Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bai8 kythuat laymau tuideo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 8 trang )

KỸ THUẬT LẤY MÁU BẰNG TÚI DẺO

1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC DÙNG TÚI CHẤT DẺO ĐỂ LẤY MÁU
Với việc sử dụng túi chất dẻo để lấy máu, từ hàng chục năm các nước phát triển
trên thế giới và các nước trong khu vực đã có một bước tiến lớn trong an toàn truyền
máu và sản xuất các chế phẩm máu. Việc sản xuất các chế phẩm máu vừa đảm bảo
tính khoa học, kinh tế và an toàn hơn cho truyền máu.
Bảng so sánh dưới đây sẽ làm rõ hơn ưu điểm
của việc sử dụng túi chất dẻo lấy máu

Nhận định chung

Túi chất dẻo

Chai thuỷ tinh

Nhẹ nhàng, dễ sử dụng, di chuyển, thuận

Dễ vỡ, kềnh càng, nặng, nguy

tiện cho việc sản xuất các chế phẩm

cơ lây nhiễm cao, không sản

máu, lấy máu bằng hệ thống kín nên độ

xuất được các chế phẩm, lấy

an toàn cao.

máu bằng hệ thống hở nên


không an toàn

Dây lấy máu

Dây lấy máu gắn liền với túi thuận tiện

Dây lấy máu riêng rẽ, bất tiện

Phương pháp lấy

Hút (trọng lượng) nhanh, có thể dùng

Lấy máu chậm

máy lắc có bơm hút giảm sức ép
Mẫu ống để làm

Dây Plastic liền với túi có số dễ dàng

- Riêng rẽ

XN

cho lấy làm XN, chính xác, tránh nhầm

- Có nhiều rủi ro, nhầm lẫn

lẫn
Tách


các

phần máu

thành - Hệ thống kín, dễ dàng tách ra các thành

- Hở, khó khăn hoặc không

phần, nguy cơ lây nhiễm ít

tách được các thành phần

- Ly tâm tốc độ cao không sợ vỡ như chai

(Buffy Coat)
- nguy cơ lây nhiễm cao

Dung

dịch

bảo Máu toàn phần : 21-35 ngày

quản khi lấy máu Khối HC : 21-42 ngày

21 ngày
24 giờ

Huyết tương: 1 năm đến vài năm


24 giờ

Khối tiểu cầu: 5 ngày (máy lắc)

24 giờ

Rủi ro khi cắm dây

Khi truyền

TM vào ít hơn
Dây thông khí

Không cần

Gây tắc mạch do khí

Không

Cần truyền nhanh

Dễ dàng

Cắm dây TM vào nút cao su
rủi ro nhiều hơn
Cần
Có thể
Khó khăn

2. PHÂN LOẠI TÚI LẤY MÁU BẰNG CHẤT DẺO

75


Hiện nay có 4 loại túi chất dẻo để lấy máu : túi đơn, túi đôi, túi ba, túi bốn.
1. Túi đơn (Single bag) : Dùng cho việc lấy máu toàn phần (Whole lood : WB)
2. Túi đôi (Double bag) : Dùng cho việc sản xuất :
+ Khối hồng cầu : (Red Blood Cells)
+ Huyết tương giàu tiểu cầu : (Platelet-Rich-Plasma)
3. Túi ba (Triple bag) : Dùng cho việc sản xuất :
+ Khối hồng cầu (Red Blood Cells)
+ Huyết tương nghèo tiểu cầu
+ Khối tiểu cầu
4. Túi bốn (Quadruple bag) : Dùng cho việc sản xuất :
+ Khối hồng cầu : (Red Blood Cells)
+ Huyết tương nghèo tiểu cầu : (Platelet Poor Plasma)
+ Khối tiểu cầu : (Platelet Concentrate)
+ Yếu tố Vlll : (Vlll Cryoprecipitate)
+ Khối hồng cầu nghèo bạch cầu : (Leuko poor Red Blood Cells)
+ Huyết tương nghèo bạch cầu : (Leuko poor Plasma)
+ Khối tiểu cầu nghèo bạch cầu : (Leuko poor platelet concentrate)
+ Phần huyết tương giàu TC & BC : Buffy coat
3. KỸ THUẬT SỬ DỤNG TÚI CHẤT DẺO ĐỂ LẤY MÁU
Hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại hai loại dụng cụ được sử dụng trong lấy máu,
lưu trữ và bảo quản máu cũng như các chế phẩm máu là chai thủy tinh và túi chất dẻo.
Các phương tiện này thường được sản xuất để phù hợp cho lấy máu với số lượng
500, 450, 350, 250 và 125 ml. Sử dụng túi nhựa để lấy máu là biện pháp phù hợp với
phương pháp truyền máu hiện đại, rất thuận lợi cho việc lấy máu, lưu trữ, sản xuất, bảo
quản, phân phối và vận chuyển máu cũng như các chế phẩm của máu. Đồng thời túi
lấy máu tạo được một hệ thống kín cho phép lấy máu cũng như điều chế các thành
phẩm máu từ một đơn vị máu tránh được các nguy cơ nhiễm khuẩn.


3.1. Trình bày của túi :
76


* Trên túi đơn : gồm các chi tiết sau :
- Một đầu túi có một đoạn ống dây (có kim) dùng để lấy máu và 2 đầu van ngắn
(được bọc kín) bên trong có van dùng để truyền máu.
- Một mặt của túi có dán một nhãn giấy trên có in sẵn một số hướng dẫn cần
thiết, thể tích máu được lấy, tên và thành phẩm của dung dịch chống đông bên trong
túi tên nơi sản xuất, hạn sử dụng của túi, và các nội dung cần có cho một đơn vị máu
(như họ tên người cho, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, hạn sử dụng của máu được
lấy, tên người lấy máu và một số kết quả xét nghiệm...).
- Trên 3 thành của túi có những lỗ dẹt dùng để treo túi trong khi truyền.
* Trên túi đôi, túi ba, túi bốn : ngoài túi đầu tiên còn các túi kia không có dây và
kim lấy .máu, không có chất chống đông, chúng được nối với túi đầu tiên bằng các
đoạn ống bên trong có van khóa. Trên 3 cạnh của túi cũng có các lỗ dẹt để treo túi.
Một mặt túi cũng được dán 1 nhãn giấy có nội dung phù hợp cho việc sản xuất các
thành phẩm máu.
3.2. Kỹ thuật lấy máu bằng túi : So sánh với lấy máu bằng chai và lấy máu bằng túi
thì kỹ thuật chuẩn bị và lấy máu cơ bản giống nhau. Chúng tôi chỉ trình bày những giai
đoạn khác nhau để đảm bảo được mục đích của lấy máu bằng túi là tạo được một qui
trình lấy máu theo một hệ thống kín.
* Chuẩn bị dụng cụ lấy máu :
- Dung dịch sát trùng, dây ga rô, bông, gạc ống nghiệm, chậu nước gia ven,...
như lấy máu bằng chai.
- Kẹp dây, kìm vuốt dây, khóa nhôm, cân bàn (hoặc hộp lông nếu có), kéo, máy
hàn dây (nếu có).
- Túi lấy máu được chuẩn bị sát với đơn vị máu sẽ được lấy, vì những túi khi đã
được bỏ ra khỏi bao bì sẽ tự quá hạn nhanh hơn. Nhân viên lấy máu phải kiểm tra kỹ

lại chất lượng của túi trước khi dùng (nơi sản xuất, hạn dùng, màu sắc dung dịch
chống đông trong túi...).
* Chuẩn bi khu vực lấy máu và người cho máu :
- Với túi lấy máu người ta có thể thực hiện việc lấy máu không cần buồng vô
trùng xong cũng cần chú ý để khu vực được sạch sẽ gọn gàng.

77


- Việc kiểm tra sự phù hợp giữa người cho và thẻ, ống máu xét nghiệm về họ tên,
hạn cho máu... cũng tương tự như với lấy máu bằng chai.
Tiến hành :
a. Bước 1 :. Đặt dây ga rô, sát trùng khu vực chọc ven như lấy máu bằng chai.
b. Bước 2 :. Chuẩn bị túi lấy máu :
- Ghi đầy đủ các nội đung vào nhãn giấy đã được dán trên túi và trên ống
nghiệm. Vì túi lấy máu đều được sản xuất Ở nước ngoài nên các mục thường được in
bằng tiếng Anh, nên những người phụ trách cần hướng dẫn thật kỹ mục này cho kỹ
thuật viên. Với các trung tâm lấy máu quản lý các đơn vị máu và người cho máu bằng
số thì không có vấn đề gì, nhưng với những trung tâm vẫn quản lý bằng họ tên người
cho máu thì có thể điền họ tên người cho máu vào mục số túi cũng được xong cần chú
ý các biện pháp để tránh nhầm lẫn.
- Một lần nữa kỹ thuật viên kiểm tra lại màu sắc dung dịch chống đông trong túi
sự toàn vẹn của túi.
- Trên đoạn dây lấy máu (phần dây có kim) là một nút hờ, lỏng lẻo ở 1/3 của
đoạn dây này về phía kim.
- Dùng panh (pince) kẹp dây lấy máu lại cách đốc kim khoảng 7-10 cm.
c. Bước 3 : Chọc ven
- Kiểm tra lại vị trí ven được lấy máu, sau đó mở mũ bảo vệ kim và tiến hành
chọc ven, kỹ thuật này giống như lấy máu bằng chai.
- Khi đã cảm giác kim đã nằm trong ven lúc này mới mở panh (pince) kẹp.

d. Bước 4 : Theo dõi quá trình lấy máu .
- Theo dõi sự chịu đựng của người cho máu như với lấy máu bằng chai.
- Theo dõi số lượng máu bằng hộp lồng : Đặt túi lấy máu vào hộp lồng. Đặt thêm
các tấm nhựa vào để làm giảm thể tích của hộp cho phù hợp với lượng máu định lấy,
lắc nhẹ nhàng hộp lồng trong có túi máu để trộn máu và chất chống đông. Khi túi máu
phông lên chật trong hộp tức là lượng máu định lấy đã đủ. Lúc này nếu một tay giữ
hộp lồng, một tay cầm túi lấy máu và lắc nhẹ ta sẽ cảm giác thấy túi lấy máu di động
trong hộp lồng bị hạn chế.

78


- Theo dõi số lượng máu lấy bằng cân trọng lượng của túi máu sau khi lấy đủ
lượng máu dự định sẽ gồm :
+ Trọng lượng của toàn bộ túi gồm cả túi và dung dịch chống đông ở bên trong.
+ Trọng lượng của lượng máu định lấy : sẽ bằng tỷ trọng của máu nhân với
lượng máu định lấy.
Khi chọc ven xong máu đã chảy vào túi, ta đặt túi máu lên cân bàn và theo dõi
chặt chẽ sự thay đổi trọng lượng máu đã đủ thể tích định lấy. Trong khi theo dõi ta cân
thỉnh thoảng dồn ép túi một cách nhẹ nhàng để trộn máu và chất chống đông.
e. Bước 5 :. Kết thúc quá trình lấy máu. Khi lượng máu trong túi đã đạt yêu cầu
ta phải làm một số động tác sau :
Thắt chặt nút thắt đã làm ở bước đầu.
- Kẹp dây lấy máu bằng panh cách nút thắt vừa làm 1 cm về phía kim.
- Sát trùng đoạn dây giữa panh và nút thắt.
- Cắt dây lấy máu ở đoạn giữa panh và nút thắt, giải phóng hoàn toàn túi máu
được lấy
- Mở panh để lấy máu vào các ống nghiệm dự định.
- Tháo ga rô và rút kim được làm như với lấy máu bằng túi. Bổ sung máu vào các
ống nghiệm với phần máu còn lại trong đoạn dây này. Cắm kim trở lại vào đầu chụp

của nó rồi bỏ vào túi rác hoặc chậu nước gia ven. Dùng kìm và kẹp nhôm kẹp chặt đầu
dây lấy máu còn lại với túi ở ngay sát nút thắt.
- Lắc túi máu nhẹ nhàng, vài ba lần để trộn kỹ chất chống đông vào máu. Dùng kìm
vuốt ống dây còn lại với túi hai đến ba lần để phần máu trong ống được chống đông.
- Dùng máy hàn hàn đoạn dây lấy .máu trên khoảng ba bốn đoạn, mỗi mối hàn
cách nhau 5-7 cm. Nếu không có máy hàn có thể thay thế bằng các nút thắt.
Kiểm tra lại các chi tiết ghi trên nhãn giấy dán trên túi. Sắp xếp các túi máu đã
được lấy theo nhóm máu. Các ống nghiệm xếp trên giá riêng.
Việc theo dõi người cho máu sau khi cho cũng như với lấy máu bằng chai và
không được bỏ sót công việc này.
Đến đây qui trình lấy máu bằng túi được hoàn thành. Việc thu dọn khu vực lấy
máu được tiến hành theo nguyên tắc vệ sinh chung.
79


Sau khi cho máu, NCM cần được nghỉ ngơi một lúc tại giường cho máu trước khi
đứng dậy, tránh tuyệt đối việc để NCM đứng dậy ngay sau khi rút kim lấy máu ( đây là
một việc rất không nên, hay gặp ở nhiều cơ sở truyền máu). Người cho máu cũng cần
được nghỉ ngơi, điểm tâm và được nhắc nhở uống nhiều nước hơn thường lệ trong 2
đến 4 tiếng sau khi cho máu về
3.3. Những phản ứng bất lợi ở người cho máu :
Hầu hết người cho máu chịu đựng khi cho máu rất tết, ít khi xảy ra các phản ứng
bất lợi trên người cho. Một số các phản ứng bất lợi đó là :
• Những trục trặc ở dòng máu chảy do chệch kim, bán tắc khi dòng máu
chảy quá chậm. Xử trí bằng cách chỉnh lại vị trí kim, nếu kim bị bán tắc
thì bắt buộc phải rút ra để vuốt phần máu đông ra ngoài và tiến hành chọc
ven lại từ đầu. Chú ý trước khi rút kim cần phải dùng oanh kẹp chặt dây
lấy máu tránh cho túi lấy máu, trở thành hệ thống hở.
• Tụ máu : do kỹ thuật chọc không chuẩn xác, do thành mạch nơi chọc
mỏng. Xử trí sau khi lấy máu băng ép nhẹ và giải thích để người cho máu

yên tâm, tránh hoang mang lo sợ. Giữ miếng băng ép khoảng 2 đến 4 giờ,
nhắc người cho máu có thể vận động tay bình thường nhưng nên tránh
động tác mạnh như nâng các vật nặng, có thể dùng thuốc giảm đau, chống
phù nề tại chỗ, nhắc họ có thể quay lại cơ sở truyền máu kiểm tra nếu họ
cảm thấy e ngại.
• Tai biến do chọc vào động mạch : trường hợp này rất hiếm gặp. Xử trí
trong trường hợp thấy máu chả vào trong túi có màu đỏ tươi và rất mạnh,
cần tháo ngay dây garo, chặt dây lấy máu, rút kim và băng ép lại ngay ở vị
trí chọc ven, để tay lên vị trí cao khoảng từ 5 đến 10 phút, giữ miếng băng
ép khoảng 4 đến 6 giờ. Báo cáo bác sĩ phụ trách, động viên và giải thích
để người cho máu an tâm, chỉ cho người cho máu rời cơ sở truyền máu khi
họ: cả thấy hoàn toàn bình thường. Xin lỗi họ và hẹn họ quay lại vào một
dịp khác, nhắc họ có thể quay lại cơ sở truyền máu hoặc trungtâm y tế gần
nơi họ sinh sống nếu họ cảm thấy cần thiết hoặc còn e ngại.
• Phản ứng nhẹ : như lo lắng, bồn chồn, mạch nhanh, da mặt nhợt nhạt, vã
mồ hôi, choáng váng, thở ngáp, buồn nôn. Xử trí là ngừng ngay việc lấy
máu, để người cho máu nằm đầu thấp, tạo môi trường không khí thoáng
cho NCM, hướng dẫn họ thở đều và chậm rãi, có túi chứa chất nôn để
80


phòng ngay bên cạnh. Để người cho máu nằm nghỉ ngơi thật đầy đủ, cho
họ uống một cốc nước trà đường lớn. Cần động viên, giải thích để người
cho mau thấy luôn có sự theo dõi của nhân viên y tế để họ yên tâm. Chỉ
cho người cho máu về khi thấy họ đã hoàn toàn bình thường .
• Phản ứng trung bình : với các biểu hiện như ngất xỉu, mạch chậm; nhỏ,
thở nhanh nông, chân tay lanh, da nhợt nhạt, vã mồ hôi... Xử trí là ngừng
ngay việc lấy máu, hạ thấp đầu NCM, nới lỏng quần áo, tạo không khí
thoáng cho NCM, kiểm tra mạch huyết áp . Cần động viên, an ủi, giải thích
và để người cho máu thấy luôn có sự theo dõi của nhân viên y tế để họ yên

tâm. Chỉ cho người cho máu về khi thấy họ đã hoàn toàn bình thường, đồng
thời nên khuyên họ không nên cho máu nữa. Ghi lại các diễn biến, thời gian
kéo dài… vào hồ sơ NCM. Trường hợp cần thiết có thể nên có nhân viên đưa
họ về.
• Phản ứng nặng : ngất xỉu, mất ý thức, có thể kèm theo co giật và không
kiểm soát được bài tiết. Để NCM nằm đầu thấp, nằm nghiêng để tránh sặc
đường hô hấp, kiểm tra mạch huyết áp thường xuyên. Nới lỏng quần áo,
tạo không khí thoáng NCM, tạo sự cách biệt với những người đang cho
máu xung quanh để họ không hoảng sợ có thể dẫn đến phản ứng dây
chuyền. Trong các trường hợp phản ứng co giật kéo dài trên 5 phút, đây là
trường hợp cấp cứu, cần phải có bác sĩ phụ trách theo dõi chặt chẽ, nếu cần
có thể tiêm Valium, Depersolon tĩnh mạch. Ghi toàn bộ các diễn biến vào hồ
sơ NCM, để người cho máu nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục hoàn toàn mới
được rời khỏi cơ sở truyền máu (phải có sự đồng ý của nhân viên y tế và
kiểm tra trước khi họ ra về), giải thích và động viên họ một cách cẩn thận
chu đáo. Nên có nhân viên cơ sở truyền máu đưa họ về. Tất nhiên những
người này phải được giải thích là không nên và không được cho máu nữa.
Mỗi cơ sở truyền máu cần tạo ra cho mình một đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn cao, khá tốt trong giao tiếp, quy trình làm việc thật bài bản, như vậy mới
có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc, phát triển được đội ngũ NCM ngày càng
đông cả về số lượng cũng như chất lượng, người cho máu an toàn. Có như vậy mới đạt
được đến mục tiêu của ngành truyền máu là có đủ được lượng máu an toàn chất
lượng cho nhu cầu cấp cứu điều trị từ những người cho máu tình nguyện, nhân
đạo, nhắc lại và không lấy tiền.
81


3.4. Sử dụng túi máu trong phát máu và truyền máu :
Tất cả các nguyên tắc về thủ tục hành chính, các thử nghiệm trong phát máu an
toàn cũng như các nguyên tắc và kỹ thuật trong truyền máu hoàn toàn sử dụng chai lấy

máu chỉ khác ở một số điểm kỹ thuật nhỏ sau đây :
- Tách rời một đoạn dây được hàn (hoặc thắt nút) đã nói trên, sử dụng máu trong
đoạn dây này làm máu pilot cho máu người cho trong các kỹ thuật phát máu và truyền
máu thay thế cho các ống máu pilot thường được buộc kèm theo ở cổ chai máu.
- Sử dụng các lỗ dẹt ở cạnh túi để treo túi lấy máu thay cho quang treo chai máu.
- Khi truyền máu bằng túi không cần dầy "air", khi máu chảy ra đến đâu túi sẽ tự
ép dần lại đến đó.
- Sử dụng một trong hai đầu van ngắn trên túi để cắm dây truyền máu. Trước đó
cần sát trùng vỏ bảo vệ các đầu van bằng iode, sau đo bóc phần vỏ đó ra để lộ đầu van.
Cắm đầu kim nhựa của dây truyền máu vào van này, cần cắm thật chặt, khi đó van
khóa trong ống bị phá vỡ, máu sẽ chảy vào bộ dây truyền máu.
Cần chú ý rằng vì một lý do nào đó kim nhựa của dây truyền máu rời khỏi túi
máu thì máu sẽ chảy ra rất nhanh qua van chứ không được chặn lại như với nút cao su.
Tóm lại việc sử dụng túi lấy máu là một phương pháp hiện đại, có rất nhiều thuận
lợi cho trong công tác truyền máu nhất là ưu điểm tạo ra được một hệ thống kín, vì vậy
trong khi sử dụng cần hết sức tôn trọng các quy trình kỹ thuật để có thể đáp ứng được
mục đích này.

82



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×