Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Thực trạng KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BHCCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC THEO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU VACPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.03 KB, 47 trang )

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU
BH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN FAC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN
A. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán FAC
I. Quá trình hình thành và phát triển
Công Ty TNHH Kiểm toán FAC "FAC CO.,LTD" được sáp nhập từ Công
ty TNHH Tư vấn tài chính và Kiểm toán Đông Phương,:0308292718, số ĐKKD:
410207912, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 20/04/2009 vào Công
ty TNHH Kiểm toán FAC, tên cũ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất
Tên công ty : CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC.
Tên giao dịch: FAC AUDITING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : FAC Co., Ltd
Vốn điều lệ : 2.800.000.000 VND (hai tỷ tám trăm triệu đồng Việt Nam)
Địa chỉ

: 39/3L Phạm Văn Chiêu - P8- Quận Gò Vấp –TP.Hồ Chí Minh

Văn phòng giao dịch: 64 Đường C18 Khu K300 (Cộng Hòa) - P12 - Quận Tân
Bình
Địa chỉ

: 64 Đường C18 Khu K300 (Cộng Hòa) - P12 - Quận Tân Bình -

TPHCM
Điện thoại

: (84-8) 39483 100 - 39483 101

Fax

: (84-8) 39483 102



Tax

: 0305992447

Web

: kiemtoan.net.vn

Email

:
Công Ty TNHH Kiểm toán FAC"FAC CO.,LTD" được thành lập trên cơ sở

đội ngũ những kiểm toán viên, chuyên viên tư vấn, thẩm định viên, những kỹ sư
giàu kinh nghiệm. Qui trình hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán FAC được
xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ những chuẩn mực, chế độ Kế toán – Kiểm Toán
và các Qui định về đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành của Việt Nam, đồng thời lựa


chọn vận dụng những chuẩn mực thông lệ chung của Quốc tế trong lĩnh vực nghề
nghiệp phù hợp thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế ở Việt Nam.
Với phương châm uy tín và chất lượng luôn đi đầu cùng với mục tiêu phấn
đấu trở thành một công ty kiểm toán và tư vấn họat động chuyên nghiệp ở Việt
Nam, có chất lượng Quốc tế. Công ty luôn song hành cùng khách hàng để tạo ra
những giá trị gia tăng đích thực, làm giàu chính đáng bằng năng lực chính mình
trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi một cách nhanh chóng.
Công Ty TNHH Kiểm toán FAC (FAC CO.,LTD) đã và đang tạo được sự tin
tưởng, quan tâm của các đơn vị, các cơ quan gần, xa. Để đáp lại sự tin tưởng ấy,
Công ty TNHH Kiểm toán FAC đang và sẽ không ngừng cải thiện các hình thức

phục vụ và chất lượng dịch vụ, đi cùng sự phát triển của khách hàng trong mối
quan hệ hợp tác và tin cậy, hỗ trợ khách hàng những giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao năng lực hoạt động và đảm bảo tính an toàn trong hoạt động tài chính.
II. Thông tin cơ bản về công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán FAC tại Đà Nẵng được Sở Kế hoạch
đầu tư Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305992447-003,
sửa đổi bổ sung lần thứ hai ngày 30/03/2010.
Địa chỉ

: 89 Phạm Văn Bạch, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại

: (84-511) 3 638 068 hoặc 3 707 252

Fax

: (84-511) 3 638 068

Email

:

Giám đốc chi nhánh Ông Trình Quốc Việt, điện thoại: 0905693638
III. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH kiểm toán FAC – Phụ lục 2.1
Bộ máy quản lý công ty được tôt chức theo mô hình khối chức năng, với
một ban Lãnh đạo và đội ngũ chủ nhiệm kiểm toán vững mạnh, nhiều kinh nghiệm
do vậy công việc luôn được giải quyết với một trình độ chuyên môn hóa cao và đa



dạng của khách hàng. Bộ máy quản lý được thiết kế gọn nhẹ, khoa học rất phù hợp
với quy mô vừa và nhỏ của công ty.
Tại chi nhánh của công ty ở Đà Nẵng, đây gần như là một công ty thu nhỏ
của Công ty TNHH Kiểm toán FAC, với cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng hợp lý,
các bộ phận làm việc một cách khoa học và hiệu quả dưới sự chỉ đạo của giám đốc
chi nhánh và lãnh đạo chính tại TP. Hồ Chí Minh, đã không ngừng mở rộng địa
bàn khách hàng tại miền Trung và luôn đem đến cho khách hàng gói dịch vụ chất
lượng tốt nhất.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh TNHH Kiểm toán FAC tại Đà Nẵng - Phụ lục
2.2
Giám đốc chi nhánh: Đứng đầu là Giám đốc chi nhánh, đây là người chịu
trách nhiệm cao nhất trong chi nhánh, có đầy đủ tư cách pháp lý và năng lực quản
lý chi nhánh, là người tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Đại diện cho công ty ký hợp đồng kinh doanh (hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm
toán và các dịch vụ khác) tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giao dịch với
khách hàng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh trước công
ty mẹ, pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước.
Bộ phận kiểm toán: trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, làm dịch vụ kế
toán cho khách hàng.
Bộ phận tư vấn: Chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế, sử
dụng các nguồn tài chính, tu vấn quản lý cho khách hàng. Ngoài ra còn tư vấn,
cung cấp các phần mềm quản lý, phần mền kế toán cho khách hàng.
Kế toán: ghi sổ kế toán, tổng hợp đối chiếu số liệu tổng hợp với chi tiết, xác
định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính…
Thủ quỹ: theo dõi thu chi bằng tiền mặt hàng ngày của chi nhánh.
IV. Các loại hình dịch vụ của công ty
Công ty TNHH Kiểm toán FAC là một tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp
toàn bộ các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính cho khách hàng trong và



ngoài nước nằm trong khuôn khổ chính sách, quy định nghề nghiệp của Nhà nước
Việt Nam. Chi tiết các loại dịch vụ mà công ty cung cấp như sau:
1. Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán Báo cáo tài chính là một trong những thế mạnh của công ty. Các
kiểm toán viên của công ty TNHH Kiểm toán FAC là những chuyên gia với kinh
nghiệm chuyên sâu về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, đã từng thực hiện kiểm
toán nhiều hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các Ban quản lý dự án, các dự án tài
trợ, vay vốn của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong và ngoài nước. Với đội ngũ
kiểm toán viên, thẩm định viên về giá chuyên nghiệp, được tích lũy được nhiều
kinh nghiệm thực tế, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ tất cả các Doanh nghiệp
cùng các tổ chức với chất lượng dịch vụ tốt nhất.
-Mục tiêu: Đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên
cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ
pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng
yếu hay không .
- Quy trình kiểm toán: qui trình kiểm toán của FAC được xây dựng dựa trên
cơ sở tuân thủ những quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, đồng thời lựa
chọn và vận dụng những chuẩn mực, thông lệ chung của Quốc tế trong lĩnh vực
nghề nghiệp, trên cơ sở phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý
kinh tế Việt Nam.
2. Thẩm tra dự toán
Đảm bảo việc lập dự toán là hợp pháp, nội dung dự toán tính đúng, tính đủ
khối lượng và các khoản chi phí của dự án. Nội dung kiểm tra gồm:
- Tính pháp lý của Đơn vị lập dự toán.
- Sự đầy đủ về số lượng và chất lượng của tài liệu: thuyết minh, dự toán,
bản vẽ thiết kế.
- Tính hiệu lực của các tài liệu.



- Khối lượng các hạng mục công việc.
- Tính hợp lý của định mức vật tư, nhân công và ca máy bằng việc sử dụng
các phần mềm dự toán chuyên dụng.
- Các hệ số điều chỉnh dự toán.
- Lập báo cáo sơ bộ và kiến nghị.
- Phối hợp cùng Đơn vị lập dự toán điều chỉnh sai sót (nếu có).
- Báo cáo thẩm tra.
3. Dịch vụ kế toán
Kế toán là một công tác quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt
động và sự phát triển của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều cần phải có Hệ
thống kế toán được thiết lập phù hợp với các quy định của pháp luật ngay từ
những ngày đầu đi vào hoạt động.
Với đội ngũ chuyên viên gồm các kiểm toán viên và kế toán viên am hiểu
sâu rộng về các Chuẩn mực Kế toán và các quy định của pháp luật về thuế của
Việt Nam, nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp. Dịch
vụ kế toán do FAC cung cấp luôn làm hài lòng cho các khách hàng. Các dịch vụ
mà chúng tôi đã, đang và sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng bao gồm:
- Ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêu cầu
khách hàng.
- Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính hoặc báo cáo quản trị.
- Soát xét báo cáo tài chính.
- Thiết kế, triển khai vận hành hệ thống kế toán.
- Thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Cung cấp nhân viên kế toán và kế toán trưởng.
4. Dịch vụ tư vấn
Công việc này được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn có kiến thức sâu
rộng, am hiểu về pháp luật cùng với kinh nghiệm làm việc thực tiễn đã cung cấp
cho các khách hàng những giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải thiện hệ thống



kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tuân thủ các qui định pháp luật.
Các dịch vụ tư vấn FAC cung cấp:
- Tư vấn về thuế.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán, tài chính.
- Tư vấn quản lý, tái cấu trúc doanh nghiệp.
- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin.
- Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán.
5. Thẩm định giá:
Đây là chức năng mà FAC chú trọng đẩy mạnh ngay từ những ngày đầu
thành lập. FAC đã tập hợp được những Kiểm toán viên, Thẩm định viên về giá,
Kỹ sư định giá xây dựng, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư và các chuyên gia giàu kinh
nghiệm có phẩm chất đạo đức, năng lực. FAC sẽ phục vụ yêu cầu Thẩm tra dự
toán, thẩm định giá trị doanh nghiệp... của các tổ chức cá nhân, trong và ngoài
nước với hầu hết các loại tài sản như:
Thẩm định giá Bất động sản: Quyền sử dụng đất, khu đất dự án, nhà ở, nhà
xưởng, trung tâm thuơng mại, trang trại,...(Giấy tờ cần thiết và mức phí xem tại
phụ lục số 3 kèm theo). Đây được xem là thế mạnh của FAC với công tác Thẩm
tra dự toán, thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá trị doanh nghiệp nhằm các
mục đích khác nhau của khách hàng:
Loại tài sản:
- Quyền sử dụng đất; Khu đất dự án;
- Nhà ở, Nhà xưởng, Trung tâm thuơng mại, Chung cư, Trang trại,...
- Máy móc thiết bị của doanh nghiệp
Phục vụ cho các mục đích:
- Cổ phần hóa, mua bán doanh nghiệp
- Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.
- Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.
- Hạch toán kế toán để tính bảo hiểm.

V. Khách hàng của công ty


Khách hàng của công ty bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động ở
các lĩnh vực khác nhau trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam như:
-

Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

-

Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân

-

Các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế xã
hội

-

Các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao.

VI. Tóm tắt quy trình kiểm toán BCTC của công ty FAC
Bước 1

Kiểm toán hoạt động và tìm hiểu hệ thống kiểm soát
nội bộ

Bước 2


Kiểm toán sơ bộ

Bước 3

Thực hiện kiểm toán kết thúc năm tài chính

Bước 4

Trao đổi, tổng hợp và soạn thảo Báo cáo kiểm toán

Sơ đồ Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán FAC
Bước 1: Khảo sát hoạt động và tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Ở bước này công ty sẽ gặp gỡ ban giám đốc hoặc Kế toán trưởng công ty nhằm:
- Thu thập thông tin chung về Công ty
- Tìm hiểu sơ bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống sổ sách, chứng từ và
báo cáo tài chính của công ty
- Xác định mục tiêu, phạm vi và phương thức tiến hành
- Lựa chọn nhân viên kiểm toán, phân công công việc trong nhóm kiểm
toán và giới thiệu nhóm kiểm toán với ban giám đốc
Bước 2: Khảo sát sơ bộ


- Thu thập tất cả hồ sơ, liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty
- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán
- Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
- Lập chương trình kiểm toán chi tiết
Bước 3: Thực hiện kiểm toán kết thúc năm tài chính
- Kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản
góp vốn, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí xây dựng cơ bản, hàng tồn kho, công
nợ, doanh thu và chi phí.

- Kiểm tra thủ tục mua hàng và thanh toán với nhà cung cấp.
- Kiểm tra các thủ tục bán hàng và thu tiền khách hàng..
- Xác nhận số dư tài khoản vay, TGNH, công nợ phải thu, phải trả.
- Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu liên quan đến tình hình tài sản,
tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán của Công ty.
Bước 4: Trao đổi, tổng hợp và soạn thảo báo cáo kiểm toán
- Trao đổi với ban giám đốc công ty những vấn đề cần xem xét và các bút
toán cần bổ sung và điều chỉnh.
- Tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán dự thảo, trình bày ý kiến của kiểm
toán viên về mức độ trung thực hợp lý của BCTC tổng hợp gửi BGĐ.
- Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức sau nhận được phúc đáp của ban
giam đốc về dự thảo Báo cáo kiểm toán.
- Phát hành thư quản lý ghi nhận những vấn đề còn tồn tại của Công ty về
hệ thống kiểm soát và quản lý.
Khi kết thúc quá trình cung cấp dịch vụ, công ty sẽ cung cấp cho khách hàng:
- Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của công ty.
- Thư quản lý (nếu có).


B. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC do
Công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng thực hiện
Để hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán của công ty TNHH kiểm toán FAC
chi nhánh Đà Nẵng, sau đây người viết xin mô tả lại quy trình kiểm toán Doanh
thu BH&CCDV tại công ty Cổ phần ABC.
I. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV trong kiểm
toán BCTC
1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Công ty Cổ phần ABC là một trong những khách hàng thường xuyên của
FAC, loại hình kinh doanh là dịch vụ, thương mại, khách sạn. Để xem xét việc
chấp nhận kiểm toán hay không, KTV sẽ xem lại thông tin khách hàng ở hồ sơ

thường trực, đồng thời tiến hành trả lời bảng câu hỏi để đảm bảo các thông tin đầy
đủ đã được thu thập để cho phép Công ty quyết định xem có nên tiếp tục hợp đồng
kiểm toán không. Câu hỏi phải được hoàn tất hàng năm dựa trên kết luận của cuộc
kiểm toán năm trước. (Phụ lục 2.3)
2. Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng
Qua tìm hiểu, kiểm toán viên biết rằng khách hàng muốn mời kiểm toán vì
mục đích minh bạch BCTC cho các cổ đông trong công ty do đây là công ty cổ
phần và đưa BCTC ra trước cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên của công ty.
Sau khi thu thập thêm thông tin, công ty Kiểm toán FAC đã quyết định nhận kiểm
toán BCTC cho công ty Cổ phần ABC cho năm tài chính kết thúc vào ngày
31/12/2011.
3. Lập hợp đồng kiểm toán:
Sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. Đại diện ban giám đốc của
FAC sẽ tiến hành gặp gỡ, thảo luận với đại diện công ty Cổ phần ABC để đi đến
ký kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng, công ty đã tuân theo chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 210, theo đó, hợp đồng của công ty lập có các điều khoản và
điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và của công ty. Trong hợp đồng còn
thể hiện mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình


thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, xử lý tranh
chấp hợp đồng. (phụ lục 2.4)
4. Lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ
Sau khi tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV của FAC sẽ tiến hành
thảo luận về kế hoạch kiểm toán. Đây là bản kế hoạch chính làm việc của công ty,
bản kế hoạch sẽ được lập thành 2 bản, công ty giữ một bản và sẽ giao bản còn lại
cho khách hàng. Trong đó nêu rõ: lịch trình của công việc, nhóm kiểm toán và
nguồn lực, kế hoạch về thời gian kiểm toán, chi phí cho cuộc kiểm toán; những tài
liệu yêu cầu công ty cung cấp. Đây là bước quan trọng nên công ty rất chú trọng
xây dựng bản kế hoạch này. (Phụ lục 2.5)

- Lựa chọn đội ngũ thực hiện kiểm toán: Đội ngũ KTV tham gia phải đảm
bảo tính độc lập với khách hàng. Việc xem xét này được trưởng nhóm kiểm toán
kiểm tra thông qua bảng câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ cho
khách hàng (Phụ lục 2.3).
Trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, KTV tham gia kiểm toán phải tiến hành
ký vào bảng xác nhận tính về tính độc lập đối với khách hàng. (Phụ lục 2.6)
5. Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh khách hàng
Vì Công ty Cổ phần ABC là khách hàng cũ của công ty FAC nên các thông
tin về khách hàng được lưu tại hồ sơ kiểm toán chung. Hàng năm, KTV tiến hành
cập nhật các thông tin về khách hàng vào bảng tìm hiểu hoạt động kinh doanh đơn
vị (phụ lục 2.7).
6. Thực hiện các thủ tục phân tích:
Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp
lý của khách hàng, KTV của FAC tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với
các thông tin thu thập để hỗ trợ cho quá trình kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV chủ yếu phân tích trên BCDKT và Báo
cáo KQHĐKD. Đây là một bước khá quan trọng trong quy trình kiểm toán BCTC.
Thủ tục phân tích này giúp cho KTV suy đoán được những sai phạm có thể xảy ra


hay khoanh vùng sai phạm, điều này phần nào giúp tiết kiệm được thời gian, chi
phí và tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Đối với khoản mục doanh thu BH&CCDV thì KTV đi phân tích Báo cáo
KQHĐKD mà chủ yếu phân tích số chênh lệch giữa năm nay và năm trước, đồng
thời xem xét tỷ trọng chênh lệch đó như thế nào, biến động nhiều hay ít, chiều
hướng tốt, xấu. Từ đó đưa ra nhận xét về tình hình kinh doanh của đơn vị. Nếu có
những biến động bất thường, KTV lưu ý những vấn đề đó lại để khoanh vùng
kiểm tra, giải trình nguyên nhân thay đổi đó.
 Thủ tục phân tích – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Phụ lục 2.8)
7. Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB

Trưởng đoàn sẽ tìm hiểu thông qua các phương pháp như: dựa vào kinh
nghiệm kiểm toán trước đây tại đơn vị, phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám
sát và những nhân viên khác hay kiểm tra các loại tài liệu, sổ sách…
Đối với khách hàng là công ty Cổ phần ABC năm nay không có sự thay đổi
lớn trong bộ máy quản lý nên có thể tin tưởng. Thủ tục kiểm soát được xây dựng
trên ba nguyên tắc: nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm
và nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn. KTV sử dụng Bảng câu hỏi có sẳn để đánh giá
hệ thống KSNB và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.
Với mỗi khoản mục, sẽ có một bảng câu hỏi áp dụng riêng. Đối với khoản
mục Doanh thu BH&CCDV, KTV sử dụng bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB đối
với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Phụ lục 2.9)
Kết luận của KTV: Hệ thống KSNB đối với khoản mục Doanh thu
BH&CCDV của đơn vị tổ chức khá tốt, rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp.
8. Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
8.1 Đánh giá mức trọng yếu
Mức trọng yếu được xác định theo xét đoán mang tính nghề nghiệp của
KTV khi xét trên hai mặt định lượng và định tính. Qua quá trình tìm hiểu sơ bộ về
khách hàng, KTV căn cứ vào nhân tố ảnh hưởng để đưa ra ước tính ban đầu về
mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM). Mức ước lượng này chính là mức sai sót


có thể chấp nhận được của toàn bộ BCTC. Sau đó KTV sẽ phân bổ mức ước tính
ban đầu cho các khoản mục của BCTC căn cứ trên bản chất của từng khoản mục,
đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm kiểm toán và chi phí
kiểm tra các khoản mục.
KTV tiến hành thực hiện theo mẫu 5.05 để xác lập trọng yếu.
Thực tế tại công ty Cổ phần ABC, công tác xác lập mức trọng yếu được
thực hiện như sau:
Khách hàng :
Năm tài chính:

Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:

Công ty CP ABC
12/31/2011
Nguyễn Thị Phương Thảo
10/02/2012
Trình Quốc Việt
10/02/2012
Xác lập mức trọng yếu

Chỉ tiêu

5.05

BCTC năm nay

BCTC năm trước

2011

2010

Tổng tài sản (trước nợ phải trả)

26.390.610.778


28.191.679.266

A -1%

263.906.107,78

281.916.792,66

B -2%

527.812.215,60

563.833.585,30

Tỷ lệ được chọn (1)=(A+B)/2

395.859.161,70

422.874.189

Doanh thu

11.064.489.281

18.321.690.576

C – 0,50%

55.322.466,41


91.608.452,88

110.644.892,81

183.216.905,76

82.983.679,61

137.412.679,3

280.989.237

4.464.759.670

E -5%

14,049,461.85

223.237.983,5

F -10%

28.098.923,7

446.475.967

21.074.192,78

334.856.975,3


166.639.011,4

298.381.281,2

124.979.258,5

223.785.960,9

2.499.585,17

4.475.719,22

D - 1%
Tỷ lệ được chọn(2)=(C+D)/2
Lợi nhuận trước thuế (*)

Tỷ lệ được chọn(3)=(E+F)/2
Mức trọng yếu giai đoạn lập kế hoạch
(PM)={(1)+(2)+(3)}/3
Mức trọng yếu cho từng khoản mục (75% mức
trọng yếu của kế hoạch) (IM)=75%(PM)
Ngưỡng trọng yếu (2%-5% của
mức trọng yếu cho từng khoản
mục) (MT)

2%IM


Giai đoạn đưa ra ý kiến 100%PM


166.639.011,4

298.381.281,2

Sau khi tính mức trọng yếu cho năm 2011 và so sánh với trọng yếu của
năm trước thì KTV thống nhất mức trọng yếu như sau: mức độ trọng yếu của tổng
thể được chọn (PM) là 166.639.011,4VNĐ ; mức trọng yếu cho từng Khoản mục
(IM) là 75% của PM là 124.979.258,5 VNĐ và mức trọng yếu giai đoạn đưa ý
kiến là 100%PM.
Ngưỡng trọng yếu (2%-5%), với sai số (>= 2%IM) thì cần xem xét ảnh
hưởng của nhóm đến tổng thể như thế nào từ đó quyết định điều chỉnh không.
KTV xác định ngưỡng trọng yếu là 5% của mức trọng yếu cho từng khoản mục
IM là 6.248.962,93 VNĐ
8.2 Đánh giá rủi ro
Rủi ro tiềm tàng: là loại rủi ro phụ thuộc vào loại hình hoạt động kinh
doanh của khách hàng. KTV đã xem xét và thấy rằng Công ty Cổ phần ABC có
phạm vi hoạt động tương đối hẹp, quan hệ khách hàng khá tốt, KTV không nghi
ngờ về tính liêm khiết của BGĐ. Do đó KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức
trung bình.
Rủi ro kiểm soát: rủi ro này được quyết định bởi KTKSNB, KTV đã tiến
hành thu thập về cách thiết kế và vận hành HTKSNB. Đây là đánh giá ban đầu về
HTKSNB nên KTV chỉ tiến hành bằng cách quan sát cách làm việc của kế toán,
cách kiểm tra, lưu giữ chứng từ, cách phân công trách nhiệm giữa các công việc
trong bộ phận kế toán. Qua tìm hiểu, KTV nhận thấy HTKSNB của công ty CP
ABC hoạt động hiệu quả tuy nhiên khả năng ngăn ngừa được một số sai phạm
trọng yếu còn thấp. do vậy KTV ước lượng rủi ro kiểm soát ở mức trung bình
Rủi ro phát hiện: rủi ro phát hiện hoàn toàn phụ thuộc vào công việc kiểm
toán. Nó phụ thuộc vào quy trình, phương pháp, phạm vi, trình độ và kinh nghiệm
của KTV. Đó chính là khả năng không phát hiện ra gian lận, sai sót trọng yếu
trong quá trình kiểm toán của KTV. Để rủi kiểm toán mong muốn ở mức thấp,

KTV thường phải hại thấp rủi ro phát hiện.


II. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu BH&CCDV
1. Thiết kế chương trình kiểm toán Khoản mục Doanh thu BH&CCDV
Khi tiến hành kiểm toán doanh thu, KTV tiến hành thực hiện theo mẫu giấy tờ làm
việc của công ty.
Khách hàng:
Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:

Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011
Hoàng Đình Hùng
10/02/2012
Nguyễn Thị Phương Thảo

[E140]

Chương trình kiểm toán Doanh thu BH&CCDV

Stt

Thủ tục

I.


Thủ tục chung
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm

1

trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế

Cơ sở

Người

Tham

dẫn liệu

thực hiện

chiếu

[E110]

toán hiện hành.
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối
2

chiếu các số liệu trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS

[E110]


và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
II.

Thủ tục phân tích
So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại,

1

tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu

[E150]

giữa năm nay và năm trước, thu thập giải trình cho những
biến động bất thường.
Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu theo

2

từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước, thu thập sự

[E150]

giải trình cho những biến động bất thường.
III

Kiểm tra chi tiết

1.

Kiểm tra chọn mẫu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

ghi nhận trong năm/kỳ bằng cách:
- Đối chiếu với chứng từ chứng minh hàng hóa dịch vụ đã
cung cấp (đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, hóa đơn, hợp đồng,
biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản xác nhận khối lượng
công việc hoàn thành...)
- Kiểm tra sự phù hợp của giá bán với quy định của đơn vị

O, A, CL

[E160]


- Kiểm tra sự phù hợp của thuế suất thuế GTGT với luật thuế
GTGT hiện hành
- Cách tính toán trong hóa đơn, chứng từ là đúng

2.

Kiểm tra sự liên tục của hóa đơn để đảm bảo doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận là đầy đủ

C

[E170]

O, A, C

[E180]

O, A, CO


[E190]

So sánh doanh thu trên sổ sách kế toán với số liệu trên tờ khai
3.

thuế GTGT và tìm hiểu nguyên nhân các khoản chênh lệch
nếu có
Kiểm tra các nghiệp vụ trong tài khoản doanh thu trong

4.

những ngày đầu kỳ kế toán tiếp theo, với những chứng từ liên
quan đến việc giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ để xác định

việc nghi nhận đúng kỳ của doanh thu
Chú thích ký hiệu cơ sở dẫn liệu:
- O: Sự phát sinh
- A: Sự chính xác
- C: Sự đầy đủ
- CL: Sự phân loại
- CO: Chia cắt niên độ

2. Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ HTKSNB đối với KM DTBH&CCDV
Vì Công ty Cổ phần ABC là khách hàng thường xuyên của công ty nên
KTV đã phần nào hiểu được HTKSNB của công ty, cùng với việc đã đánh giá lại
HTKSNB trong giai đoạn lập kế hoạch nên KTV bỏ qua bước này, đi thẳng vào
thực hiện các thủ tục kiểm toán.
3. Thủ tục chung:
3.1. Xem xét tính nhất quán của nguyên tắc kế toán

KTV tiến hành kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm
trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Và kết
luận được rằng so với năm trước thì chế độ kế toán tại doanh nghiệp không có gì
thay đổi. Cụ thể là:
Khách hàng:
Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:

Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011
Hoàng Đình Hùng
12/02/2012
Nguyễn Thị Phương Thảo

[E110]


Ngày soát xét:
Biểu mẫu:

12/02/2012
Kiểm tra tính nhất quán của nguyên tắc kế toán

Thực hiện kiểm toán:
-

Tiến hành phỏng vấn bộ phận kế toán, BGĐ về việc thực hiện chế độ kế toán tại công ty, các


quy định liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc kế toán hiện hành,…
-

Kiểm tra hình thức kế toán thông qua hình thức ghi sổ của công ty.

-

Kiểm tra chế độ kế toán áp dụng.

-

So sánh hình thức kế toán năm nay với năm trước.

-

Xem xét chính sách kế toán áp dụng cho doanh thu BH&CCDV có phù hợp với các chuẩn mực
kế toán (VAS 14, 15)

-

Kiểm tra việc thực hiện các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Bộ tài chính, các
văn bản khác,…..
Kết luận:
- Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam.
- Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
- Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc.
- Công ty tuân thủ các chuẩn mực kế toán VAS14, 15 áp dụng đối với khoản mục doanh thu
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu của công ty Cổ phần ABC:
+ Khi bán hàng hóa, thành phẩm doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn


liền với việc sở hữu hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không
chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.
+ Khi cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc
chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo. Trường hợp dịch vụ được thực
hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu trong từng kỳ được thực hiện căn cứ vào tỷ lệ
hoàn thành dịch vụ tại ngày cuối kỳ.

3.2. Lập bảng tổng hợp số liệu và so sánh với năm trước
Trong bước công việc này, KTV thực hiện theo trình tự sau:
• Lập Biểu tổng hợp trình bày số liệu từng loại doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
• Đối chiếu số năm/kỳ trước trên Biểu tổng hợp, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, sổ cái, sổ chi tiết với số liệu năm/kỳ trước hoặc hồ sơ kiểm toán
năm trước (nếu có).


• Đối chiếu số năm nay/kỳ này trên Biểu tổng hợp với sổ chi tiết.
• Kết hợp với các Kiểm toán viên làm các phần hành khác lập Bảng tổng hợp
chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
Khách hàng:
Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:

Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011
Hoàng Đình Hùng

13/02/2012
Nguyễn Thị Phương Thảo

E110

Bảng số liệu tổng hợp Doanh thu theo nhóm hàng hóa, dịch vụ
cung cấp

STT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16

Nội dung

DT. Phòng ngủ

DT. Minibar
DT. Giặt là
DT. Thức ăn
DT. Thức uống
DT. Thuốc lá, khăn lạnh
DT. Đồ nhấm
DT. Massage
DT. Karaoke
DT. Xông hơi
DT VP cho thuê
DT. Mặt bằng cho thuê
DT điện thoại, internet
DT điện S.H
DT nhân công
DT nội bộ
TỔNG CỘNG

Tài khoản

511111
511112
511113
511121
511122
511123
511131
511133
511134
511135
511141

511142
511143
511144
511146
512

Năm 2011

5.633.995.569
21.092.691
12.620.126
2.647.222.031
1.791.510.228
160.322.053
79.045.907
79.580.340
81.862.246
12.839.288
212.339.165
24.181.821
10.696.863
152.281.108
42.862.272
8.773.636
10.971.225.344

Đối chiếu với
biểu tổng hợp và
sổ chi tiết DT
X

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X: Đã đối chiếu
Kết luận:
-

Số liệu trên biểu tổng hợp năm nay trùng khớp với số liệu trên sổ chi tiết.

Sau khi lập bảng tổng hợp số liệu và đối chiếu với sổ chi tiết, KTV sẽ kết hợp với
các KTV của các phần hành khác để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh
doanh theo yếu tố. Tuy nhiên vì công ty khách hàng đa số kinh doanh lĩnh vực
dịch vụ nên phần lớn chi phí hạch toán chủ yếu là chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp. Vì vậy đối với bước thực hiện này người viết xin phép bỏ qua.
4. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản



4.1. Thực hiện các thủ tục phân tích
Việc áp dụng thực hiện các thủ tục phân tích sẽ giúp cho KTV nắm được
toàn bộ sự biến động phát sinh của doanh thu, hợp lý hay không hợp lý và từ đó sẽ
khoanh vùng được rủi ro cũng như chọn mẫu thích hợp.
Tại công ty TNHH Kiểm toán FAC, việc thực hiện các thủ tục phân tích
được các KTV thực hiện như sau:
4.1.1. Kiểm tra tính hợp lý và nhất quán với năm trước của từng loại doanh
thu BH&CCDV
Đầu tiên KTV xem xét tính hợp lý và nhất quán với các năm trước của từng
loại doanh thu BH&CCDV. Sau đó tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến
động bất thường.
Thực hiện:
-

Kiểm tra việc ghi nhận đối với từng loại doanh thu có thực hiện đúng chuẩn
mực kế toán không (VAS14, 15)

-

Kiểm tra việc ghi sổ doanh thu trên sổ sách kế toán.

-

Phỏng vấn các cá nhân liên quan.

-

Lập bảng so sánh doanh thu từng loại năm nay với năm trước, tìm hiểu và
thu thập cho những biến động bất thường

Khách hàng:
Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:

Doanh thu
DT. Phòng ngủ

Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011
Hoàng Đình Hùng
E150
12/02/2012
Nguyễn Thị Phương Thảo
12/02/2012
Bảng so sánh từng loại Doanh thu BH&CCDV qua 2 năm
Năm 2011
5.633.995.569

Năm 2010
8.985.189.064

Chênh lệch
-3.351.193.495

Tỷ trọng(%)
-37,30


DT. Minibar

21.092.691

47.099.129

-26.006.438

-55,22

DT. Giặt là

12.620.126

15.082.166

-2.462.040

-16,32

DT. Thức ăn

2.647.222.031

5.366.127.092

-2.718.905.061

-50,67


DT. Thức uống
DT. Thuốc lá, khăn
lạnh
DT. Đồ nhấm

1.791.510.228

2.858.456.718

-1.066.946.490

-37,33

160.322.053

214.578.921

-54.256.868

-25,29

79.045.907

82.093.172

-3.047.265

-3,71



DT. Massage

79.580.340

85.611.233

-6.030.893

-7,04

DT. Karaoke

81.862.246

91.000.198

-9.137.952

-10,04

DT. Xông hơi

12.839.288

19.023.129

-6.183.841

-32,51


212.339.165

117.912.567

94.426.598

80,08

24.181.821

16.029.212

8.152.609

50,86

10.696.863

10.900.000

-203.137

-1,86

152.281.108

179.031.343

-26.750.235


-14,94

42.862.272

36.718.021

6.144.251

16,73

8.773.636

26.313.483

-17.539.847

-66,66

10.971.225.344

18.151.165.448

-7.179.940.104

-39,56

DT VP cho thuê
DT. Mặt bằng cho
thuê

DT điện thoại,
internet
DT điện S.H
DT nhân công
DT nội bộ
TỔNG CỘNG

Kết luận: Nhìn chung hoạt động kinh doanh trong năm 2011 giảm sút nhiều so
với năm trước, hầu nhu doanh thu các loại đều giảm so với năm trước. Sau khi tiến
hành phỏng vấn ban lãnh đạo và tìm môi trường kinh doanh của khách hàng, KTV
nhận thấy trong năm 2011 giá đầu vào tăng và sự canh tranh cao trong ngành
khiến công ty gặp khó khăn. Nên việc sụt giảm doanh thu nhận định ban đầu là
hợp lý, cần sử dụng thêm các thử nghiệm cơ bản để làm rõ hơn vấn đề này.
4.1.2. So sánh doanh thu giữa các tháng trong năm
Thực hiện:
Bước 1: KTV lập bảng tổng hợp doanh thu, so sánh DT BH&CCDV qua các
tháng của năm 2011 so với các tháng của năm 2010, thu thập sự giải trình cho biến
động bất thường.
Khách hàng:
Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:
Tháng

Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011
Hoàng Đình Hùng

12/02/2012
Nguyễn Thị Phương Thảo
12/02/2012
Bảng so sánh doanh thu từng tháng qua 2 năm

Năm 2011

Năm 2010

Chênh lệch

E150

Tỷ trọng(%)

Tháng 1

975.812.935

1.258.642.335

-282.829.400

-22,47

Tháng 2

345.311.517

600.727.150


-255.415.633

-42,52

Tháng 3

1.123.717.806

2.853.200.802

-1.729.482.996

-60,62

Tháng 4

1.105.726.043

1.668.099.375

-562.373.332

-33,71

Tháng 5

977.510.403

1.911.256.347


-933.745.944

-48,86


Tháng 6

715.338.523

1.308.211.000

-592.872.477

-45,34

Tháng 7

1.103.109.036

2.285.045.065

-1.181.936.029

-51,72

Tháng 8

1.390.382.709


1.990.876.521

-851.493.812

-42,77

Tháng 9

839.324.679

1.210.654.899

-371.330.220

-30,67

Tháng 10

621.157.723

500.218.590

120.939.133

24,17

Tháng 11

674.415.826


722.901.224

-48.485.398

-6,71

Tháng 12
Tổng

1.099.418.144
10.971.225.344

1.841.332.140
18.151.165.448

-741.913.996
-7.179.940.104

-40,29
-39,55

Nhận xét: Qua bảng số liệu phân tích trên, cho thấy DTBH&CCDV năm
2011 giảm sút mạnh so với năm 2010. Kết hợp với bảng so sánh từng loại doanh
thu qua 2 năm. KTV nhận thấy việc sụt giảm mạnh doanh thu theo bước đầu nhận
định là hợp lý. Tuy nhiên cần xem xét đến các vấn đề như công tác bán hàng, phục
vụ, quản lý, sử dụng thêm thử nghiệm cơ bản.
Bước 2: Phân tích biến động doanh thu giữa các tháng trong năm
KTV tiến hành lập biểu đồ phân tích sự biến động của doanh thu trong năm, từ đó
giải trình cho những biến động bất thường.
Khách hàng:

Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:

Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011
Hoàng Đình Hùng
12/02/2012
Nguyễn Thị Phương Thảo
12/02/2012
Biểu đồ phân tích biến động DT trong năm 2011

E150

Kết luận: Qua biểu đồ thể hiện rõ, DT BH&CCDV biến động nhiều nhất ở tháng 2, 3, tháng 8. Cụ thể là


DT tháng 8 đạt cao nhất là 1.390.2382.709. DT thấp nhất ở tháng 2 là 345.311.571. Do công ty này kinh
doanh nhà hàng khách sạn, karaoke nên biến động này là hợp lý vì đây là thời điểm nghỉ tết và mùa nghỉ
dưỡng vào mùa hè. Việc biến động doanh thu tháng 1, 2, 8 như vậy cũng không có gì bất thường.

4.1.3. So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu BH&CCDV của năm nay với năm
trước
KTV tiến hành tính và so sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm 2010 và
2011.Xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (giá cả, số lượng hàng bán,
giá vốn hàng bán,…)
Khách hàng:

Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:
Chỉ tiêu
DT BH&CCDV

Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011
E150
Hoàng Đình Hùng
12/02/2012
Nguyễn Thị Phương Thảo
12/02/2012
So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu BH&CCDV của năm nay với
năm trước
Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch

18.151.165.448

10.971.225.344

-7.179.940.104


GVHB

8.304.503.077

6.599.942.053

-1.704.561.024

Lãi gộp

9.846.662.371

4.371.283.291

-5.475.379.080

54,25

39,84

Tỷ lệ lãi gộp (%)

Kết luận: Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu BH&CCDV năm nay giảm so với năm
trước. Cụ thể là năm 2010 tỷ lệ lãi gộp là 54,25% trong khi năm 2011 chỉ có
39,84%. Điều này là do doanh thu của năm 2011 giảm mạnh, trong khi giá vốn
hàng bán giảm là do chủ yếu sụt giảm doanh thu. Điều này càng thể hiện việc kinh
doanh của công ty có phần giảm sút.
 Kết luận chung:
Qua việc sử dụng thủ tục phân tích trên đã giúp cho KTV nhận thấy rõ sự
sụt giảm của doanh thu BH&CCDV năm nay so với năm trước. Điều này sẽ giúp

KTV tập trung vào các thử nghiệm chi tiết để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự
biến động của doanh thu cũng như phát hiện các rủi ro, sai phạm nếu có.


4.2. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
4.2.1. Kiểm tra chọn mẫu doanh thu BH&CCDV trong năm
Mục đích: Kiểm tra sự phát sinh, sự đầy đủ và phân loại doanh thu
Thực hiện:
- Đối chiếu với chứng từ chứng minh hàng hóa dịch vụ đã cung cấp (đơn đặt hàng,
phiếu xuất kho, hóa đơn, hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng,...)
- Kiểm tra sự phù hợp của giá bán với quy định của đơn vị
- Kiểm tra sự phù hợp của thuế suất thuế GTGT với luật thuế GTGT hiện hành
- Cách tính toán trong hóa đơn, chứng từ là đúng
Việc kiểm tra chọn mẫu tại công ty được thực hiện như sau:
- Tổng doanh thu phát sinh (A): 11.064.489.281 VNĐ
- Mức trọng yếu đã tính cho khoản mục doanh thu (B): 6.248.962,93VNĐ
Đầu tiên, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra tất cả các hóa đơn GTGT đầu ra có giá
trị lớn hơn hoặc bằng mức trọng yếu là 124.979.258,5 VNĐ
Các mẫu kiểm tra được minh họa như sau:
Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:
ST

12/31/2011
Hoàng Đình Hùng
12/02/2012

Nguyễn Thị Phương Thảo

E160

Chọn mẫu doanh thu
Tên người mua

Mặt hàng

Doanh số

Đã đối

T
1.
2.
3.

Hóa đơn
Số CT
0001
0022
0028

NT
01/01
01/01
01/01

Cty An Phước

Khách lẻ
Hồ Anh - Cty CP

Phòng ngủ, ăn uống
Phòng ngủ, ăn uống
Phòng ngủ, ăn uống,

chưa có thuế
15.290.456
28.126.027
20.902.224

chiếu
X
X
X

4.

0061

02/01

Atex
Cty CP Hữu Ngọc

bar mini
ăn uống, phòng ngủ

7.400.000


X


5.

0063

02/01

Khách lẻ

6.
7.
8.
.....

0078
0336
0399
.......

02/01
10/02
13/02
........

Khách lẻ
Nhung – Cty QN
Khách lẻ

..........
TỔNG CỘNG

Phòng ngủ, massage, ăn

8.188.255

X

uống,
Đồ nhấm, đồ uống
Phòng ngủ, giặt là
Karaoke, xông hơi, ăn...

6.378122
6.250.019
12.901.203

X
X
X

9.715.386.668

X: Đã đối chiếu
Kết luận: số liệu đã khớp đúng
Sau khi kiểm tra xong các mẫu lớn hơn mức trọng yếu, KTV sẽ tính tổng
các mẫu lớn hơn hoặc bằng mức trọng yếu (C)
Tiếp theo KTV sẽ tính thêm số mẫu phải chọn:
D = (A – C)/B

= (11.064.489.281 - 8.515.386.668)/ 6.248.962,93
= 216 (mẫu)
Đối với 216 mẫu phải chọn thêm để KTV này, KTV sẽ tiến hành kiểm tra
dàn trải các tháng trong năm, đặc biệt chú ý đến các tháng biến động nhiều và các
nghiệp vụ lạ, bất thường.
4.2.2. Kiểm tra sự liên tục của hóa đơn
Mục đích: Kiểm tra doanh thu có được ghi nhận đầy đủ
Thực hiện:
- KTV sẽ tiến hành phỏng vấn bộ phận kế toán, quy định của ban lãnh đạo
về việc sử dụng hóa đơn, đánh số hóa đơn, quy định đối với hóa đơn bị hủy vì một
lý do nào đó,....
- KTV tiến hành kiểm tra hóa đơn và thực hiện đối chiếu hóa đơn với nhật
ký bán hàng, bảng kê hóa đơn mua hàng, đơn đặt hàng (nếu có).


- KTV xem xét đơn vị có hạch toán hóa đơn đầy đủ không, các hóa đơn
được phê duyệt đầy đủ của người có thẩm quyền, các hóa đơn bị hủy có được ghi
chép đầy đủ, thẩm tra độ chính xác về mặt toán học về việc nhân ngang, cộng dọc
các số liệu trên hóa đơn, đối chiếu số tiền ghi trên hóa đơn với sổ sách, kiểm tra
tính liên tục của số hóa đơn.
Ví dụ minh họa: KTV tiến hành đối chiếu giữa bảng kê hóa đơn bán hàng
với sổ nhật ký bán hàng và hóa đơn GTGT trong tháng 12 của công ty Cổ phần
ABC:
Khách hàng:
Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:


Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011

E170
Kiểm tra các khoản doanh thu trên sổ và hóa đơn

Kết luận: Số liệu trên hóa đơn khớp với chứng từ sổ sách, và được ghi nhận đầy đủ.

4.2.3. So sánh doanh thu trên sổ sách với doanh thu trên tờ khai thuế GTGT
- Mục tiêu: kiểm tra doanh thu có thực sự phát sinh và đảm bảo rằng việc
kê khai doanh thu phải chính xác, đầy đủ với việc ghi nhận doanh thu tại sổ sách


của đơn vị, nếu có chênh lệch thì tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và tìm ra các
sai sót nếu có.
- Thực hiện: Kiểm toán viên cộng tất cả doanh thu trên các tờ khai thuế của
12 tháng, sau đó đối chiếu với số liệu trên sổ sách. Tìm nguyên nhân chênh lệch
thông qua việc kiểm tra số liệu trên sổ sách liên quan và phỏng vấn các nhân viên
kế toán.
Nếu số liệu trên tờ khai < sổ sách thì có thể do đơn vị đã khai thiếu doanh
thu hoặc cũng có thể đơn vị đã hạch toán những nghiệp vụ phát sinh ở năm sau
vào sổ sách của năm này.
Nếu số liệu trên tờ khai > sổ sách có thể do đơn vị nhầm lẫn kê khai trùng
hoặc kê khai doanh thu phát sinh ở niên độ sau vào năm này trên tờ khai thuế,
cũng có thể có những khoản doanh thu phát sinh cuối năm nhưng đơn vị không
ghi nhận vào sổ sách của năm phát sinh.
-

Nguồn số liệu: Sổ chi tiết TK511, hóa đơn, tờ khai thuế

Khách hàng:
Năm tài chính:
Người th/hiện:
Ngày th/hiện:
Soát xét bởi:
Ngày soát xét:
Biểu mẫu:

Thán
g
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng
cộng

Công ty Cổ phần ABC
12/31/2011
Trình Quốc Việt
15/02/2012


E180

Đối chiếu doanh thu trên sổ sách với doanh thu trên tờ khai thuế:

DT sổ sách
975.812.935
345.311.517
1.123.717.806
1.105.726.043
977.510.403
715.338.523
1.103.109.036
1.390.382.709
839.324.679
621.157.723
674.415.826
1.099.418.144
10.971.225.344

Tờ khai
975.812.935
345.311.517
1.146.235.960
1.105.726.043
977.510.403
711.890.756
1.103.109.036
1.390.382.709
839.324.679
621.157.723

674.415.826
1.096.779.074
10,987,656,661

Chênh lệch
0
0
-22.518.154
0
0
3.447.767
0
0
0
0
0
2.639.070
-16,431,317

Đã đối chiếu
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X
X


×