TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ KHÓA 42
LỚP TÂM LÝ HỌC A - NHÓM 6
Bài báo cáo Khoa học môn Sinh lý học Hoạt động Thần kinh
VÀI NÉT VỀ
HỆ THẦN KINH NGƢỜI
Giảng viên hướng dẫn: Cô Phan Thanh Hà
Nhóm báo cáo – Nhóm 6:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Ngô Kiều Khanh
Huỳnh Ngọc Hƣơng
Võ Thị Thƣ
Lê Thị Thu Thảo
Trần Phú Luận
Lê Quang Duy
- 42.01.611.047
- 42.01.611.043
- 42.01.611.130
- 42.01.611.107
- 42.01.611.057
- 42.01.611.020
Lớp Tâm Lý Học A
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 9 năm 2016
LỜI MỞ ĐẦU
à những sinh viên theo đuổi chuyên ngành Tâm lí học, ngành khoa học
chuyên nghiên cứu những hiện tượng tinh thần xảy ra trong bộ não con
người, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc hiểu và nắm vững
các cơ chế hoạt động của não bộ, hay chính xác hơn là Hệ thần kinh
người. Bởi lẽ hiểu được Hệ thần kinh về mặt Sinh lý là bước đầu tiên và là cơ sở để
chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về Tâm lí, có thể nói, Sinh lý là bên ngoài còn Tâm lý là
bên trong, muốn nhìn thấu được tâm hồn sâu thẳm thì trước hết chúng ta phải tường tận
phần thể chất bên ngoài, và đó chính là mục tiêu mà môn Sinh lý học Hoạt động Thần
kinh hướng đến.
L
ài báo cáo khoa học này có nội dung Khái quát đôi nét về Hệ thần kinh
người, từ vị trí, chức năng, các bộ phận, cơ chế hoạt động đến cách để
chúng ta bảo vệ Hệ thần kinh được được khỏe mạnh nhằm đảm bảo chất
lượng hoạt động của hệ cơ quan này. Bài báo cáo là kết quả làm việc,
thảo luận của các thành viên thuộc Nhóm 6, lớp Tâm lý học A khóa 42 trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nhóm gồm sáu thành viên, trong đó có bốn nữ hai
nam dưới sự phân công của Giảng viên cô Phan Thanh Hà. Hoạt động này trước là để
hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau là để mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết về Hệ
thần kinh, từ đó làm nền tảng cho việc học tập môn Sinh lý học Hoạt động Thần kinh
và cả chuyên ngành Tâm lý học. Chính vì hiểu tầm quan trọng của bài báo cáo nên mỗi
thành viên trong nhóm đã nỗ lực hết mình, dưới sự phân chia công việc dưới đây.
B
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
● Phần Khái quát Hệ thần kinh do bạn Võ Thị Thƣ phụ trách.
● Phần Hệ thần kinh bộ phận Trung ương do bạn Huỳnh Ngọc Hƣơng phụ trách.
● Phần Hệ thần kinh bộ phận Ngoại biên do bạn Ngô Kiều Khanh phụ trách.
● Phần Nơron, đơn vị cấu tạo của Hệ thần kinh do bạn Trần Phú Luận phụ trách.
● Phần Vệ sinh Hệ thần kinh do bạn Lê Quang Duy phụ trách.
● Phần Tổng hợp, biên tập, viết lời tựa do bạn Lê Thị Thu Thảo cùng Lê Quang
Duy phụ trách dưới sự góp ý của toàn thể các thành viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
● Bài viết Hệ thần kinh – Hội Thần kinh học Việt Nam.
● Sách giáo khoa Sinh học 8 – NSX Giáo dục.
● Tạp chí Thuốc & Sức khỏe – NXB Trẻ.
● Wikipedia Tiếng Việt (có chọn lọc).
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 1
Phần I: KHÁI QUÁT HỆ THẦN KINH NGƢỜI
1. Hệ thần kinh là gì?
Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, dưới dạng
ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần
kinh, gồm các tế bào thần kinh được gọi là nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần
kinh giao).
2. Cấu tạo của Hệ thần kinh.
Về mặt cấu tạo, Hệ thần kinh được chia
thành hai bộ phận:
● Bộ phận trung ương: não, tủy sống.
● Bộ phận ngoại biên: các dây thần
kinh, hạch thần kinh.
Trong đó, bộ phận Trung ương giữ vai
trò chủ đạo.
Hình 1: Hệ thần kinh người: bộ phận
Trung ương màu đỏ, bộ phận Ngoại biên
màu xanh
3. Chức năng của Hệ thần kinh.
Chức năng của hệ thần kinh là điều hòa, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của
các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một khối thống nhất, đảm bảo cho cơ thể
thích nghi với những thay đổi của môi trường trong và môi trường ngoài.
Về mặt chức năng, Hệ thần kinh được chia thành:
● Hệ thần kinh vận động: điều kiển cơ, xương.
● Hệ thần kinh sinh dƣỡng: Hệ thần kinh thực vật, chúng có phần trung ương
nằm trong não, tuỷ sống và phần ngoại biên là các dây thần kinh và hạch ngoại
biên, lại được chia thành hai phân hệ:
o Phân hệ giao cảm: Điều khiển các cơ quan trong trạng thái hoạt động. Có
trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tuỷ sống.
o Phân hệ đối cảm: Điều khiển các cơ quan trong trạng thái nghỉ ngơi: kích
thích tình dục, tiết nước bọt, lệ, tiêu tiểu, tiêu hóa, những hoạt động này xảy
ra một cách vô thức.
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 2
Hoạt động thần kinh ở người được gọi là hoạt động thần kinh cao cấp do có thể
hình thành nên các phản xạ được tập quen rất phức tạp mà không có sinh vật nào có
được.
Hình 2: Phân hệ giao cảm, Phân hệ đối giao cảm
Phần II: NƠ-RON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO CỦA
HỆ THẦN KINH
1. Nơ-ron là gì?
Nơ-ron ((bắt nguồn từ tiếng Pháp: neurone ) là tế bào thần kinh có nhiệm vụ truyền
tải những xung điện. Nơ-ron là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thống thần kinh và là một phần
quan trọng nhất của não.
Ước tính có khoảng 100 tỷ nơ-ron trong não người. Nơ-ron là tế bào dài nhất trong
cơ thể con người, không có trung thể và mất khả năng phân chia, tuy nhiên có khả năng
tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.
2. Cấu tạo của Nơ-ron.
Mỗi nơ-ron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh bầu dục và các sợi. Từ
thân phát ra nhiều sợi ngắn, phân nhánh được gọi sợi nhánh và một sợi dài gọi là sợi
trục. Nếu nhiều sợi trục đi chung với nhau thành bó gọi là dây thần kinh.
Dọc các sợi trục là các bao mi-ê-lin, khoảng cách giữa chúng là những đoạn ngắn
được gọi là eo-răng-vi-ê. Còn diện tích tiếp xúc giữa sợi trục của nơ-ron này và sợi
nhánh của nơ-ron khác hoặc với cơ quan tiếp xúc gọi là xi-náp.
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 3
Nơ-ron có nhiều hình dáng: nơ-ron đa cực thân có nhiều sợi nhánh, nơ-ron lưỡng
cực có một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau, nơ-ron đơn cực chỉ có chỉ có một
tua do sợi nhánh và sợi trục hợp thành.
Hình 3: Cấu tạo Nơ-ron người
3. Chức năng và Phân loại.
Chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần
kinh là chất xám và chất trắng.
Chức năng cơ bản nữa của nơ-ron là truyền các xung thần kinh dưới dạng tính hiệu
hóa học. Vận tốc trung bình ở động vật không xương sống là khoảng 1m/s, ở ếch là
khoảng 30m/s, ở động vật thuộc lớp thú và người là khoảng 100m/s.
Nơ-ron thần kinh được phân loại dựa trên vận tốc dẫn truyền xung thần kinh vì xung
thần kinh dẫn truyền ngay trong loài cũng có vận tốc không giống nhau, sợi trục có bao
mielin thì nhanh thiếu bao mielin thì chậm, ở người có khi chỉ đạt 15cm/s. Từ đó nơron được chia ra làm ba loại:
● Nơ-ron hƣớng tâm (nơ-ron cảm giác): nằm ngoài trung ương thần kinh, có
nhiệm vụ dẫn xung thần kinh từ các cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh.
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 4
● Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc): nằm trong trung ương thần kinh, có chức
năng liên lạc.
● Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động): có thân nằm trong trung ương thần kinh,
nhiệm vụ là dẫn các xung thần kinh từ tủy sống và não bộ đến các cơ quan phản
ứng nhằm gây ra sự vận động hoặc bài tiết.
Phần III: CÁC BỘ PHẬN HỆ THẦN KINH
1. Bộ phận Trung ương.
a) Cấu tạo:
Bộ phận Trung ương gồm có:
● Não nằm trong hộp sọ, gồm đại
não (có rãnh chia thành hai bán
cầu đại não), gian não, tiểu
não và trụ não. Là trung tâm điều
khiển của Hệ thần kinh Trung
ương, chịu trách nhiệm điều khiển
hành vi. Não được đặt trên đầu,
được bảo vệ bởi hộp sọ, và gần
với các giác quan chính như thị
giác, thính giác, vị giác, khứu
Hình 4: Não người
giác, và cơ quan cảm giác về
thăng bằng (equilibrioception). Não người có hơn 100 tỉ tế bào thần kinh, mỗi tế
bào thần kinh liên kết với khoảng 100 ngàn tế bào thần kinh khác.
● Tủy sống chạy dọc bên trong xương sống, chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ
não đến toàn bộ cơ thể. Tuỷ sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi
chất trắng. Tủy sống không chỉ là phần nối dài của bộ não, nó còn giữ một chức
năng vô cùng quan trọng, đó là sự phản xạ. Có thể nói rõ là sự phản ứng tức thời
của cơ thể mà không cần não xử lí, nó bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy
hiểm hằng ngày.
● Phía ngoài tủy sống và bộ não có chung một màng bọc được gọi là màng não –
tủy. Màng não – tủy gồm 3 lớp:
o Màng cứng là một màng dày và dai, nằm ở ngoài cùng, có nhiệm vụ bảo
vệ não, tủy sống; ở bộ não, màng cứng nằm sát với khối xương sọ, còn ở tủy
sống nó nằm cách ống xương sống bởi một lớp mỡ mỏng.
o Màng nhện là một màng liên kết nằm ở phía trong màng cứng, sát màng
nuôi. Màng này có những khoang chứa một chất dịch trong suốt gọi là dịch
não - tủy; nhờ dịch não - tủy mà bộ não và tủy sống được bảo vệ khỏi
những chấn thương mạnh gây hại.
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 5
o Màng mềm ở trong cùng cũng là một màng liên kết nhưng rất mỏng, bên
trong có nhiềumạch máu đến nuôi mô thần kinh.
Hình 5: (1) Não ,
(2) Hệ thần kinh
trung ương ở người,
(3) Tủy
Hình 6: Cấu tạo não người
Hình 7: Hình ảnh giải phẫu mặt ngang Tủy sống người
Trong bộ não và tủy sống người ta phân biệt 2 thành phần cấu tạo chung của chúng
là: chất xám và chất trắng:
● Chất xám do thân và các sợi nhánh có màu nâu xám đặc trưng của các nơron tạo nên. Ở bộ não, chất xám làm thành lớp vỏ não bao phía ngoài, còn ở tủy
sống làm thành một dải liên tục ở phía trong, hoặc thành từng vùng rải rác
(các nhân não) trong trụ não, đều là những trung khu thần kinh quan trọng.
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 6
● Chất trắng do sợi trục của những nơ-ron có bao mi-ê-lin tạo nên, làm thành
những đường thần kinh nối các miền của vỏ não với nhau và với các trung khu
thần kinh ở các phần khác của thân não và tủy sống. Những sợi trục đi từ
trong chất trắng ra khỏi bộ phận trung ương làm thành 43 dây thần kinh não tủy. Nằm ở bên ngoài, đó là các đường dẫn truyền xung động thần kinh đi lên
não hoặc từ não đi xuống.
bChức năng:
Hệ thần kinh trung ương là
một phần của hệ thần kinh có
chức năng tiếp nhận và hợp
nhất thông tin, điều khiển hành
vi của cơ thể.
Hình 8: Chất xám (Gray matter),
chất trắng (White matter) trong não người
2. Bộ phận ngoại biên.
a) Cấu tạo:
Các dây thần kinh não - tủy: gồm
12 đôi dây thần kinh não, xuất phát từ trụ
não và tỏa ra khắp các cơ quan
ở mặt, cổ (riêng dây thần kinh X còn gọi
là dây phế vị phân nhánh đến tận các cơ
quan ở khoang ngực, khoang bụng); và
31 đôi dây thần kinh tủy xuất phất từ tủy
sống phân bố ra tận các cơ quan
ở thân, cổ và các chi.
Các hạch thần kinh là những khối
nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung
ương. Tất cả các hạch thần kinh đều
thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ
thần kinh sinh dưỡng. Chúng có thể nằm
ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan.
Trong số hạch này có 2 chuỗi hạch nằm
hai bên cột sống và một hạch lớn nằm
trong khoang bụng (gọi là hạch mặt trời).
Hình 9: Sự sắp xếp của Hệ thần kinh
Trung ương và Ngoại biên
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 7
b) Chức năng:
Bộ phận Ngoại biên có chức năng liên kết bộ phận Trung ương của Hệ thần kinh
với các chi và cơ quan.
Hình 10: Các vùng cơ thể được dây thần kinh cột sống điều khiển
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 8
Phần IV: VỆ SINH HỆ THẦN KINH
Việc vệ sinh Hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để Hệ thần kinh luôn đạt
chất lượng hoạt động cao. Dưới đây là một số biện pháp để thực hiện Vệ sinh Hệ thần
kinh:
1. Đảm bảo giấc Ngủ.
Ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể. Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự
nhiên của bộ Não có tác dụng Bảo vệ và Phục hồi khả năng làm việc của Hệ thần kinh.
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ mà những cảm giác và vận động tạm
thời bị hoãn lại một cách tương đối, với đặc điểm dễ nhận thấy là cơ thể bất tỉnh hoàn
toàn hoặc một phần và sự bất động của gần như hầu hết các cơ bắp. Nó được phân biệt
với sự tỉnh táo bằng khả năng giảm các phản ứng ứng với sự kích thích, và nó dễ dàng
bị chấm dứt hơn so với ngủ đông hoặc hôn mê. Giấc ngủ là một trạng thái đồng bộ cao,
tăng cường sự tăng trưởng và trẻ hóa của hệ thống miễn dịch, thần kinh, xương và hệ
thống cơ bắp.
Biện pháp để có giấc ngủ tốt: ngủ đúng giờ, cơ thể thoái mái, chỗ ngủ thuận tiện,
không dùng các chất kích thích (cà phê, trà,…), trách các kích thích gây ảnh hưởng đến
giấc ngủ.
Thời gian cần cho giấc ngủ theo từng lứa tuổi:
● Trẻ dưới 3 tuổi:
12 đến 14 giờ/ ngày.
● Trẻ mẫu giáo:
11 đến 13 giờ/ ngày.
● Tuổi học sinh:
10 đến 11 giờ/ ngày.
● Tuổi thành niên:
9 đến 10 giờ/ ngày.
● Trưởng thành:
7 đến 9 giờ/ ngày.
2. Lao động, Nghỉ ngơi và Thư giãn hợp lý.
3. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế Hệ thần
kinh.
LOẠI CHẤT
TÊN CHẤT
Chất kích thích
Rượu, Trà (chè),
Cà phê
Chất gây nghiện
TÁC HẠI
-
Hoạt động não bộ bị rối, trí nhớ kém.
-
Kích thích Hệ thần kinh, gây mất ngủ.
-
Cơ thể suy yếu, nguy cơ mắc ung thư.
Thuốc lá, Ma túy -
Vài nét về Hệ thần kinh người
Suy yếu nòi giống, nguy cơ lây nhiễm HIV.
Cạn kiệt kinh tế, mất nhân cách.
Trang 9
Chất làm giảm
chức năng Hệ
thần kinh
Doping, Thuốc ngủ, Thuốc gây
mê, Thuốc gây tê -
Làm biến chất cơ thể con người.
Dùng nhiều có thể gây tử vong.
HẾT
Bài báo cáo khoa học môn Sinh lý Hoạt động thần kinh chủ đề Vài nét Hệ thần kinh
người của Nhóm 6 lớp Tâm lý học A đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn.
Vài nét về Hệ thần kinh người
Trang 10