Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT ĐỘC LẬP ĐỂ
QUẢN LÝ CÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT ĐỘC LẬP ĐỂ
QUẢN LÝ CÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2016




MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do nghiên cứu ........................................................................................................... 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 8
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 10
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 11
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................................ 11
6. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 11
7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................. 11
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 12
9. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................................. 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ KIỂM SOÁT ĐỘC LẬP
ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ .............................................................................................. 15
1.1. Chỉ dẫn địa lý ............................................................................................................ 15
1.1.1. Khái niệm ...............................................................................................................15
1.1.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý.............................................................................................. 18
1.1.3. Quản lý chỉ dẫn địa lý ............................................................................................25
1.2. Kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý .................................................................. 27
1.2.1. Khái niệm kiểm soát và kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý..........................27
1.2.2. Nguồn gốc, ý nghĩa và vai trị của kiểm sốt trong quy trình quản lý chỉ dẫn
địa lý .................................................................................................................................29
1.2.3. Hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý ..........................................................................32
1.2.4. Các quy định của pháp luật của Việt Nam về kiểm soát chỉ dẫn địa lý .................36

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÁC CHỈ DẪN
ĐỊA LÝ ĐƢỢC BẢO HỘ Ở VIỆT NAM ........................................................................... 38
2.1. Tổng quan về thực trạng quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam............... 38
2.2. Mơ hình kiểm sốt độc lập theo hình thức thành lập Ban kiểm soát chuyên trách .. 42
2.2.1. Trƣờng hợp nƣớc mắm Phú Quốc (Kiên Giang) ...................................................42
2.2.2. Trƣờng hợp thanh long Bình Thuận (Bình Thuận) ................................................47
2.2.3. Đánh giá tác động của mơi trƣờng đối với mơ hình thành lập ban kiểm sốt
độc lập chun trách ........................................................................................................50
2.3. Mơ hình kiểm sốt độc lập theo hình thức cơ quan nhà nƣớc kiêm nhiệm thực hiện
......................................................................................................................................... 51
2.3.1. Trƣờng hợp cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) ..............................................51
2.3.2. Trƣờng hợp quế Trà My (tỉnh Quảng Nam) ..........................................................55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT ĐỘC LẬP ĐỂ
QUẢN LÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM ................................................................... 61
3.1. Mơ hình quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu và kinh nghiệm
cho Việt Nam ................................................................................................................... 61
3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý và kiểm sốt CDĐL
......................................................................................................................................... 64
3.3. Nhóm giải pháp củng cố và hồn thiện quy trình kiểm sốt độc lập ........................ 67
3.4. Nhóm giải pháp tăng cƣờng hiệu quả kiểm sốt độc lập thơng qua kiểm sốt nội bộ
và hoạt động tự kiểm soát ................................................................................................ 71
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 75
1


KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
PHỤ LỤC 01 ....................................................................................................................... 81
PHỤ LỤC 02 ....................................................................................................................... 89
PHỤ LỤC 03 ....................................................................................................................... 90

PHỤ LỤC 04 ....................................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 05 ....................................................................................................................... 96
PHỤ LỤC 06 ....................................................................................................................... 97
PHỤ LỤC 07 ..................................................................................................................... 100

2


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Lê Thị
Thu Hà đã trực tiếp hƣớng dẫn tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá
trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành đề tài “Xây dựng hệ thống kiểm
sốt độc lập để quản lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam”.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Cao Đàm, PGS.TS. Trần Văn Hải,
TS. Đào Thanh Trƣờng cùng các thầy giáo, cô giáo của khoa Khoa học quản
lý đã trực tiếp giảng dạy, hỗ trợ và góp ý cho tác giả trong quá trình xây dựng
đề cƣơng nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Phòng Chỉ dẫn địa lý và
Nhãn hiệu quốc tế - Cục Sở hữu trí tuệ, các đồng nghiệp cơng tác tại Cục Sở
hữu trí tuệ, các Sở Khoa học và Công nghệ đã cung cấp tài liệu giúp tác giả
hoàn thành Luận văn này.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TT
1
2
3
4
5

TỪ VIẾT TẮT
CDĐL
NHCN
NHTT
SHTT
TGXXHH

6

7

TIẾNG NƢỚC NGOÀI

TRIPS

Trade-Related aspects of
Intellectual Property
Rights

WTO

World Trade Orginazation


TIẾNG VIỆT
Chỉ dẫn địa lý
Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu tập thể
Sở hữu trí tuệ
Tên gọi xuất xứ hàng
hóa
Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến
thƣơng mại của quyền
sở hữu trí tuệ
Tổ chức thƣơng mại thế
giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TT
TÊN BẢNG
SỐ TRANG
2.1 Số lƣợng đơn và văn bằng CDĐL của
38
Việt Nam
2.2 Quy định về các yếu tố bắt buộc kiểm
44
soát trong kế hoạch kiểm soát CDĐL Phú
Quốc cho sản phẩm nƣớc mắm

4



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
TT
TÊN BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
SỐ TRANG
0.1 Khung nghiên cứu hệ thống kiểm soát
12
độc lập đối với CDĐL dƣới góc độ lý
thuyết hệ thống
0.2 Khung nghiên cứu về hệ thống quản lý
12
và kiểm soát CDĐL trong mơi trƣờng thể
chế
1.1 Vịng trịn đảm bảo chất lƣợng nhờ xuất
31
xứ sản phẩm
1.2 Sơ đồ tổng quát của hệ thống kiểm soát
32
độc lập đối với CDĐL
2.1 Tỷ lệ tổ chức kiểm soát nội bộ của
39
CDĐL đƣợc bảo hộ ở Việt Nam
2.2 Tỷ lệ tổ chức kiểm soát độc lập của
40
CDĐL đƣợc bảo hộ ở Việt Nam
2.3 Mơ hình quản lý và kiểm sốt CDĐL
41
Phú Quốc
2.4 Mơ hình quản lý và kiểm sốt CDĐL
45

thanh long Bình Thuận
2.5 Mơ hình quản lý và kiểm sốt CDĐL
51
Bn Ma Thuột
2.6 Mơ hình quản lý và kiểm sốt CDĐL Trà
54
My
2.7 Quy trình kiểm sốt CDĐL Trà My
56
3.1 Mơ hình kiểm sốt CDĐL của các nƣớc
61
thuộc Liên minh châu Âu
3.2 Mối quan hệ giữa bản mơ tả sản phẩm
62
CDĐL và kế hoạch kiểm sốt CDĐL

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
CDĐL là dấu hiệu chỉ nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm có tính
chất, chất lƣợng đặc thù gắn liền với các điều kiện địa lý, truyền thống và bí
quyết sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng. Bảo hộ CDĐL giúp truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, ngăn cản các bên thứ ba sử dụng mà không đƣợc phép
của chủ sở hữu, đồng thời bảo vệ danh tiếng sản phẩm trên thị trƣờng. Khái
niệm CDĐL lần đầu tiên đƣợc đề cập đến tại Hiệp định TRIPS năm 1994.
Cùng với quá trình gia nhập WTO và tham gia ký kết Hiệp định TRIPS, Việt
Nam đã ban hành một hệ thống pháp luật theo tiêu chuẩn quốc tế về sở hữu trí
tuệ trong đó có các quy định cụ thể về CDĐL. [30;3]. Sau khi trở thành thành

viên của WTO và Hiệp định TRIPS, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết 11
Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng, đa phƣơng và đang trong quá trình
đàm phán, đi đến kết thúc đàm phán 6 Hiệp định thƣơng mại tự do khác. 1
Trong đó, sở hữu trí tuệ bao gồm cả CDĐL đóng vai trị quan trọng trong nội
dung của các Hiệp định thƣơng mại tự do này.
Quá trình gia nhập WTO và đàm phán các hiệp định thƣơng mại tự do
cho thấy việc thực hiện các cam kết pháp lý nói chung và cam kết về sở hữu
trí tuệ bao gồm CDĐL nói riêng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức. Cụ
thể, trong Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu,
một trong những nội dung đƣợc xây dựng đó là hai bên dự định cơng nhận và
bảo hộ lẫn nhau các CDĐL. Phía Việt Nam dự định cơng nhận bảo hộ cho
Liên minh châu Âu 171 CDĐL [4;1] và phía Liên minh châu Âu dự định cơng
nhận bảo hộ cho Việt Nam 41 CDĐL. Theo đó, các CDĐL của Việt Nam sẽ
đƣợc công nhận bảo hộ ở châu Âu và ngƣợc lại mà khơng phải trải qua quy
trình nộp đơn đăng ký và thẩm định thông thƣờng. Tuy nhiên, ngoài các quy
định về tiêu chuẩn bảo hộ, Liên minh châu Âu cịn có các quy định chặt chẽ
về việc kiểm soát các CDĐL đƣợc bảo hộ. Cụ thể là, các quy định của Liên
1

cập nhật ngày 10/12/2015
6


minh châu Âu yêu cầu các sản phẩm mang CDĐL đƣợc bảo hộ phải đƣợc
kiểm sốt chất lƣợng và thơng tin về tổ chức có trách nhiệm thực hiện hoạt
động kiểm sốt chất lƣợng đối với CDĐL phải đƣợc cơng bố trên trang chính
thức của Ủy ban Nơng nghiệp châu Âu. [22; phụ lục 01]. Trong khi đó, thực
tiễn quản lý 42 CDĐL của Việt Nam cho thấy có nhiều vấn đề bất cập thể
hiện ở hệ thống quản lý, quy trình kiểm sốt, vai trị của tổ chức tập thể [6;2],
hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng chƣa có các quy định cụ thể về vấn đề

kiểm sốt chất lƣợng đối với CDĐL… Kinh nghiệm từ Liên minh châu Âu
trong việc bảo hộ CDĐL cũng nhƣ kết quả khảo cứu các nghiên cứu có trƣớc
[31;4] cho thấy CDĐL khơng phải là mơ hình hiệu quả và dễ dàng thành cơng
nếu khơng có các biện pháp kiểm sốt chất lƣợng chặt chẽ. [24;31]. Thiết lập
một hệ thống quản lý CDĐL hiệu quả bao gồm việc hình thành một hệ thống
kiểm sốt chất lƣợng đối với CDĐL khơng chỉ bảo vệ chính uy tín cũng nhƣ
giá trị của các sản phẩm mang CDĐL, bảo vệ các nhà sản xuất chân chính và
ngƣời tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi quyền đối với CDĐL
mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng quốc tế và gia tăng cơ hội xuất
khẩu sản phẩm CDĐL.
Quản lý và kiểm soát CDĐL là một khâu quan trọng trong quá trình
thực thi CDĐL. Hiệu quả thực thi CDĐL nói chung và hiệu quả quản lý, kiểm
sốt CDĐL nói riêng khơng chỉ phụ thuộc vào khung khổ pháp lý mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Tiếp cận từ lý
thuyết hệ thống và lý thuyết về thể chế, Luận văn sẽ chỉ ra các yếu tố ảnh
hƣởng đến thực trạng quản lý và kiểm sốt CDĐL ở Việt Nam hiện nay, từ đó
đƣa ra các giải pháp nhằm triển khai hệ thống kiểm soát độc lập đối với
CDĐL của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị cho việc hoạch định chính
sách nhằm cải thiện hệ thống quản lý CDĐL ở Việt Nam.

7


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Khái niệm CDĐL và các khái niệm liên quan nhƣ chỉ dẫn nguồn gốc,
tên gọi xuất xứ đƣợc đề cập đến trong các quy định pháp luật từ thế kỷ 192.
Tuy nhiên, kể từ khi Hiệp định TRIPS năm 1994 thiết lập một hệ thống bảo
hộ đối với CDĐL và thiết lập nên một cơ chế bảo hộ đối với CDĐL khơng
cịn giới hạn trong khu vực Liên minh châu Âu mà mở rộng ra ở các nƣớc
tham gia ký kết hiệp định này, thì CDĐL mới xuất hiện nhiều trong các tài

liệu nghiên cứu. Các nghiên cứu mà Luận văn thu thập đƣợc hầu hết đƣợc
công bố sau năm 2000, bao gồm:
2.1. Một số tác phẩm nghiên cứu CDĐL nói chung:
-

Dƣới góc độ luật học nhƣ:

+ Bernard O’Connor (2001), The law of Geographical Indication,
Bernard O’Connor (2005), Sui generis protection of geographical indications.
Tác phẩm này đã nghiên cứu chỉ dẫn địa lý nhƣ một đối tƣợng độc lập của
quyền sở hữu trí tuệ đồng thời đề xuất một số nguyên tắc cơ bản về mặt luật
học cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Luật riêng (sui generis).
-

Dƣới góc độ kinh tế nhƣ:

+ Dwijen Rangnekar (2004), The Socio-Economics of Geographical
Indications, BRIDGES Between Trade and Sustainable Development. Tác
phẩm này nghiên cứu chỉ dẫn địa lý dƣới góc độ kinh tế xã hội và đặc biệt chú
trọng đến hai vấn đề chính đó là: a) mối quan hệ giữa chính sách bảo hộ chỉ
dẫn địa lý và phát triển nông nghiệp nông thôn và b) sự gia tăng mức độ quan
tâm của ngƣời tiêu dùng đến chất lƣợng thực phẩm dẫn đến chính sách bảo hộ
chỉ dẫn địa lý.
+ Lê Thị Thu Hà (2011), Bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp dưới góc
độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, Nxb Thông tin và truyền thơng. Đây là tác phẩm đã hệ thống
hóa, phân tích hồn thiện cơ sở lý luận về bảo hộ quyền đối với chỉ dẫn địa lý
dƣới góc độ thƣơng mại. Tác phẩm cũng đề xuất bốn nhóm giải pháp để thực
2


Xem thêm tr.15
8


thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý đó là: hồn thiện mơi trƣờng pháp lý, giải
pháp đối với các cơ quan quản lý, giải pháp đối với tổ chức tập thể và giải
pháp đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh.
-

Dƣới góc độ nơng nghiệp và phát triển nông thôn nhƣ:

+

Daniel Giovannucci, Tim Josling, William Kerr, Bernard O’Connor,

may.T.Yeung (2009), Guide to geographical indications: lingking products
and their origin - Hướng dẫn chỉ dẫn địa lý: kết nối sản phẩm và xuất xứ.
Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu các chỉ dẫn địa lý điển hình nhất trên
thế giới và rút ra bài học thực tiễn từ đó đề xuất mơ hình chính sách dƣới góc
độ nơng nghiệp và phát triển nông thôn để xây dựng thành công chỉ dẫn địa
lý.
2.2.Nghiên cứu về quản lý và kiểm soát CDĐL:
Liên quan đến kiểm soát CDĐL, quản lý CDĐL cũng nhƣ các nghiên
cứu tiếp cận vấn đề quản lý CDĐL, kiểm sốt CDĐL dƣới góc độ lý thuyết hệ
thống và lý thuyết về thể chế hầu nhƣ khơng có, tác giả chỉ tiếp cận đƣợc một
số tài liệu có đề cập đến vấn đề kiểm soát nhƣ một bƣớc trong quy trình
CDĐL, một số bài trình bày tại các hội thảo quốc tế về CDĐL và một số
nghiên cứu của các tác giả Việt Nam bao gồm:
+ Emilie Vandecandelaere, Filippo Arfini, Giovanie Belleti, Andrea
Mares Cotti (2009), Linking People, Places and Products;

+ Daniel Giovannucci, Tim Josling, William Kerr, Bernard O’Connor,
may.T.Yeung (2009), Guide to geographical indications: lingking products
and their origin - Hướng dẫn chỉ dẫn địa lý: kết nối sản phẩm và xuất xứ;
+ Luisa Menapace (2011), Quality certification by geographical
indications, trademarks and firm reputation, European review of agricultural
economics vol 39 (4);
+ Cosimo Marinosci (2013), Check-in and control activities on energy
performance certificates in Emilia-Romagna (Italy), Elsevier Ltd;

9


+ Florence GRAVIER (2013), Các mơ hình kiểm sốt CDĐL tại Pháp,
Bài trình bày tại hội thảo” Quản lý hiệu quả: đảm bảo sự thành công của các
CDĐL”;
+ Florence GRAVIER (2013), Những vấn đề trong kiểm sốt CDĐL và
vai trị quyết định của cơ quan chức năng, Bài trình bày tại hội thảo” Quản lý
hiệu quả: đảm bảo sự thành công của các CDĐL”;
+ Lê Thị Thu Hà (2007), Quản lý CDĐL ở Việt Nam - Nhìn từ góc độ
kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp, WIPO/GEO/BEI/07/4;
+

Đỗ Lê Văn (2013), Nâng cao vai trò của Hiệp hội để quản lý và

thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL ở Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ chuyên ngành quản lý khoa học và cơng nghệ;
+

Đào Đức Huấn (2013), Kiểm sốt CDĐL của Việt Nam: thể chế và


thực tiễn, Bài trình bày tại hội thảo “Quản lý hiệu quả: đảm bảo sự thành công
của các CDĐL”…
Các bài viết của các tác giả Lê Thị Thu Hà, Đào Đức Huấn, Đỗ Lê Văn
đã chỉ ra rằng hệ thống quản lý CDĐL của Việt Nam khơng chỉ thiếu các quy
định pháp lý mà cịn tồn tại nhiều khó khăn trong thực thi. Tuy nhiên chƣa có
nghiên cứu nào tiếp cận quản lý CDĐL và kiểm sốt CDĐL dƣới góc độ của
lý thuyết hệ thống và lý thuyết về thể chế đồng thời đề cập đến hệ thống kiểm
soát độc lập nhƣ một giải pháp then chốt để quản lý CDĐL ở Việt Nam hiện
nay. Trong q trình khảo cứu các nghiên cứu có trƣớc về vấn đề CDĐL nói
chung và kiểm sốt CDĐL nói riêng, tác giả bƣớc đầu nhận định rằng kiểm
soát CDĐL đóng vai trị quan trọng đối với sự thành cơng của việc bảo hộ
CDĐL vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để
quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” để nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp để quản lý CDĐL của Việt Nam bằng việc xây dựng
và triển khai hệ thống kiểm soát độc lập.
10


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý CDĐL và kiểm soát độc lập đối
với CDĐL;
- Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý và kiểm sốt độc lập các CDĐL
của Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp hình thành và triển khai hệ thống kiểm sốt độc lập
cho các sản phẩm mang CDĐL của Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu

- Hoạt động quản lý và kiểm soát CDĐL đƣợc bảo hộ của Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận văn khảo sát các CDĐL đƣợc bảo hộ từ năm
2001 đến 2015.
5. Mẫu khảo sát
Từ phạm vi nghiên cứu, căn cứ vào chủ thể kiểm soát CDĐL, Luận văn
lựa chọn 04 mơ hình kiểm sốt CDĐL để khảo sát:
- Khảo sát mơ hình thành lập Ban kiểm sốt chuyên trách đối với chỉ
dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nƣớc mắm của tỉnh Kiên Giang, chỉ dẫn
địa lý Bình Thuận cho sản phẩm thanh long của tỉnh Bình Thuận.
- Khảo sát mơ hình cơ quan nhà nƣớc kiêm nhiệm thực hiện chức năng
kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê
nhân của tỉnh Đắk Lắk; và chỉ dẫn địa lý Trà My cho sản phẩm quế vỏ của
tỉnh Quảng Nam.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Cần thực hiện các giải pháp xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát
độc lập nhƣ thế nào để quản lý hiệu quả các CDĐL ở Việt Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Cần thực hiện ba nhóm giải pháp để quản lý có hiệu quả các CDĐL ở
Việt Nam thông qua việc xây dựng và triển khai hệ thống kiểm soát độc lập
đối với CDĐL bao gồm:
11


1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý và kiểm sốt CDĐL;
2. Củng cố và hồn thiện quy trình kiểm sốt độc lập thơng qua hoạt
động khảo sát, đánh giá thực trạng và phân loại các CDĐL đã đƣợc
bảo hộ kết hợp với nâng cao hiệu quả xác lập quyền đối với CDĐL và
xác định mơ hình, phƣơng thức hoạt động và đào tạo nhân lực cho tổ
chức kiểm soát độc lập;
3. Tăng cƣờng hiệu quả kiểm sốt độc lập thơng qua kiểm sốt nội bộ

và hoạt động tự kiểm soát.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quản lý và kiểm soát CDĐL ở Việt Nam hiện nay
với tƣ cách là một hệ thống trong mối quan hệ với các yếu tố của môi trƣờng.
Việc sử dụng lý thuyết hệ thống đƣợc đƣa ra bởi Nobert Winner (1948) [33]
và Bertalanffy L.v. (1969) [18] để tiếp cận thực trạng quản lý và kiểm soát
CDĐL ở Việt Nam sẽ cho phép xác định đƣợc vai trò của các tác nhân trong
quy trình bảo hộ và thực thi CDĐL, chỉ ra đƣợc các điểm mạnh và điểm yếu
của các tác nhân này trong thực tế. Song song với việc sử dụng lý thuyết hệ
thống để định hƣớng cho việc phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của hệ
thống quản lý và kiểm soát CDĐL, Luận văn sử dụng lý thuyết về thể chế để
định hƣớng cho việc đánh giá các yếu tố của môi trƣờng tác động đến hệ
thống quản lý và kiểm sốt CDĐL. Từ đó Luận văn chỉ ra các yếu tố quyết
định tính hiệu quả của hệ thống quản lý CDĐL và những tồn tại của hệ thống
quản lý CDĐL của Việt Nam hiện nay. Luận văn bắt đầu bằng việc sử dụng
lý thuyết về thể chế đƣợc đƣa ra bởi Douglass.C.North (1990, 1991)3 để tìm
hiểu tác động của các thể chế pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đến
hệ thống quản lý CDĐL, trong đó, tập trung khảo sát và đánh giá tác động của
thể chế pháp lý và thể chế kinh tế đối với hệ thống quản lý CDĐL.

3

Luận văn không tiếp cận đƣợc tài liệu gốc của lý thuyết này. Bài viết của tác giả Douglass.C.North về lý
thuyết thể chế đƣợc công bố năm 1991 đƣợc tác giả tiếp cận quan địa chỉ
cập nhật ngày 12/10/2015.

12


Hình 0.1. Khung nghiên cứu hệ thống kiểm sốt độc lập đối với CDĐL

dƣới góc độ lý thuyết hệ thống
Vào

Chủ sở hữu chỉ dẫn
địa lý

Ra (Mục tiêu)

Tổ chức kiểm
soát độc lập
Điều khiển

Phản hồi

Hình 0.2. Khung nghiên cứu về hệ thống quản lý và kiểm sốt CDĐL
trong mơi trƣờng thể chế
Thể chế pháp


Thể chế văn
hóa – xã hội

Hệ thống quản lý và
kiểm sốt CDĐL

Thể chế kinh
tế

Thể chế
chính trị


Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin dƣới đây trong
quá trình nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: để chứng minh vai trị của kiểm
sốt độc lập đối với quản lý chỉ dẫn địa lý.
- Khảo sát thực địa:
+ Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu khảo sát gửi qua hòm thƣ điện tử:
Luận văn tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 42 CDĐL đã đƣợc bảo hộ

13


của Việt Nam để xác định tình trạng và các khó khăn trong q trình triển
khai hệ thống kiểm sốt CDĐL.
+ Phƣơng pháp phỏng vấn: sau khi có kết quả sơ bộ từ điều tra bằng
phiếu khảo sát, Luận văn lựa chọn 02 CDĐL thành lập ban kiểm soát độc lập
chun trách và 02 CDĐL có cơ quan kiểm sốt độc lập là cơ quan nhà nƣớc
để tiến hành phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu về quy trình kiểm sốt độc lập, kết
quả thực hiện kiểm soát và các yếu tố tác động đến hệ thống quản lý CDĐL
và hệ thống kiểm sốt CDĐL.
9. Cấu trúc của Luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của Luận văn gồm có 3 chƣơng, bao gồm:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chỉ dẫn địa lý và kiểm soát độc lập đối
với chỉ dẫn địa lý
- Chƣơng 2. Đánh giá thực trạng quản lý và kiểm soát các chỉ dẫn địa
lý đƣợc bảo hộ ở Việt Nam
- Chƣơng 3. Giải pháp hình thành hệ thống kiểm soát độc lập để quản
lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam


14


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ KIỂM SOÁT ĐỘC LẬP
ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1. Chỉ dẫn địa lý
1.1.1. Khái niệm
Từ xa xƣa các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồ uống, thủ công
nghiệp, tơ lụa, đồ đồng, hƣơng liệu… có chất lƣợng và danh tiếng nhờ nguồn
gốc xuất xứ đã thƣờng đƣợc gọi tên theo địa danh tƣơng ứng với nơi sản xuất
ra nó.[32;1]. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chất lƣợng và danh tiếng ngày
càng tăng thì xu hƣớng giả mạo các sản phẩm này cũng xuất hiện, vì vậy, các
chỉ dẫn này cần đƣợc bảo vệ để chống lại các hành vi lợi dụng danh tiếng,
cạnh tranh không lành mạnh. Các quy định pháp luật đầu tiên bảo hộ địa danh
gắn với các sản phẩm có chất lƣợng và danh tiếng nhờ nguồn gốc địa lý mang
lại xuất phát từ các nƣớc châu Âu nhƣ Pháp, Ý… vào thế kỷ 15.[23;3]. Các
nghiên cứu đi trƣớc chỉ ra rằng quy định đầu tiên về bảo hộ sản phẩm gắn với
địa danh là quy định của Quốc hội Pháp về việc bảo hộ sản phẩm pho mát
Roquefort. [29;361]. Các quy định về bảo hộ địa danh gắn với sản phẩm sau
đó đã đƣợc đƣa vào các điều ƣớc quốc tế nhằm hài hịa hóa các quy định
trong q trình thƣơng mại và từ đó các khái niệm liên quan đến CDĐL dần
đƣợc hình thành tƣơng ứng với các mức độ bảo hộ khác nhau.
 Khái niệm chỉ dẫn địa lý theo các Điều ước quốc tế
Khái niệm CDĐL lần đầu tiên đƣợc đề cập đến tại Hiệp định TRIPS
năm 1994, tuy nhiên, trƣớc đó, các khái niệm liên quan đến CDĐL nhƣ chỉ
dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ đã đƣợc đề cập đến tại các điều ƣớc quốc tế
khác nhƣ Công ƣớc Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, Thỏa ƣớc
Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế… Cùng với quá trình
hội nhập, khái niệm CDĐL đã đƣợc pháp điển hóa thơng qua các vòng đàm

phán đa phƣơng và đƣợc ghi nhận trong Hiệp định TRIPs. Hiệp định TRIPS
định nghĩa CDĐL “là những chỉ dẫn xác định một sản phẩm có nguồn gốc từ
15


một khu vực địa lý xác định, mà tại đó chất lƣợng, danh tiếng hoặc các đặc
tính khác của sản phẩm chủ yếu gắn với nguồn gốc địa lý của sản phẩm”.
[8;Điều 22.1]. So với các điều ƣớc quốc tế có trƣớc, Hiệp định TRIPS đã xác
định phạm vi bảo hộ khá chặt chẽ đối với CDĐL. Theo đó, điều kiện để bảo
hộ CDĐL là chỉ dẫn đó phải chỉ dẫn nguồn gốc lãnh thổ của sản phẩm từ một
quốc gia thành viên hoặc từ khu vực hay địa phƣơng của lãnh thổ đó và chất
lƣợng uy tín hoặc đặc tính của sản phẩm phải có mối liên hệ chặt chẽ với các
điều kiện của khu vực. Nhƣ vậy, Hiệp định TRIPS đã mở rộng nội hàm của
khái niệm CDĐL bằng cách không giới hạn CDĐL ở phạm vi tên gọi (địa
danh) nữa. Thuật ngữ “chỉ dẫn” đƣợc nêu trong Hiệp định TRIPS có thể đƣợc
coi là bất cứ dấu hiệu nào, tên gọi, địa danh hoặc biểu tƣợng… Mặt khác,
Hiệp định TRIPS cũng không giới hạn đối tƣợng đƣợc bảo hộ gắn liền với
CDĐL là nông sản hay thực phẩm, mà chỉ đƣa ra khái niệm sản phẩm. Điều
này có nghĩa là ngoại trừ các dịch vụ thì tất cả các sản phẩm kể cả các sản
phẩm thủ công, mỹ nghệ đều thuộc đối tƣợng bảo hộ CDĐL. Có thể nói Hiệp
định TRIPS đã đƣa ra một khái niệm khái quát và nền tảng nhất về CDĐL.
Trên cơ sở các quy định của Hiệp định TRIPS, các quốc gia thành viên có thể
có các định nghĩa khác nhau về CDĐL. Nhìn chung, các định nghĩa về CDĐL
của pháp luật các nƣớc tham gia Hiệp định TRIPS mặc dù không hồn tồn
thống nhất nhƣng về cơ bản có sự tƣơng đồng.
 Quy định của Liên minh châu Âu về khái niệm chỉ dẫn địa lý
Tiêu biểu nhất của hệ thống bảo hộ CDĐL đó là các quy định của Liên
minh châu Âu. Quy chế của Ủy ban châu Âu số 510/2006 ban hành ngày
20/3/2006 đƣa ra hai định nghĩa tƣơng đƣơng với hai hình thức bảo hộ là tên
gọi xuất xứ và CDĐL. Theo đó, tên gọi xuất xứ là tên một khu vực, địa điểm,

một quốc gia để mô tả nơng sản hoặc thực phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
điểm cụ thể hoặc quốc gia đó, có chất lƣợng hoặc đặc tính phụ thuộc cơ bản
vào mơi trƣờng địa lý cụ thể với các yếu tố tự nhiên, con ngƣời và việc sản
xuất, chế biến, chuẩn bị đƣợc thực hiện tại khu vực đó. [22; Điều 2.1.a].
Trong khi đó, khái niệm CDĐL có nội hàm tƣơng tự với khái niệm tên gọi
16


xuất xứ nói trên nhƣng yêu cầu về sự liên kết giữa sản phẩm và khu vực địa lý
yếu hơn. Cụ thể là CDĐL chỉ yêu cầu một trong những khâu sản xuất/chế
biến/chuẩn bị đƣợc diễn ra tại khu vực địa lý trong khi đối với tên gọi xuất
xứ, các khâu nói trên đều phải diễn ra tại khu vực địa lý. [22;Điều 2.1.b].
Nhƣ vậy, trong các quy định của Liên minh châu Âu tồn tại song song
cả hai khái niệm tên gọi xuất xứ và CDĐL. So với Hiệp định TRIPS thì các
quy định của Liên minh châu Âu thu hẹp nội hàm của cả hai khái niệm này ở
mức độ chỉ là các tên gọi của khu vực, quốc gia, địa điểm… Tuy nhiên, Quy
chế 510/2006 lại quy định rằng: Địa danh hoặc tên gọi không phải địa danh
truyền thống chỉ dẫn một nông sản hoặc thực phẩm đáp ứng các điều kiện tại
định nghĩa nói trên cũng sẽ đƣợc coi là chỉ dẫn nguồn gốc hoặc chỉ dẫn địa lý.
[22;Điều 2.2]. Điều này có nghĩa là các quy định của Liên minh châu Âu chấp
nhận bảo hộ cả những tên gọi không phải là địa danh và nhấn mạnh đến mối
quan hệ giữa các đặc tính của sản phẩm và các điều kiện địa lý.
 Khái niệm chỉ dẫn địa lý trong pháp luật của Việt Nam
Trƣớc khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đƣợc ban hành thì các quy
định pháp luật của Việt Nam chỉ tồn tại thuật ngữ “Tên gọi xuất xứ hàng
hóa”. Khái niệm này đƣợc đề cập đến tại Bộ Luật Dân sự năm 1995, Nghị
định 63/CP của Chính phủ.
Khi Luật SHTT năm 2005 đƣợc ban hành thì khái niệm TGXXHH đã
đƣợc mở rộng thành khái niệm CDĐL. CDĐL đƣợc Luật SHTT năm 2005
định nghĩa là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa

phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. [9;Điều 22.4].
Định nghĩa này của Luật SHTT năm 2005 đã tiếp cận gần hơn với khái
niệm về CDĐL đƣợc nêu tại Hiệp định TRIPS, có nghĩa là Luật SHTT năm
2005 khơng chỉ bảo hộ các tên gọi địa lý (địa danh) mà bảo hộ cả các dấu
hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
Quan điểm của Luận văn về khái niệm CDĐL là khái niệm CDĐL
đƣợc quy định tại Hiệp định TRIPS và Điều 22.4 Luật SHTT năm 2005 nói
trên.
17


1.1.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
CDĐL với tƣ cách là một đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ đƣợc bảo
hộ bằng các quy định pháp luật nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền
lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, lừa dối ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc và
chất lƣợng của sản phẩm. Chính vì vậy, việc bảo hộ CDĐL đã đƣợc quy định
tại các Điều ƣớc quốc tế và đƣợc pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế
giới bảo hộ dƣới các hình thức khác nhau.
 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo các Điều ước quốc tế và quy định của
các nước trên thế giới về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Ban đầu, việc bảo hộ CDĐL theo các điều ƣớc quốc tế đƣợc đƣa ra
dƣới hình thức những quy định về chống chỉ dẫn sai lệch và lừa dối về nguồn
gốc hàng hóa thơng qua pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng và chống cạnh tranh
không lành mạnh.[7;28].
Điều 10bis Công ƣớc Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định một
trong những hành động trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và
thƣơng mại bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh là những chỉ dẫn
hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thƣơng mại có thể
gây nhầm lẫn cho cơng chúng về bản chất, q trình sản xuất, tính chất, tính
thích hợp để sử dụng hoặc số lƣợng của hàng hóa.

Thỏa ƣớc Madrid về chống chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối về nguồn gốc
hàng hóa đƣa ra các quy định nhằm chống lại các hành vi chỉ dẫn sai lệch
hoặc lừa dối ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc, chất lƣợng… của sản phẩm. Cụ
thể là, bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối mà qua đó một
trong số các quốc gia thành viên của Thỏa ƣớc Madrid hoặc một địa điểm tại
nƣớc đó đƣợc chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp là nƣớc hoặc địa điểm xuất xứ
thì hàng nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia thành viên nào của Hiệp ƣớc Madrid
đều bị tịch thu. [12;Điều 1.1].
Thỏa ƣớc Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi
xuất xứ là Điều ƣớc quốc tế đầu tiên thiết lập một hệ thống các quy định
chính thức về bảo hộ tên gọi xuất xứ cũng nhƣ thiết lập các cơ sở cần thiết để
18


đăng ký và bảo hộ quốc tế đối với tên gọi xuất xứ. Thoả ƣớc này cũng đƣa ra
hai điều kiện cơ bản để bảo hộ Tên gọi xuất xứ, đó là, tên gọi xuất xứ phải
đƣợc bảo hộ tại thị trƣờng nội địa và phải đƣợc đăng ký với Tổ chức Sở hữu
trí tuệ thế giới.[1;9]. Tuy nhiên, Thỏa ƣớc Lisbon chỉ bảo hộ tên gọi xuất xứ,
và đồng thời bảo hộ ở mức cao đối với các tên gọi xuất xứ. Cụ thể là, Thỏa
ƣớc này quy định việc bảo hộ các tên gọi xuất xứ đảm bảo chống lại bất kỳ sự
bắt chƣớc hay mô phỏng, kể cả trƣờng hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật
hoặc đƣợc sử dụng dƣới dạng dịch hoặc sử dụng kết hợp với các từ nhƣ loại,
kiểu, dạng, phỏng theo hoặc tƣơng tự nhƣ vậy.[11;Điều 3]. Việc bảo hộ quốc
tế đối với tên gọi xuất xứ theo Thỏa ƣớc Lisbon dựa trên đăng ký quốc gia và
vì thế việc bảo hộ này chỉ thích hợp với các nƣớc có hệ thống pháp luật bảo
hộ riêng đối với tên gọi xuất xứ. Các quốc gia bảo hộ tên gọi xuất xứ dƣới
hình thức chống cạnh tranh khơng khơng lành mạnh hoặc các hình thức bảo
hộ sở hữu trí tuệ khác đều khơng đủ điều kiện để tham gia. Ngồi ra, Thỏa
ƣớc Lisbon cũng không loại trừ các CDĐL đã trở thành tên gọi chung ở một
số nƣớc. Chính vì các lý do đó mà Thỏa ƣớc này chỉ có 22 thành viên tham

gia ký kết.6
Xuất phát từ yêu cầu bảo hộ những dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý
trong thực tiễn và nhằm khắc phục những hạn chế của các Điều ƣớc quốc tế
nói trên, Tổ chức thƣơng mại thế giới, thông qua các phiên đàm phán đa
phƣơng, đã thiết lập một phƣơng thức bảo hộ linh hoạt hơn với một khái niệm
mới là CDĐL tại Hiệp định TRIPS. Và kể từ khi Hiệp định TRIPS ra đời thì
việc bảo hộ CDĐL đã đạt đƣợc sự phát triển ở quy mơ rộng lớn hơn. Sở dĩ
Hiệp định TRIPS có sự tác động mạnh mẽ đến CDĐL nhƣ vậy là do các quy
định của Hiệp định TRIPS rất linh hoạt với các cấp độ bảo hộ CDĐL khác
nhau và Hiệp định TRIPS cho phép các quốc gia thành viên có thể lựa chọn
các hình thức bảo hộ phù hợp với thực tiễn và pháp luật của mình. Cụ thể là,
6

Đó là các nƣớc Algeria, Bulgaria, Burkina Faso, Congo, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Czech, Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Triều Tiên, Pháp, Gabon, Georgia, Haiti, Hungary, Israel, Italy, Mexico, Bồ Đào Nha, Cộng
hòa Moldova, Serbia và Montenegro, Slovakia, Togo, Tunisia, Yugoslavia. Theo Bernard O’Connor,
[43;362]

19


Hiệp định TRIPS quy định các thành viên có thể, nhƣng khơng bị bắt buộc, áp
dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnh hơn so với các yêu cầu của Hiệp
định này, miễn là việc bảo hộ đó khơng trái với các điều khoản của Hiệp định
này. Các thành viên sẽ tự do quyết định phƣơng pháp thích hợp nhằm thi hành
các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của
mình. Các cấp độ bảo hộ đối với CDĐL mà Hiệp định TRIPS đƣa ra đó là:
- Mức độ bảo hộ tối thiểu nhằm chống lại những CDĐL lừa dối và gây
nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về xuất xứ của hàng hóa. Cụ thể là các thành
viên phải quy định những biện pháp pháp lý để các bên liên quan ngăn ngừa:

+ việc sử dụng bất kỳ phƣơng tiện nào để gọi tên hoặc giới thiệu hàng
hóa nhằm chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng hàng hóa đó bắt nguồn từ một khu vực địa
lý khác với xuất xứ thực, với cách thức lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý
của hàng hóa;
+ bất kỳ hành vi sử dụng nào cấu thành một hành vi cạnh tranh không
lành mạnh theo ý nghĩa của Điều 10bis Công ƣớc Paris. [8;Điều 22].
- Mức độ bảo hộ bổ sung đối với các CDĐL dùng cho rƣợu vang và
rƣợu mạnh yêu cầu các thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý để
các bên liên quan ngăn ngừa việc sử dụng một CDĐL của các rƣợu vang cho
những loại rƣợu vang không bắt nguồn từ lãnh thổ tƣơng ứng với CDĐL đó
hoặc sử dụng CDĐL của rƣợu mạnh cho những loại rƣợu mạnh không bắt
nguồn từ lãnh thổ tƣơng ứng với CDĐL đó, kể cả trƣờng hợp có nêu chỉ dẫn
về xuất xứ thật của hàng hóa hoặc CDĐL đƣợc sử dụng dƣới dạng dịch hoặc
đƣợc sử dụng kèm theo các từ nhƣ “loại”, “kiểu”, “dạng”, “phỏng theo”, hoặc
những từ tƣơng tự nhƣ vậy.[15;Điều 23].
- Ngoài ra, Hiệp định TRIPS cũng quy định các ngoại lệ đối với
CDĐL bao gồm:
+ Cho phép sử dụng liên tục hoặc sử dụng tƣơng tự một CDĐL đặc
biệt của một nƣớc thành viên đối với rƣợu vang hoặc rƣợu mạnh, cho các
hàng hóa hoặc dịch vụ ở một nƣớc khác nếu CDĐL đó đƣợc sử dụng một
cách liên tục đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tƣơng tự hay có liên quan tại lãnh
20


thổ của nƣớc thành viên đó ít nhất là 10 năm tính đến trƣớc ngày 15 tháng 4
năm 1994, hoặc đƣợc sử dụng có thiện chí trƣớc ngày đó. [8;Điều 24.4].
+ Đối với các nhãn hiệu hàng hóa đã đƣợc nộp đơn đăng ký hoặc đã
đƣợc đăng ký một cách có thiện ý hoặc quyền đăng ký đạt đƣợc thơng qua
việc sử dụng có thiện ý trƣớc thời điểm thi hành Hiệp định TRIPS ở nƣớc
thành viên đó hoặc trƣớc khi CDĐL liên quan đƣợc bảo hộ thì việc bảo hộ

CDĐL không đƣợc làm ảnh hƣởng đến khả năng đƣợc đăng ký hoặc quyền sử
dụng nhãn hiệu hàng hóa, với lý do nhãn hiệu hàng hóa nói trên trùng hoặc
tƣơng tự với CDĐL. [8;Điều 24.5].
+ Đối với các CDĐL của một nƣớc đã trở thành tên gọi chung cho
hàng hóa hoặc dịch vụ ở một nƣớc khác, thì các quốc gia thành viên có quyền
khơng bảo hộ.
Xuất phát từ quy định về việc các thành viên đƣợc tự do quyết định
phƣơng pháp thích hợp nhằm bảo hộ CDĐL của Hiệp định TRIPS, hệ thống
pháp luật của các nƣớc trên thế giới hiện nay có sự đa dạng về các hình thức
bảo hộ CDĐL. Trong số 167 quốc gia bảo hộ CDĐL nhƣ là một bộ phận của
sở hữu trí tuệ, 110 quốc gia (bao gồm 27 nƣớc thuộc Liên minh châu Âu) có
hệ thống bảo hộ riêng đối với CDĐL. Có 56 quốc gia sử dụng hệ thống nhãn
hiệu thƣơng mại để bảo hộ CDĐL. Cụ thể là những nƣớc này sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể hoặc tên thƣơng mại để bảo hộ CDĐL.
[24;37].
Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý của các nước trên thế giới
Bảo hộ CDĐL không qua hệ thống đăng ký
Một số nƣớc trên thế giới không quy định việc phải đăng ký bảo hộ
CDĐL. Luật CDĐL năm 1998 của Singapore bảo hộ một cách tự động quyền
của chủ sở hữu đối với CDĐL, giống nhƣ quyền tác giả. Các hành động đƣợc
coi là chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc xuất xứ, gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu
dùng về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa… sẽ đƣợc phán xét bởi hệ
thống tịa án khi có bên thứ ba khởi kiện.
21


Luật CDĐL của Ấn Độ năm 1999 có hiệu lực vào tháng 9 năm 2003
cũng quy định việc đăng ký CDĐL là không bắt buộc, tuy nhiên Luật này
cũng khuyến khích việc đăng ký CDĐL nhằm chống lại các hành vi giả mạo.
Tƣơng tự nhƣ Ấn Độ, các quy định của Cộng hịa Latvia cũng lựa chọn

hình thức bảo hộ “bị động” đối với CDĐL, đồng thời cũng có các quy định bổ
sung nhằm hỗ trợ quá trình đăng ký.” [29;364].
Bảo hộ CDĐL thông qua hệ thống đăng ký
Việc bảo hộ “chủ động” đối với các CDĐL đƣợc các nƣớc thực hiện
thơng qua hai hình thức phổ biến nhất đó là: bảo hộ thơng qua hình thức đăng
ký nhãn hiệu, cụ thể là NHTT hoặc NHCN hoặc thiết lập một hệ thống quy
định riêng đối với đăng ký CDĐL (sui generic).
Tiêu biểu cho hệ thống các nƣớc bảo hộ CDĐL thông qua quy định về
đăng ký nhãn hiệu là các nƣớc Hoa Kỳ, Anh, Canada, Australia, Trung
Quốc… Luật Nhãn hiệu của Trung Quốc đề cập đến một loại nhãn hiệu đặc
biệt và cho phép nhãn hiệu này có thể chứa các dấu hiệu địa lý dùng cho các
sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nơi chỉ dẫn đến. Tuy nhiên, nhãn hiệu
chứa dấu hiệu địa lý đó phải xác định một loại hàng hóa có nguồn gốc từ khu
vực, nơi mà chất lƣợng, danh tiếng và đặc tính khác của hàng hóa có đƣợc là
nhờ yếu tố tự nhiên và con ngƣời. Các nhãn hiệu chứa dấu hiệu chỉ dẫn nguồn
gốc địa lý đăng ký cho hàng hóa khơng có xuất xứ từ khu vực đó sẽ bị từ chối
bảo hộ. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải là ngƣời có trách nhiệm đảm bảo danh
tiếng và chất lƣợng sản phẩm đó. Cơ quan đăng ký nhãn hiệu có thể từ chối
hoặc hủy bỏ nhãn hiệu nếu hàng hóa đƣợc sản xuất không đúng theo chất
lƣợng và danh tiếng vốn có. Luật Lanham về bảo hộ nhãn hiệu của Hoa Kỳ
quy định nhãn hiệu chứng nhận đƣợc đăng ký một cách có thiện chí bởi chủ
sở hữu nhãn hiệu nhằm mục đích cho phép những ngƣời khác sử dụng nếu
hàng hóa đáp ứng chất lƣợng và nguồn gốc xuất xứ theo tiêu chuẩn đó đƣợc
đăng ký bởi nhãn hiệu chứng nhận.[7;25].
Nếu nhƣ Hoa Kỳ và các nƣớc đƣợc đề cập ở trên bảo hộ CDĐL thơng
qua hình thức đăng ký NHTT, NHCN thì các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu,
22


và một số nƣớc nhƣ Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… lại bảo hộ CDĐL

bằng hệ thống quy định riêng về đăng ký CDĐL. Hay nói cách khác, quy định
pháp luật của các quốc gia này thừa nhận CDĐL nhƣ là một đối tƣợng độc lập
của quyền SHTT. Các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu nhƣ Pháp, Ý, Bồ Đào
Nha… là những nƣớc có lịch sử bảo hộ chỉ dẫn địa lý lâu đời nhất. Năm
1992, Quy chế số 1898 của Liên minh châu Âu ra đời, thiết lập các quy tắc
chung về bảo hộ CDĐL cũng nhƣ xây dựng một cơ chế đăng ký chung đối
với CDĐL trong các nƣớc thành viên của Liên minh châu Âu. Quy chế này
sau đó đã đƣợc thay thế bằng quy chế 510 năm 2006. Các quy định của Liên
minh châu Âu bảo hộ cả hai đối tƣợng là tên gọi xuất xứ hàng hóa và CDĐL.
Tuy nhiên, quan điểm của Liên minh châu Âu đối với hai đối tƣợng này
không đồng nhất với các quy định của Hiệp định TRIPS.7 Và nếu nhƣ pháp
luật một số nƣớc cho phép các cá nhân có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý thì Ủy
ban châu Âu quy định chỉ có một nhóm bao gồm các cá nhân, tổ chức… sản
xuất, kinh doanh sản phẩm mới có quyền nộp đơn đăng ký. Ngồi ra, do các
nƣớc thuộc Liên minh châu Âu hầu hết đều có nhiều các sản phẩm có danh
tiếng gắn liền với CDĐL có lịch sử và truyền thống lâu đời, vì vậy các quy
định của Ủy ban châu Âu bảo hộ ở mức cao đối với tất cả các CDĐL. Các
quy định của Liên minh châu Âu ngăn chặn mọi hành vi sử dụng mang tính
thƣơng mại trực tiếp hoặc gián tiếp một tên gọi đã đƣợc đăng ký kể cả đối với
các sản phẩm không nằm trong danh mục đăng ký nhƣng nếu có thể so sánh
với các sản phẩm đã đăng ký dƣới tên gọi đó hoặc trong chừng mực mà việc
sử dụng tên gọi đó khai thác danh tiếng của tên gọi đang đƣợc bảo hộ thì cũng
bị coi là trái luật. Quy định của Liên minh châu Âu cũng ngăn chặn mọi hành
vi sử dụng sai, mô phỏng hoặc gợi tƣởng, thậm chí nếu nguồn gốc thực của
sản phẩm đƣợc xác định hoặc nếu tên gọi đang đƣợc bảo hộ đƣợc dịch hoặc
đƣợc dùng kèm với một thuật ngữ nhƣ “kiểu”, “loại”, “phƣơng pháp”, “nhƣ
đƣợc sản xuất tại”, “mô phỏng” hoặc tƣơng tự. Quy định này áp dụng mức
bảo hộ bổ sung của Hiệp định TRIPS. Đồng thời mọi chỉ dẫn sai hoặc gây
7


Xem trang 13
23


×