Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

XOẮN KHUẨN GIANG MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.58 KB, 6 trang )

XOẮN KHUẨN GIANG MAI
Mã bài: XN2. 18.28. Thời lượng: LT: 2tiết. TH:0
GIỚI THIỆU:
Xoắn khuẩn giang mai gây nên bệnh giang mai là một trong những bệnh
lây truyền qua đường tình dục. Đây là vi khuẩn phải nhuộm bằng phương pháp
đặc biệt và không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo, vì vậy chẩn đoán trực
tiếp còn gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp chẩn đoán chủ yếu là các phản ứng
huyết thanh dùng kháng nguyên không đặc hiệu.
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Trình bày đặc điểm sinh vật học và khả năng gây bệnh của xoắn
khuẩn giang mai.
2. Nêu các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học xoắn khuẩn giang
mai.
NỘI DUNG
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể và tính chất bắt màu
Xoắn khuẩn giang mai rất mảnh, hình xoắn như lò xo, kích thước rộng
0,2µm, dài 5-15µm, thường có 8-14 vòng xoắn đều đặn. Vi khuẩn không sinh nha
bào. Trên kính hiển vi điện tử thấy 2 đầu có lông nhưng vi khuẩn không di động
bằng lông mà chuyển động chủ yếu do sự uốn khúc các vòng xoắn và quay quanh
một trục. Soi tươi trên kính hiển vi nền đen thấy xoắn khuẩn chuyển động quay
tròn gần như không di chuyển vị trí. Nhuộm bằng phương pháp Fontana
Tribondeau xoắn khuẩn có màu vàng nâu trên nền vàng, hình sin đều đặn.


1.2 Tính chất nuôi cấy
Hiện nay chưa có môi trường nhân tạo nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai.
Năm 1984, Nelson và Mayer đã điều chế được môi trường cơ bản có thể giữ cho
xoắn khuẩn sống được vài ngày (gọi là môi trường sống dư). Nhờ có môi trường
này để có xoắn khuẩn làm các phản ứng huyết thanh đặc hiệu. Phương pháp giữ


chủng giang mai từ năm 1911 đến nay vẫn là tiêm truyền liên tục vào tinh hoàn
thỏ, sau 7-9 ngày tinh hoàn thỏ bị viêm, tiếp tục lấy dịch tiêm cho con thỏ khác.
1.3. Cấu trúc kháng nguyên
Xoắn khuẩn giang mai có 4 nhóm kháng nguyên được nghiên cứu:
- Kháng nguyên cardiolipid: Kháng nguyên này chung cho tất cả các Treponema
và có trong tổ chức của động vật, đặc biệt trong tim và gan có nhiều chất này.
Kháng nguyên này dùng để phát hiện kháng thể trong phản ứng VDRL, KLINE.
- Kháng nguyên protein chuyên biệt cho nhóm, có ở tất cả các Trepomema gây
bệnh và không gây bệnh, dùng để phát hiện kháng thể trong phản ứng kết hợp bổ
thể.
- Kháng nguyên polyozid của vỏ: Đây là kháng nguyên đặc hiệu của xoắn khuẩn
giang mai dùng trong phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
- Kháng nguyên thân: Kháng nguyên này tạo ra kháng thể được ứng dụng trong
phản ứng bất động xoắn khuẩn của Nelson.
1.4. Sức đề kháng
Xoắn khuẩn giang mai rất nhạy cảm với các yếu tố lý học, hoá học. Vi
khuẩn bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như thuỷ ngân, bismuth,
với pH và kháng sinh. Xoắn dễ chết ở nhiệt độ phòng đặc biệt ở điều kiện khô. Ở
nhiệt độ 400C vi khuẩn chết sau 3 giờ, ở nhiệt độ 50 0C chết sau 1 giờ. Ở tủ lạnh,
xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong máu được 3-4 ngày.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Gây bệnh cho người
2.1.1. Giang mai mắc phải:
Giang mai là một bệnh xã hội hiện nay rất it gặp. Xoắn khuẩn giang mai xâm
nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tình dục. Có thể lây nhiễm qua da xây xát,
niêm mạc mắt, miệng nhưng rất hiếm. Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ:
- Giang mai thời kỳ I: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, khoảng 10-30 ngày sau xuất
hiện các vết loét (chancre), hay còn gọi là vết trợt ở bộ phân sinh dục. Vết loét
không ngứa, không đau, loét nông và nền cứng. Trong vết loét có nhiều xoắn
khuẩn, thời kỳ này dễ lây lan. Nếu không điều trị thì sau vài tuần vết loét cũng



lành mà không để lại sẹo. Vi khuẩn sẽ tiếp tục vào máu. Thời kỳ này có các hạch
vùng lân cận sưng rắn.
- Giang mai thời kỳ II: Giai đoạn này bắt đầu từ 4-8 tuần sau khi có vết loét hoặc
lâu hơn. Tổn thương ngoài da xuất hiện khắp người với các dát màu hoa đào (vì
vậy còn gọi là giai đoạn đào ban), hay gặp nhất ở cổ và gáy. Trong các dát có ít vi
khuẩn nhưng vẫn có khả năng lây lan. Giai đoạn này có thể bệnh nhân sốt nhẹ,
nhức đầu, rụng tóc.
- Giang mai thời kỳ III: Thời kỳ này chỉ có ở ít bệnh nhân không được điều trị.
Sau thời gian dài từ vài năm tới vài chục năm, tổn thương ăn sâu vào tổ chức tạo
nên các "gôm" (gumma) giang mai ở da, xương, gan, tim mạch và đặc biệt là hệ
thần kinh. Rất ít khi thấy vi khuẩn trong các "gôm" giang mai. Giai đoạn này bệnh
nhân sốt, nhức đầu, đau khớp.
2.1.2. Giang mai bẩm sinh:
Phụ nữ bị bệnh giang mai khi có thai từ tháng thứ 4 trở đi xoắn khuẩn có
thể qua rau thai vào thai nhi gây sẩy thai, thai chết lưu, quái thai hoặc giang mai
bẩm sinh: trẻ đẻ ra có những mụn phỏng ở lòng bàn tay bàn chân trong có nhiều
xoắn khuẩn. Có thể giang mai chậm phát sau 5-6 năm, thậm chí khi trưởng thành
mới biểu hiện bệnh.
2.2. Gây bệnh thực nghiệm
Có thể gây bệnh thực nghiệm bằng cách đưa xoắn khuẩn vào da hoặc mắt
thỏ. Hoặc tiêm truyền để nhân giống thì tiêm xoắn khuẩn vào tinh hoàn thỏ.
3. Chẩn đoán vi khuẩn học
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Thường áp dụng cho giang mai thời kỳ I bằng cách lấy bệnh phẩm là chất
tiết ở các vết loét bộ phận sinh dục. Có thể lấy bệnh phẩm ở các nốt đào ban thời
kỳ II nhưng ít được sử dụng. Nếu có hạch có thể dùng bơm kim tiêm chọc hút dịch
hạch.
- Soi tươi trên kính hiển vi nền đen: Chỉ áp dụng được ở những nơi có kính hiển vi

nền đen.
- Nhuộm soi: Nhuộm Fontana Tribondeau: xoắn khuẩn có màu vàng nâu trên nền
vàng.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Việc tìm kháng thể trong huyết thanh thường được tiến hành ở giang mai
thời kỳ II hoặc III. Có thể ở cuối thời kỳ I cũng có kháng thể trong huyết thanh.
3.2.1. Các phản ứng dùng kháng nguyên không đặc hiệu:


Sử dụng kháng nguyên là lipoid để phát hiện kháng thể reagin trong huyết
thanh bệnh nhân. Nguồn kháng nguyên này dễ sản xuất vì là cardiolipin chiết xuất
từ tim bò nhưng có cấu trúc gần giống chất lipoid của xoắn khuẩn giang mai, cho
nên khi gặp kháng thể do xoắn khuẩn giang mai kích thích cơ thể sinh ra thì vẫn
cho phản ứng.
Tuy nhiên, vì là kháng nguyên không đặc hiệu nên có thể có những trường hợp
phản ứng dương tính giả trong một số bệnh khác như sốt rét, thận hư nhiễm mỡ,
hủi, lupus. Do đó cần phải làm 2 lần hoặc những trường hợp nghi ngờ dương tính
giả nên kết hợp nhiều phương pháp để kiểm tra kết quả.
Với kháng nguyên cardiolipin có thể làm các phản ứng sau:
- Phản ứng lên bông VDRL hoặc phản ứng RPR: 2 phản ứng này được dùng để
chẩn đoán và để theo dõi điều trị bệnh giang mai vì sau điều trị 6-18 tháng, phản
ứng sẽ cho kết quả âm tính. Ngoài ra, trong điều tra hàng loạt, có thể dùng phản
ứng giọt máu citochol, kỹ thuật đơn giản và cho kết quả nhanh.
- Phản ứng kết hợp bổ thể BW: Phản ứng này tiến hành phức tạp, kết quả cũng có
giá trị như các phản ứng khác nên hiện nay ít được dùng.
- Phản ứng KLINE hiện nay ít dùng.
3.2.2. Các phản ứng dùng kháng nguyên đặc hiệu:
Các phản ứng dùng kháng nguyên đặc hiệu đều có độ nhạy cao, chính xác.
- Phản ứng TPI (Treponema pallidum Immobilisation): Phản ứng bất động xoắn
khuẩn giang mai. Trộn một giọt huyết thanh bệnh nhân và một giọt xoắn khuẩn

giang mai lấy từ tinh hoàn thỏ bị viêm, quan sát dưới kính hiển vi nền đen. Nếu có
kháng thể, xoắn khuẩn giang mai sẽ bị bất động.
- Phản ứng FIA (Fluorescence Treponema Antibody): Phản ứng miễn dịch huỳnh
quang gián tiếp. Dùng xoắn khuẩn đã bị giết trộn với huyết thanh bệnh nhân và
kháng kháng thể gắn huỳnh quang. Nếu có kháng thể đặc hiệu, xoắn khuẩn sẽ phát
sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang.
- Phản ứng TPHA (Treponema Pallidum Haemagglutination): Phản ứng ngưng kết
hồng cầu thụ động. Dùng kháng nguyên là xoắn khuẩn giang mai hấp phụ trên mặt
tế bào hồng cầu. Nếu trong huyết thanh có kháng thể, kháng thể sẽ kết hợp với
xoắn khuẩn giang mai làm cho hồng cầu bị ngưng kết lại với nhau.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
- Giải quyết các tệ nạn xã hội.
- Giáo dục nếp sống lành mạnh, tình yêu chung thuỷ.
- Giáo dục tình dục an toàn.


- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân giang mai.
4.2. Điều trị
Penicillin, tetracyclin. Penicillin có tác dụng điều trị rất tốt để tiêu diệt được
xoắn khuẩn.
LƯỢNG GIÁ
Trả lời ngắn các câu sau:
- Xoắn khuẩn giang mai có kích thước dài ………………………………..
- Phương pháp nhuộm xoắn khuẩn giang mai là………………………….
- Bệnh giang mai lây mạnh nhất ở thời kỳ ………………………………….
- Kháng nguyên không đặc hiệu để chẩn đoán giang mai có bản chất là………..
- TPI là phản ứng ……………………. để chẩn đoán tìm kháng thể giang mai.
- Kể tên 4 kháng nguyên của xoắn khuẩn giang mai:
A………………………………..B………………………………..

C………………………………D......................................................
- Nêu tên 3 phản ứng dùng kháng nguyên không đặc hiệu chẩn đoán bệnh giang
mai:
A…………………………B…………………….C………………………..
- Nêu 2 phương pháp xét nghiệm chẩn đoán trực tiếp tìm xoắn khuẩn giang mai:
A………………………………….B……………………………………..
- Nêu 3 phản ứng dùng kháng nguyên đặc hiệu chẩn đoán bệnh giang mai:
A....................................... B................................. C.............................
Trả lời đúng hoặc sai các câu sau:
TT
Nội dung
Đ S
- Môi trường nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai phải giàu chất dinh
dưỡng vi khuẩn mới phát triển được
- Chẩn đoán huyết thanh giang mai có thể tiến hành ở cuối giai
đoạn I
- Có thể quan sát sự di động của xoắn khuẩn giang mai ở kính
hiển vi nền đen
- Giang mai giai đoạn III có khả năng lây mạnh nhất
- Các phản ứng huyết thanh được dùng phổ biến hiện nay có
kháng nguyên đặc hiệu
Chọn câu trả lời đúng nhất
- Xoắn khuẩn giang mai có tính chất sau:
A. Phát triển được ở môi trường giàu chất dinh dưỡng
B. Có vỏ và sinh nha bào


C. Di động nhờ sự uốn khúc
D. Không bị kháng sinh tiêu diệt
E. Phương pháp nhuộm phổ biến là gram

- Phản ứng VDRL có mục đích:
A. Tìm kháng nguyên
D. Tìm phức hợp kháng nguyên -kháng thể
B. Tìm kháng thể
E. Xác định độc tố
C. Tìm vi khuẩn
- Thử nghiệm nào sau đây phải sử dụng kính hiển vi nền đen:
A. VDRL
B. BW
C. FIA
D. TPI
E. TPHA
- Bệnh phẩm nào sau đây được dùng để chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn II trở đi:
A. Máu
B. Dịc h niệu đạo
C. Dịch vết trợt
D. Nước tiểu
E. Cạo vết đào ban
- Tính chất sau không có ở xoắn khuẩn giang mai :
A. Dễ bị tiêu diệt bởi xà phòng
B. Bắt màu nâu đen khi nhuộm Fantana Tribondeau
C. Lây bệnh chủ yếu qua đường tình dục
D. Gây viêm tinh hoàn thỏ
E. Phát triển tốt ở môi trường thạch máu
- Tổn thương của bệnh giang mai giai đoạn I có tính chất
A. Mủ niệu đạo
D. Vết trợt không có xoắn khuẩn
B. Vết trợt nông, nền cứng
E. Vết trợt nhiều mủ
C. Vết trợt sâu, rộng

- Giang mai bẩm sinh có thể gây ra:
A. Sảy thai
D. Thai chết lưu
B. Đẻ non
E. Tất cả đều đúng
C. Quái thai



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×