Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

So sánh trường ca trước và sau năm 2011 Hữu Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.9 KB, 29 trang )

Phong cách học tiếng Việt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:
Trên thế giời này, chắc chắn không có dân tộc nào mà trong những
trang sử hiện đại lại luôn khét mùi thuốc súng như dân tộc Việt Nam.
Cũng không có dân tộc nào mà trong kí ức của nhiều thế hệ liền nhau lại
phải chịu cảnh chia lìa, li tán vì bom đạn như Tổ quốc ta. Những mất mát
1


Phong cách học tiếng Việt
để đổi lấy hai chữ Hòa Bình thật không có sách vở nào kể cho hết. Cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mãi mãi còn hằn sâu
trong tâm thức của những người con mang dòng máu Việt. Chiến tranh đã
lùi xa, nhưng những vang vọng về nó còn vẹn nguyên trong nhiều trang
viết của những nghệ sĩ- chiến sĩ. Với sự nhạy cảm vốn có của lực lượng
cầm bút, lại đã từng chứng kiến biến cố vĩ đại của lịch sử dân tộc, mỗi tác
phẩm ra đời trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại đã phản ánh
nhiều mặt cả về thực tế lẫn nhận thức về dân tộc và nhân dân trong cơn
bão táp cách mạng để rồi viết nên những trăn trở, suy tư và tiếng nói trách
nhiệm với mỗi vấn đề quá khứ và hiện tại để xây đắp tương lai tốt đẹp
hơn.
Văn học Việt Nam hiện đại ghi nhận sự đóng góp tích cực của
nhiều thể loại. Tận dụng những ưu thế của mình, mỗi thể loại đều đã có
những tên tuổi được khẳng định trên văn đàn và trong lòng bạn đọc.
Trường ca hiện đại cũng không nằm ngoài sự nỗ lực đó. Với dung lượng


khá đồ sộ cùng sự đa dạng về cấu trúc, trường ca hiện đại có khả năng
truyền chở những nội dung hoành tráng và cảm hứng mãnh liệt mà vẫn
đậm chất trữ tình, giàu triết lí nên đã được nhiều nhà thơ lựa chọn thử sức.
Nếu như trong chiến tranh ta biết đến những cây bút trường ca có vai trò
mở đường như Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm…, thì giờ đây,
trong nền văn học hậu chiến lại ghi nhận nhiều nhà thơ viết trường ca có
tuổi đời còn khá trẻ như Thanh Thảo, Hữu Đạt… Lực lượng sáng tác này
đã có công tiếp tục đắp xây những giá trị của một thể loại còn khá mới mẻ
trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Lấy trường ca và những vấn đề liên
quan làm đối tượng nghiên cứu đến nay thiết nghĩ còn cần thiết. Tìm hiểu

2


Phong cách học tiếng Việt
đề tài này là cần thiết để tiếp tục nhận thức về một vấn đề của văn học
hiện đại.
Đề tài này ra đời nhằm so sánh hình tượng người lính trong hai tập
trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” Hữu Đạt và tập “Những người đi
tới biển” của Thanh Thảo. Vì đây là những phân tích bước đầu nên không
tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tuy vậy, chúng tôi hy vọng là đề tài
này sẽ góp thêm ngữ liệu vào việc so sánh hình tượng người lính trong
trường ca trước năm 1986 và sau năm 2010.
2.

Mục đích, nhiệm vụ
2.1.

Mục đích


Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là so sánh hình
tượng người lính trong hai tập trường ca “Những người đi tới biển” của
Thanh Thảo và “Cuộc chiến mười ngàn ngày” của Hữu Đạt – một tập tiêu
biểu cho thể loại trường ca thời chiến (trước năm 1986) và một tập tiêu
biểu cho thể loại trường ca thời bình (sau năm 2010)
2.2.

Nhiệm vụ

-

Khảo sát hình tượng người lính trong hai tập trường ca.

-

Bước đầu định hình phong cách tác giả, thể loại trường ca

của hai thời kỳ.
3.

Đối tượng và phạm vi
3.1.

Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng

người lính trong hai tập trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” của Hữu
Đạt và tập “Những người đi tới biển” của Thanh Thảo.
3



Phong cách học tiếng Việt
3.2.

Phạm vi: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khảo sát

hình tượng người lính trong hai tập trường ca “Những người đi tới biển”
của Thanh Thảo và tập “Cuộc chiến mười ngàn ngày” của Hữu Đạt.
4.

Ý nghĩa
4.1.

Ý nghĩa lý luận

Tạo cơ sở lý luận cho việc hình thành những tư liệu, cứ liệu về thể
loại trường ca.
4.2.

Ý nghĩa thực tiễn

-

Giúp cho việc cảm nhận về hình tượng người lính trong hai

tập trường ca thêm toàn diện hơn.
-

Tìm hiểu và định hình phong cách nhà văn, thể loại trường ca

trước năm 1986 và sau năm 2010.

5.

Phương pháp nghiên cứu
-

Thủ pháp so sánh

Chúng tôi so sánh hai tập trường ca “Những người đi tới biển” của
Thanh Thảo và tập “Cuộc chiến mười ngàn ngày” của Hữu Đạt nhằm tìm
hiểu về thể loại trường ca trong hai giai đoạn khác nhau.
-

Phương pháp miêu tả:

Chúng tôi chọn ra những hình ảnh thơ tiêu biểu dựa trên những tiêu
chí khảo sát để tiến hành miêu tả đặc điểm nhằm rút ra những nét riêng
trong hai tác phẩm.

4


Phong cách học tiếng Việt
6.

Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục, phần
nội dung bao gồm các chương như sau:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết và một số vấn đề liên quan



Khái niệm, đặc điểm thể loại trường ca, hình tượng người



lính trong trường ca trước năm 1986 và sau năm 2010.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Phần 2: Nội dung chính
Phân tích, so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai tập trường ca
trong hai giai đoạn, hai thời kỳ khác nhau qua các khía cạnh:



Thể loại thơ.
Hình tượng người lính: Tình yêu quê hương đất nước, tình
đồng chí, đồng đội, hậu phương.

NỘI DUNG
I.
I.1.

Cơ sở lý thuyết
Thể loại trường ca:
I.1.1. Khái niệm:
Theo hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức, thì “trường ca là
hình thức thơ tự sự, ít nhiều dựa trên phương thức tự sự …. Trường ca còn là
5


Phong cách học tiếng Việt

hình thức truyện thơ, nhưng không phải truyện thơ nào cũng là trường ca
hoặc có màu sắc trường ca.. Nội dung của trường ca thường gắn liền với các
phạm trù thẩm mĩ về cái đẹp, cái hùng, cái cao cả. Trường ca thường có cốt
truyện không hoàn chỉnh”.
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cũng khẳng định: “Trường ca là
một thể loại lớn với hai nghĩa: có dung lượng lớn và mang nội dung lớn”; và
“Tương quan giữa nguyên tắc trữ tình và nguyên tắc tự sự là một vấn đề
trung tâm của thi pháp trường ca”
Trường ca là một tác phẩm được viết bằng thơ trên phương thức kết
hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố tự sự và trữ tình, có tính hoành tráng về cả
phương diện nội dung, tư tưởng và cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, được nhà
thơ viết nên bằng một dung lượng cảm hứng mạnh mẽ, cảm xúc tuôn trào gắn
liền với những chấn động lớn lao của lịch sử, của dân tộc và thời đại.
Về lý thuyết sử thi và trường ca còn có rất nhiều ý kiến khác nhau
thậm chí là trái ngược nhau, nhưng khi bàn đến trường ca, nhất định không
thể tách nó ra khỏi chiếc nôi sử thi bởi tính hoành tráng, bởi hơi thở của lịch
sử, của không khí thời đại phả trường ca; bởi cả tính hoành tráng về phương
diện hình thức nhằm lột tả đầy đủ nhất cái “nội dung lớn”, “tư tưởng lớn”
vốn là bản thể đặc trưng của trường ca. Vì vậy, một cách tổng thể nhất, ta có
thể tìm thấy hai đặc điểm cơ bản của trường ca Việt Nam về nội dung và cấu
trúc nghệ thuật, đó là: nội dung trường ca phản ánh những vấn đề lớn của lịch
sử, dân tộc, thời đại bằng một cấu trúc nghệ thuật phức hợp thông qua các
phương thức biểu hiện.
I.1.2.

Trường ca phản ánh những vấn đề lớn của lịch sử, dân tộc và thời đại
6


Phong cách học tiếng Việt

Đó là những vấn đề liên quan đến số phận cả cộng đồng và dân tộc.
Điểm lại tất cả các trường ca hiện đại Việt Nam, ta nhận thấy rằng, hầu như
tất cả những vấn đề lớn, những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc đều được
trường ca thể hiện, tất nhiên mức độ thành công của mỗi trường ca có những
mạnh yếu khác nhau và không phải sự kiện lịch sử lớn lao nào cũng được
trường ca phản ánh một cách thành công, nhưng, duy có điều này, ta dễ dàng
thống nhất là: các tác giả đã thể hiện những sự kiện lịch sử ấy bằng một
cường độ cảm xúc lớn phù hợp với hơi thở của trường ca. Chính vì thế mà đã
là trường ca phải có một độ dài nhất định. Giá trị nghệ thuật của mỗi tác giả,
mỗi trường ca thì khác nhau, song cái độ bền của cảm xúc lớn khi phản ánh
lịch sử là điều mà tác giả trường ca nào cũng có.
Đã không ít những trường ca phản ánh về sự hình thành, quá trình mở
nước của toàn dân tộc qua chuyển biến của mấy nghìn năm lịch sử (“Nàng
chim lạc” của Trần Vũ Mai, “Người gồng gánh phương Đông” của Thu
Bồn...); về sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
(“Cánh buồm mở hướng” của Duy Phi, “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của
Tố Hữu)... Cách mạng tháng Tám thành công, ngay từ những ngày đầu ấy,
Xuân Diệu đã có hẳn hai trường ca “Ngọn quốc kỳ” và “Hội nghị non sông”
với một độ dài mà trước đó “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” này dù
cảm xúc thơ dào dạt đến say mê cũng chưa bao giờ có một tác phẩm dài hơi
đến vậy. Và cũng có thể nhắc đến một trường ca khá thành công, đầy ắp
không khí sử thi cách mạng lúc đó là “Cách mạng tháng Tám” của Trần
Dần... Rồi trong không khí sục sôi của những ngày toàn quốc kháng chiến
chống thực dân Pháp, không ít tác giả đã có những trường ca để đời như “Từ
đêm mười chín” của Khương Hữu Dụng hoặc “Hà Nội tháng 12” của Ngô
Văn Phú...
7


Phong cách học tiếng Việt

Không phải chỉ có tài năng của nhà thơ mà chính là không khí của thời
đại, biến động lớn lao của lịch sử cách mạng đã làm nên độ hoành tráng đầy
chất sử thi thi cách mạng của những trường ca này. Tất nhiên, cũng như sử
thi, cơ sở của trường ca là hiện thực vĩ đại của lịch sử và thời đại, nhưng
không phải nhất thiết thời đại lớn sẽ cho ra đời ngay tác phẩm lớn mà hầu
hết, tất cả các sử thi và trường ca có giá trị nghệ thuật đều thường ra đời sau
đó, thậm chỉ là rất lâu sau những sự kiện lịch sử ấy. Nghĩa là, nhà thơ cần có
một độ lùi thời gian cần thiết để chiêm nghiệm lịch sử, để tích lũy cảm xúc,
và khi lịch sử đã đi qua nhưng âm ba của những sự kiện lớn ấy vẫn “không
thể nào quên”, trường ca lại xuất hiện rầm rộ hơn và để lại nhiều thành tựu
nghệ thuật cao hơn.
Trong lịch sử Việt Nam, chính âm ba của những chiến thắng chống
ngoài xâm hào hùng trong truyền thống quá khứ của dân tộc, cùng hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cuộc chiến chống bè lũ diệt chùng ở
Campuchia đã trở thành một mạch nguồn cảm xúc vô tận, và trường ca hiện
đại Việt Nam đã thật sự “bùng nổ” khi đề cập đến những cuộc kháng chiến vĩ
đại này. Có thể nói, không gì khác hơn, chính trường ca là thể loại làm nên
gương mặt riêng biệt của văn học hiện đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng
Tám 1945 đến nay. Trường ca phản ánh sự vận động của lịch sử, dân tộc và
thời đại thông qua những biến động lớn lao. Cho đến bây giờ, cũng khó lòng
kể ra hết những trường ca viết về hai cuộc kháng chiến thần thánh này.
Trong những biến động lớn lao của lịch sử, thời đại, ắt phải có vai trò
của cá nhân anh hùng lãnh đạo nhân dân làm nên những biến chuyển lớn lao
của thời đại ấy. Bên cạnh những nhân vật cá nhân được các tác giả xây dựng
bằng những trường ca riêng như hình tượng Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng,
8


Phong cách học tiếng Việt
Trần Phú, Nguyễn Văn Trỗi... điều đặc biệt nổi bật của trường ca hiện đại

Việt Nam chính là sự xuất hiện những nhân vật số đông vốn rất bị chìm khuất
trong dòng sử thi thế giới. Nhân vật quần chúng số đông, nhân dân vô danh
đã làm nên một kiểu hình tượng văn học khá độc đáo trong hầu hết các
trường ca hiện đại Việt Nam với quan niệm rất lịch sử và cũng rất thời đại
rằng: chính họ, cái số đông quần chúng ấy, chứ không phải ai khác hơn, đã
bằng mồ hôi, xương máu của cuộc đời mình làm nên lịch sử, sáng tạo nên
lịch sử, trở thành nhân vật trung tâm của thời đại bão táp cách mạng vô sản
và của mọi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đặc biệt là nhân vật trung
tâm: những người lính vô danh chiến đấu ngoan cường, hi sinh vô tư như một
lẽ thường để giữ gìn non sông, đất nước.
Bây giờ, sau khi chiến tranh đã đi qua, nhận diện lại gương mặt thơ ca
kháng chiến Việt Nam đã không ít ý kiến cho rằng, thơ kháng chiến chúng ta
có một nét chung là lạc quan, anh hùng nhưng thiếu đi những khúc buồn đau,
những lời thủ thỉ. Điều đó là một tất nhiên đối với nền thơ kháng chiến, tuy
nhiên, đặc điểm này có thể nhận ra dễ dàng ở những bài thơ ngắn, còn trường
ca, do yêu cầu của thể loại, thật sự đã có những đoạn thơ vươn đến cái trần
trụi của đời thực, đặc biệt là phản ánh chiến tranh đúng như bản chất mà nó
vốn có, nghĩa là, có hi sinh, mất mát, có tiếng khóc, nụ cười. Và đôi lúc,
chính nước mắt họ mang theo đã làm nên sức mạnh: “Nước mắt lưng tròng
nối với bước xung phong”. Có thể nói, nghiên cứu dưới góc nhìn này đối với
trường ca Việt Nam có lẽ sẽ mang đến nhiều điều thú vị để ta nhận ra chân
giá trị (cũng là một đặc điểm riêng) của trường ca kháng chiến so với thơ ca
kháng chiến nói chung.

9


Phong cách học tiếng Việt
Trường ca Việt Nam còn phản ánh những kinh nghiệm lịch sử, những
được mất mà dân tộc đã trải qua. Có nền tảng ra đời từ những năm chiến

tranh, song trường ca Việt Nam thật sự nở rộ vào những năm sau khi chiến
tranh kết thúc. Những “nhà thơ mặc áo lính” chính là những người trong
cuộc, song họ cũng thật sự bàng hoàng về những năm tháng lịch sử vĩ đại mà
mình đã đi qua, những mất còn mà họ từng cảm nhận. Chính họ chứ không ai
khác là những người mắc nợ văn chương với những năm tháng hào hùng ấy,
mắc nợ với người đã thay họ vĩnh viễn nằm xuống và không còn trở lại sau
cuộc chiến.
Trường ca ra đời rầm rộ và trở thành thể loại chủ lực những thập niên
70 - 80 của thế kỉ XX như là một nhu cầu tổng kết, một nhu cầu lột tả cho hết
những gì mình đã đi qua mà trong thời chiến chưa đủ thời gian suy ngẫm đến
tận cùng, chưa đủ độ chín để tổng kết lịch sử. Trong chiến tranh, họ đau đớn
chứng kiến cái chết của đồng đội, nhưng rồi cũng chỉ biết bới đất chôn vội
bạn mình rồi tiếp tục cuốn theo những ngã đường đánh giặc; họ chưa cảm
nhận hết cái đớn đau, mất mát, cái dằn xé kẻ nằm lại, người ra đi. Bây giờ,
hòa bình rồi, nghĩ về những cái đã qua họ đau điếng cả lòng trước ánh mắt
nhìn cuối cùng của đồng đội. Nỗi đau dai dẳng, âm ỉ, giờ nghĩ lại càng dội
lên trong lòng họ như những đợt sóng gào. Khái quát lịch sử bằng những
hình tượng thơ cụ thể, cảm xúc trào dâng chính là một thành công của trường
ca so với thơ trữ tình. Phải đi qua chặng đường chiến tranh bằng chính máu
xương mình, họ mới đủ cảm xúc chân thành để đúc kết lịch sử bằng thơ. Họ
lặng vào “bóng tối”, lặng vào “rễ cây”, lặng mình vào “khẩu súng”... hay nói
đúng hơn, chính những năm dân tộc sống trong lòng đất để đánh Mỹ trên mặt
đất và cả trên bầu trời đã khiến họ cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời ngay
chính trong lòng đất thiếu vắng mặt trời. Bóng tối trong lòng địa đạo Củ Chi,
10


Phong cách học tiếng Việt
ngày hòa bình đã tự hào về những điều riêng mà chỉ một mình mình biết. Cái
“chuyện riêng hai ngươi” ấy chính là những “cái được” nhỏ mà vô cùng lớn

của trường ca. Chính những cảm xúc nhỏ nhặt này đã làm nên “độ bền sử thi”
của trường ca Việt Nam.
Cụ thể mà khái quát, khái quát mà vô cùng cụ thể, đặc biệt, hình ảnh
thơ khái quát mà trường liên tưởng rộng khắp, cụ thể có lẽ là “cái được” lớn
nhất của trường ca Việt Nam. Chính điều này đã làm giảm bớt yếu tố sử thi
trong trường ca hiện đại, khiến cho trường ca Việt Nam hoành tráng sử thi
nhưng không xa lạ mà gần gũi, chân thực, lôi cuốn được người đọc theo
chính dòng cảm xúc tuôn trào của tác giả.
I.1.3.

Trường ca là một cấu trúc nghệ thuật phức hợp thông qua các phương
thức biểu hiện.
Mặc dù quy luật của nghệ thuật mà đặc biệt là nghệ thuật thi ca vốn có
đặc thù riêng, nhưng có một tất yếu ta dễ thống nhất, đó là: sự thống nhất
giữa nội dung và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học là một chân lý bất
biến. Chính điều này đã làm nền tảng cho thi pháp học hiện đại ra đời, để đến
nay, mọi người dễ dàng thống nhất cái “hình thức mang tính nội dung” của
thi pháp học. Tất nhiên, do bắt nguồn từ truyền thống của các sử thi và truyện
thơ trong văn học dân gian và văn học trung đại, trường ca Việt Nam còn
chịu nhiều dấu ấn dậm đặc của truyện thơ truyền thống, thậm chí đã không ít
tác giả từng ghi vào tập “trường ca” của mình là “truyện thơ”, và cho đến
hiện nay, thật ra ranh giới giữa hai thể loại này vẫn còn là một vấn đề nan
giải.
Điều chúng tôi muốn nói ở đây chính là do phát triển từ truyện thơ
truyền thống mà cái dấu vết sử dụng “thơ kể chuyện” theo kiểu ngũ ngôn, lục
11


Phong cách học tiếng Việt
bát, song thất lục bát của truyện thơ vẫn còn khá ổn định trong trường ca rất

nhiều tác giả. Tất nhiên, những “trường ca” dạng này này có không nhiều
những tác phẩm thật sự thành công về nghệ thuật, chưa kể, đa số chúng xét
về đặc trưng thể loại chưa hẳn đã là trường ca mà chỉ mới vươn lên phạm vi
một bài thơ dài hoặc diễn ca lịch sử. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì
đặc trưng nổi trội mà các thể loại văn học khác không có được đó chính là
tính phức hợp trong cấu trúc tác phẩm trường ca. Cái nhu cầu cần phải
chuyển tải “nội dung, tư tưởng lớn” đã khiến các tác giả viết trường ca phải
liên tục thay đổi cách thể hiện cho phù hợp với tình huống, với cảm xúc; và
trong cuộc duyệt binh hùng vĩ của thể loại trường ca đã có không ít những tác
giả đã cố gắng thay đổi cấu trúc nghệ thuật tác phẩm về mọi mặt để cách tân
thể loại văn học đặc biệt này.
I.2.
I.2.1.

Phân biệt trường ca với một số thể loại thơ:
Trường ca và thơ trữ tình:
Trường ca và thơ trữ tình giống nhau ở chỗ: đều là thơ, điểm khác

nhau cơ bản là trường ca đã thực hiện tốt chức năng “tự sự được trữ tình hóa”
những “nội dung lớn”, mang tính sử thi thời đại mà thơ trữ tình không thể
thực hiện được.
I.2.2.

Trường ca và thơ dài:
Nếu thơ dài là sự mở rộng dung lượng của thơ trữ tình ở mức độ vẫnn

còn được gọi là thơ thì trường ca thì trường ca cũng là sự mở rộng dung
lượng của thơ trữ tình nhưng “lượng” mở rộng này đã tích lũy đủ để biến
thành một “chất” mới: Thể loại trường ca. Nó hoàn toàn không phải là thơ trữ
tình mà nhận thơ trữ tình thành “bộ phận con” trong chỉnh thể tác phẩm

trường ca.
12


Phong cách học tiếng Việt
I.2.3.

Trường ca và truyện thơ:
Truyện thơ nghiêng về phía tự sự kết hợp với trữ tình trên nền một cốt

truyện và có nhân vật, trường ca lại trữ tình kết hợp tự sự mà không cần cốt
truyện hoàn chỉnh, nhân vật điển hình, chỉ khơi gợi những số phận nhân vật
trong những lóe sáng tính cách đậm chất thơ.

-

Tác giả, tác phẩm
Tác giả Hữu Đạt:
Tiểu sử:
Nhà văn, PGS.TS Hữu Đạt
Quê quán: Ba Vì, Hà Nôi.
Chủ nhiệm bộ môn Việt ngữ học, khoa Ngôn ngữ học trường

-

ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội.
Giáo sư thỉnh giảng tại các trường:




Đại học Paris VII – Cộng hòa Pháp



Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa



Đại học Phnompeenh – Cămpuchia



Đại học Ngoại giao QT Matxcơva – Liên bang Nga

-

Là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, tiểu thuyết, sân khấu, điện ảnh, lý luận

I.3.
I.3.1.
I.3.1.1.

phê bình, đồng thời còn là tác giả của nhiều bài báo khoa học, giáo trình,
chuyên khảo, chuyên luận về phong cách học và ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ
nghệ thuật phục vụ cho giảng dạy và đào tạo các thế hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến
sĩ khoa học trong nước và quốc tế.
-

Tác giả đoạt giải cuộc thi sáng tác thơ nhân kỉ niệm 15 năm ngày thành lập
Hội Thanh niên Việt Nam.

I.3.1.2. Tác phẩm đã xuất bản:
13


Phong cách học tiếng Việt
A.

Sáng tác văn chương

1.

Dưới cờ đại nghĩa (ca kịch cải lương). VHNT, 1979

2.

Chuyện thường ngày ở huyện (kịch nói). THTW, 1980

3.

Vì tôi yêu (kịch nói) Đoàn kịch nói HSB dàn dựng, 1981

4.

Tình ca Cao nguyên (kịch nói). THTW, 1982

5.

Ngọn lửa tình yêu (tiểu thuyết). Nxb QĐND, 1987

6.


Phôn na ky ry (tiểu thuyết). Nxb Phụ nữ, 1987

7.

Tiếng gọi vùng đất chết (tiểu thuyết). Nxb QĐND, 1990

8.

Hai đầu của bức thư tình (tiểu thuyết). Nxb Hội Nhà văn, 1991

9.

Các con đại tá (tiểu thuyết hai tập). Nxb QĐND, 1996

10.

Phía sau giảng đường (tiểu thuyết). Nxb CAND, 1997

11.

Nước mắt cô đào (chèo). Đoàn chèo Hà Tây dàn dựng, 1998

12.

Tuổi yêu (tập truyện ngắn). Nxb Văn học, 2000

13.

Dòng xoáy cuộc đời (tiểu thuyết). Nxb CAND, 2003


14.

Chuyện người mình ở nước Nga (tiểu thuyết). Nxb LĐ, 2003

15.

Hồi ức tuổi mười ba (tập truyên ngắn). Nxb Hà Nội, 2004

16.

Những kẻ giấu mặt (tiểu thuyết). Nxb CAND, 2005

17.

Những kẻ giấu mặt (tiểu thuyết). Nxb LĐ tái bản, 2006

18.

Cổng trường thời mở cửa (phim truyện dài tập). THTW, 2007
14


Phong cách học tiếng Việt
19.

Cổng trường thời mở cửa (tiểu thuyết). Nxb CAND, 2008

B.


Giáo trình, sách chuyên luận và công trình nghiên cứu

20.

Tiếng Việt tập I và II sách dạy tiếng Việt cho HS Căm Phu Chia (viết
chung). Nxb GD HN và Nxb GD phnoompeenh, 1987

21.

Tiếng Việt thực hành. CĐSP HN, 1994

22.

Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Nxb GD, 1996

23.

Tiếng Việt thực hành. Nxb GD, 1997

24.

Cơ sở tiếng Việt. Nxb GD, 1998

25.

Nhà văn, sự sáng tạo nghệ thuật. Nxb Hội Nhà văn, 1999

26.

Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb Khoa học Xã hội, 1999


27.

Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, 2000

28.

Tiếng Việt thực hành. Nxb VHTT, 2000

29.

Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của người Việt. Nxb VHTT, 2000

30.

Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt. Nxb VHTT, 2000.
I.3.1.3.

Trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày”

Trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày” của Hữu Đạt là một bức tranh phác
họa chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc.
Cuộc chiến mười ngàn ngày được cấu trúc trong 12 chương, bắt đầu
với “Khát vọng mùa thu” (chương 1), qua “Ngày toàn quốc kháng chiến”
(chương 2), “Mãi mãi Điện Biên” (chương 3), “Khi chúng tôi lớn lên” (chương
15


Phong cách học tiếng Việt
4), “Cuộc đối đầu lịch sử” (chương 5), “Những người Mẹ” (chương 6), “Mái

trường đại học” (chương 7), “Những ngôi làng” (chương 8), “Trận đánh cuối
cùng” (chương 9), “Đất nước chuyển mình” (chương 10), “Thách thức” (chương
11) và cuối cùng là chương mang tên “Thế hệ chúng tôi” (chương 12).
Nhìn vào nhan đề các chương, Cuộc chiến mười ngàn ngày, có thể
được xếp vào loại trường ca lịch sử. Những sự kiện được đề cập trong các
chương gần như ôm trọn lịch sử của đất nước từ ngày Cách mạng Mùa thu, khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, qua hai cuộc kháng chiến chống xâm
lược, đến tận khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, đang trong dựng xây và hội
nhập.
1.3.2. Tác giả Thanh Thảo
1.3.2.1. Tiểu sử:
Nhà thơ Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946
trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp
Hà Nội, ông đã vào chiến trường miền Nam làm báo và sáng tác văn học.
Thanh Thảo là cây bút đa năng, viết nhiều thể loại, nhưng sở trường
vẫn là thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Ông
là nhà thơ hàng đầu thế hệ chống Mỹ mà cho đến nay, những thập niên đầu
thế kỷ XXI, vẫn sáng tác rất sung sức với phong cách hiện đại và xuất hiện
thường xuyên trong đời sống văn học, báo chí.
Nhà thơ Thanh Thảo từng là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Quảng Ngãi, đang là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khoá IX
(2015-2010). Hiện nay ông vẫn sống và sáng tác tại quê hương Quảng Ngãi.
16


Phong cách học tiếng Việt
1.3.2.2. Tác phẩm đã xuất bản:
- Những người đi tới biển (trường ca - 1977)
- Dấu chân qua trảng cỏ (thơ - 1978)

- Khối vuông rubic (thơ - 1985)
- Từ một đến một trăm (thơ - 1988)
- Những ngọn sóng mặt trời (trường ca - 1994)
- Trường ca chân đất (2012)
1.3.2.3. Giải thưởng văn học:
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979 với tập thơ Dấu chân qua
trảng cỏ.
- Giải thưởng của Ban văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam
năm 1995 với tập trường ca Những ngọn sóng mặt trời.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Giải
thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2012
với tập Trường ca chân đất.
1.3.2.4. Trường ca “Những người đi tới biển”
“Những người đi tới biển” (1976) đựợc xem như trường ca đầu tiên
sau 1975 mang tính mở đầu cho giai đoạn nở rộ của trường ca Việt Nam
những năm sau đó. Đã có lần Thanh Thảo thú nhận rằng khi viết trường ca
này và cả cái tên của trường ca, anh chịu sự ảnh hưởng từ mô - típ cấu trúc
17


Phong cách học tiếng Việt
trường ca “Những người trên cửa biển” (1956) của Văn Cao vốn được Thanh
Thảo đánh giá rất cao (chính là trường ca hiện đại một cách hoàn thiện không
cốt truyện đầu tiên trong lịch sử phát triển của trường ca Việt Nam mà nhiều
nhà thơ sau này chịu chung sự ảnh hưởng ấy).
“Những người đi tới biển” nối tiếp cấu trúc theo mạch tư tưởng, cảm
xúc của trường ca Nguyễn Khoa Điềm ngay trước đó, nhưng cấu trúc tự do
và thoáng đạt hơn, trong đó, cái tôi trữ tình cũng hiển hiển mạnh mẽ hơn, vì
thế, cả trường ca yếu tố tự sự cũng giảm đi nhiều. Sợi dây nối mạch đi rất

phóng khoảng mà vẫn đảm bảo tính thống nhất của cả trường ca đó chính là
hành trình đi tới thành công (tới biển bao la) của cuộc kháng chiến chống Mỹ
vĩ đại qua bao mất mát, hi sinh. Nhân vật trong trường ca xuất hiện thoáng
qua, gọn nhưng khắc họa được từng số phận cụ thể. Cái khác nhất, mới nhất
trong trường ca này chính là cái giọng thơ táo bạo, gai góc vốn có của Thanh
Thảo khi phản ánh về chiến tranh qua cái nhìn hiện thực trần trụi và khốc liệt
vốn có của chiến tranh, không lý tưởng hóa quá đà, không lên gân mà vẫn
đầy chất bi hùng của một sử thi hiện đại.
Với “Những người đi tới biển”, Thanh Thảo đã chịu sự ảnh hưởng rất
lớn cấu trúc nhạc giao hưởng. Có thể nói, đây là một giao hưởng gồm ba
chương và một vĩ thanh.
Chương 1: Chiếc áo ngắn được phân thành bảy khúc đánh theo số thứ
tự, không có nhan đề. Mỗi khúc đều có phối thanh ở ba bè chính.
Chương 2: Nguồn sông hát là chương hòa âm về nguồn cội của những
bài ca tuổi trẻ với chủ âm“muôn đời là nhân dân chắp cho chúng ta đôi cánh
những bài ca”
18


Phong cách học tiếng Việt
Chương 3: Địa hình là chương giao hưởng cuả đất. Bè trầm ẩn dưới
lòng địa đạo, bè trung là âm thanh sự sống trên “địa hình”, bè cao là tiếng
gầm rú đe dọa của B.52 giặc Mỹ và khép lại với bè chủ là tiếng đàn chiến
thắng của Tám Hùng để “điệu lý thương yêu dâng ngập cả bầu trời” át cả
tiếng bom rền của giặc. Khúc Vĩ thanh Tới biển là khúc khải hoàn sau một
chặng đường dài gian khổ với ngập tràn âm thanh sóng biển.
II.
II.1.
II.1.1.
-


Nội dung chính
So sánh hai tập trường ca:
Thể thơ
“Cuộc chiến mười ngàn ngày” – Hữu Đạt: Thể thơ hình họa
Thơ hình họa là loại thơ khác hẳn với thứ thơ mô phỏng hay hình thức

một thời đã xuất hiện ở Việt Nam (với các tác giả như Nguyễn Vĩ, Lê Ta,
Trần Huấn Chương). Loại thơ này thường cấu trúc bài thơ phỏng theo một
hiện tượng thiên nhiên nào đó. Thơ hình họa (còn gọi là thơ hinh vẽ) muốn
đạt tới sự truyền cảm bằng cả hai con đường đọc và nhìn. Ở đây những hình
họa được “tạo hình” nhờ những câu thơ không thuần túy chỉ là trò chơi ngôn
ngữ mà còn mang một thông báo nghệ thuật ngầm ẩn đằng sau lớp vỏ ngôn
từ.
Trong trường ca “Cuộc chiến mười ngàn ngày”, Hữu Đạt đã sử dụng
khá nhiều hình họa khác nhau như hình mái rông, hình trống đồng, hình cái
lư đồng, hình cái bình cổ, hình cái hũ, hình cây rơm.… Những hình tượng đó
biểu trưng cho nền văn hóa lâu đời của Việt Nam, cũng như thể hiện sự khác
biệt giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ, nền văn hóa lâu đời đã chiến thằng nền
văn hóa thực dụng.
Theo nhà thơ, một số hình vẽ còn bổ sung thêm thông tin hàm ẩn bên
cạnh hình tượng thơ. Ví dụ như hình vẽ cái hũ nhằm gợi nhớ hình ảnh “hũ
19


Phong cách học tiếng Việt
gạo nuôi quân” thời kháng Pháp, hay hình vỏ cái tút đạn để biểu tượng hình
ảnh ác liệt của chiến tranh; hình con quay để biểu tượng thái độ tráo trở của
Ngô Đình Diệm; hình giọt lệ để nói về sự mất mát đau thương; hình cây
thánh giá để biểu tượng cho niềm tin về sự thiêng liêng giống như con chiên

hướng về Thiên Chúa. Cuối chương “Trận đánh cuối cùng”, tác giả dùng
hình bản đồ Việt Nam để biểu tượng cho sự chiến thắng toàn vẹn, sự thống
nhất vững bền của giang sơn đất Việt.
Theo Trần Hinh thống kê, “Cuộc chiến mười ngàn ngày” của Hữu Đạt
có 38 đoạn thơ theo kiểu thị giác hình họa khác nhau: hình cái ly có chân (tr
18), hình mái nhà rông (tr 19), hình cái hũ đựng gạo (tr20), hình bầu rượu (tr
21, 53), hình đồng hồ cát (tr 22), hình chiếc lư đồng (tr 30), hình cái bình cổ
(tr 32), hình chiếc chìa khóa (tr 40), hình con quay (tr 48), hình cây Thánh
giá (tr 49), hình cây rơm (tr 91), hình bản đồ Việt Nam (tr 106),…
Hình chiếc đồng hồ cát:
Những trái tim son sắt với màu cờ
Người cộng sản trung kiên
Không bao giờ gục ngã
Trước bạc tiền
Không thể bị bán mua
Bao đồng chí hi sinh
trong lao tù vẫn hát
20


Phong cách học tiếng Việt
Những tấm gương
muôn thuở vẫn chói ngời
Dù thân dẫu tan vào trong đất
Mà hồn còn thiêng mãi núi sông ơi!

Hình cây rơm:
Trâu ta
ăn cỏ đồng ta
Dù trong dù đục

Ta tắm ao nhà vẫn hơn
Nhớ làng câu hát véo von
Ru ta từ lúc hãy còn trẻ thơ
Nhớ làng qua những giấc mơ
Đêm trăng có tiếng ầu ơ rất buồn…

21


Phong cách học tiếng Việt
Thơ hình họa đã phá bỏ một nguyên tắc phổ biến là tính hình tuyến của
ngôn ngữ trong quá trình tạo lâp văn bản. Ta có thể nhận ra nhiều biến thể về
cách ngắt nhịp, hòa âm của ngôn ngữ thơ khi đọc bản trường ca này.
-

“Những người đi tới biển” – Thanh Thảo: Thể tự do
Trường ca “Những người đi tới biển” (1976) được xem là trường ca

đầu tiên đánh dấu thời kỳ nở rộ của thể loại trường ca trong văn học Việt
Nam. Trường ca “Những người đi tới biển” được viết theo hình thức (thể) tự
do một hình thức đặc biệt phù hợp với tạng chất thơ Thanh Thảo - nhà thơ
thuộc "thế hệ chống Mĩ" có những đóng góp đáng kể trong việc cách tân nền
thơ Việt Nam đương đại.
Thơ tự do là hình thức thơ phân biệt với thơ cách luật không bị ràng
buộc vào quy tắc cố định nào về số câu số chữ niêm luật đối vần. Thơ tự do
là thơ có phân dòng dài ngắn khác nhau tuỳ theo nhu cầu của tiết tấu nhịp
điệu. Nó có thể là hợp thể phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau
hoặc hoàn toàn tự do. Khổ thơ trong thơ tự do cũng tự do không đều đặn bốn
dòng hay sáu dòng mà luôn thay đổi. Câu thơ tự do có thể rút ngắn thành
một chữ hay có thể mở rộng thành chín mười chữ hoặc nhiều hơn tuỳ theo

yêu cầu của nhịp điệu. Nó cũng có thể được sắp xếp như "bậc thang" để tô
đậm tiết tấu cũng có thể xen nhau câu ngắn câu dài. Sự xuất hiện của thơ tự
do đánh dấu sự phát triển của ý thức thơ khi nhà thơ không muốn gò mình
vào bất cứ hình thức khuôn khổ cố định.
II.1.2.

22

Hình tượng người lính


Phong cách học tiếng Việt
Điểm khác biệt ta có thể thấy rõ nhất trong hai tập trường ca của Thanh
Thảo và Hữu Đạt là hai tác phẩm được viết vào hai thời kỳ, hai giai đoạn lịch
sử khác nhau.
Trước đây, khi viết về người lính, các nhà thơ, nhà văn đều phản ánh
những phẩm chất anh hùng, biết chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cao cả vì tự
do độc lập của Tổ quốc của người chiến sĩ. Người chiến sĩ ý thức rất rõ về
giá trị cuộc sống và sinh mệnh của bản thân nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh cho lí
tưởng:
chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc
(Thanh Thảo - Những người đi tới biển)
Đó là lời tuyên ngôn cho sự lựa chọn của cả thế hệ mình. Một sự chấp
nhận rất dứt khoát nhưng không hề đơn giản, một sự hi sinh lặng lẽ mà cao
đẹp. Anh và những người lính với anh “không chết vì hư danh”, “không chết
vì tiền bạc”, “xa lạ với những tin tưởng điên cuồng”, “những liều thân vô
ích”. Những câu thơ viết về chiến tranh nhưng Thanh Thảo đã nhắc nhở
người đang sống bằng thái cực “không còn” và “còn”:

Sẽ nhắc lại bao điều
Ta hay nói cùng nhau sau này sau chiến tranh
Những chuyện đừng ai cho là nhỏ nhặt
Bây giờ không còn anh
23


Phong cách học tiếng Việt
Mỗi giờ không còn anh
Mỗi chúng tôi còn một cuộc đời
(Thanh Thảo - Những người đi tới biển).
Đó là những người lính cùng thế hệ nhường nhau một giọt nước mát
cuối cùng để tiếp sức cho đồng đội trong cuộc chiến đấu ác liệt với kẻ thù:
buổi sáng ấy tôi bước vào tuổi 25
ở đường dây 559 – trạm 73
ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt
cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc
bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng
hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên
ngày sinh nhật tuổi 25 mình được uốn
(Thanh Thảo - Những người đi tới biển)
Hình tượng người lính một mặt giúp nhà thơ thể hiện cảm hứng, mặt
khác là nhu cầu tự biểu hiện cái tôi thế hệ từ những trải nghiệm được nhận
thức.
Người lính thời ấy là những con người “dâng tất cả để tôn thờ chủ
nghĩa” (Tố Hữu). Hình tượng người lính trong văn học giai đoạn này, cái
chung biểu hiện nhiều, cái riêng lại biểu hiện ít, mà nếu có thì những suy
nghĩ, tâm trạng riêng tư ấy của họ cũng nằm trong tình cảm lớn của dân tộc.

24



Phong cách học tiếng Việt
Hình tượng người lính thời “hậu chiến” hôm nay dưới ngòi bút của các
nhà văn, nhìn tổng quát, vẫn có cái như trước, nhưng cũng đã có nhiều điểm
khác trước. Vẫn như trước là ở phẩm chất yêu nước, phẩm chất anh hùng,
không ngại hy sinh, gian khổ, quyết chiến đấu để giữ vững độc lập tự do cho
Tổ quốc. Điều này đã trở thành cốt cách, bản lĩnh Việt Nam, tinh thần và
phẩm chất của người Việt Nam. Phẩm chất đó đã trở thành truyền thống
mang tính “đặc trưng” của dân tộc Việt.
Dù có chết cũng phải giành độc lập
Cho núi sông thành một dải nối liền
Nếu phải đốt Trường Sơn thành ngọn đuốc
Toàn dân thề vẫn phải quyết xông lên.
(Hữu Đạt – Cuộc chiến mười ngàn ngày)
Nhưng điều khác trước là ở chỗ, người lính thời bình hiện lên trong các
tác phẩm văn học hôm nay là những người có đời sống nội tâm phong phú,
đa dạng và đa chiều hơn.
Đêm Hà Nội ngút trời lửa cháy
Đoàn quân đi trong tiếng nghẹn ngào
Bỏ lại sau lưng những phố phường nham nhở
Khóc âm thầm trong ánh đạn hỏa châu.
(Hữu Đạt – Cuộc chiến mười ngàn ngày)

25


×