Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.44 KB, 11 trang )

Họ và tên: Trần Quốc Việt.

Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của
vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, (ngoại trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
của mỗi bên sau khi chia tài sản chung); tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài
sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong
trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh
chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới so với Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, trong đó có có điểm mới về chế độ tài sản chung
của vợ chồng. Cụ thể, Luật đã bổ sung quy định về các nguyên tắc chung trong
áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó vợ chồng có quyền lựa chọn áp
dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Cùng với
đó, Luật cũng có nhiều quy định mới về việc chia tài sản chung của vợ chồng.
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể về các trường hợp và nguyên tắc chia
tài sản chung của vợ chồng:
I. CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản chung; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết. Nếu chia theo thỏa thuận thì thỏa thuận về việc chia tài sản chung
phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ
chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu do Tòa án giải quyết thì kết
quả chia tài sản chung được thể hiện tại Quyết định của Tòa án.
Ví dụ: Anh A và chị B kết hôn năm 2015. Anh chị có 1 ngôi nhà 3 tầng
và 500 triệu tiền mặt gửi tại ngân hàng. Do chị B có nhu cầu đầu tư kinh
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20




Họ và tên: Trần Quốc Việt

doanh riêng nhưng anh A không đồng ý. Do đó, chị B thỏa thuận với anh A
về việc phân chia 500 triệu tiền mặt gửi trong ngân hàng để chị lấy vốn kinh
doanh. Anh A đồng ý. Lúc này, anh A và chị B thiết lập một văn bản về
phân chia 500 triệu VNĐ là tài sản chung. Văn bản này có thể hiểu như là
một giao dịch dân sự, cụ thể hơn ở dây là hợp đồng phân chia tài sản chung.
Về bản chất đây là một hợp đồng. Vậy tại sao Luật không sử dụng thuật ngữ
“hợp đồng phân chia tài sản chung” mà lại sử dụng thuật ngữ “văn bản thỏa
thuận”? Điều này sẽ gây ra một số cách hiểu khác nhau về “văn bản thỏa
thuận” này. Hơn nữa, văn bản này có được chứng thực hay không? Đây
cũng là một vấn đề mà pháp luật cần có bổ sung.
1. Nguyên tắc chia tài sản chung
Áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn quy định tại Điều
59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (nội dung nguyên tắc này sẽ được nêu
và phân tích cụ thể ở phần chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn).
2. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời
điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản
không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày
lập văn bản.
Ví dụ: Ngày 2/9/2015, vợ chồng anh chị A lập văn bản thỏa thuận phân
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Trong văn bản anh chị không thỏa
thuận thời điểm có hiệu lực của việc phân chia này. Vậy, ngày 2/9/2015 sẽ là
ngày có hiệu lực của văn bản phân chia này.
Vấn đề đặt ra: Nếu trong trường hợp không xác định được ngày lập văn
bản thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực được xác định như thế nào?
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao

dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

2


Họ và tên: Trần Quốc Việt

sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình
thức mà pháp luật quy định.
Ví dụ: anh A và chị B thỏa thuận phân chia một diện tích đất 100m 2 là tài
sản chung của anh chị, khi đó thỏa thuận này có hiệu lực nếu được chứng thực
hoặc công chứng theo quy định của pháp luật, do những giao dịch liên quan đến
chuyển quyền sử dụng đất phải công chứng hoặc chứng thực. Nhưng khi quy
định về vấn văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, Luật bắt buộc phải công chứng
văn bản thỏa thuận. Vậy, quy định về điều kiện có hiệu lực như ví dụ này được
hiểu như thế nào? Nếu quy định văn bản thỏa thuận phân chia diện tích đất này
được chứng thực thì là không cần thiết vì bắt buộc phải công chứng. Vậy quy
định này có nghĩa là các bên phải lập một hợp đồng khác liên quan đến việc chia
quyền sử dụng đất để công chứng, chứng thực? Ở đây có sự trùng lặp hay
không? Pháp luật nên có hướng dẫn cụ thể về cách hiểu quy định này.
Ngoài ra, hình thức của giao dịch liên quan đến tài sản đó ở đây là hình
thức gì? Liệu pháp luật còn quy định hình thức gì ngoài hình thức văn bản và lời
nói. Tuyệt nhiên, trong trường hợp này không thể bằng lời nói. Nếu hình thức là
hợp đồng thì văn bản thỏa thuận này có là hợp đồng hay không? Hay vẫn mang
tên gọi là “văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung”.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài
sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp
luật. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước
thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường

hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp
pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

3


Họ và tên: Trần Quốc Việt

Trong trường hợp này, pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể về cách hiểu
các thuật ngữ “lợi ích gia đình”, “quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành
niên”, “ảnh hưởng nghiêm trọng”.
+ Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: Nghĩa vụ nuôi dưỡng,
cấp dưỡng; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án
tuyên bố phá sản; Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; Nghĩa vụ nộp thuế hoặc
nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy
định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hậu quả của việc chia tài sản chung
- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được
chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản
chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Ví dụ: Anh A và chị B thỏa thuận phân chia tài sản chung gồm 30% cổ
phần tại Công ty C. Theo đó, mỗi người có 15% Cổ phần. Phần lợi tức trên 15%
cổ phần của mỗi người thuộc sở hữu riêng của mỗi người.
- Thỏa thuận của vợ chồng về chia tài sản chung không làm thay đổi quyền,

nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Quy định này là thừa bởi vì tại Điều về hiệu lực của văn bản thỏa thuận
phân chia tài sản chung đã có một quy định tương tự đó là: “Quyền, nghĩa vụ về
tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài
sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác”. Về bản chất hai quy định này không khác nhau. Như vậy, có sự
nhầm lần giữa hậu quả và hiệu lực của văn bản thỏa thuận này.
4. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung
- Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền
thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

4


Họ và tên: Trần Quốc Việt

Về quy định này, có một nội dung cần phải bàn, đó là: Sau khi chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực
của việc chia tài sản chung. Sau khi chấm dứt hiệu lực, thì các tài sản đã chia là
tài sản riêng hay chung. Nếu là tài sản riêng thì mâu thuẫn với chính quy định
này. Nếu là tài sản chung thì quy định này có phần chưa hợp lý. Bởi khi đó,
phần tài sản đã chia cho mỗi người là tài sản riêng của từng người. Phần tài sản
này không thể biến thành tài sản chung khi các bên chấm dứt hiệu lực văn bản
chia tài sản. Mà nó chỉ trở thành tài sản chung khi các bên thỏa thuận chuyển
các tài sản đó bằng tài sản chung.
Ngoài ra, “việc chấm dứt hiệu lực của văn bản phân chia tài sản chung”
không phải là căn cứ để xác lập tài sản chung theo Luật. Quy định này tạo ra sự
“vòng vo” về mặt luật pháp.
- Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài

sản chung có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng
của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Kiến nghị: Không nên quy định việc chấm dứt hiệu lực của văn bản thỏa
thuận phân chia tài sản. Nếu các bên có nhu cầu tái xác lập các tài sản đó
thành tài sản chung thì họ lập văn bản thỏa thuận khác và đương nhiên văn
bản thỏa thuận phân chia hết hiệu lực.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực
của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được
thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt
hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Quy định này cũng có điểm bất hợp lý. Khi các bên thỏa thuận phân chia
tài sản chung thì các tài sản được phân chia là tài sản riêng của mỗi người. Họ
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

5


Họ và tên: Trần Quốc Việt

không cần thiết phải thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.
Họ hoàn toàn có quyền đưa các tài sản riêng đã chia thành tài sản chung một lần
nữa và văn bản này không cần Tòa án công nhận. Khi đó thỏa thuận phân chia
đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Nếu theo quy định này thì thỏa thuận đó vẫn chưa hết hiệu lực khi Tòa án
chưa công nhận. Vậy tại thời điểm đó, các bên đưa các tài sản riêng này thành
tài sản chung. Trong trường hợp này việc đó là hợp pháp. Và nếu vậy thì văn
bản phân chia còn hiệu lực hay không? Tại thời điểm này, văn bản phân chia tài

sản chưa hết hiệu lực và văn bản thỏa thuận sáp nhập thành tài sản chung đang
có hiệu lực. Đã xuất hiện mâu thuẫn.
II. CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN
1. Các nguyên tắc chung
a. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố
sau đây: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ,
chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của
vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích
chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên
có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm
quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Bình luận: Nguyên tắc này không quá khó hiểu về thuật ngữ “chia đôi”.
Điều khó hiểu ở đây là làm thế nào để xác định được các yếu tố được liệt kê
kèm theo và xác định khối lượng tài sản như thế nào từ các yếu tố đó. Có định
lượng được các yếu tố đó hay không?
b. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia
được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật
có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần
chênh lệch.
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

6


Họ và tên: Trần Quốc Việt

- Bình luận: Trường hợp này xác định giá trị tài sản như thế nào. Cơ quan
nào có thẩm quyền định giá, việc định giá có cần thành lập Hội đồng hay
không? Giá thị trường hay giá cố định của tài sản được dùng làm cơ sở để định
giá? Và nếu là giá trị trường thì xác định như thế nào? Các Nghị định nên có

hướng dẫn cụ thể hơn về nguyên tắc này.
c. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường
hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng
với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán
phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ
chồng có thỏa thuận khác.
d. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình.
- Bình luận: Nên có quy định cụ thể hóa nội dung nguyên tắc này. Bởi vì,
bản thân nguyên tắc này mang tính định tính rất khó định lượng.
e. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi
ly hôn: Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu
lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định
tại các điều 27, 37 và 45 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và quy định
của Bộ luật dân sự để giải quyết.
2. Các nguyên tắc trong một số trường hợp cụ thể
a. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình: Trong
trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ
chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc
chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào
công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

7


Họ và tên: Trần Quốc Việt


chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối
tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được
thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ
chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì
khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để
chia theo quy định.
b. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn: Quyền sử dụng đất là
tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. Việc chia quyền sử
dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
- Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả
hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo
thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
theo các nguyên tắc chung. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều
kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh
toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
- Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây
hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền
sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia như đối với đất nông nghiệp trồng
cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản trong trường hợp không chung với hộ gia
đình. Vậy, tại sao cùng một loại đất, cùng một cách chia mà lại đặt vào hai
khoản khác nhau của cùng một Điều?
- Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng,
đất ở thì được chia theo các nguyên tắc chung.
- Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai:
Nếu quy định như này có nghĩa là các loại đất đã liệt kê bên trên, khi phân chia
không cần tuân theo quy định của pháp luật về đất đai à? Thiết nghĩ, quy định
này nên được thiết kế lại sao cho đảm bảo tính khái quát và logic.
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20


8


Họ và tên: Trần Quốc Việt

- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền
sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có
quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết
theo quy định tại Điều 61 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
c. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn: Nhà ở thuộc sở hữu riêng
của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng
của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền
lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
d. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh: Vợ, chồng đang
thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận
tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng,
trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
3. Việc áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu
của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo các nguyên tắc đã
nêu trên.
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải
quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không
đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng các nguyên tắc như đối với trường hợp chế độ tài sản
của vợ chồng theo luật định.
III. CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG TRƯỜNG
HỢP MỘT BÊN CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT

1. Nguyên tắc chung
- Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn
sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

9


Họ và tên: Trần Quốc Việt

định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người
khác quản lý di sản.
Ví dụ: A và B là vợ chồng, A bị tai nạn giao thông và đã chết. Lúc này, B
sẽ quản lý phần tài sản chung.
- Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia
đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của
vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của
pháp luật về thừa kế.
Trong ví dụ trên: Nếu các con của A và B có yêu cầu chia di sản của A thì
A và B mỗi người một nửa tài sản chung, nếu A và B không có thỏa thuận khác
khi A còn sống. Phần di sản của A được chia theo pháp luật về thừa kế.
- Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu
Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Cũng trong ví dụ trên, nếu A và B chỉ có duy nhất một ngôi nhà là tài sản
chung, B không có nơi sinh sống nào khác thì lúc đó B có quyền yêu cầu Tòa
san hạn chế phân chia di sản.
2. Nguyên tắc trong trường hợp cụ thể
- Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo các nguyên tắc
chung, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

IV. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã đề cao sự thỏa thuận của vợ chồng
trong việc xác lập và phân chia tài sản chung, đảm bảo sự tự do ý chí của các bên
trong quan hệ hôn nhân, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
đối với tài sản chung và tạo ra cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp liên
quan đến tài sản chung.
Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

10


Họ và tên: Trần Quốc Việt

- Các nguyên tắc phân chia tài sản chung đã được xác lập một cách khá căn
bản, rõ ràng, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn giải quyết các tranh chấp, góp phần
hạn chế các tranh chấp về tài sản chung có thể phát sinh.
2. Hạn chế
- Đây mới chỉ là các nguyên tắc chung và pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể
hơn nữa việc áp dụng các nguyên tắc này trong phân chia tài sản chung.
- Một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa rõ ràng cần phải kịp thời
có hướng dẫn cụ thể để thực hiện.
* Ghi chú: Bài viết trên có trích dẫn, sử dụng các quy định của Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014. Tuy nhiên, người viết xin phép không nêu trích
dẫn tên các Điều luật cụ thể để tránh làm rối văn bản.

Lớp: Cao học luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Khóa 20

11




×