Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

99 câu phỏng vấn điều dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.5 KB, 18 trang )

CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN MÔN ĐIỀU DƯỠNG
Câu 1: Nêu các bước ABC cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn
(ngừng tim), tần suất kết hợp thổi ngạt và ép tim bằng phương pháp
1 người và phương pháp 2 người?
- Kiểm soát đường thở ( Airway Control): làm thông thoáng đường thở
bằng cách giải phóng ngay mọi nguyên nhân làm tắc nghẽn trên đường
hô hấp:
+ Ngửa đầu bệnh nhân ra sau bằng một gối kê vai và đưa hàm dưới ra
trước (nâng hàm).
+ Móc sạch tất cả chất nôn, dị vật, máu mủ…
+ Làm thủ thuật Heilmlich nếu cần thiết.
- Thông khí nhân tạo (Breathing Support) : hô hấp nhân tạo bằng thổi
miệng – miệng, hoặc miệng – mũi, để thổi khí trực tiếp từ miệng của
người cấp cứu vào bệnh nhân. hoặc bằng ambu, mask, hệ thống gây mê,
qua nội khí quản nếu sẵn có phương tiện.
Yêu cầu: Phải làm cho lồng ngực căng lên khi thổi vào, xen kẽ với:
- Ép tim ngoài lồng ngực ( Circulation Support)
♦ Nếu chỉ có 1 người: 2 lần thổi ngạt/ 30 lần ép tim với người lớn. 1
lần thổi ngạt/15-30 lần ép tim với trẻ em. Sau 4 chu kỳ, kiểm tra lại
mạch cảnh.
♦ Nếu có ≥ 2 người: 1 lần thổi ngạt/ 30 lần ép tim. Kiểm tra mạch cảnh
sau mỗi 4 chu kỳ.
** Nếu đã đặt nội khí quản thì bóp bóng 8 -10 lần/ phút, ép tim 100
lần/phút.
-Thuốc ( Drugs)
Những người khác phải nhanh chóng đặt ngay 1 đường truyền tĩnh
mạch để cho thuốc, bù dịch, máu nếu cần:
+ Adrenaline 0,5 – 1mg tĩnh mạch hoặc qua ống NKQ, lặp lại sau mỗi
5 phút nếu chưa có hiệu quả.
+Natribicacbonat 1mg/Kg nếu ngừng tim quá 2 phút.



- Ghi điện tim ( ECG): đặt Monitoring, chuẩn bị máy Shock điện cho hồi
sinh tim phổi chuyên sâu.
Câu 2: Nêu 3 dấu hiệu chính để xác định người bệnh ngừng tuần
hoàn, thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn?
- Mất ý thức
- Ngừng thông khí
- Ngừng tuần hoàn: không có mạch cảnh, hoặc mạch bẹn, hoặc ECG là
1 đường thẳng.
-Thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn là 4 phút
Lập tức gọi người giúp đỡ và đấm mạnh vào vùng trước tim 5 cái,
tiến hành ngay hồi sinh tim phổi cơ bản.
Câu 3: Nêu các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng của sốc phản vệ?
-Cảm giác khác thường (bồn chồn ,hốt hoảng ,sợ hãi) tiếp đó có các biểu
hiện sau:
+ Mẫn ngứa ,ban đỏ ,mày đay ,phù Quincke
+ Mạch nhanh nhỏ khó bắt ,huyết áp tụt có khi không đo được
+ Khó thở ,nghẹt thở
+ Đau quặn bụng ,ỉa đái không tự chủ
+ Đau đầu ,chóng mặt ,đôi khi hôn mê
+ Choáng váng vật vã ,giẫy giụa ,co giật
Câu 4: Xử trí ngay tại chỗ khi có sốc phản vệ?
-Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên! (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi,
nhỏ mắt, mũi).
-Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
Dùng thuốc:
-Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
-Adrenalin dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau
khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:



+1/2 - 1 ống ở người lớn. Không quá 0,3ml ở trẻ em (ống 1ml (1mg) +
9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0,1 ml/kg). Hoặc adrenalin 0,01mg/kg
cho cả trẻ em lẫn người lớn.
+Tiếp tục tiêm adrenalin liều như trên 10-15 phút/lần cho đến khi
huyết áp trở lại bình thường.
+Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (nằm
nghiêng nếu có nôn).
+Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể
tiêm adrenalin dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm
qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
Câu 5: Hãy nêu triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân phù phổi cấp?
-Bắt đầu bằng cơn ho với khò khè thanh quản ,sau đó khó thở dữ dội ,đột
ngột ,thở nhanh nông 50-60 l/phút
-Da xanh tái ,vã mồ hôi ,vật vã
-Ho khạc ra bọt màu hồng
-Nhịp tim nhanh ,nhỏ ,tiếng tim mờ
-Huyết áp hạ và tụt kẹp
-Nghe phổi lúc đầu có ran ẩm ở hai đáy phổi ,sau lan dần lên hai đỉnh
phổi như sóng thủy triều
-Vô niệu hay thiểu niệu
Câu 6: Nêu kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân phù phổi cấp
- Chăm sóc cơ bản:
Giảm kích thích và lo sợ cho bệnh nhân.
Chống ngạt thở.
Tránh vận động.
Chế độ nuôi dưỡng.
-Thực hiện y lệnh:
Thực hiện y lệnh của bác sĩ về tiêm thuốc và các xét nghiệm.



-Theo dõi bệnh nhân:
Theo dõi các diễn biến của các dấu hiệu sinh tồn.
Tình trạng hô hấp.
Số lượng nước tiểu.
Theo dõi các biến chứng.
-Giáo dục sức khoẻ:
Cách phát hiện các dấu chứng sớm của cơn phù phổi cấp.
Các nguyên nhân có thể gây ra cơn phù phổi cấp.
Các yếu tố thuận lợi.
Câu 7: Kể những triệu chứng chung của sốc?
- Ngứa hoặc phát ban
- Sổ mũi hoặc hắt hơi
- Ngứa miệng, họng, khó nuốt hoặc sưng môi, lưỡi
- Sưng các chi
- Chuột rút hoặc tiêu chảy
- Nôn
Câu 8: Nêu 4 biến chứng của viêm phế quản mạn?
-Viêm phổi ,áp xe phổi ,lao phổi
-Giãn phế nang
-Suy hô hấp cấp
-Suy tim phải
Câu 9: Kể các dấu hiệu lâm sàng của ngộ độc thức ăn?
Các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút, hoặc vài giờ có khi tới 1
ngày tùy thuộc nguyên nhân gây ngộ độc:
+ Buồn nôn và nôn.


+ Đau bụng
+ Tiêu chảy nhiều nước, có khi có máu.

+ Có thể sốt hay không.
+ Thiểu niệu hoặc vô niệu
+ Rối loạn nước - điện giải.
+ Thần kinh cơ: đau cơ lan tỏa (thường gặp do Listeria).
+ Thần kinh: yếu hoặc liệt chi (độc tố Botulium), đau đầu (Listeria).
Các triệu chứng nặng nguy hiểm:
Đặc biệt ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ <1tuổi: mất nước, mất điện giải,
trụy mạch và có thể bị sốc nhiễm khuẩn.
Các dấu hiệu mất nước:
+ Tiểu rất ít, nước tiểu vàng sậm.
+ Khô miệng, khô môi, khát nước (nhưng ở người bị nặng lại không
thấy khát).
+ Da nhăn nheo, véo da (+).
+ Mắt trũng sâu.
+ Mạch nhanh nhỏ, thở nhanh sâu, sốt, mệt lả, co giật.
Câu 10: Kể các biến chứng do tăng huyết áp?
+Tim:
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và nguyên nhân gây
tử vong cao nhất đối với tăng huyết áp. Dày thất trái là biến chứng sớm
do dày cơ tim trái.
+Não:
Tai biến mạch não, thường gặp như nhũn não, xuất huyết não, tai biến
mạch não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú chỉ kéo dài,
không quá 24giờ hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú lẫn, hôn mê kèm
theo co giật, nôn mữa, nhức đầu dữ dội.
+Thận:
Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh.
Xơ thận gây tình trạng suy thận dần dần.



Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây tăng huyết áp ác tính.
+Mạch máu:
Tăng huyết áp là yếu tố sinh vữa xơ động mạch, tạo điều kiện cho sự
hình thành vữa xơ động mạch.
Phồng động mạch chủ, bóc tách. Hiếm gặp nhưng bệnh cảnh rất nặng nề
dễ đưa đến tử vong.
+Mắt: Khám đáy mắt rất quan trọng vì đó là dấu hiệu tốt để tiên lượng.
Theo Keith- Wagener-Barker có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt.
Giai đoạn 1: Tiểu động mạch cứng và bóng.
Giai đoạn 2: Tiểu động mạch hẹp có dấu bắt chéo (dấu Gunn).
Giai đoạn 3: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc.
Giai đoạn 4: Phù lan tỏa gai thị.
Câu 11: Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp?
-Giáo dục cho nệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố
thuận lợi làm tăng huyết áp
-Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cách phát hiện các dấu chứng tăng
huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.
-Dự phòng cấp I: đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý
vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải
khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong
đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao
cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi
tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước.
-Dự phòng cấp II: đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn
nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế
hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc.
Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài,
tốn kém.
-Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu:



Tránh béo phì.
Tăng hoạt động thể lực.
Thay đổi lượng muối trong chế độ ăn (< 2,4g/ngày tương đương với
khoảng 6g muối ăn natri clorid).
Thay đổi lượng rượu bia đối với những người uống quá nhiều. ủy ban
quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp JNC-VII khuyên mỗi
ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với
nữ (1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky).
Bỏ hút thuốc lá.
Theo dõi huyết áp.
-Khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống:
Giảm cân nếu quá cân.
Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol,
tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky đối với nam
giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới.
Tăng hoạt động thể lực: 30-40 phút hàng ngày.
Giảm lượng muối ăn vào.
Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn.
Duy trì calci và magnesi cần thiết.
Ngừng hút thuốc lá.
Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.
Câu 12: Chế độ vận động, tập luyện cho người bệnh nhồi máu cơ
tim
-Trong ngày đầu cử động nhẹ nhàng các ngón tay chân và cẳng tay
-Ngày thứ hai có thể ngồi dậy từ 1 đến 2 lần ,mỗi lần khoảng từ 5 đến 10
phút
-Ngày thứ 3 và 4 có thể đi vài bước trong phòng
-Ngày 5 và 6 đi lại nhẹ nhàng trong phòng
-Ngày 7 và 8 có thể đi bộ ra đến hành lang

-Ngày thứ 9 trở đi có thể đi lại xa hơn ,nhưng không được làm việc
-Sau 2 đến 3 tháng có thể làm việc bình thường trở lại nhưng không
được làm việc nặng và các xúc động mạnh


Câu 13: Nêu các hành động chăm sóc để làm giảm đau, giảm lo lắng
sợ hãi cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim?
-Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm ở tư thế đầu cao.
-Trấn an để bệnh nhân an tâm.
-Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
-Ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu.
-Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
Câu 14: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh cách phòng ngừa bệnh
viêm tụy và bị viêm tụy tái phát?
-Hướng dẫn người bệnh thực hiện các chỉ định của thầy thuốc, dặn nhịn
ăn, giữ nước tiểu... và các quy định hành chính của khoa phòng điều trị.
-Hướng dẫn người bệnh có chế độ ăn phù hợp khi đã được phép ăn
(tránh mỡ, rượu, bia) và hẹn khám lại sau mổ nhằm phát hiện các biến
chứng xa.
-Tẩy giun đũa định kỳ, đặc biệt khi đã có tiền sử giun chui đường mật.
-Điều trị tốt sỏi mật.
-Hạn chế uống rượu
Câu 15: Nêu các triệu chứng lâm sàng của người bệnh thiếu máu?

-Triệu chứng cơ năng
+Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc
khi gắng sức. Có thể ngất lịm nhất là khi thiếu máu nhiều.
+Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay
cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.
+Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu

máu cơ tim.
+Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng hoặc táo bón.

-Triệu chứng thực thể


+Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt; có thể kèm theo vàng da, niêm mạc
nếu thiếu máu huyết tán; có thể kèm theo xạm da, niêm mạc, nếu thiếu
máu do rối loạn chuyển hoá sắt. Chú ý khám da ở vị trí da mỏng, trắng
như mặt, lòng bàn tay...khám niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng...màu
sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.
+Lưỡi: Màu nhợt, có thể nhợt vàng trong huyết tán, bự bẩn trong thiếu
máu do nhiễm khuẩn, lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer.
+Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng,
(thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc). Ngoài ra cần chú ý các
nốt chảy máu ở lưỡi trong các bệnh xuất huyết, vết nứt, rộp lo t, rách
hãm lưỡi trong các trường hợp thiếu vitamin (B2, PP...).
+Tóc rụng, móng tay giòn dễ gẫy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có
khía, bở, dễ gãy, đặc biệt hay gặp trong thiếu máu thiếu sắt mạn tính.
Mạch nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu thiếu máu, thường nghe rõ ở giữa
tim, có thể nghe thấy ở mỏm tim, là tiếng thổi cơ năng o máu loãng gây
ra. Thiếu máu lâu có thể dẫn đến suy tim.
Câu 16: Chăm sóc người bệnh sốt cao?
Câu 17: Chế độ ăn của người bệnh suy thận mạn?
Về nước uống, bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội,
nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng
lượng nước tiểu cộng thêm 200-300 ml.
Những thức ăn nên hạn chế
- Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.
- Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.

- Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim....
Những thức ăn nên dùng
- Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai
lang.


- Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.
- Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau
cải.
- Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.
Các món ăn có lợi nhất:
- Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.
- Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.
- Bột sắn dây nấu chè.
- Bánh bột lọc.
- Khoai tây, khoai lang rán.
Câu 18: Liệt kê các theo dõi người bệnh suy thận mạn?
-Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân.
-Các dấu chứng của tình trạng tăng ure máu trên lâm sàng.
-Cân nặng bệnh nhân, dấu hiệu phù.
-Số lượng và màu sắc nước tiểu.
-Theo dõi chức năng thận thông qua các xét nghiệm ure, creatinin máu
và nước tiểu, hệ số thanh thải creatinin.
-Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm để phát hiện rối loạn
nước, điện giải toan kiềm.
-Theo dõi các dấu hiệu của tăng K+ máu trên lâm sàng và điện tim.
-Theo dõi các dấu hiệu của hạ Ca++ máu

Câu 19: Triệu chứng của hội chứng thận hư?
-Phù

+Thường xuất hiện nhanh, đột ngột, cũng có thể phù xuất hiện sau
nhiễm trùng nhẹ ở đường mũi họng.
+Tính chất của phù: Phù trắng mềm, ấn lõm, giữ dấu ấn lâu, phù toàn
thân, không có hiện tượng viêm đau ở vùng bị phù. Có thể có dịch ở các
màng bụng, màng phổi, màng tim, ở bộ phận sinh dục.
+Các biến chứng nặng: phù phổi, phù thanh quản thường gặp ở trẻ em.


-Triệu chứng nước tiểu
+Lượng nước tiểu thường ít 300-400ml/24 giờ.
+Mất nhiều protein niệu: trên 3,5gam/24 giờ. Có thể từ 3 - 10g/24 giờ,
trường hợp nặng có thể 30 - 40g/24 giờ.
+Lượng Protein tăng lên lúc đứng, lúc gắng sức, có mỡ lưỡng chiết, trụ
mỡ trong nước tiểu.
+Lipid niệu: thực chất đó là những kết tủa của Ester Cholesterol. Ure và
+Creatinine niệu tăng.
-Triệu chứng thể dịch
-Giảm Protein máu rất quan trọng.Protid máu dưới 60 g/l, trung bình là
50 g/l.
-Albumin máu giảm dưới 30 g/l, trung bình 20 g/l. Albumin máu là chỉ
số chính xác để đánh giá độ nặng của hội chứng thận hư.
-Rối loạn các Globulin huyết thanh:
+α2 Globulin tăng.
+β Globulin tăng.
+γ Globulin thường giảm trong hội chứng thận hư đơn thuần, trong
hội chứng thận hư không đơn thuần có thể bình thường hoặc tăng.
-Các thay đổi về lipid:
Cholesterol máu tăng, Phospholipid và Triglycerides tăng. Rối loạn
Lipid trong hội chứng thận hư lúc khởi đầu tăng Cholesterol là chính.
Tăng Triglycerides máu xuất hiện thứ phát sau đó. Rối loạn Lipid

thường gặp hơn khi Albumin máu giảm dưới 20 g/l.
-Các triệu chứng khác:
Na+ máu và Ca++ máu giảm.
Tăng Hematocrit, tăng hồng cầu chứng tỏ máu dễ đông.
Giảm Antithrombin III do mất qua nước tiểu, tăng tiểu cầu và
Fibrinogen.
Rối loạn nội tíết: giảm Hormone tuyến giáp nếu hội chứng thận hư kéo
dài.


Câu 20: Các bước tiến hành chăm sóc người bệnh chảy máu tiêu
hóa nặng?
Câu 21: Kể những nguyên nhân dẫn đến xơ gan?
-Xơ gan do virus viêm gan
-Do uống nhiều rượu
-Viêm tắc đường mật
-Xơ gan do nhiễm độc
-Xơ gan do suy tim
-Xơ gan do ký sinh trùng: lỵ amip ,ký sinh trùng sốt rét ,sán lá gan
-Do dùng thuốc
-Rối loạn chuyển hoá
-Do không có ống dẫn mật

Câu 22: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh xơ gan?
-Nghỉ ngơi hoàn toàn khi bệnh tiến triển.
-Tránh lao động nặng. Không làm việc nặng khi xơ gan còn bù.
-Tuyệt đối không được uống rượu.
-Chế độ ăn nên hạn chế lipid tăng glucid và các vitamin. Hạn chế muối
hoặc ăn nhạt khi có phù.
-Theo dõi sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở.

Câu 23: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng?
– Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức
ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh
mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.
– Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới.
– Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa
cách nhau từ 2-3 giờ.


– Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường
luộc, hấp, hạn chế xào, rán. Nên kiêng rượu, cà phê, chè đặc, gia vị,
không hút thuốc lá
Câu 24: Nêu 5 triệu chứng điển hình của bệnh tai biến mạch máu
não?
- Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa
người
- Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút)
- Đột ngột không cử động được chân tay (Mất phối hợp điều khiển chân
tay)
- Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói
- Đầu đau dữ dội
Câu 25: Nêu các biến chứng của bệnh đái tháo đường?
-Bệnh tim mạch
-Bệnh thần kinh
-Suy thận
-Chậm lành vết thương
-Bệnh về mắt
-Da bị ảnh hưởng
-Bệnh Alzheimer


Câu 26: Hãy kể các dấu hiệu biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu?
-Sốt cao 39 – 40 0C, rét run, mạch nhanh.
-Đau thắt lưng một bên (hiếm khi đau hai bên).
-Tiểu đục, đái máu, đái buốt, đái rắt.
-Khi nhiễm khuẩn xảy ra trên một đường tiết niệu bị tắc nghẽn (do sỏi,
chít hẹp niệu quản...) thì trước đó bệnh nhân có cơn đau quặn thận.
-Toàn trạng thay đổi: Buồn nôn, nôn, gầy sút, mất ngủ.
Câu 27: Nêu 5 yếu tố làm khởi phát cơn hen?


-Nhiễm trùng hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi… làm tăng khả năng xuất hiện đợt bùng phát của hen
phế quản
-Dị nguyên: bọ nhà, lông súc vật (lông chó, lông mèo…), nấm, phấn hoa
-Tập luyện hoặc làm việc gắng sức
-Ô nhiễm môi trường sống trong nhà cũng như ngoài nhà
Không khí lạnh
Bụi nghề nghiệp
Tăng thông khí
-Căng thẳng, cáu gắt, trầm cảm, lo âu …

Câu 28: Nêu 3 nguyên tắc đề phòng mảng mục?
- Thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân, tối đa 2 giờ/1ần.
- Giữ gìn da khô, sạch, nhất là những vùng dễ bị mảng mục.
- Thường xuyên xoa bóp những vùng dễ bị MẢNG MỤC
Câu 29: Nêu các biện pháp phòng chống loét mục cho bệnh nhân
hôn mê?
-Nằm đệm chống loét hoặc phao giường nếu bệnh nhân bị bất động
nhiều ngày tại giường.
-Giữ ga trải giường khô, sạch, không có nếp nhăn.
-Thay đổi tư thế thường xuyên định kỳ (2-3 h/lần).

-Xoa bóp và xoa bột talk vào các điểm tỳ đè.
-Nếu đã có vết loét: cắt lọc, rửa sạch, đắp đường...
+Nuôi dưỡng đủ calo và protit.
Câu 30: Nguyên tắc xử lý ngộ độc cấp?
-Loại trừ chất độc khỏi cơ thể.
-Phá huỷ hoặc trung hoà chất độc bằng các chất kháng độc đặc hiệu.
-Chống lại các hậu quả của nhiễm .độc (hồi sức).
Câu 31: Nêu những vùng dễ bị loét ép trên bệnh nhân nằm ngửa kéo
dài mà không được chăm sóc chống loét đúng?
- Vùng xương cùng dễ bị loét ép sớm nhất.
- Vùng chẩm.


-

Vùng xương bả vai.
Khuỷu tay.
Hai gai chậu sau trên.
Gót chân.
Dưới mông.

Câu 32: Nêu 9 nguyên tắc truyền máu?
Câu 33: Liệt kê 3 trường hợp chống chỉ định và 3 chỉ định thông
tiểu?
Câu 34: Nêu các tai biến có thể xảy ra trong, sau khi đặt sonde foley
thông tiểu và lưu dài ngày?
Câu 35: Nêu biện pháp phòng ngừa các tai biến do đặt sonde foley
thông tiểu lưu dài ngày?
Câu 36: Nêu 3 cách thử để đảm bảo ống thông ở trong dạ dày và tai
biến nguy hiểm nhất đối với người bệnh được cho ăn qua sonde dạ

dày?
Câu 37: Nêu các bước chuẩn bị bệnh nhân trước khi chọc dò màng
phổi?
Câu 38: Liệt kê nội dung 5 đúng khi thực hiện thuốc?
Câu 39: Nêu các tai biến có thể xảy ra khi tiêm bắp sâu (tiêm
mông)?
Câu 40: Kể các mục đích của việc hút đờm dãi?
Câu 41: Nêu các phương pháp và nguyên tắc sử dụng oxy liệu pháp?
Câu 42: Nêu các nguyên tắc truyền dịch?
Câu 43: Những tai biến có thể gặp khi truyền dịch tĩnh mạch?
Câu 44: Liệt kê thuốc, phương tiện và dụng cụ trong hộp chống sốc
phản vệ?
Câu 45: Nêu mục đích của thủ thuật thụt?
Câu 46: Nêu 6 trường hợp thường áp dụng trong thụt tháo ở trẻ
em?
Câu 47: Trình bày nguyên tắc chung khi theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Câu 48: Kể đủ 3 trường hợp bệnh nhân cần phải được đưa thuốc


vào cơ thể theo đường tiêm?
Câu 49: Kể các mục đích của truyền dịch?
Câu 50: Trình bày các bước tiến hành lấy nước tiểu xét nghiệm tế
bào và vi sinh?
Câu 51: Trình bày 6 trường hợp áp dụng hút thông đường hô hấp?
Câu 52: Trình bày chuẩn bị bệnh nhân trước khi tiến hành thủ
thuật hút thông đường hô hấp?
Câu 53: Nêu các tai biến có thể xảy ra khi tiêm tĩnh mạch?
Câu 54: Kể tên các tai biến có thể gặp trong truyền máu
Câu 55: Nêu 6 điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ thuật hút thông
đường hô hấp cho bệnh nhân?

Câu 56: Nêu các trường hợp không áp dụng hút dịch dạ dày?
Câu 57: Trình bày mục đích của hút dịch dạ dày?
Câu 58: Rửa dạ dày được áp dụng trong những trường hợp nào?
Câu 59: Kể tên 5 loại chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế?
Câu 60: Nêu 5 nhóm của chất thải lâm sàng?
Câu 61: Nêu các bước của qui trình điều dưỡng (chăm sóc), khi
nhận định người bệnh, cần đánh giá những vấn đề gì trên người
bệnh?
Câu 62: Nêu các nguồn thu thập thông tin về người bệnh?
Câu 63: Nêu lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ?
Câu 64: Chế độ vệ sinh thai nghén?
Câu 65: Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ?
Câu 66: Nêu cách cho trẻ bú?
Câu 67: Kể tên các đường lây truyền HIV và các biện pháp phòng
lây nhiễm HIV?
Câu 68: Nêu các bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp trên người
bệnh nhiễm HIV/AIDS?
Câu 69: Các đường không lây truyền HIV?
Câu 70: Liệt kê những việc chuẩn bị vào ngày mổ đối với bệnh nhân
mổ phiên?
Câu 71: Liệt kê 6 theo dõi người bệnh sau mổ bụng trong 6 giờ đầu?
Câu 72: Những biến chứng sau mổ trong vòng 24h đầu?


Câu 73: Tác dụng của vận động sớm sau mổ?
Câu 74: Nêu các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân sỏi đường
mật?
Câu 75: Các dấu hiệu chèn ép do bột bó chặt ở bệnh nhân bị gãy
xương cẳng chân?
Câu 76: Phân loại bỏng theo diện tích (theo qui luật số 9 của

Wallace)?
Câu 77: Nêu các biện pháp đề phòng biến chứng ở người bệnh
bỏng?
Câu 78: Nêu cách theo dõi và chăm sóc các ống dẫn lưu ổ bụng?
Câu 79: Nêu các triệu chứng chắc chắn của gãy xương và mục đích
của bất động xương gãy?
Câu 80: Nguyên tắc bất động gãy xương?
Câu 81: Liệt kê thang điểm Glasgow?
Câu 82: Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh có hậu môn nhân
tạo khi ra viện?
Câu 83: Hãy nêu các dấu hiệu sớm của bột quá chặt tại chi gãy?
Câu 84: Nêu lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi theo chương
trình tiêm chủng quốc gia?
Câu 85: Kể 4 nguyên nhân gây viêm phế quản cấp?
Câu 86: Hãy nêu đặc điểm bệnh lý của trẻ ở các thời kỳ sơ sinh, thời
kỳ bú mẹ, thời kỳ răng sữa?
Câu 87: Hãy kể 4 cách phòng bệnh cho trẻ trong thời kỳ răng sữa?
Câu 88: Nêu 3 mục đích tắm cho trẻ?
Câu 89: Liệt kê ô vuông thực phẩm cho trẻ ăn bổ sung?
Câu 90: Nêu các dấu hiệu lâm sàng để phát hiện tình trạng mất
nước?
Câu 91: Hãy kể 3 biện pháp phòng ngừa nôn khi cho bệnh nhân trẻ
em ăn qua sonde?
Câu 92: Chế độ ăn của trẻ trong thời gian bú mẹ?
Câu 93: Mô tả cách đo thân nhiệt ở hậu môn trẻ em dưới 1 tuổi?
Câu 94: Nêu những điểm cần lưu ý khi đếm nhịp thở cho trẻ?
Câu 95: Nêu các đặc điểm phân của trẻ em, kể 2 nguyên nhân chính


gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em?

Câu 96: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi có hội chứng co giật đang
trong cơn giật?
Câu 97: Thực hiện các bước chăm sóc bệnh nhi đang trong cơn giật?
Câu 98: Hãy hướng dẫn người mẹ cách pha dung dịch ORS và cách
cho trẻ uống ORS tại nhà?
Câu 99: Nội dung GDSK tuyên truyền phòng tiêu chảy?



×