.
Công tác lễ tân, tạp vụ, bảo vệ, an ninh, quốc phòng cháy nổ.
Duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý ISO của trung tâm.
Thu xếp việc đi lại cho cán bộ công nhân viên của TT đi công tác, học tập trong và

-

ngoài nước, bảo dưỡng, sữa chữa phương tiện đi lại của trung tâm.
Quản lý và đảm bảo công tác thông tin liên lạc: tổng đài, email, website…
Tổ chức công tác kiểm tra sức khoẻ định kỳ, sơ cứu y tế, giữ gìn vệ sinh văn phòng

-

và môi trường làm việc trong trung tâm.
Thực hiện nhu cầu mua sắm vật phẩm tiêu hao, văn phòng phẩm, trang thiết bị văn


-

phòng trong trung tâm.
Hợp đồng kinh tế, bao gồm đề tài nhiệm vụ của tập đoàn, hợp đồng tư vấn, dịch vụ






khoa học công nghệ.
Soạn thảo hợp đồng.
Hỗ trợ soạn dự toán chi phí (chi phí nhân công, quản lý phí, lợi nhuận, thuế ).
Hỗ trợ, theo dõi tiến độ thực hiện về nội dung và kinh phí.
Hoàn thiện, in ấn, đóng quyển dự thảo, hồ sơ thầu, báo cáo tổng kết và tài liệu phục

vụ quá trình thực hiện.
- Tài sản cố định
• Thống kê, theo dõi khấu hao, tổ chức đấu thầu, soạn hợp đồng mua và theo dõi tiến
độ thực hiện hợp đồng.
• Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, đầu tư xây dựng cơ bản, xây
dựng, sữa chữa, bảo trì trụ sở, đảm bảo cơ sở hạ tầng (điện, nước), đảm bảo tuân thủ
công tác an toàn, phòng chống cháy nỗ cho mọi hoạt động của trung tâm.
Soạn thảo các phần mềm theo yêu cầu của các phòng chuyên môn.
Đào tạo nội bộ: tìm hiểu nhu cầu cán bộ, định hướng trung tâm, lập quy
hoạch và kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát.
Đào tạo ra bên ngoài: lập quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra
việc đào tạo (kỹ thuật viên, đại học, thạc sỹ, tiến sĩ, xây dựng và duy trì hệ thống
quản lý chất lượng) trong lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh doanh dầu khí.
1.8.2 Chức năng khối phân tích – giám định

 Phòng phân tích – thí nghiệm


14

Phân tích dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ phục vụ lĩnh vực chế biến, phân
phối và kinh doanh dầu khí.
Tham gia vào các nhóm dự án, các đề tài /nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
phụ trách lĩnh vực phân tích dầu thô và sản phẩm dầu mỏ trong các dự án, đề tài/
nhiệm vụ.
Tham gia đào tạo về phân tích dầu và sản phẩm dầu.
Phân tích khí và sản phẩm khí phục vụ lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh
doanh dầu khí.
Tham gia vào các nhóm dự án, các đề tài /nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
phụ trách lĩnh vực phân tích khí và sản phẩm khí trong các dự án, đề tài /nhiệm vụ.
Tham gia đào tạo về phân tích khí và sản phẩm khí.
Phân tích nước, hoá chất và phụ gia phục vụ lĩnh vực chế biến, phân phối và
kinh doanh dầu khí.
Tham gia vào các nhóm dự án, các đề tài /nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
phụ trách lĩnh vực nghiên cứu nước, hoá chất và phụ gia trong các dự án, đề tài
/nhiệm vụ.
Tham gia đào tạo về phân tích nước, hoá chất và phụ gia.
Sản xuất, kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu trực tiếp hoá chất và phụ
gia.
 Phòng Giám định dầu khí

Chủ trì giám định dầu khí và sản phẩm dầu khí, nước, hoá chất và phụ gia
phục vụ lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh doanh dầu khí.



15

Chủ trì giám định thiết bị công nghệ, thiết bị thí nghiệm dầu khí, sản phẩm
dầu khí, nước, hoá chất và phụ gia phục vụ lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh
doanh dầu khí.
Tham gia đào tạo về dầu khí, sản phẩm dầu khí, nước, hoá chất và phụ.
Thiết lập, duy trì, củng cố quan hệ với các khách hàng trung tâm đang cung
cấp các dịch vụ tư vấn, phân tích–giám định, đào tạo và sản xuất kinh doanh.
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thu thập đánh giá của khách hàng về chất
lượng phục vụ của trung tâm.
Tìm hiểu cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực
cung cấp các dịch vụ tư vấn, phân tích–giám dịnh, đào tạo và sản xuất kinh doanh.
Sản xuất, kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu trực tiếp hoá chất và phụ gia.
Cung cấp thông tin, viết bài cho báo, tạp chí để phổ biến kết quả nghiên cứu
và khả năng cung cấp dịch vụ của trung tâm. Tổ chức các hoạt động quảng cáo,
quảng ba thương hiệu của trung tâm (hội nghị khoa học, triển lãm, hội thảo, họp
báo).
Tuyên truyền tình hình hoạt động, định hướng và chiến lược, kế hoạch phát
triển của trung tâm đến mọi cán bộ công nhân viên trong trung tâm, nguyện vọng
cán bộ công nhân viên trong trung tâm.
1.8.3 Chức năng khối tư vấn
 Phòng công nghệ lọc dầu

Tư vấn về công nghệ lọc dầu như FCC, RC, Isomerization, Hydrocracking.
Tham gia đào tạo về công nghệ lọc dầu.


16

Phụ trách phần công nghệ lọc dầu trong các dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên

cứu khoa học thuộc lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh doanh dầu khí.
 Phòng công nghệ hoá dầu

Tư vấn về các công nghệ hoá dầu như steam cracking, PE, PP, công nghệ
chế biến khí như sản xuất NH3, steam reforming, GTL.
Tham gia đào tạo về công nghệ hoá dầu.
Phụ trách phần công nghệ hoá dầu trong các dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học thuộc lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh doanh dầu khí.
Thực hiện các đề tài/dự án về nhiên liệu thay thế.
 Phòng nghiên cứu, đánh giá xúc tác

Tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh vực xúc tác các quá trình chế biến khí,
công nghệ chính trong nhà máy lọc dầu như Reforming, Isomeration,
Hydrocracking, Hydrotreating, hoá dầu như steam cracking, PE, PP, công nghệ chế
biến khí như sản xuất NH3, steam reforming, GTL và các công nghệ phụ trợ.
Tham gia đào tạo trong lĩnh vực xúc tác dầu khí.
Phụ trách các phần có liên quan đến xúc tác trong các dự án, đề tài, nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh doanh dầu khí.
 Phòng mô phỏng công nghệ

Tư vấn vận hành, tối ưu hoá các thông số vận hành nhằm nâng cao hiệu quả
của các nhà máy chế biên dầu khí.
Tham gia vào các dự án, đề tài /nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phụ trách
lĩnh vực tính toán, mô phỏng, tối ưu, bao gồm:


17

-


Mô phỏng sơ đồ công nghệ.

-

Tối ưu thông số vận hành.

-

Dự báo nhu cầu thị trường.

-

Tính toán hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư.
Phụ trách phần tính toán mô phỏng tối ưu trong các dự án, đề tài /nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh doanh dầu.
1.8.4 Các lĩnh vực nghiên cứu và dịch vụ

 Dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ

Thẩm định các đề án khả thi, thiết kế cơ sở các công trình chế biến dầu, hóa
dầu và chế biến khí.
Nghiên cứu và lựa chọn quy trình công nghệ chế biến dầu khí.
Nghiên cứu quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến dầu khí.
Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn xúc tác.
Tư vấn vận hành sản xuất các nhà máy chế biến dầu khí.
Xây dựng các đề án sản xuất thử các sản phẩm quan trọng từ nguồn nguyên
liệu nội địa.
Tư vấn sản xuất và sử dụng năng lượng thay thế, nhiên liệu sinh học.
Tư vấn về ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới:



Nghiên cứu dùng cồn etylic sản xuất trong nước pha chế xăng thương phẩm có trị
số octan cao (giai đoạn 1: phòng thí nghiệm, giai đoạn 2: thử nghiệm trên đường
trường).


18



Nghiên cứu tổng quan và đề xuất công nghệ xử lý khí thiên nhiên có
hàm lượng CO2 cao tại Việt Nam.



Nghiên cứu tổng quan công nghệ chuyển hoá khí thiên nhiên thành
nhiên liệu lỏng và khả năng áp dụng cho khí Việt Nam.



Nghiên cứu quá trình chuyển hóa condensate từ dầu khí Việt Nam thành nguyên
liệu cho hoá dầu.



Nghiên cứu khả năng sản xuất xúc tác cracking trong nước phục vụ cho nhà máy
lọc dầu trên cơ sở tiếp thu công nghệ nước ngoài.

 Dịch vụ phân tích – giám định


Phân tích chi tiết và giám định dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ (xăng, dầu hỏa,
JET, DO, FO, nhựa đường, paraffin,...) phục vụ cho chế biến, thăm dò, thương mại.
Phân tích, kiểm định, đánh giá chi tiết tất cả các loại khí như khí tự nhiên,
khí đồng hành, khí tổng hợp, khí thương mại và khí thải công nghiệp, giao thông …
Tư vấn lắp đặt, vận hành, nghiệm thu thiết bị thí nghiệm.
Phân tích nước thải, nước ô nhiễm, nước vỉa, các chỉ tiêu về môi trường.
Tư vấn công nghệ, xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnhh vực chế biến dầu
khí; môi trường nước thải, khí thải cho các nhà máy chế biến dầu khí.
Giám định hàng hóa, hóa chất, các thiết bị liên quan đến lĩnh vực dầu khí.
Tư vấn đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm dầu khí.
Bảo trì, bảo dưỡng, cung cấp dịch vụ hậu mãi cho máy móc thiết bị trong các
nhà máy chế biến dầu khí.
 Kết quả chính của Dịch vụ Phân tích – Giám định:


19

PVPro đã thực hiện hàng trăm ngàn chỉ tiêu phân tích mẫu phục vụ công tác
vận chuyển, chế biến và kinh doanh dầu khí cho các công ty, nhà thầu dầu khí hoạt
động tại Việt Nam. Cụ thể, đã phân tích các mẫu dầu, khí, nước, hóa chất và phụ gia
tại giàn khai thác và tại phòng thí nghiệm phục vụ cho các công ty thăm dò khai
thác và thương mại: công ty liên doanh dầu khí Việt Nhật JVPC, Cửu Long JOC,
Petechim, Petec, Modec, KNOC, Vietsovpetro, PVEP; Hoàng Long Hoàn Vũ JOC,
Thăng Long JOC; Nghiên cứu đánh giá pha trộn phụ gia phục vụ vận chuyển dầu.
Nghiên cứu và tư vấn giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình khai thác dầu
khí.
 Dịch vụ đào tạo:

Đào tạo kỹ thuật viên, kỹ sư công nghệ, thí nghiệm viên trong lĩnh vực hóa
học và chế biến dầu khí.

Hướng dẫn thực hành mô hình mô phỏng các quá trình chế biến dầu khí.
Hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho sinh viên các trường đại học.

1.9 Tổng quan về phòng phân tích thí nghiệm[1]
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn ISO/ICE 17025:2005 và độ
ngũ cán bộ tay nghề cao, phòng phân tích thí nghiệm đã thực hiện hàng trăm ngàn
chỉ tiêu phân tích mẫu phục vụ công tác vận chuyển, chế biến và kinh doanh dầu khí
cho các công ty, nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, PVPro đã
xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về về tính chất khí và dầu thô Việt Nam cho
phép đánh giá được chất lượng của dầu thô, định hướng và quy hoạch phát triển
công nghiệp lọc hóa dầu một cách đúng đắn sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
dầu khí.
Về mặt tổ chức, phòng phân tích thí nghiệm gồm có 3 nhóm chính:
 Nhóm dầu thô: phân tích chi tiết, giám định dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ


20

 Nhóm khí: phân tích định tính và định lượng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ (chủ

yếu là khí) bằng kỹ thuật sắc ký khí.
 Nhóm nước: phân tích nước tách từ dầu thô, nước vỉa. Phân tích nước thải, nước ô

nhiễm, các chỉ tiêu về môi trường.
 Chức năng nhiệm vụ

Thực hiện hàng năm việc phân tích toàn diện các mẫu dầu cung cấp cơ sở dữ
liệu các tính chất dầu mỏ của Việt Nam.
Phân tích, đánh giá và giám định dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ (xăng, dầu
hỏa, JET, DO, FO, nhựa đường, paraffin.

Tư vấn lắp đặt, vận hành và đánh giá thiết bị trong phòng thí nghiệm.
Phân tích khí nhiên liệu, nước thải, nước ô nhiễm, nước ngưng tụ và các chỉ
tiêu môi trường cho các nhà máy lọc hóa dầu.
Tư vấn công nghệ, xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chế biến dầu khí.
Đánh giá sản phẩm, hóa chất, các thiết bị liên quan đến lĩnh vực dầu khí.
Cung cấp dịch vụ lấy và phân tích mẫu tại giàn khoan (WHP, FPSO).
Cung cấp dịch vụ bảo trì thiết bị trong phòng thí nghiệm.


21

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC NGHIỆM TẠI NHÓM
DẦU THÔ – PHÒNG PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM
1.1 Phương pháp đo hàm lượng nước bằng chưng cất (Theo
ASTM D95)
1.1.1 Ý nghĩa
Hàm lượng nước trong dầu thô là quan trọng trong quá trình lọc dầu, mua
bán hay vận chuyển dầu thô.
Lượng nước xác định theo tiêu chuẩn này (độ chính xác 0.05 hoặc 0.1% thể
tích, phụ thuộc vào kích thước của bộ thu) có thể được sự dụng để hiệu chỉnh thể
tích trong vận chuyển sản phẩm dầu và vật liệu bitum.
1.1.2 Phạm vi ứng dụng
Áp dụng đối với các sản phẩm dầu mỏ và các chất bitum có hàm lượng nước
từ 0-25% thể tích.
1.1.3 Tóm tắt phương pháp
Mẫu được trộn lẫn với dung môi không tan trong nước, nước trong dầu được
chưng cất lôi cuốn trong thiết bị chuyên dùng. Dung môi và nước ngưng tụ trong
ống hứng và phân lớp. Nước đọng lại trong bẫy chia độ, dung môi quay trở lại bình
cất.



22

1.1.4 Thiết bị

Hình 2.1 Thiết bị đo hàm lượng nước bằng chưng cất
Bếp điện kín, điều chỉnh được nhiệt độ theo yêu cầu.
Bình cầu chưng cất: Bằng thủy tinh, dung tích 500, 1000, 2000 mL, chịu
nhiệt.
Ống thu có nhánh bằng thủy tinh, chia độ 0,1 mL, 0.05 mL, dung tích ống
thu 10 mL tùy vào hàm lượng nước dự đoán trong dầu nhiều hay ít.
Sinh hàn thẳng bằng thủy tinh dung tích 400 mL, làm lạnh bằng nước sạch.
Ống đong dung tích 100 mL, vạch chia đến 1 mL, có miệng rót.
1.1.5 Dung môi
Xylene: tác nhân thử tinh khiết.
Xylene trong trường hợp này thường là hỗn hợp của các đồng phân ortho,
meta và para và có thể chứa một ít ethyl benzene.


23

1.1.6 Lấy mẫu
Mẫu dùng để xác định nước phải là đại diện cho lượng chứa trong ống dẫn,
bồn chứa hoặc các hệ thống chứa khác và được đựng trong bình chứa mẫu thử của
phòng thí nghiệm.
Lượng mẫu lấy xác định nước phụ thuộc hàm lượng nước dự kiến có trong
mẫu, sao cho hiệu suất nước không vượt quá dung tích của bẫy (trừ khi bẫy có khóa
cho phép rút bớt nước vào ống đong chia độ).
1.1.7 Quy trình
Lưu ý-Độ chính xác của phương pháp này bị ảnh hưởng bởi các giọt nước

dính trên bề mặt của thiết bị và không tập trung vào bẫy nước. Để giảm thiểu vấn
đề này, toàn bộ thiết bị phải được làm sạch hóa học hàng ngày để loại bỏ các màng
bề mặt.
Đo một lượng mẫu thích hợp với độ chính xác ± 1% và chuyển vào bình cất.

Hình 2.2 Bước 1: Chuẩn bị mẫu và lắp thiết bị
Mẫu lỏng thường đong bằng ống đong có kích cỡ phù hợp. Dùng dung môi
để rửa ống đong với các lượng một lần 50 mL và hai lần 25 mL và rót vào bình cầu.
Mẫu rắn hay mẫu nhớt được cân trực tiếp vào bình cất và thêm 100mL dung
môi.


24

Trong trường hợp mẫu chứa ít nước mà phải sử dụng một lượng lớn mẫu, có
thể sử dụng thể tích dung môi lớn hơn 100 mL.
Cho thêm một vài viên đá bọt để trợ sôi.
Lắp sinh hàn và đặt bình cầu lên bếp điện kín. Đặt một nhùi bông lên đỉnh
ống sinh hàn để tránh ngưng tụ hơi nước vào bên trong. Tuần hoàn nước qua sinh
hàn.

Hình 2.3 Bước 2: Quan sát hàm lượng nước thu được sau khi chưng
Gia nhiệt từ từ để chưng cất lôi cuốn hơi nước ngưng tụ rơi xuống ống hứng
với tốc độ khoảng 2-5 giọt/giây. Chưng cất cho đến khi sôi, thể tích nước ngưng tụ
trong ống hứng không thay đổi trong 5 phút. Nếu có vòng nước trong ống sinh hàn.
Tăng tốc độ cất hay ngừng nước sinh hàn trong vài phút.
Tắt bếp và để nguội hệ thống đến nhiệt độ phòng. Dùng dây PTFE hay thủy
tinh hay phương tiện thích hợp để kéo các giọt dính trên bẫy vào lớp nước. Đọc số
mL nước thu được trong bẫy chính xác đến một vạch chia.
1.1.8 Tính toán kết quả

Hàm lượng nước tính theo % trên thực tế:

Trong đó:
Vn: Thể tích nước trong bẫy, mL
Vtr: Thể tích nước trong dung môi, mL


25

Vm: Thể tích mẫu, mL
Các chất dễ bay hơi và hòa tan trong nước, nếu có thì được tính như nước.
1.1.9 Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả hàm lượng nước chính xác tới 0,05% nếu dùng ống thu
2mL, 0,1 % nếu dùng ống thu 10-25 mL và chính xác đến vạch chia nhỏ của than
đo nếu sử dụng ống thu 5 mL với 100 mL hoặc 100 gam mẫu.
1.1.10 Số liệu thực nghiệm
Bảng 1. Kết quả một số mẫu đo hàm lượng nước bằng chưng cất

Mẫu

Hàm lượng
( % thể tích )

Dầu thô CNV-2P

1,3

HL/15/723

1,9


HL/15/840

4,4

HL/15/836

0

HL/15/838-1

0

HL/15/843-1

48,8

HL/15/851

0

1.2 Đo độ nhớt cho các sản phẩm dầu lỏng và tính toán độ nhớt
động học (Theo ASTM D 445)
1.2.1 Khái niệm độ nhớt
Độ nhớt là tính chất của một chất lỏng, được xem là ma sát nội tại của chất
lỏng và cản trở sự chảy của chất lỏng. Nguyên nhân có độ nhớt là do ái lực cơ học
giữa các hạt cấu tạo nên chất lỏng.



×