Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

GIÁO TRÌNH KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.63 MB, 218 trang )

LỜI GIỚI THIỆU

Page 1 of 218

BỘ Y TẾ

GIÁO TRÌNH

KÝ SINH TRÙNG
THỰC HÀNH
(DÙNG CHO ðÀO TẠO CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM)
MÃ SỐ: ðK.01.Z.15

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2008

Chỉ ñạo biên soạn:
VỤ KHOA HỌC VÀ ðÀO TẠO – BỘ Y TẾ

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 2 of 218

Chủ biên:
PGS. TS. LÊ THỊ XUÂN


Những người biên soạn:
CN. VÕ THỊ MỸ DUNG
CN. NGUYỄN THỊ HIỆN
CN. TRỊNH TUYẾT HUỆ
CN. NGUYỄN HỒ PHƯƠNG LIÊN
PGS.TS. LÊ THỊ XUÂN

Tham gia tổ chức bản thảo:
ThS. PHÍ VĂN THÂM
TS. NGUYỄN MẠNH PHA

LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiện một số ñiều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & ðào tạo và Bộ Y tế ñã ban hành chương trình
khung ñào tạo Cử nhân xét nghiệm. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các môn cơ sở và chuyên
môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách ñạt chuẩn chuyên môn trong công tác ñào tạo
nhân lực y tế.
Giáo trình KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH ñược biên soạn dựa vào chương trình giáo dục của Trường
ðại học Y Dược TP Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung ñã ñược phê duyệt. Giáo trình ñược
PGS.TS. Lê Thị Xuân (Chủ biên), CN. Võ Thị Mỹ Dung, CN. Nguyễn Thị Hiện, CN. Trịnh Tuyết Huệ, CN.
Nguyễn Hồ Phương Liên biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa
học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện ñại và thực tiễn Việt Nam.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU


Page 3 of 218

Giáo trình KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH ñã ñược Hội ñồng chuyên môn thẩm ñịnh sách và tài liệu
dạy – học chuyên ngành Cử nhân xét nghiệm của Bộ Y tế thẩm ñịnh năm 2008. Bộ Y tế quyết ñịnh ban hành
tài liệu dạy – học ñạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai ñoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 ñến 5 năm,
sách phải ñược chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.
Bộ Y tế chân thành cảm ơn các tác giả và Hội ñồng chuyên môn thẩm ñịnh ñã giúp hoàn thành cuốn
sách; cảm ơn PGS.TS. Vũ ðức Chính, PGS.TS. Hoàng Tân Dần ñã ñọc và phản biện ñể cuốn sách sớm hoàn
thành, kịp thời phục vụ cho công tác ñào tạo nhân lực y tế.
Lần ñầu xuất bản, chúng tôi mong nhận ñược ý kiến ñóng góp của ñồng nghiệp, các bạn sinh viên và các
ñộc giả ñể lần xuất bản sau sách ñược hoàn thiện hơn.
VỤ
KHOA HỌC VÀ ðÀO TẠO – BỘ Y TẾ

LỜI NÓI ðẦU
Giáo trình Ký sinh trùng thực hành ñược biên soạn cho sinh viên khoa Kỹ thuật Y học có mục ñích
hướng dẫn cho những sinh viên học môn Ký sinh trùng nhằm hoàn thiện khả năng chẩn ñoán dựa trên một số
thông tin lâm sàng cơ bản và xét nghiệm bệnh phẩm bằng cách xem kính hiển vi, cấy. Một số kỹ thuật miễn
dịch cũng ñược ñề cập ñến.
Giáo trình gồm có ba phần:
Phần một: Phần kỹ thuật trình bày những kỹ thuật xét nghiệm cơ bản bao gồm phương pháp thu thập,
bảo quản, xử lý bệnh phẩm.
Phần hai: ðịnh danh, gồm các hình ảnh các ký sinh trùng và vi nấm gây bệnh thường gặp ở nước ta.
Ngoài việc các sinh viên phải nắm vững các kỹ thuật ñược giới thiệu, ñiều chúng tôi quan tâm hơn nữa
là sinh viên phải biết ñược ưu, nhược ñiểm của các phương pháp ñược chọn, phải hiểu ích lợi và hạn chế của
nó. Sinh viên cần phải biết lựa chọn các phương pháp chẩn ñoán phù hợp với từng loại ký sinh trùng và từng
loại bệnh phẩm.
Nội dung các kỹ thuật trình bày trong giáo trình này có thể không ñược ñầy ñủ, nhưng nó cũng chứa
ñựng các phương pháp phổ biến nhất và ñủ dùng cho các phòng xét nghiệm lâm sàng ở nước ta.
Trong cuốn giáo trình này, chúng tôi ñã cố gắng trình bày những ñiểm ñặc trưng về hình thể ñể phân

biệt ký sinh trùng và giải thích làm thế nào ñể xác ñịnh chúng.
Phần ba: Phụ lục, giới thiệu các hóa chất thường dùng trong xét nghiệm ký sinh trùng ñường ruột; các
hóa chất, thuốc nhuộm và môi trường trong xét nghiệm nấm.
Những hình ảnh minh họa, mặc dù không hoàn chỉnh nhưng cũng khá ñầy ñủ về số lượng và chất lượng,
cung cấp một cách khái quát về hình thái của ký sinh trùng và vi nấm cũng như các kỹ thuật phát hiện chúng.
Các tác giả là những người làm việc ở phòng thí nghiệm trong nhiều năm qua và có kinh nghiệm giảng
dạy về môn Ký sinh trùng, hy vọng rằng cuốn sách này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho sinh viên
nhằm giúp họ có kiến thức về thực tiễn chẩn ñoán ký sinh trùng, giúp cho việc phòng, chữa bệnh ñạt hiệu
quả.
Do trình ñộ và thời gian có hạn, chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót về chuyên môn cũng như in
ấn, rất mong nhận ñược sự góp ý của các sinh viên và ñồng nghiệp ñể lần xuất bản sau giáo trình ñược hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 4 of 218

CÁC TÁC GIẢ

PHẦN MỘT

KỸ THUẬT
Bài 1


CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 5 of 218

ða số ký sinh trùng (KST) không thể nhận thấy bằng mắt thường mà cần có những dụng cụ quang học
ñể phóng ñại chúng lên như kính lúp, kính hiển vi. Tùy theo yêu cầu của kỹ thuật, kính hiển vi còn cần có
những phụ tùng ñể ño kích thước KST, tụ quang nền ñen,…

1. NHẮC LẠI CẤU TRÚC CỦA KÍNH HIỂN VI
Kính hiển vi là một công cụ thường dùng và quan trọng nhất của một phòng xét nghiệm KST. Kính hiển
vi có thể có những hình dạng khác nhau tùy theo mẫu sản xuất, nhưng cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm có
những bộ phận:
Thị kính là một thấu kính nằm ở phía trên ñể mắt nhìn ảnh qua vật kính. Có 3 loại thị kính x5, x10,
x15; loại x10 thường ñược dùng nhiều nhất.
Ống kính là một ống mà ánh sáng phải ñi qua từ vật kính ñến thị kính và có chức năng giữ thị kính và
vật kính nằm cách nhau một khoảng nhất ñịnh.
ðĩa mang vật kính là một bộ phận có 4 lỗ ñể gắn vật kính, khi xoay sẽ ñưa vật kính cần sử dụng vào
ống kính.
Vật kính: ánh sáng ñi qua vật quan sát rồi ñến thấu kính này. Có 4 loại vật kính, nhưng thường dùng 3
loại:
– Vật kính x10: có thị trường lớn nhất, sau khi ñiều chỉnh ñể thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường cách
kính mang vật khoảng 16mm.
– Vật kính x 40: có ñộ phóng ñại trung bình, sau khi ñiều chỉnh ñể thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường

cách kính mang vật khoảng 4mm.
– Vật kính x100: có ñộ phóng ñại lớn nhất, sau khi ñiều chỉnh ñể thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường
cách kính mang vật khoảng 1mm. Sử dụng vật kính với dầu soi kính và dùng ốc vi cấp ñể ñiều chỉnh.
Kính tụ quang: tập trung ánh sáng.
Màng chắn ánh sáng: ñể cho ánh sáng qua nhiều hay ít ñể vào vật kính.
Gương tròn dùng ñể lấy ánh sáng, thường có 2 mặt:
– Mặt lõm: khi sử dụng vật kính x10, x40.
– Mặt phẳng: khi sử dụng vật kính x100.
Những loại kính dùng ánh sáng của bóng ñèn gắn trong thân máy không có gương.
Tiểu xa: dùng ñể giữ tiêu bản ñược gắn với một trục có một ốc dùng ñể di chuyển sang trái, sang phải
và một ốc dùng ñể di chuyển phía trước, về sau.
Thân kính mang ống kính, bàn mang mẫu vật, kính tụ quang, ốc vi cấp, ốc thứ cấp và gương.
Chân: có chức năng giữ cho kính ñược vững và ổn ñịnh.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 6 of 218

Cấu tạo kính hiển vi quang học

2. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
ðặt tiêu bản lên bàn mang tiêu bản.
ðiều chỉnh ánh sáng với gương tròn, kính tụ quang và màn chắn sáng.
Xoay trục mang vật kính x10 vào ñúng vị trí.
Vặn ốc thứ cấp ñể thấy rõ vật.

Nếu cần quan sát với ñộ phóng ñại lớn thì ñổi qua vật kính lớn hơn x40, dùng ốc vi cấp ñể ñiều chỉnh
ñến khi thấy rõ vật. Khi sử dụng vật kính x100, ta phải dùng dầu soi kính. Nhỏ 1 giọt dầu lên tiêu bản rồi ñổi
qua vật kính x100.

3. CÁCH BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI
ðặt kính hiển vi ñúng chỗ, xa hơi nóng và chỗ ẩm ướt.
Cầm kính hiển vi bằng thân kính, tay kia ñỡ chân của kính. Phải ñể ñứng kính hiển vi, không ñược ñể
kính nghiêng.
Cẩn thận không làm rơi chất ăn mòn hay bất cứ một dung dịch nào lên bàn kính.
Không ñược ñể tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.
Lau thị kính và vật kính bằng giấy lau kính trước và sau khi dùng. Khi soi với vật kính dầu, thấm giấy
lau kính với một giọt xylen ñể lau vật kính. Sau khi lau với xylen, phải lau khô ngay bằng giấy lau kính, nếu
không xylen có thể làm bong những thấu kính gắn trong vật kính.
Trước khi cất kính hiển vi, ñể vật kính nhỏ ở vị trí quan sát và hạ thấp ống kính bằng ốc lớn. Vặn nhẹ
nhàng, ñừng ấn mạnh ống kính. Nếu cẩn thận hơn, hạ tụ quang kính xuống. Nếu tụ quang kính bẩn, lau bằng
giấy lau kính khô.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 7 of 218

ðể gương nghiêng, mặt phẳng ra phía ngoài ñể tránh bụi.
Che kính hiển vi bằng bao của kính. Cất kính vào ñúng chỗ của kính, ñể lui vào phía trong, ñừng ñể
mấp mé phía ngoài.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.
2.
3.

Trình bày cách sử dụng kính hiển vi ñể quan sát một mẫu phân tươi.
Khi sử dụng kính hiển vi ñể soi lam máu, anh (chị) cần chú ý ñến yếu tố nào ñể có thể nhìn thấy rõ KST
sốt rét (KST SR) trên phết máu nhuộm?
Sau khi soi lam máu tìm KST SR, anh (chị) bảo quản kính hiển vi như thế nào trước khi cất vào tủ kính?

Bài 2

CÁCH CHUẨN ðỘ KÍNH HIỂN VI

Xác ñịnh loài KST cần dựa vào nhiều tiêu chuẩn, trong ñó có tiêu chuẩn kích thước của KST. Ta có thể
ước lượng kích thước KST bằng cách so sánh với một vật ñã biết kích thước trước như hồng cầu, nhưng cách
này không cho ta kết quả chính xác. ðể ño ñược chính xác kích thước KST, ta dùng thước trắc vi ñặt trong
thị kính.

1. DỤNG CỤ
– Kính hiển vi 2 mắt với các vật kính x 10, x 40, x 100
– Dầu
– Giấy lau kính
– Thước trắc vi thị kính (chia thành 50 ñơn vị)
– Thước trắc vi nền với 2 ñộ chia 0,1 và 0,01mm
– Thị kính (nên sử dụng thị kính x10):
+ Thước trắc vi nền có kích thước bằng lam kính bình thường và ở giữa có những gạch cách nhau 0,1 và
0,01mm
+ Thước trắc vi ñặt ở thị kính là một ñường thẳng ñược chia thành 50 vạch. Tùy theo ñộ phóng ñại của
vật kính, các vạch này có các số ño khác nhau.


file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 8 of 218

2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Tháo thị kính ra và ñặt thước trắc vi thị kính vào (mặt khắc vạch hướng xuống dưới). ðặt thị kính trở
lại vị trí cũ.
ðặt thước trắc vi nền lên bàn kính hiển vi.
Di chuyển bàn kính sao cho 2 thước nằm chồng lên nhau, vạch 0 trên thước trắc vi thị kính trùng với
vạch 0 trên thước trắc vi nền.
Nhìn phía bên phải vạch 0 của thước trắc vi nền ñể tìm ñiểm mà 1 vạch của thước trắc vi thị kính
trùng với 1 vạch của thước trắc vi nền, ñiểm trùng này gọi là ñiểm Y. Khoảng cách sẽ thay ñổi tùy theo các
vật kính sử dụng (x10, x40, x100).
ðếm số vạch chia trên thước trắc vi thị kính, từ số 0 ñến vạch trùng lắp (Y). ðếm số vạch chia
(0,1mm) trên thước trắc vi nền từ vạch 0 ñến vạch trùng lắp (Y), Tính ñoạn ñếm ñược trên thước trắc vi thị
kính theo công thức sau:

N = Số vạch ñếm ñược trên thước trắc vi nền (mm).
n = Số vạch ñếm ñược trên thước trắc vi thị kính (mm).
Ví dụ: Ở vật kính x10, ta có N = 0,3mm, n = 40.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009



LỜI GIỚI THIỆU

Page 9 of 218

Ví dụ: ðo chiều dài của trứng giun kim.
ðặt tiêu bản lên bàn kính, quan sát trứng với vật kính ×10, chiều dài của trứng giun kim tương ứng với 8
khoảng chia của thước trắc vi thị kính.
Ta ñã có ñơn vị thị kính ở vật kính x10 là 7,5mm, chiều dài của trứng giun kim sẽ là 7,5mm x 8 =
60mm.
Lưu ý:
– Mỗi ñộ phóng ñại của vật kính (x10, x40 và x100) có ñơn vị thị kính khác nhau, vì mỗi vạch của
thước trắc vi nền sẽ thay ñổi kích thước trong khi vạch của thước trắc vi thị kính vẫn duy trì kích thước cũ.
Vì vậy, cần phải chuẩn ñộ cho từng loại vật kính và ghi lại các ñơn vị này lên kính hoặc tờ giấy dán gần kính
ñể dễ tra cứu.
– Khi muốn có số ño của KST thì chỉ cần nhân số vạch ño ñược với ñơn vị thị kính ñể có kích thước
thật.
– Sau khi mỗi vật kính ñã ñược chuẩn ñộ, ta không trao ñổi thị kính chứa thước trắc vi và những vật
kính của kính hiển vi này với thị kính hoặc vật kính của kính hiển vi khác. Phải sử dụng vật kính và thị kính
ñã ñược chuẩn ñộ.
– Nên chuẩn ñộ ñịnh kỳ ñể bảo ñảm tính chính xác.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.
2.
3.

Tạo sao cần phải biết kích thước của KST?
Trình bày cách tính ñơn vị thị kính.

Làm thế nào ñể ño kích thước của trứng giun ñũa?

Bài 3

THU THẬP VÀ BẢO QUẢN PHÂN
ðỂ XÉT NGHIỆM TÌM KÝ SINH TRÙNG

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 10 of 218

1. THU THẬP BỆNH PHẨM
Có nhiều phương pháp lấy bệnh phẩm, việc quyết ñịnh chọn phương pháp nào dựa vào giá trị và giới
hạn của mỗi phương pháp. Nếu bệnh phẩm không ñược lấy và xử lý ñúng yêu cầu kỹ thuật, chúng ta có thể
không phát hiện ñược mầm bệnh.
1.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước khi lấy phân
Nhiều kết quả xét nghiệm phân là âm giả tạo do bệnh nhân không ñược hướng dẫn ñầy ñủ hay hướng
dẫn không ñúng cách. Phải hướng dẫn bệnh nhân một cách cẩn thận; tốt nhất là phòng thí nghiệm ñưa cho
bác sĩ ñiều trị những bản in sẵn những chi tiết cần thiết ñể phát cho bệnh nhân ñược chỉ ñịnh xét nghiệm
phân.
Dặn bệnh nhân trong 3 ngày trước khi lấy bệnh phẩm, tránh dùng những loại thuốc và thực phẩm có thể
làm cho việc nhận dạng KST khó khăn như:
– Thuốc: Bismuth, Magnesium, Kaolin, Baryte, thuốc ñặt vào hậu môn có dầu, mỡ.
– Thực phẩm nhiều cặn bã: ngũ cốc, bắp cải, salad, quả có nhiều hạt nhỏ, nhiều chất béo, dầu, mỡ.
Bệnh nhân nên ăn chế ñộ ít chất bã như: bánh, ñồ ăn loãng, trứng, sữa, gan,….


1.2. Lấy bệnh phẩm
1.2.1. Tại phòng xét nghiệm
Tốt nhất nên lấy phân tại phòng xét nghiệm.
– Lọ ñựng phân:
+ Cần phải khô và sạch, bằng nhựa trong hoặc giấy carton không thấm nước hoặc thủy tinh.
+ Có miệng rộng, nắp vặn chặt.
+ Có dán nhãn ñể ghi họ, tên, tuổi, ñịa chỉ của bệnh nhân và ghi ngày, giờ lấy bệnh phẩm.
– Cách lấy phân:
+ Có thể lấy bất cứ chỗ nào của khuôn phân ñể tìm trứng giun, sán. Nhưng ñể phát hiện ñơn bào, nên lấy
phân ở chỗ bất thường như máu, nhày, lỏng, bọt hoặc lấy phân ngay trong trực tràng.
+ Không ñược lấy phân lẫn với nước tiểu, dầu, các chất muối Mg, Al, Ba, Bi, Fe vì các chất ñó làm biến
dạng ñơn bào.
+ Nếu cho bệnh nhân uống thuốc xổ, chỉ nên cho uống sulfat natri và sẽ lấy phân khi bệnh nhân ñi ngoài
lần thứ hai hay thứ ba sau khi uống thuốc.
– Lượng phân cần lấy:
+ Thay ñổi tùy theo mục ñích và kỹ thuật xét nghiệm, thường chỉ cần khoảng 5 – 10 gam phân (khoảng
bằng hạt lạc) ñể có thể ñủ làm nhiều phương pháp.
+ Trong một số trường hợp như tìm giun, ñốt sán, các bệnh về bộ tiêu hoá phải lấy toàn bộ số lượng
phân ñược thải ra ñể có thể thấy ñược KST và màng nhày hay mô bì bị tróc ra cùng với phân.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 11 of 218


1.2.2. Ngoài phòng xét nghiệm
Lấy phân ở ngoài phòng xét nghiệm là ñiều bất ñắc dĩ, cần tôn trọng những nguyên tắc sau:
– Phải gửi ñến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất, ñặc biệt là ñơn bào, phân phải luôn ñược giữ
ấm.
– Không ñược giữ ở nhiệt ñộ lạnh quá.
– Nếu ở xa: giữ hộp phân trong nước ấm 37oC và ñồng thời lấy một chút phân cho vào một trong những
dung dịch cố ñịnh:
+ MIF: Merthiolate Iod Formol.
PVA: Polyvinyl Alcohol.
F2AM: Formol + Phenol + Alcool + Xanh Methylene.
1.3. Thời gian xét nghiệm phân
Sau khi thu hồi bệnh phẩm cần xét nghiệm ngay, càng sớm càng tốt. Thời gian từ khi lấy mẫu ñến khi
khảo sát:
– Phân bình thường cần xét nghiệm trong vòng 12 – 24 giờ hoặc có thể ñể 1 – 2 ngày trong tủ lạnh.
– Phân mềm, nhão, lỏng hay có màng nhày và máu cần phải xem ngay trong vòng 30 phút sau khi lấy.
Trong trường hợp sau khi lấy phân mà chưa xét nghiệm ngay hoặc lấy phân tại nhà ở xa, nên bảo quản
phân bằng cách ñể phân trong các dung dịch ñịnh hình (fixative) ñể trứng giun, sán không phát triển, ñơn bào
không bị thoái hóa.

2. HÓA CHẤT BẢO QUẢN PHÂN
– ðể bảo quản hình thể và ngăn sự phát triển tiếp tục của trứng và ấu trùng giun, sán, phân ñược ñựng
trong chất bảo quản ngay lập tức sau khi lấy (bệnh nhân lấy) hoặc khi phòng xét nghiệm nhận bệnh phẩm.
– Một số chất cố ñịnh ñược ưa dùng là: formol, sodium acetat–acetic acid–formol (SAF), dung dịch
Schaudinn, polyvinyl alcohol (PVA).
– Khi chọn phương pháp cố ñịnh, phải ñảm bảo chất cố ñịnh ñược chọn phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm
sẽ làm. Vì mỗi chất cố ñịnh có tính chất riêng, không thể dùng cho tất cả các loại kỹ thuật xét nghiệm.

2.1. Formol
Formol ñặc biệt thích hợp ñể cố ñịnh ấu trùng giun, sán và bào nang ñơn bào. Hai nồng ñộ thường dùng
là 5% cho bào nang ñơn bào và 10% cho trứng và ấu trùng giun, sán.

ðể giữ hình dạng ñơn bào ñược tốt, nên pha loãng formol với dung dịch ñệm phosphat, tạo thành formol
trung hòa.

Ghi chú: Formaldehyd bán thị trường thường chỉ 37 – 40% HCHO, tuy nhiên vẫn ñược xem là 100%.
Bào nang ñơn bào, trứng nang của trùng bào tử, trứng giun, sán và ấu trùng ñược bảo quản lâu dài trong
formol 10%. Formol nóng (60OC) có thể dùng ñối với bệnh phẩm có trứng giun, sán (vì trong formol lạnh,
một vài loại trứng dày sẽ tiếp tục phát triển, gây nhiễm và sống trong một thời gian dài).
Lấy vài gram phân trộn kỹ trong dung dịch formol 5 – 10%.
Ưu ñiểm:
– Cố ñịnh toàn bộ phân.
– Pha chế dễ, bảo quản lâu.
– Cặn lắng có thể làm thử nghiệm miễn dịch.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 12 of 218

Nhược ñiểm:
– Không bảo quản thể hoạt ñộng.
– Hình dạng KST không ñẹp trên phết nhuộm cố ñịnh.

2.2. Sodium acetat – acetic acid formol (SAF)
SAF ñược dùng ñể bảo quản trứng và ấu trùng giun, sán, bào nang và thể hoạt ñộng ñơn bào, trứng nang
trùng bào tử và bào tử Microsporidia.
Bệnh phẩm cố ñịnh trong SAF ñều dùng ñược với phương pháp tập trung phân và làm phết nhuộm cố

ñịnh. Khi làm phết phân ñể nhuộm, nên trộn thêm albumin vào phân ñể tăng ñộ dính của bệnh phẩm vào lam
kính.
SAF ñược coi là chất cố ñịnh mềm hơn thủy ngân clorua. Hình dạng KST sẽ không sắc nét bằng khi cố
ñịnh trong dung dịch có thủy ngân clorua. Kết hợp cố ñịnh SAF với nhuộm hematoxylin sắt cho hình dạng
tốt hơn nhuộm Trichrome.
– Thành phần:

Pha chế Albumin Mayer: trộn một thể tích lòng trắng trứng với một thể tích glycerin. Cho một giọt
hỗn hợp này lên lam kính, cho thêm một giọt cặn lắng phân SAF, trộn ñều, ñể khô ở nhiệt ñộ phòng 30 phút
rồi nhuộm.
Ưu ñiểm:
– Dùng cho tiêu bản tập trung và cố ñịnh.
– Không có hợp chất thủy ngân.
– Dễ pha chế, bảo quản lâu.
– Cặn lắng có thể làm kỹ thuật miễn dịch men.
Nhược ñiểm:
Bệnh phẩm ít bám vào lam kính.

2.3. Dung dịch Schaudinn
ðược dùng với phân tươi hoặc bệnh phẩm niêm mạc ruột, có thể dùng cho tiêu bản nhuộm cố ñịnh và
phương pháp tập trung.
Cách pha chế:
Dung dịch thủy ngân clorua bão hoà:

Dùng một cốc ñể chưng, ñun sôi ñến khi thủy ngân clorua tan. ðể yên vài giờ ñến khi tạo tinh thể.
Dung dịch cố ñịnh Schaudinn (dung dịch mẹ):

Thêm 5ml acid acetic lạnh vào 100ml dung dịch mẹ ngay khi sử dụng.
Ưu ñiểm:
– Cố ñịnh tiêu bản từ mẫu phân tươi hoặc niêm mạc ruột.


file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 13 of 218

– Bảo quản tốt thể hoạt ñộng và bào nang ñơn bào.
Nhược ñiểm:
– Không khuyến cáo dùng trong phương pháp tập trung.
– Dung dịch có chứa thủy ngân clorua, nên ñặt ra vấn ñề xử lý nước thải.
– Ít dính với bệnh phẩm lỏng hoặc nhày.

2.4. Polyvinyl alcohol (PVA)
PVA là một nhựa dẻo phối hợp với dung dịch cố ñịnh Schaudinn. Bột PVA ñược dùng như chất dính
cho bệnh phẩm phân khi hỗn hợp phân – PVA ñược trải trên lam kính, còn việc cố ñịnh vẫn là dung dịch
Schaudinn.
Dung dịch cố ñịnh PVA ñược dùng ñể bảo quản tất cả các thể của KST ñường ruột, nhất là bào nang và
thể hoạt ñộng ñơn bào cho những kỹ thuật chuyên sâu.
PVA cũng ñược dùng ñể cố ñịnh bệnh phẩm cần gửi qua bưu ñiện ñến những phòng thí nghiệm chuyên
sâu, rất tốt với bệnh phẩm lỏng và pha theo tỷ lệ 3 phần PVA với 1 phần phân.
Cách pha chế:

Trộn các dịch lỏng vào cốc 500ml, thêm bột PVA vào (không khuấy). ðậy cốc bằng ñĩa Petri lớn, giấy
sáp hoặc lá kim loại, ñể qua ñêm. ðun từ từ ñến 75oC, lấy cốc ra và khuấy trong khoảng 30 phút ñến khi có
dung dịch ñồng nhất như sữa.
Ưu ñiểm:

– Có thể làm tiêu bản cố ñịnh và phương pháp tập trung.
– Bảo quản tốt bào nang và thể hoạt ñộng ñơn bào.
– Bảo quản lâu (hàng năm) trong lọ kín ở nhiệt ñộ phòng.
– Bệnh phẩm có thể gửi bằng bưu ñiện ñến phòng thí nghiệm chuyên sâu.
– Trứng Trichuris trichura và bào nang Giardia lambia trong phương pháp tập trung dễ nhận ra như
trong phương pháp formol–ether.
Nhược ñiểm:
– Hình dạng ấu trùng Strongyloides stercoralis không ñẹp như cố ñịnh bằng formol. Trứng nang
Isospora belli có thể không quan sát ñược (formol tốt hơn).
– Dung dịch có chứa thủy ngân, nên ñặt ra vấn ñề xử lý nước thải.
– Có thể trở nên trắng và sệt do mất nước hay do làm lạnh.
– Khó pha chế trong phòng thí nghiệm.
– Không thể dùng tiêu bản ñể làm kỹ thuật miễn dịch men.

2.5. PVA cải tiến
PVA ñược cải tiến không chứa thủy ngân, mà thay vào ñó người ta dùng sulfat ñồng hoặc sulfat kẽm.
Sulfat ñồng không cho kết quả tốt như thủy ngân clorua. Sulfat kẽm ñược dùng trong nhuộm Trichrome.
Ưu ñiểm:
– Dùng ñược cho phết nhuộm cố ñịnh và phương pháp tập trung.
– Không chứa thủy ngân.
– Cố ñịnh bằng sulfat kẽm cho kết quả tốt hơn vì thế nhiều người thích dùng PVA có chứa sulfat kẽm

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 14 of 218


hơn sulfat ñồng.
Nhược ñiểm:
– Hình dạng của bào nang và thể hoạt ñộng ñơn bào khó thấy khi cố ñịnh bằng sulfat ñồng, ñặc biệt khi
so sánh với thủy ngân clorua.
– ðặc ñiểm cấu tạo của ñơn bào khi nhuộm không ổn ñịnh: có thể rõ, có thể không rõ. Vì vậy, việc ñịnh
danh có thể gặp khó khăn, ñặc biệt ñối với những bào nang của ñơn bào nhỏ như Endolimax nana.

3. KỸ THUẬT LƯU GIỮ KÝ SINH TRÙNG TRONG BỆNH PHẨM
Giữ bệnh phẩm ở 40oC, có thể giữ ñược trứng giun, sán và bào nang ñơn bào nhiều ngày, nhiều tuần mà
vẫn có thể ñịnh danh ñược dễ dàng. Muốn giữ lâu phải dùng dung dịch ñịnh hình.

3.1. Trứng, ấu trùng giun, sán và bào nang ñơn bào
a) Lưu giữ trên tiêu bản làm từ phân ướt
– ðể tránh loang phải dùng lam kính sạch, rửa sạch mỡ trong dung dịch ñồng thể tích cồn – ether.
– ðể tránh khô do tiếp xúc với không khí, không bay hơi, người ta hàn tiêu bản bằng:
+ Vaselin: mẫu không giữ lâu hơn vài giờ, dùng ñể quan sát KST sống.
+ Paraffine:
Loại paraffine dùng cho mô học, hơ nóng chảy hay ñể ở tủ ấm 56oC. Phương pháp này dễ thực hiện
nhưng tiêu bản dễ bị vỡ khi va chạm.
+ Thuốc sơn móng tay:
* Phải ñể tiêu bản bốc hơi, khô bớt ở viền hàn, ấn xem còn hở không. Sau ñó hàn lần thứ 2 và ñể khô.
Phương pháp này giản dị không cần dụng cụ ñặc biệt.
* Nếu hàn kín, mẫu lưu giữ tốt, trứng giun, sán còn nguyên vẹn; ngược lại bào nang và dạng hoạt ñộng
lưu giữ không tốt.

b) Lưu giữ KST lâu dài
Dùng dung dịch formol mà nồng ñộ tùy thuộc vào ñộ cứng của phân (phân rắn dùng formol 5%; phân
sệt: formol 10%), phân có trứng giun có sức chịu ñựng cao (20%, F2AM).
– Quy trình thực hiện:

Cho phân vào dung dịch cố ñịnh theo thể tích:
1 thể tích phân + 3 thể tích dung dịch bảo quản.
Nghiền ñều, lược qua lưới kim loại ñể loại những cặn bã lớn.
ðể 1 phút ở bình thủy tinh có chân ñể loại trừ những phần tử nặng.
ðổ phần trên vào chai có nút và có nhãn.
Ghi KST có trong mẫu, ngày lấy mẫu, nồng ñộ dung dịch cố ñịnh.
+ KST ñược giữ tốt ở cặn lắng trong chai.
+ ðể làm giảm sự bốc hơi của formol, thêm vào dung dịch bảo quản 10% glycerine.
ðối với dạng hoạt ñộng của amíp.
+ Dùng dung dịch cố ñịnh và lưu giữ kể trên, dung dịch formol 10% chỉ giữ ñược amíp vài tuần, sau ñó
amíp sẽ bị ly giải.
+ Dung dịch MIF: dung dịch này ñắt tiền nhưng giữ ñược dạng hoạt ñộng của amíp nhiều năm.
+ Dung dịch PVA: giữ ñược dạng hoạt ñộng của amíp và có thể làm phết nhuộm Hematoxyline sắt.
ðối với dạng hoạt ñộng của trùng roi ñường ruột:

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 15 of 218

Những cách kể trên ñều dùng ñược nhưng không tốt vì những dạng hoạt ñộng thường thu tròn lại, không
thấy ñược như khi quan sát trực tiếp. Dung dịch tương ñối tốt là MIF, F2AM.

3.2. Giun, sán trưởng thành
a) Giun, sán tìm thấy ñã chết trong phân
– Ít có giá trị vì chúng thường ñã bị hủy hoại.

– Hóa chất thường dùng là formol 5% hoặc cồn ethylic 700.

b) Giun, sán còn sống trong phân
– Rửa bằng nước muối sinh lý.
– Phương thức cố ñịnh thay ñổi tùy theo loại giun, sán:
+ Giun:
* Lấy giun ra khỏi nước rửa ñể trong hộp Petri hay bát sứ.
* ðổ ngay cồn ethylic 700 sôi (ñun sôi cồn trong bình Erlenmeyer có khuấy từ). Cách cố ñịnh này
làm giãn giun ngay lập tức.
* Giữ trong bình thủy tinh có nút mài. Không ñậy bằng nút bấc hay cao su vì sẽ làm hư mẫu mau
chóng.
Lưu ý:
* Không cố ñịnh bằng cồn lạnh.
* Không làm chết giun trong NaCl 0,85%.
* Không dùng dung dịch formol.
+ Sán dây và sán lá:
* Kẹp sán giữa 2 lam kính ở trạng thái trải rộng, ñể cả trong hộp Petri lớn.
* Cho dung dịch cố ñịnh:

•Cồn ethylic 700 sôi.
• Dung dịch ñồng thể tích dung dịch formol 10% và cồn 700 sôi. Ngâm sán tối thiểu nửa giờ rồi mới
lấy sán ra.
Lưu mẫu:
* Bỏ dung dịch cố ñịnh.
* Lưu mẫu trong cồn 700, trong chai thủy tinh nút mài hoặc nút cao su.

c) Loại giun có kích thước nhỏ
– ðể từng lô giun trong ống nghiệm chứa cồn ethylic 700, ñậy nút bông gòn không thấm nước, bao
miệng.
– Phải dán nhãn, viết ngày bằng bút mực tàu, bút mỡ.

– ðể cả lô vào bình có nắp, dưới lót bông thấm nước, ñổ ñầy cồn ethylic 700, ñậy nắp. Tránh cồn bay
hơi (nắp phải có vòng cao su).

3.3. Những ñiều cần biết khi lưu giữ KST lâu dài
– Giun mất ñộ trong và màu tự nhiên: khi bị cố ñịnh trở nên ñục và hơi trắng nhưng giữ ñược rất lâu
trong cồn.
– Trứng giun, sán thì dễ nhận nhưng không giống hệt như trong phân tươi. Vài loại trứng như trứng giun
ñũa, trứng giun móc sẽ bị phân bào nếu dung dịch cố ñịnh không ñủ nồng ñộ (dạng phân bào không bao giờ

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 16 of 218

gặp trong phân tươi).
– Bào nang ñơn bào ở dạng tươi thì nhân có màu kém. Sau một thời gian lưu, những nhân này không
nhuộm màu nhưng lại rõ hơn là ở trạng thái tươi.
– Dạng hoạt ñộng của amíp mất nhanh chóng ñộ chiết quang trong dung dịch formol.
– Trong MIF, amíp không bị ly giải, nhận ra dễ. Ngược lại, sau khi ñể trên lam kính và ñậy bằng lá kính,
màu của chúng biến mất, không thể dùng làm mẫu ñể lâu dài trên lam kính và lá kính.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.

Thế nào là thu thập phân ñúng quy cách?
ðối với anh (chị), ñiều gì quan trọng trong khâu thu thập phân?
Theo anh (chị) hiện nay, các phòng xét nghiệm trong nước ta có chú trọng ñến việc lấy bệnh phẩm? và
kết quả của việc có/không chú trọng ñến việc lấy bệnh phẩm là gì?
Bảo quản bệnh phẩm có ích lợi gì?
Nêu tên những hóa chất bảo quản phân thường ñược dùng, cho biết ưu và nhược ñiểm của từng hóa chất
bảo quản ñược nêu.
Cách bảo quản ñơn bào khác với cách bảo quản giun, sán như thế nào?
Hóa chất bảo quản có ảnh hưởng gì ñến KST khi KST ñược ngâm trong thời gian lâu dài?

Bài 4

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM KÝ SINH TRÙNG

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 17 of 218

I. ðẠI CƯƠNG
Trong phòng xét nghiệm, khi nhận ñược bệnh phẩm, nếu là phân tươi không có chất bảo quản, chúng ta
cần quan sát bằng mắt (ñại thể) trước ñể có ñược những nhận xét sơ bộ về mẫu phân, ghi nhận những ñặc

tính của mẫu phân, phân loại bệnh phẩm ñể xét nghiệm: mẫu phân lỏng, có chất nhày, máu phải xét nghiệm
ngay.
Không nên ñể phân ngoài trời, không có nắp ñậy; không nên ñể lọ phân trên phiếu xét nghiệm hoặc ñể
dồn mẫu vào cuối buổi mới xét nghiệm.
ðối với phân ñược bảo quản trong dung dịch cố ñịnh thì quan sát ñại thể không thực hiện ñược.
ðể phát hiện ñược KST chúng ta cần phải dùng kính hiển vi ñể quan sát (vi thể).

1. QUAN SÁT ðẠI THỂ
Quan sát ñại thể (bằng mắt hoặc kính lúp) ñể ghi nhận trạng thái, màu sắc, các chất lạ, tìm kiếm và xác
ñịnh các loại giun, sán ñược thải ra theo phân.

1.1. Trạng thái phân
Phân có thể ở các trạng thái:
– Cứng rắn (khó ñâm thủng).
– Cứng (ñâm thủng ñược).
– Mềm (cắt ñược).
– Nhão (có thể biến dạng).
– Lỏng.
– Lỏng như nước.

1.2. Màu sắc
Thay ñổi từ ñen, nâu ñậm, nâu, nâu nhạt, vàng, xanh, màu ñất sét hay ñôi khi ñỏ, trắng.

1.3. Các chất lạ
– Chất nhày: thường ñục, có thể kết thành sợi, hình dáng giống như ký sinh trùng. Chất này ñược xem
xét cẩn thận ñể tìm các ñơn bào, các trứng Schistosoma.
– Mô liên kết: màu trắng như xà cừ. Xem dưới kính hiển vi sau khi làm trong với acid acetic sẽ thấy
những sợi dài.
– Máu: chỉ cần ghi nhận sự hiện diện máu tươi hoặc ñã ñược tiêu hóa làm phân có màu ñen ñều.
– Mủ: gồm có nhiều bạch cầu ñã biến dạng.

– Các cặn bã thực vật chưa tiêu hóa, thường dưới hình thức sợi.

2. QUAN SÁT VI THỂ
Quan sát vi thể có thể ñược thực hiện với kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, tập trung KST trong phân,
kỹ thuật chuyên biệt, cấy và nhuộm cố ñịnh.

II. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TRỰC TIẾP
Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp sử dụng phân hòa tan trong nước muối cho phép phát hiện sự di
ñộng của thể hoạt ñộng ñơn bào, trứng giun, sán, ấu trùng giun và các vật thể bất thường trong phân (hồng

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 18 of 218

cầu, bạch cầu,…).

1. DỤNG CỤ
– Kính hiển vi
– Lam kính, lá kính
– Viết (bút) chì sáp
– Que gỗ
– Khăn vải
– Bình ñựng dung dịch sát trùng
– Kẹp.


2. HÓA CHẤT

3. QUY TRÌNH LÀM TIÊU BẢN PHÂN
Lấy một tấm lam kính sạch, khô. Dùng viết chì sáp chia lam kính ra làm 3 phần. Ghi tên bệnh nhân
vào ô nhỏ ở ñầu lam kính.
Nhỏ lên lam kính 1 giọt NaCl 0,85% vào ô giữa, 1 giọt Lugol ở ô cuối.
Dùng que gỗ lấy một ít phân bằng ñầu que diêm, hòa tan phân vào giọt NaCl 0,85%.
Lấy phân lần thứ hai rồi hòa tan phân vào giọt Lugol.
Bỏ que gỗ vào dung dịch sát trùng.
ðậy lá kính lên 2 giọt phân.
Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 19 of 218

4. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT TIÊU BẢN TỐT
– Không quá dày: phân nhiều sẽ làm tiêu bản ñục tối, che lấp KST, khó phát hiện.
– Không quá mỏng: ít phân quá sẽ không tìm thấy KST, trừ khi chúng
quá nhiều.
– Tiêu bản có ñộ dày vừa phải khi thấy ñược chữ in trên tờ báo ñặt dưới tiêu bản.
– Tiêu bản không có bọt khí, dung dịch phân không tràn ra quanh lá kính.

5. KHẢO SÁT TIÊU BẢN DƯỚI KÍNH HIỂN VI
– Khảo sát tiêu bản phân bằng vật kính x10, khi muốn nhìn rõ chi tiết thì chuyển sang vật kính x40.

– Khảo sát mẫu phân theo hình chữ chi (zic zac) ñể không bỏ sót vi trường nào.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 20 of 218

Lưu ý:
– Nên ñể ánh sáng vừa phải.
– Mẫu phân ñược xét nghiệm càng sớm càng tốt, ñể lâu KST sẽ chết hoặc thay ñổi hình dạng, khó xác
ñịnh.
– Mẫu phân tìm trứng giun, sán: không ñể quá 10 giờ.
– Mẫu phân tìm ñơn bào: không ñể quá 2 giờ.

6. NHỮNG SAI LẦM NÊN TRÁNH
– Phết phân không ñều, chỗ dày, chỗ mỏng.
– Nếu phết phân loãng quá hoặc ñặc quá, nên bỏ ñi, làm lại phết phân khác.
– ðậy lá kính làm tiêu bản có bọt khí.
– Dung dịch phân tràn ra xung quanh lá kính.
– Quên không ñặt lá kính lên phết phân thì phết phân sẽ chóng khô, vật kính bị bẩn và màu nhuộm sẽ
nhạt rất nhanh.
– Dùng nước thường ñể hòa tan phân thay vì dùng dung dịch NaCl 0,85%, nước thường sẽ làm biến
dạng hay hủy hoại thể hoạt ñộng của ñơn bào.
– Dùng nhiều ánh sáng quá. Nên ñể tụ kính gần với bàn kính. Giảm ánh sáng bằng cách ñóng bớt màng
chắn sáng hay dùng kính lọc màu xanh da trời lấy ánh sáng.


7. CÁCH TRẢ LỜI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM PHÂN
Trên phiếu trả lời kết quả xét nghiệm phân, phải ghi các nội dung sau:
– ðặc tính của phân: phân cứng, mềm, nhão, có khuôn, lỏng,…
– Màu sắc của phân: vàng, xanh, nâu, ñen,….
– Các yếu tố bất thường thấy ñược bằng mắt: chất nhày, máu, ñốt sán,…
– Kỹ thuật sử dụng: soi trực tiếp, kỹ thuật tập trung Willis,….
– Kết quả:
+ Âm tính: tìm không thấy trứng và bào nang của KST ñường ruột.
+ Dương tính, viết ra các chi tiết sau:
* Tên tiếng Việt và tên khoa học của KST.
* Trứng, thể hoạt ñộng, bào nang, ấu trùng.
* Mật ñộ nhiễm trên tiêu bản:

Ví dụ: Tìm thấy trứng giun ñũa (Ascaris lumbricoides): (+).

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 21 of 218

8. CÁCH XỬ LÝ DỤNG CỤ ðà DÙNG VÀ BỆNH PHẨM
8.1. Bệnh phẩm và que xét nghiệm
Sau khi xét nghiệm xong, cho lọ ñựng phân và que xét nghiệm vào dung dịch sát trùng rồi hấp diệt trùng
trước khi bỏ. Nếu không có lò hấp, có thể nấu sôi 30 phút hoặc chôn vào hố sâu.

8.2. Dụng cụ

– Lam kính: cho vào dung dịch sát trùng, hấp khử trùng, rửa nước thường cho sạch, ngâm vào xà bông,
rửa sạch, ngâm trong dung dịch acid sulfochromic 24 giờ. Rửa lại bằng nước thường, tráng lại bằng nước cất,
sấy khô.
– Lá kính: rửa tương tự như lam kính nhưng chỉ sấy khô ở 600C.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1.
2.
3.

Mô tả kỹ thuật làm tiêu bản phân ñể soi trực tiếp tìm KST.
Nêu những sai lầm có thể gặp khi làm tiêu bản phân soi trực tiếp.
Trình bày cách ghi phiếu trả lời kết quả xét nghiệm phân.

Kỹ thuật làm tiêu bản phân
TT

Thao tác

Yêu cầu phải ñạt

1

Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất ñể làm
tiêu bản phân.

Dụng cụ và hóa chất ñầy ñủ ñể làm tiêu
bản phân.

2


Ghi tên bệnh nhân lên lam kính.

Ghi rõ tên hoặc ký hiệu, ñối chiếu với tên
trên phiếu xét nghiệm.

3

Nhỏ lên lam kính 1 giọt NaCl 0,85% và
1 giọt Lugol.

Lượng dung dịch vừa ñủ, 2 giọt nước
không quá gần hoặc quá xa.

4

Cho phân vào giọt NaCl 0,85% và
khuấy.

Lượng phân vừa ñủ, khuấy tan ñều, tiêu
bản không quá dày, không quá mỏng.

5

Cho phân vào giọt Lugol và khuấy.

Lượng phân vừa ñủ, khuấy tan ñều, tiêu
bản không quá dày, không quá mỏng.

6


ðậy lá kính.

Không có bọt khí, bọt nước. Dung dịch
phân không tràn ra mép lá kính.

7

ðặt tiêu bản lên bàn kính hiển vi. Tìm
KST.

Soi ñúng theo quy trình và quy ñịnh.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 22 of 218

Bài 5

KỸ THUẬT TẬP TRUNG KÝ SINH TRÙNG TRONG PHÂN

Tập trung KST trong phân là một phương pháp thường quy ñể chẩn ñoán bệnh nhiễm KST, cho phép
phát hiện thêm một số mầm bệnh mà xét nghiệm trực tiếp không phát hiện ñược.
Kỹ thuật tập trung KST trong phân có mục ñích là tách KST ra khỏi các chất cặn bã. Có 2 cách: làm nổi
KST và làm lắng KST xuống ñáy ống nghiệm.

Kỹ thuật này có thể sử dụng phân tươi hoặc cố ñịnh, ñộ phóng ñại thấp (100 và 400 lần) ñể quan sát tiêu
bản, phát hiện ñược trứng và ấu trùng giun, sán, bào nang ñơn bào, trứng nang của trùng bào tử.

1. PHƯƠNG PHÁP LÀM NỔI
Trong phương pháp làm nổi, dùng một dung dịch hoặc hỗn hợp có tỷ trọng cao hơn tỷ trọng của các bào
nang, trứng giun, sán làm cho chúng nổi lên mặt nước, chất bã lắng xuống ñáy ống nghiệm. Tiêu bản soi
sạch, ít cặn, nhưng có một số trứng giun, sán không nổi mà chìm xuống ñáy như trứng giun ñũa, trứng có
nắp. Vì vậy, với phương pháp làm nổi, cần soi luôn cặn ñể không bỏ sót KST.

1.1. Kỹ thuật dùng nước muối bão hòa (Phương pháp Willis)
– Phương pháp này ñược dùng ñể tìm trứng các loại giun, sán trong phân: trứng giun móc (rất tốt), giun
ñũa, giun tóc, trứng sán dải (dây) và sán dải (dây) Hymenolepis sp.
– Không dùng ñể tìm trứng sán lá, sán máng, ấu trùng giun lươn, bào nang và thể hoạt ñộng của ñơn
bào.

a) Nguyên tắc
Phân ñược hòa tan trong nước muối bão hòa. Trứng giun, sán có tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của nước
muối bão hòa nên nổi trên mặt nước, dính vào thủy tinh (lá kính) và ñược lấy ra ñể quan sát dưới kính hiển
vi.

b) Dụng cụ

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 23 of 218


– Kính hiển vi
– Lam kính
– Lá kính
– Lọ penicilin hoặc ống nghiệm 18 x 25mm
– Que gỗ
– Hộp Petri
– Kẹp.

c) Hóa chất
– NaCl
– Cồn ethylic 950
– Ether
– Nước.
+ Dung dịch nước muối bão hoà:

Hoặc cho muối vào trong nước cho ñến khi muối không còn tan ñược nữa, ta có dung dịch nước muối
bão hòa.
+ Dung dịch cồn – ether

* Rửa lá kính sạch dầu, mỡ bằng cồn – ether :
ðổ dung dịch cồn – ether vào hộp Petri.
Cho lá kính từng chiếc vào hộp Petri, ngâm trong 10 phút.
Lấy ra lau khô từng chiếc và cất trong hộp Petri ñể dùng dần.

d) Quy trình kỹ thuật
Cho khoảng 5g phân vào lọ penicilin hoặc ống nghiệm.
ðổ vào lọ một ít nước muối bão hòa, khoảng 1/3 lọ.
Dùng que khuấy tan phân trong nước muối.
Cho thêm nước muối bão hòa vào ñến khi mực nước ngang miệng lọ.

Vớt bỏ các cặn bã nổi lên mặt nước.
Nhỏ thêm vài giọt nước muối bão hòa vào lọ cho ñến khi mặt nước cong vồng lên (không ñể nước
muối tràn miệng lọ).
ðậy lá kính lên miệng lọ, tránh có bọt khí giữa lá kính và mặt nước.
ðể yên trong khoảng 10 phút.
Nhấc thẳng lá kính lên (lá kính mang theo giọt nước muối ở mặt dưới) và ñặt lên lam kính.
Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 24 of 218

Lưu ý:
– Nếu thời gian ñể ngắn quá trứng sẽ chưa nổi lên.
– Nếu ñể lâu quá trứng sẽ ngấm nước muối và chìm xuống ñáy.
– Thời gian dài hay ngắn tùy theo ñộ cao của ống nghiệm hoặc chai lọ khi sử dụng. Tốt nhất nên thử
thời gian trứng nổi với ống nghiệm và chai lọ khác nhau.

1.2. Kỹ thuật dùng dung dịch Sulfat kẽm
– Phương pháp này dùng ñể tìm trứng các loại giun và bào nang ñơn bào trong phân.
– Không dùng ñể tìm trứng sán dây, sán lá, sán máng, ấu trùng giun lươn. Không dùng với phân có
nhiều mỡ.

a) Nguyên tắc
Phân ñược hòa tan trong dung dịch sulfat kẽm bão hòa, có tỷ trọng 1,18. Trứng giun, sán có tỷ trọng nhẹ

hơn nên nổi trên mặt nước và ñược vớt ra ñể quan sát dưới kính hiển vi.

b) Dụng cụ
– Kính hiển vi
– Ống nghiệm, ống ly tâm
– Gạc

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009


LỜI GIỚI THIỆU

Page 25 of 218

– Khuyên cấy vi trùng
– Que gỗ
– Lam kính
– Lá kính
– Kẹp.

c) Hóa chất
Dung dịch Sulfat kẽm bão hoà:

d) Quy trình kỹ thuật
Hòa tan 5g phân với 2 – 3ml nước trong ống nghiệm.
Thêm nước cho ñủ 10ml.
Lọc dung dịch trên qua tấm gạc vào ống ly tâm.
Ly tâm 2000 vòng/phút trong 2 phút, ñổ bỏ phần nước trong bên trên.

Cho vào ống ly tâm một ít dung dịch Sulfat kẽm, khuấy ñều, tiếp tục cho thêm dung dịch Sulfat kẽm
vào ống cho ñến cách miệng ống nghiệm khoảng 2 – 3cm.
Ly tâm 2000 vòng/phút trong 2 phút.
Dùng khuyên cấy trùng lấy phần nổi trên mặt dung dịch ñể lên lam kính.
ðậy lá kính.
Khảo sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

2. PHƯƠNG PHÁP LẮNG
Tập trung KST trong phân theo cách làm lắng cặn, KST tập trung ở ñáy ống nghiệm, có thể phát hiện
ñược nhiều loại KST, kể cả ñơn bào, nhưng bệnh phẩm soi lại chứa nhiều cặn hơn.

2.1. Phương pháp lắng trọng lực
a) Nguyên tắc
– Mẫu phân ñược hòa tan với nước và ñể lắng tự nhiên. Trong cặn lắng có chứa tất cả KST có trong
phân.
– Phương pháp này cho phép phát hiện các loại trứng giun, ấu trùng và trứng sán máng (trong trường
hợp nước có pha glycerin).

b) Dụng cụ
– Kính hiển vi
– Lam kính
– Lá kính
– Ly có chân
– Que gỗ.

file://C:\Windows\Temp\nbgaubudjw\Kysinhtrung_bk.htm

30/09/2009



×