Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề cương ôn tập môn vật lý lớp 8 (18)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.65 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8
Câu 1: Khái niệm về chuyển động cơ học:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ
học.
Câu 2: Vận tốc là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của từng đại lượng? Nêu các
đơn vị hợp pháp của vận tốc.
Độ lớn của của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động và được
xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
*Công thức:

υ=

s
t

s: quãng đường đi được
t: thời gian đi hết quãng đường đường
υ : vận tốc

* Đơn vị hợp pháp của vận tốc: km/h ; m/s
* Vận dụng:
Câu 3: *Chuyển động đều là gì?
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo
thời gian.
VD: -Chuyển động của đầu kim giờ, kim phút, kim giây trên mặt đồng hồ là chuyển
động đều.
-Chuyển động của đầu cánh quạt khi đã quay ổn định là chuyển động đều.
*Chuyển động không đều là gì?


Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo
thời gian.
VD: Chuyển động của người đi, xe chạy, máy bay bay,… là chuyển động không đều.
Câu 4: Vận tốc trung bình là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của từng đại
lượng. Nêu các đơn vị hợp pháp của vận tốc.
-Vận tốc của chuyển động không đều gọi là vận tốc trung bình.
1


-Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường được tính
bằng công thức:

υtb =

s
t

s: quãng đường đi được
t: thời gian đi hết quãng đường đường
υ tb: vận tốc trung bình

* Các đơn vị hợp pháp của vận tốc: km/h; m/s
* Vật chuyển động quãng đường s1 trong thời gian t1, chuyển động quãng đường s2
trong thời gian t2
Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường

υtb

1, 2


=

s1 + s 2
t1 + t 2

Câu 5: Hai lực cân bằng là gì?
*Hai lưc cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau,
phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.
* Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng
yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển dộng thẳng đều.
Câu 6: Quán tính là gì?
Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi
vật đều có quán tính.
Câu 7 : Lực ma sát trượt là gì? Cho ví dụ về lực ma sát trượt?
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
VD: trượt tuyết, khi lau bàn, viết phấn lên bảng…có lực ma sát trượt.
Câu8: Lực ma sát lăn là gì? Cho ví dụ về lực ma sát lăn?
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
VD: xe chạy trên đường, quả banh lăn trên sân,……có lực ma sát lăn.
Câu9: Lực ma sát nghỉ là gì? Cho ví dụ về lực ma sát nghỉ?
Lực ma sát nghỉ sinh ra giữ cho vật không bị trượt khi vật bị tác dụng của lực
khác.
VD: Khi ta đi đứng vững được trên đường, quyển sách để yên trên mặt bàn nằm
nghiêng,….có lực ma sát nghỉ.
2


Câu 10: Lực ma sát có phương và chiều như thế nào với chuyển động?
Lực ma sát cùng phương nhưng ngược chiều với chuyển động.
Câu 11: Nêu cách làm tăng lực ma sát?

Để làm tăng lực ma sát ta làm cho bề mặt tiếp xúc giữa các vật khi chuyển động
càng nhám càng gồ ghề.
Câu 12: Nêu cách làm giảm lực ma sát?
Để làm giảm lực ma sát ta làm cho bề mặt tiếp xúc giữa các vật khi chuyển động
càng trơn láng như: rắc bột mịn, tra dầu mỡ,…và có thể thay ma sát trượt bằng
ma sát lăn như sử dụng trục quay có ổ bi hay các con lăn,….
*TRỌNG LƯỢNG : P
P = 10.m
P = d. V

P: là trọng lượng (đơn vị: N)
d: là trọng lượng riêng (đơn vị:N/m3)
V:là thể tích (đơn vị: m3)
m: khối lượng (đơn vị: Kg)

Chú ý: Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.
Trọng lượng của môt vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
* KHỐI LƯỢNG RIÊNG : D
D = m/V

D=

d
10

D: Khối lượng riêng (đơn vị: Kg/m3)
m: khối lượng (đơn vị: Kg)
V: thể tích (đơn vị: m3)
d: trọng lượng riêng (đơn vị:N/m3)


* TRỌNG LƯỢNG RIÊNG : d
d = P/V
d = 10.D

d: Trọng lượng riêng (đơn vị: N/m3)
P: Trọng lượng (đơn vị N)
V: thể tích (đơn vị m3)
D: khối lượng riêng (đơn vị :Kg/m3)

* KHỐI LƯỢNG: m

m=

P
10

m = D .V

m: khối lượng (đơn vị: Kg)
P: Trọng lượng (đơn vị: N)
D: khối lượng riêng (đơn vị: Kg/m3)
V: thể tích( đơn vị: m3)

BÀI TẬP ÁP DỤNG:
3


Câu 1: Một mô tô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2km với vận tốc 10m/s, đi trên
đoạn đường thứ hai với vận tốc 15m/s trong 1/6 giờ, đi tiếp đoạn đường thứ ba dài
5000m với vận tốc 45km/h. Tính vận tốc trung bình của mô tô trên toàn bộ quãng

đường đi?
Câu 2: Một vận động viên đua xe đạp đi quãng đường thứ nhất được 10km trong ¼
giờ, đi quãng đường thứ hai được 28km trong 24 phút, đi quãng đường thứ ba được
45km trong 2 giờ 15 phút.
a) Tính vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường?
b) Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường?
Câu 3: Biểu diễn các véc tơ lực sau đây:
a) Trọng lưc của một vật có khối lượng 25000g theo tỉ xích tùy chọn.
b) Lực kéo của xà lan là 20000N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích
1cm ứng với 5000N.
Câu 4: Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang,
biết lực ma sát lên ô tô bằng 0,25 lần trọng lượng của xe.
a) Kể các lực tác dụng lên ô tô.
b) Biểu diễn các lực trên theo tỉ xích 0,5cm ứng với 5000N.
Câu 5: Giải thích vì sao khi nhảy từ trên cao xuống chân ta đều bị khuỵu xuống?
Câu 6: Giải thích tại sao khi quần áo có bụi ta vẩy mạnh, bụi lại văng ra khỏi quần áo?
Câu 7: Một quả cầu nặng 200g được treo vào sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các lực
tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm.

CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ
TỐT
4



×