Bài tập lớn học kỳ Luật hôn nhân và gia đình
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………….1
I. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………1
1. Khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng………………………………….1
2. Chế độ tài sản của vợ chồng trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình
của nước ta từ năm 1945 đến nay……………………………………………..2
a. Chế độ cộng đồng toàn sản (chế độ tài sản của vợ chồng theo tiêu chuẩn cộng
đồng)……………………………………………………………………………3
b. Chế độ cộng đồng tạo sản…………………………………………………….3
II. Những điểm khác nhau giữa chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 và lý giải những điểm khác nhau này………………4
1. Tài sản chung của vợ chồng………………………………………………..4
2. Tài sản riêng của vợ, chồng………………………………………………...8
3. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn…………………………………………8
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ…………………………………………………………..10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………11
1
Bài tập lớn học kỳ Luật hôn nhân và gia đình
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, mỗi chế độ xã hội đều quy
định một chế độ tài sản giữa vợ chồng cho phù hợp với phong tục tập quán và hoàn
cảnh kinh tế xã hội. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã
ban hành các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của đất nước, mà cụ thể là các bộ luật: Hôn nhân và gia đình 1959, Hôn
nhân và gia đình 1986, Hôn nhân và gia đình 2000. Vậy chế độ tài sản của vợ chồng
được quy định trong các văn bản nêu trên có điều gì khác nhau và vì sao lại có sự
khác nhau đó? Em xin được trình bày trong đề tài nghiên cứu của mình đó là: “Nêu
và lý giải điểm khác nhau giữa chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia
đình năm 1959, luật Hôn nhân và gia đình 1986 và luật Hôn nhân và gia đình 2000”,
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng.
Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống
của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và
chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và
phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu
sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế
được gọi là “Chế độ tài sản của vợ chồng”.
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về
(sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản,
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp
và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.
2. Chế độ tài sản của vợ chồng trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình
của nước ta từ năm 1945 đến nay.
2
Bài tập lớn học kỳ Luật hôn nhân và gia đình
Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay,
không quy định chế độ tài sản ước định của vợ chồng mà quy định chế độ tài sản
pháp định tức là chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật.
Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu từ trước về
căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng
(nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường
hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên
quan đến các khoản nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng.
Để thiết lập một chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống, tập quán và thực tế cuộc sống trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình, các nhà làm luật thường dựa trên hai quan niệm để
chia chế độ tài sản pháp định thành hai loại:
- Đời sống chung của vợ chồng đòi hỏi cần thiết phải có khối tài sản cộng đồng
(tài sản chung của vợ chồng). Theo quan niệm này, thì chế độ tài sản của vợ chồng
được thiết lập theo tiêu chuẩn cộng đồng.
- Trong quan hệ vợ chồng không bắt buộc và không cần thiết phải có một khối
tài sản chung. Cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu riêng của vợ, chồng; tài
sản của bên này phải được độc lập với bên kia. Theo quan niệm này thì chế độ tài
sản của vợ chồng được dự liệu theo tiêu chuẩn phân sản (không có tài sản chung của
vợ chồng).
Tuy nhiên, để pháp luật được đảm bảo thực hiện, áp dụng thuận lợi trong cuộc
sống (có tính khả thi), nhà làm luật vẫn có thể dung hòa hai quan điểm trên để thiết
lập một chế độ tài sản cho phù hợp. Tức là chế độ tài sản của vợ chồng theo hai quan
niệm trên không có tính cách tương phản nhau một cách tuyệt đối, các nhà làm luật
vẫn dự liệu có những chế độ tài sản của vợ chồng có tính cách cộng đồng nhiều hay
ít; có tính cách phân sản nhiều hay ít; chế độ tài sản này có thể kết hợp cùng với chế
3
Bài tập lớn học kỳ Luật hôn nhân và gia đình
độ tài sản kia. Ta có thể thấy rõ việc kết hợp này trong quy định về chế độ tài sản
của vợ chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và luật Hôn nhân và gia
đình 2000 của nước ta.
a. Chế độ cộng đồng toàn sản (chế độ tài sản của vợ chồng theo tiêu chuẩn cộng
đồng)
Theo chế độ tài sản này thì tất cả các tài sản mà vợ, chồng có được đều thuộc
khối tài sản chung của vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài
sản riêng. Đối với những mà một bên vợ, chồng có từ trước khi kết hôn do công sức
của vợ, chồng tạo dựng hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng; những tài sản mà
vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, không kể nguồn gốc, công sức đóng góp
của vợ, chồng; những tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong
thời kỳ hôn nhân đều được gọi là tài sản chung của vợ chồng.
Chế độ tài sản này thường không được phổ thông, không được các cặp vợ
chồng lựa chọn theo hôn ước hoặc không được các nhà làm luật “thiết kế” thành chế
độ tài sản pháp định do có một số hạn chế như dẫn tới sự bất công khi một bên vợ
hoặc chồng không có tài sản, không có công sức đóng góp tạo ra tài sản chung của
vợ chồng nhưng vẫn được hưởng quyền lợi từ khối tài sản này; không đảm bảo được
quyền lợi chính đáng của mỗi bên vợ, chồng khi họ có tài sản riêng từ trước khi kết
hôn;… Văn bản Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 của Nhà nước ta đã lựa chọn
chế độ cộng đồng toàn sản này để áp dụng cho các cặp vợ chồng.
b. Chế độ cộng đồng tạo sản.
Dưới chế độ tài sản này, tài sản chung của vợ chồng chỉ bao gồm những tài sản
mà vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, cùng với các hoa lợi, lợi tức thu được từ
tài sản của hai vợ chồng. Đối với những tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có được từ
trước khi kết hôn, được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân
(không kể là động sản hay bất động sản) sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng.
4
Bài tập lớn học kỳ Luật hôn nhân và gia đình
Chế độ cộng đồng tạo sản là chế độ mà các cặp vợ chồng khi lập hôn ước lựa chọn
nhiều nhất bởi những ưu điểm của nnó, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường,
khoa học, kỹ thuật phát triển, cùng những tính chất linh hoạt cho vợ, chồng định
đoạt tài sản của mình khi thực hiện theo chế độ tài sản này. Hai văn bản Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng lựa chọn
chế độ cộng đồng tạo sản này để áp dụng cho các cặp vợ chồng từ khi xác lập quan
hệ hôn nhân.
II. Những điểm khác nhau giữa chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn
nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 và lý giải những điểm khác nhau này.
1. Tài sản chung của vợ chồng
Về chế độ tài sản của vợ chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 của Nhà
nước ta dự liệu chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản. Điều 15
quy định: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với
tài sản có trước và sau khi cưới”. Theo đó, ta thấy Luật không thừa nhận vợ chồng
có tài sản riêng, tất cả tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hay được tạo ra
trong thời kỳ kết hôn; dù vợ,chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hay vợ
chồng được tặng cho chung, thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc, công sức
đóng góp, đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng. Vợ, chồng có quyền bình
đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ
phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó.
Khác với quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia
đình 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định đó là chế độ cộng đồng tạo
sản, với phạm vi thành phần khối tài sản chung của vợ chồng hẹp hơn rất nhiều so
với chế độ cộng đồng toàn sản mà Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 áp dụng.
Điều 14 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo
5