Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tập hóa học lớp 10 (12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.51 KB, 15 trang )

BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG 6
CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN
PHẦN I. BÀI TẬP LÝ THUYẾT
DẠNG 1. BỔ TÚC VỀ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG
1.1.

Viết phương trình phản ứng đơn thuần, hoàn thành phương trình

Bài 1. Viết các phương trình hóa học phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất
sau tác dụng với Clo, Br2, I2:
a) K, Na, Rb, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2, H2O.
b) KOH(ở t0 thường), KOH(ở 1000C), NaOH, Ca(OH)2, KBr, NaBr, NaI, KI,
MgBr2, CaBr2, BaBr2
Bài 2. Viết các phương trình hóa học phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất
sau tác dụng với HCl, HBr:
a) K, Na, Rb, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2.
b) K2O, Na2O, Rb2O, MgO, BaO, Al2O3, Fe2O3, CaO, ZnO, FeO, CuO
c) K2CO3, Na2CO3, Rb2CO3, MgCO3, BaCO3, CaCO3, AgNO3
d) KOH, NaOH, RbOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Ca(OH)2, Zn(OH)2,
Cu(OH)2
e) MnO2, KMnO4, K2Cr2O7
Bài 3.Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau
tác dụng với nhau:
a) NaCl + ZnBr2
b) HBr + NaI
c) AgNO3 + ZnBr2
d) HCl + Fe(OH)2
e) KCl + AgNO3
f) CuSO4 + KI
g) Pb(NO3)2 + ZnBr2



h) HCl + FeO
i) NaCl + I2
k) KBr + Cl2
l) KI + Cl2
m) HCl + CaCO3
n) KF + AgNO3
o) HBr + NaOH
p) KBr + I2
q) HCl + K2SO3
1.2. Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi chuyển hóa
Bài 4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:
a) HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCL
b) KMnO4→Cl2→HCl →FeCl3 → AgCl→ Cl2→Br2→I2→ZnI2 →Zn(OH)2
c) KCl→ Cl2→KClO→KClO3→KClO4→KCl→KNO3
d) Cl2→KClO3→KCl→ Cl2→Ca(ClO)2→CaCl2→Cl2→O2
e) KMnO4 Cl2 → KClO3 → KCl → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3 → Fe(OH)3
f) CaCl2 → NaCl → HCl → Cl2 → CaOCl2 → CaCO3 → CaCl2 → NaCl → NaClO
g) KI → I2 → HI → HCl → KCl→ Cl2 → HCLO → O2 → Cl2 → Br2 → I2
h) KMnO4 → Cl2 → HCl →FeCl2 → AgCl → Ag
i) HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3
j)HCl → Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl → Ag
k) MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → Clorua vôi
Bài 5. Hãy biểu diễn sơ đồ biến đổi các chất sau bằng phương trình hoá học:
a) NaCl + H2SO4→ Khí (A) + (B)
b) (A) + MnO2→ Khí (C) + rắn (D) + (E)
c) (C) + NaBr → (F) + (G)
d) (F) + NaI → (H) + (I)



e) (G) + AgNO3→ (J) + (K)
f) (A) + NaOH → (G) + (E)
Bài 6. Xác định A, B, C, D và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) MnO2 + (A) → MnCl2 + (B)↑ + (C)
b) (B) + H2 → (A)
c) (A) + (D) → FeCl2 + H2
d) (B) + (D) → FeCl3
e) (B) + (C) → (A) + HClO
1.3. Viết phương trình giải thích hiện tượng thực nghiệm.
Bài 7. Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết PTHH của
các phản ứng xảy ra.
Bài 8. Giải thích các hiện tượng sau, viết phương trình phản ứng:
a) Cho luồng khí clo qua dung dịch kali bromua một thời gian dài.
b) Thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít tinh bột.
c) Đưa ra ánh sáng ống nghiệm đựng bạc clorua có nhỏ thêm ít giọt dung dịch quỳ tím.
d) Sục khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch nước brom.
e) Tại sao có thể điều chế nước clo nhưng không thể điều chế nước flo?
Bài 9. Trắc nghiệm
Câu 1. Một học sinh thực hiện thí nghiệm điều chế và thử tính chất của clo ẩm. Sau khi
điều chế học sinh đó thổi khí Clo từ ống dẫn vào miếng giấy quỳ tím ẩm thấy miếng giấy
quỳ tím ẩm bị mất màu vậy có thể kết luận: Clo ẩm có tính tẩy màu là do:
A. Cl2 có tính oxi hoá mạnh.
B. Cl2 tác dụng với H2O tạo HClO có tính oxi hoá mạnh dẫn đến tính tẩy màu.
C. tạo thành axit HCl có tính tẩy màu.
D. tạo thành axit HClO có tính khử mạnh có tác dụng tẩy màu.
Câu 2. Một bình cầu đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su có cắm ống thuỷ
tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một cốc thuỷ tinh đựng dung dịch
NaOH loãng có pha thêm một vài giọt dung dịch phenolphtalein (dung dịch có màu
hồng). Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra trong TN trên.



A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Nước trong cốc thuỷ tinh phun mạnh vào bình cầu và nước mất màu hồng
C. Nước trong cốc thuỷ tinh phun mạnh vào bình cầu và không mất màu hông ban đầu
D. Nước không phun vào bình cầu nhưng dung dịch mất màu dần dần.
Câu 3. Khi nhỏ vài giọt nước Cl2 vào dung dịch NH3 đặc sẽ thấy có “khói trắng” bay ra.
“Khói trắng” đó là chất nào dưới đây?
A. NH4Cl

B. N2

C. HCl

D. Cl2

Câu 4. Khi cho khí clo vào dung dịch chứa KOH đậm đặc có dư và đun nóng thì dung
dịch thu được chứa:
A.

KCl, KOH dư

C. KCl, KClO3, KOH dư

B. KCl, KClO, KOH
D. Kết quả khác

Câu 5. Sản phẩm tạo thành khi cho axit HCl đặc nóng tác dụng với CaOCl 2 gồm:
A. CaCl2 + H2O

B. CaCl2 + HCl


C. Cl2 + CaCl2 + H2O

D. CaCl2 + HCl + H2O

Bài 10. Trắc nghiệm
Câu 1. Phản ứng nào sau đây sinh ra khí hiđro clorua?
A. Đốt khí hiđro và khí clo
B. Dẫn khí clo vào nước
C. Điện phân dung dịch natri clorua trong nước
D. Cho dung dịch bạc nitrat tác dụng với dung dịch natri clorua
Câu 2. Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình
hoà tan Al sẽ:
A.

xảy ra chậm hơn

C. không thay đổi

B. xảy ra nhanh hơn
D. Tất cả đều sai

Câu 3. Để thu khí Clo trong phòng thí nghiệm có thể làm theo cách nào sau đây?
A. Thu trực tiếp bằng phương pháp đẩy không khí
B. Thu qua dung dịch NaCl bão hoà
C. Thu qua nước nóng


D. Cả 3 cách trên
Câu 4. Để nhận biết mùi của khí Clo trong phòng thí nghiệm làm theo cách nào sau đây?

A. Đưa bình khí Clo lên mũi và hít 1 hơi
B. Đưa bình khí lên và hít nhẹ
C. Dùng tay phẩy nhẹ ở miệng và ngửi nhanh
D. Để úp bình xuống và ngửi
Câu 5. Để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm, dùng cách nào trong các cách dưới
đây?
A. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãmg
B. Cho dung dịch KCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng
D. Cho KCl tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng có mặt dung dịch H2SO4
Bài 11. Trắc nghiệm
Câu 1.Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại hai muối này ra khỏi NaCl người ta
có thể:
A. nung nóng hỗn hợp
B. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc
C.

cho hỗn hợp tác dụng với Cl2 sau đó đun nóng

D. cả A, B, C
Câu 2. Không nên dùng bình thuỷ tinh để chứa các chất nào dưới đây?
A. HNO3

B. H2SO4

C. HF

D. HCl

Câu 3. Trong công nghiệp clo được điều chế bằng cách nào sau đây?

A. MnO2 + 4HCl đặc

to
→
MnCl2

+ Cl2 + 2H2O.

B. 2NaCl + 2H2O dpdd
 ,mnx
→ 2NaOH + Cl2 + H2.
C. 2HCl dpdd
→ H2 + Cl2.
D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
(dpdd: điện phân dung dịch ,mnx: màng ngăn xốp)
Câu 4. Nước giaven (NaCl+NaClO+H2O) có tính tẩy màu là do:


A. Có chứa Clo có tính oxi hoá mạnh.
B. Trong thành phần có Cl+1 có tính oxi hoá mạnh.
C. Có chứa nhiều hoá chất mang tính oxi hoá do đó có khả năng tẩy màu.
D. Do NaClO tác dụng với CO2(không khí) tạo HClO là chất oxi hoá mạnh.
Câu 5. Trong công nghiệp HCl tinh khiết được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Cho NaCltt phản ứng với H2SO4đ.

B. Cho H2 tác dụng với Cl2dư.

C. Cho Cl2 tác dụng với H2 dư.

D. Cho BaCl2 phản ứng H2SO4loãng.


Câu 6. Cho các hoá chất sau hoá chất nào được dùng để khắc chữ lên thuỷ tinh?
A. NaF.

B. HF lỏng.

C. HCl.

D. NaClO.

C. Sông hồ.

D. Đáp án khác.

Câu 7. Trong tự nhiên Br2 có ở đâu?
A. Nước biển.

B. Rong biển.

1.4. Bài tập có mô hình thí nghiệm
Trong năm 2014, đề thi đại học môn Hóa học ở cả hai khối A và B đều có biến đổi
lớn. Một trong những biến đổi đó là đưa vào đề thi những câu hỏi có mô hình bố trình thí
nghiệm – một dạng câu hỏi có thể kiểm tra học sinh ở nhiều khía cạnh kiến thức như lý
thuyết, những chú ý khi thực hiện thí nghiệm, đề cao cầu nối lý thuyết và thực hành tuy
nhiên trong các năm trước đều chưa thấy đề cập. Đi theo hướng đó phần này của hệ
thống bài tập sẽ đưa ra một số bài tập để học sinh có thể làm quen ngay với lớp 10
Bài 1. Khi điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm thì khí Clo thu được thu bằng 4 cách
được thể hiện ở các hình vẽ dưới đây. Hình vẽ nào thể hiện hợp lý nhất ?

NaClbão hoà


H2O
H1

H2


NaOH

Na2CO3
H4

H3

A, H1

B, H2

C, H3

D, H4

Bài 2.
Với một mô hình bố trí thí nghiệm điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm dưới đây, người
ra đề có thể ra đề dưới dạng nhiều nội dung (Hóa chất còn bỏ sót, điều kiện để hóa chất
sử dụng (đặc, loãng, nóng, ...) , mục đích của việc sử dụng hóa chất, cách bố trí thí
nghiệm hợp lý, thứ tự cho hóa chất, ...) .
Dd HCl đặc
MnO2


Eclen sạch để thu khí Clo

dd NaCl

dd H2SO4 đặc

Cụ thể như với một loạt các câu trắc nghiệm dưới đây (Từ Câu 1. đến Câu 6.)
Câu 1.Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như sau:


Dd HCl đặc

1
Eclen sạch để thu khí
Clo

dd NaCl

dd H2SO4
đặc

Hóa chất được dung trong bình cầu (1) là:
A.MnO2

B.KMnO4

C.KClO3

D.Cả 3 hóa chất trên đều được.


Câu 2. Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Dd HCl đặc
MnO2

Eclen sạch để thu khí Clo

dd NaCl

dd H2SO4 đặc

Vai trò của dung dịch NaCl là:
A.Hòa tan khí Clo.

B.Giữ lại khí hidroClorua.

C.Giữ lại hơi nước

D.Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 3. Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:


Dd HCl đặc

MnO2

Eclen sạch để thu khí Clo

dd NaCl


dd H2SO4 đặc

Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc là:
A.Giữ lại khí Clo.

B.Giữ lại khí HCl

C.Giữ lại hơi nước

D.Không có vai trò gì.

Câu 4. Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Dd HCl đặc

MnO2
Eclen sạch để thu khí Clo

dd NaCl

dd H2SO4 đặc

Phát biểu nào sau đây không đúng:
A.Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
B.Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.
C.Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3
D.Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.


Câu 5. Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
Dd HCl đặc


MnO2
Eclen sạch để thu khí Clo

dd NaCl

dd H2SO4 đặc

Khí Clo thu được trong bình eclen là:
A.Khí clo khô
C.Khí clo có lẫn khí HCl

B.Khí clo có lẫn H2O
D.Cả B và C đều đúng.

Câu 6. Cho hình mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:

Khí Cl2 dinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl 2 khô thì bình (1)
và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. dung dịch NaCl và dung dịch H-2SO4 đặc.
(Trích đề thi đại học môn hóa học khối B-2014)



Bài 3.
Câu 1. Khí Hidroclorua là chất khí tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit
clohdric. Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện tượng

nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là:
A.Do khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình.
B.Do HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C.Do trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước.
D.Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng
Câu 2. Cho TN về tính tan của khi HCl như hình vẽ,Trong bình ban đầu chứa khí HCl,
trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím.
Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước:
A.Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ
B.Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh
C.Nước phun vào bình và vẫn có màu tím
D.Nước phun vào bình và chuyển thành không màu.
Bài 4.
Câu 1.Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm
NaCl (r) + H2SO4(đ)

Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A.NaCl dùng ở trạng thái rắn
B.H2SO4 phải đặc
C.Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ phòng.
D.Khí HCl tan vào nước cất tạo dd axit Clohidric.


Câu 2. Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm.
Phải dùng NaCl rắn, H2SO4 đặc và phải đun nóng vì:
NaCl (r) + H2SO4(đ)

A.Khí HCl có khả năng tan trong nước rất mạnh.
B.Đun nóng để khí HCl thoát ra khỏi dung dịch

C.Để phản ứng xảy ra dễ dàng hơn
D.Cả 3 đáp án trên.

Bài 4. Cho thí nghiệm sau:

dd HCl đặc

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm bên là:
A.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
B.Chỉ có khí màu vàng thoát ra

MnO2

C.Chất rắn MnO2 tan dần
D.Cả B và C
Bài 5.
Câu 1. Cho hình vẽ thu khí như sau:

Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2,HCl,
SO2, H2S có thể thu được theo cách trên?
A)H2, NH3, N2, HCl, CO2
C) O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl

B)H2, N2, NH3, CO2
D)Tất cả các khí trên

Câu 2.Cho hình vẽ dưới đây nói về cách thu khí bằng phương pháp dời nước
Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
A)H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S
B)O2, N2, H2, CO2, SO2,

C)NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2


D)NH3, O2, N2, HCl, CO2
1.4. Bài tập điều chế
a) Từ MnO2, HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl 2, FeCl2 và
FeCl3.
b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều
chế Cl2 , HCl và nước Javel .
DẠNG 2. NHẬN BIẾT, TÁCH CHẤT
2.1. Nhận biết tự do (không giới hạn thuốc thử)
a) KOH, NaCl, HCl

b) KOH, NaCl, HCl, NaNO3

c) NaOH, NaCl, HCl, NaNO3, KI

d) NaOH, NaCl, CuSO4, AgNO3

e) NaOH, HCl, MgBr2, I2, hồ tinh bột

f) NaOH, HCl, CuSO4, HI, HNO3

2.2. Nhận biết có giới hạn thuốc thử
a) KI, NaCl, HNO3

b) KBr, ZnI2, HCl, Mg(NO3)2

c) CaI2, AgNO3, Hg(NO3)2, HI


d) KI, NaCl, Mg(NO3)2, HgCl2

2.3. Nhận biết không sử dụng thuốc thử
a) KOH, CuCl2, HCl, ZnBr2
c) KOH, KCl, CuSO4, AgNO3

b) NaOH, HCl, Cu(NO3)2, AlCl3
d) HgCl2, KI, AgNO3, Na2CO3

2.4. Tách chất
* Nguyên tắc chung:
- Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp và sản phẩm tạo thành có thể
được tách dễ dàng khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý (như tạo kết tủa,
tạo thành hai dung dịch không tan vào nhau)
- Từ sản phẩm tái tạo (điều chế) lại chất ban đầu.
* Sơ đồ quá trình tách được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn chất X chỉ tác dụng với chất A (mà không tác dụng với chất B
trong hỗn hợp) để chuyển A thành A1 ở dạng kết tủa, bay hơi hoặc hòa tan, sau
đó tách ra khỏi B (bằng cách lọc hoặc tự tách)
Bước 2: Điều chế lại chất A từ chất A1


+ X ( du )


Sơ đồ tổng quát chung: A,B 

......
......
A1 

→ ..... 
→A

B

*Chú ý: Nếu hỗn hợp A, B đều tác dụng được với X thì dùng chất X chuyển cả
A, B trong hỗn hợp thành A1, B1 rồi tách A1, B1 thành 2 nhóm. Sau đó tiến hành
bước 2 (điều chế lại A từ A1, B từ B1 )
Sơ đồ tổng quát chung:
+ X ( du )

+Y
A,B 
→ A1 ,B1 


......
......
A 2 
→ ..... 
→A
......
......
B1 
→ ..... 
→B

Bài 1. Một loại muối ăn có lẫn tạp chất MgCl 2, Na2SO4, MgSO4. Hãy trình bày cách loại
các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết.
Bài 2 . Tách riêng từng muối trong hỗn hợp rắn màu trắng gồm CaCl2 và NaCl




×