Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TỔNG QUÁT VỀ TRANG BỊ ĐIỆN TRÊN ÔTÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 12 trang )

+TỔNG QUÁT VỀ TRANG BỊ ĐIỆN TRÊN ÔTÔ
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN CƠ BẢN
TRÊN ÔTÔ
1. Nhiệm vụ:
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trên ôtô hiện nay được trang bị
nhiều chủng loại thiết bị điện điện tử khác nhau. Từng nhóm thiết bị có cấu tạo và tính
năng riêng biệt nhằm phục vụ vào một số mục đích nhất định như:
- Đem lại sự tiện nghi, thoải mái cho người điều khiển.
- Tạo sự ổn định trong vận hành của ô tô.
- Tối ưu hóa đến mức cao nhất hoạt động của ôtô theo các tiêu chuẩn hiện hành như:
EURO, SAE. . .
2. Yêu cầu:
Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điện điện tử trên ô tô
* Nhiệt độ làm việc :
Tùy theo vùng khí hậu mà hệ thống điện trên ô tô cũng có những yêu cầu riêng biệt
nhằm đảm bảo tính năng vận hành của nó :
- Vùng lạnh và cực lạnh (-40 oC) như ở Nga, Canada, Nauy. . .
- Ôn đới (20 oC) như Mỹ, Nhật Bản và Các nước Châu Âu.
- Nhiệt đới như Việt Nam, các nước ĐNA và châu Phi.
* Sự rung xóc :
Các hệ thống điện trên ôto phải chịu được sự rung xóc với tần số rơi vào khoảng 50 Hz
 250 Hz, và chịu được gia tôc 150 m/s2.
* Điện áp :
Hệ thống phải chịu được điện áp cao khoảng vài trăm volt
* Độ ẩm :
Chịu được độ ẩm cao
* Độ bền :
Phải chịu được điện áp thường xuyên khoảng 1,25 U đm (U đm là 12v hoặc 24v)
3. Phân loại hệ thống điện trên ôtô
Hệ thống điện trên ô tô được phân loại tính năng sử dụng.
- Hệ thống khởi động


- Hệ thống đánh lửa
- Hệ thống cung cấp điện
- Hệ thống chiếu sáng tín hiệu
- Hệ thống đo đạt kiểm tra
- Hệ thống điều khiển động cơ
- Hệ thống điều khiển xe
- Hệ thống điều hòa không khí.
II. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC MẠCH ĐIỆN TRÊN ÔTÔ.
1. Sơ đồ mạch điện (EWD)
Để có thể sửa chữa hệ thống điện trên ô tô, người ta cần phải biết vị trí của các bộ
phận, màu dây và hình thức đấu nối như thế nào trên xe ô tô. Ngày nay mỗi xe ô tô
được sản xuất đều có sơ đồ mạch điện kèm theo. Sơ đồ nầy người ta gọi là sơ đố dấu
dây hay là EWD, sơ đố nầy thể hiện đầy đủ tất cả các hướng dẫn cần thiết để tra cứu vị
trí rắc dây, số chân (pin), màu dây. . .
Page 1


Hình 1.1 : Sơ đố đi dây của TOYOTA COROLLA
Để đọc, hiểu được quyển ‘Sơ đồ di dây’, đòi hỏi người đọc phải có một lượng kiến
thức nhất định về cách tra cứu, đọc hiểu ký hiệu, màu dây v.v.v
2. Tra cứu EWD. (trong khuôn khổ bài học nầy, chỉ giới thiệu cách tra cứu sơ đồ mạch
của TOYOTA để làm ví dụ điển hình)
a. Mục lục :
Mục lục chỉ cho chúng ta vị trí cần tìm trong cuốn sách EWD. Tất cả các mục trong
sách đề thể hiện rõ vị trí (số trang) trong phần mục lục.

Hình 1.2 : Mục lục của EWD
b. Các chữ viết tắt thường dùng.
Page 2



c. Bảng chú giải ký hiệu.
Bảng nầy sẽ hướng dẫn, giải thích các ky hiệu được sử dụng trong EWD.

Page 3


Hình 1.3 : Bảng chú thích các ký hiệu
d. Các mạch điện trên hệ thống.
Trong bản vẽ sơ đồ mạch điện nó thể hiện mối quan hệ của tất cả các bộ phận của hệ
thống điện như : dây dẫn, các jack nối, các rơle. . ., từ nguồn điện đến điểm nối mass
của mỗi hệ thống.
Mỗi jack cắm và chân cắm được ký hiệu bằng mã hoặc số hiệu.Việc tìm mã và số hiệu
của jack cắm và chân cắm sẽ giúp người thợ chuẩn đoán một cách dễ dàng, nhanh
chóng và hiệu quả.

Page 4


Hình 1.4 : Bảng vẽ thể hiện mã, ký hiệu của các chân cắm, jack cắm
e. Các bộ phận.
Các khu vực in đậm thể hiện các bộ phận, Các bộ phận được thể hiện bằng màu xanh
da trời (Hình 1.5)

Page 5


Hình 1.5
Ví dụ : ‘C8’ thể hiện mã jack nối, ‘công tắc tổ hợp-Combination SW’ chỉ rõ tên của bộ
phận. (hình 1.6)


Page 6


hình 1.6
Các số 9,10,11 cho ta biết số hiệu vị trí dây trên jack nối (hình 1.7)

hình 1.7
f. Đọc số chân của giắc nối.
Page 7


Các chân cắm gồm có chân đực(male) và chân cái(female), trong đó chân đực sẽ cắm
vào chân cái. Các giắc nối có chân đực được gọi là giắc đực, còn các giắc có chân cái
gọi là giắc cái. Các giắc nối có khóa để đảm bảo rằng các mối nối vững chắc, tiếp xúc
tốt.(hình 1.8)

hình 1.8
Các chân trên giắc được đọc theo qui luật sau :
Dối với giắc cái đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
Dối với giắc đực đọc phải qua trái, từ trên xuống dưới (hình 1.9)

hình 1.9
g. Giắc nối dây : Là bột bó dây dẫn được được nới thành một bó dây
Các giắc đấu dây trong sơ đồ mạch được thể hiện như trong (hình 1.10)
Page 8


hình 1.10
cấu tạo của giắc nối dây như (hình 1.11)


hình 1.11
h. Các điểm chia và điểm nối mass

Page 9


Ký hiệu trong hình lục giác là thể hiện điểm chia, hình tam giác là điểm nối mass (hình
1.12). Điềm chia nối vào dây không thông qua một giắc nối. Điểm nối mass nối với
thân xe hoặc thân động cơ.

Hình 1.12
k. Màu dây dẫn.
Màu dây được ký hiệu trên bảng vẽ bằng chữ cái, thông thường là chữ đầu tiên của các
màu bằng tiếng Anh, bảng màu và ý nghĩa của các chữ cái được qui định dưới đây (đối
với TOYOTA).

Ví dụ :
Page 10


Tìm chân 11 của giắc nối BB1 của Radio
Bước 1 : Tìm vị trí chân 11 của giắc nối BB1.

Bước 2 :
Tìm giắc BB1, nhìn vào trang thông tin của mạch hệ thống, ta tìm thấy BB1 ở trang 70

Bước 3 : Lật đến trang 70 của EWD ta sẽ tì thấy vị trí giắc BB1

Page 11



Bước 4 : Lật trang tiếp the chúng ta có thể tìm thấy sơ đồ chân của giắc cắm BB1. Sơ
đồ sẽ cho ta thấy vị trí của chân số 11 trên BB1.

Ví dụ về sơ đồ hệ thống đánh lửa của động cơ TOYOTA 1NZ-FE.
Page 12



×