ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1
Giáo viên hướng dẫn:
Ts: Trương Tấn Quân
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Đức Trí
Lớp: K46B- KHĐT
Niên khóa: 2012-2016
Huế, 05/2016
2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên củng
cố hoàn toàn kiến thức đã học ở trường, đồng thời cũng là giúp sinh viên tiếp xúc với
thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn. Qua đó giúp sinh viên học
hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán
bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của
xã hội.
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy
giáo Trương Tấn Quân đã tận tình giúp đỡ, định hướng đề tài, cung cấp những tài liệu
cần thiết và những chỉ dẫn hết sức quý báu đã giúp tôi giải quyết những vướng mắc
gặp phải.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô Trường Đại học Kinh Tế Huế, là những
người trong suốt quá trình đã truyền thụ kiến thức chuyên môn làm nền tảng vững
chắc để tôi hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa.
Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Sở kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng
đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tại trung tâm
hành chính thành phố Đà Nẵng.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh, ủng hộ và động viên trong những lúc khó khăn, giúp tôi có thể hoàn thành tốt
công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Do thời gian thực tập quá ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn
thiếu kinh nghiệm nên chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và bạn bè để chuyên đề được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Đức Trí
3
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
MỤC LỤC
4
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
GTVT
: Giao thông vận tải
KT – XH
: Kinh tế - xá hội
CNH – HĐH
: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
NSNN
: Ngân sách nhà nước
XDCB
: Xây dựng cơ bản
VĐT
: Vốn đầu tư
QĐ
: Quyết định
BQL DA
: Ban quản lý dự án
UBND
: Ủy ban nhân dân
XL
: Xây lắp
ĐB
: Đền bù
GTCC
: Giao thông công chính
ĐTXD
: Đầu tư xây dựng
VHTT
: Văn hóa thể thao
DL
: Du lịch
UBND
: ủy ban nhân dân
Q
: Quận
5
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
DANH MỤC BẢNG
6
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
7
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về cơ sở hạ tầng
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đầu tư thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2015
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển trong những
năm tiếp theo.
2. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ đề tài là số liệu thô được thu thập từ sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Đà Nẵng.
3. Các kết quả đạt được
- Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát các lý thuyết, định nghĩa, các thông tin, các
đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông .Qua đó giúp cho mọi người có hình dung cơ
bản về cơ sở hạ tầng giao thông.
- Về nội dung: Bằng số liệu thu thập được từ Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Đà Nẵng, đề tài đã phân tích tình hình cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố giai
đoạn hiện nay. Kết quả cho thấy, tình hình cơ sở hạ tầng giao thông đầu tư của thành
phố ngày càng được cải thiện. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại một số
hạn chế do năng lực đội ngũ còn yếu kém, ùn tắc giao thông, chính sách chưa thật sự
thuận lợi cho các nhà đầu tư. Từ đó luận văn đề ra định hướng và các biện pháp nhằm
tăng thu hút đầu tư phát triển thành phố. Kết quả cho thấy,cơ sở hạ tầng giao thông
ngày càng được cải thiện và phát huy hiệu quả rõ rệt, đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư
vào thành phố.
8
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
9
SVTH: Nguyễn Đức Trí
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH)
thành phố Đà Nẵng là một trong những tỉnh có bước chuyển đáng kể và đạt được
nhiều thành tựu hết sức quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức cao;
phát triển kinh tế khá toàn diện các ngành kinh tế, được xem là một trong những thành
phố đáng sống ở nước ta hiện nay. Từ đó đã làm cho bộ mặt thành phố Đà Nẵng có
nhiều khởi sắc.
Xác định định hướng phát triển tiếp theo, đưa Đà Nẵng tiếp tục phát triển theo
đúng hướng để dần trở thành đầu tàu phát triển của đất nước, cần phải đánh giá đúng,
nhận dạng đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển KT-XH của thành phố.
Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu và được xem là sống còn của thành phố
Đà Nẵng chính là sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông, bởi lẻ cơ sở giao
thông có vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho sự phát triển KT-XH của mọi
quốc gia.
Tuy nhiên, còn nhiều quy định vay vốn còn cứng nhắc, hạ tầng giao thông còn
kém, tình trạng ùn tắc giao thông.Cho nên để đưa thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát
triển mạnh thì việc đề ra các giải pháp nhằm hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư phát
triển là rất cần thiết. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên thành phố Đà Nẵng”là đề tài cho chuyên đề
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình đầu tư CSHT giao thông trên thành phố Đà Nẵng , từ dó đề
suất các giải pháp nhằm nâng cao phát huy đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trên thành
phố Đà Nẵng trong thời gian
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận chung và thực tiễn về tình hình đầu tư xây
dựng CSHT giao thông.
10
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Phân tích, đánh giá tình hình đầu tư xây dựng CSHT giao thông trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất một số giải pháp của mình nghiên cứu để nâng cao hiệu quả đầu tư xây
dựng CSHT giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp
Là dữ liệu quang trong nhất, đó là dữ liệu chưa qua xử lý, được thu nhập lần đầu,
thu nhập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê
-
Số liệu thứ cấp:
Là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích có thể là khác với
mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn
gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người
nghiên cứu trực tiếp thu thập
Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu.
Dùng phương pháp phân tổ tổng hợp và hệ thống hóa số liệu điều tra theo các
tiêu thức nhằm tiếp cận mục đích nghiên cứu số liệu được xử lí, tính toán trên máy
tính theo các phần mềm thống kê thông dụng (phần mềm excel ).
Phương pháp phân tích: Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối
tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn
hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ
đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn
Phương pháp thống kê mô tả : Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc
tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức
khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn
giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền
tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết
định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu
Phương pháp phân tích khác. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo các
ý kiến của cán bộ chuyên viên, những người có liên quan và có nhiều kinh nghiệm cũng
11
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
như có trình độ để có cái nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện
nội dung nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia : Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo các ý
kiến của cấn bộ chuyên viên, những người có liên quan và có nhiều kinh nghiệm cũng như
có trình độ để có cái nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội
dung nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu: Là những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư cơ sở
hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2013 – 2015 và đề xuất giải
pháp đến năm 2020.
4. Kết quả dự kiến đạt được
Hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiên về cơ sở hạ tầng giao thông. Đánh
giá thực trạng, những thành tựu và hạn chế của hạ tầng giao thông ở thành phố Đà
Nẵng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện hạ tầng giao thông nhằm tăng
cường thu hút đầu tư cho thành phố Đà Nẵng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông
Chương 2: Tình hình đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng giao thông trên thành phố Đà
Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2015.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Trương Tấn Quân ,cùng các
cán bộ tại sở Kế Hoạch Đầu Tư đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài
này.
12
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GIAO THÔNG.
1.1. Lý luận chung về đầu tư và vốn đầu tư
1.1.1.
Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu
tư.Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham
gia quản lý.Điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
1.1.2.
Khái niệm về vốn đầu
Vốn đầu tư là phần tích lũy xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh- dịch vụ ,
là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng
trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn
hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cho mỗi gia đình.
Vốn đầu tư gồm 4 dạng sau :
-Tiền mặt các loại( USD,VNĐ..)
- Hiện vật hữu hình( nhà xưởng, tài nguyên thiên nhiên, máy móc thiết bị, mặt
đất,mặt nước, nước biển…)
-Các dạng đặc biệt khác( vàng bạc, đá quý, cổ phiếu
1.2. Lý luận chung về đầu tư xây dựng CSHT giao thông
1.2.1.
Các khái niệm về giao thông
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông là một phần của đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy trước khi tìm hiểu các khái niệm về giao thông chúng ta sẽ
tìm hiểu khái niệm về CSHT.
13
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã
hội, là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ
sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên phạm vi lãnh thổ nhất định.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng được nhắc đến với hai khái niệm: cơ sở hạ tầng cứng và
cơ sở hạ tầng mềm.
Cơ sở hạ tầng cứng là tổng thể các ngành kinh tế, các ngành công nghệ dịch vụ
bao gồm việc xây dựng đường xá, kênh đào, tưới tiêu, hải cảng, cầu cống, sân bay, kho
tang, cung cấp năng lượng.
Cơ sở hạ tầng mềm là thực trạng về:
Những quy định của pháp luật, nhất là những quy định có liên quan đến lợi ích
tài chính (chế độ thuế, giá nhân công…).
Chế độ đất đai (quy chế thuê mướn, chuyển nhượng, thế chấp. giá cả…)
Tính minh bạch về mặt chính sách thu hút vốn đầu tư.
Các loại thủ tục hành chính.
Thái độ đối với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Chính quyền của địa phương có can thiệp mạnh bạo vào việc kinh doanh hay không.
Môi trường đầu tư.
Nguồn lao động, nhân lực, giá cả lao động.
Văn hóa kinh doanh (phong tục, tập quán đối với lao động, kỹ thuật lao động).
Yếu tố địa lí (các yếu tố khí hậu, quỹ tài nguyên).
Chi phí đăng kí kinh doanh.
Chi phí phụ trội bên ngoài.
Vv…
Cơ sở hạ tầng giao thông mang tính tiên phong, định hướng. Vì vậy cơ sở hạ tầng
của mỗi nước, mỗi vùng luôn phải hình thành và phát triển đi trước một bước so với
hoạt động kinh tế - xã hội khác. Sự phát triển cơ sở hạ tầng về quy mô, chất lượng,
trình độ, tiến độ kỹ thuật là những tín hiệu cho thấy định hướng phát triển KT – XH,
mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội khác phát triển thuận lợi. Coi nhẹ hoặc
chậm trễ trong phát triển cấu trúc hạ tầng sẽ không tránh khỏi tắc nghẽn, trì trệ các
hoạt động sản xuất xã hội khác.
14
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
CSHT được chia làm 3 nhóm chính: CSHT kỹ thuật, CSHT xã hội, CSHT môi trường.
CSHT kỹ thuật là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội, là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật như các conđường, cầu cống, bưu
chính, viễn thông… có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất, đời sống sinh
hoạt của dân cư được bố trí trên một phạm vi trên một lãnh thổ nhất định.
CSHT xã hội là các công trình và phương tiện để duy trì và phát triển các nguồn
lực như các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở đảm bảo đời
sống và nâng cao tinh thần của nhân dân như hệ thống công viên, các công trình đảm
bảo an ninh xã hội.
CSHT môi trường bao gồm các công trình phục vụ cho bảo vệ môi trường sinh
thái của đất nước cũng như môi trường sống của con người như các công trình xử lý
nước thải, rác thải.
Giao thông là bộ phận của CSHT kỹ thuật bao gồm hệ thống cầu đường phục vụ
cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hóa, hội nhập
xã hội giữa những người dân trong một vùng này với vùng khác.
Đầu tư xây dựng xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động
trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo
ra tài sản mới cho mình đồngthời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất
kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng
cao đời sống của mọi người dân trong xã hội.
Đầu tư xây dựng giao thông đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa kết
cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên một nền bệ, bồi dưỡng đảm
bảo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên bảo dưỡng, sữa chữa nhằm
duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực của các tuyến đường, để tăng thêm tiềm lực hoạt động.
Kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm mạng lưới đường bộ bao gồm đường quốc
lộ, tỉnh lộ, đường quận – huyện, đường xã – phường…, đưởng thủy nội địa và các
công trình phụ trợ, các công trình đảm bảo an toàn giao thông.
1.2.2.
Đặc điểm CSHT giao thông
CSHT giao thông là kết quả của các dự án đầu tư phát triển trên nó mang đặc
điểm của hoạt động đầu tiên phát triển là:
15
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
CSHT giao thông là công trình xây dựng nên nó có vốn đầu tư lớn, vốn nằm khê
đọng trong thời gian dài. Vì vậy, thời gian thu hồi vốn lâu và thông thường thông qua
các hoạt động kinh tế khác để có theer thu hồi vốn.
Trong thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự
án cho đến khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhiều công trình có thời kì kéo dài hàng
chục năm, có thể phân chia thời giant hi công ra thành nhiều giai đoạn, nhiều đợt.
Thời gian vận hành kéo dài: thời gian này được tính từ khi công trình đi vào hoạt
động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình. Đối với các công trình giao
thông đường bộ thì thời gian sử dụng tuyến đường có thể kéo dài vài chục năm đến
tram năm.
Các thành quả của hoạt dộng đầu tư thường phát huy tác dung ở ngay tại nơi nó
được xây dựng: con đường được xây dựng tại địa phương nào thì nó sẽ phát huy tác
dụng tại địa phương đó, không thể di dời đến các vị trí khác được.
Đầu tư xây dựng giao thông đòi hỏi cần phải có vốn đầu tư lớn cùng với thời kì
đầu tư kéo dài nên nó thường có độ rủi ri cao trong đó có nguyên nhân chủ quan là do
công tác quy hoạch ở nước ta còn nhiều hạn chế nên nhiều công trình xây dựng không
phát huy được hiệu quả cần thiết.
Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động đầu tư phát triển thì đầu tư xây dựng
giao thông cũng có những đặc diểm riêng của nó:
Đầu tư xây dựng mang tính hệ thống và đồng bộ
Tính hệ thống và đồng bộ là đặc trưng cơ bản của đầu tư xây dựng của giao thông.
Tính hệ thống và đồng bộ được thể hiện ở chỗ mọi khâu trong quá trình phát triển giao
thông đều liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt
động đầu tư: bất kì sai lầm nào từ khâu chiến lược, quy hoạch giao thông hay kế hoạch
hệ thống giao thông đến khâu lập dự án hay thẩm định các dự án giao thông và gây ra
những mặt thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội. Chính đặc điểm này đã đòi hỏi khi lập kế
hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển giao thông không được xem xét đến lợi ích
riêng lẽ của từng dự án mà phải xem xét trong mối quan hệ tổng thể của toàn bộ hệ
thống để đảm bảo được tính đồng bộ và hệ thống của toàn bộ mạng lưới giao thông
tránh tình trạng có một vài dự án ảnh hưởng đến chất lượng của toàn hệ thống.
16
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Đầu tư xây dựng hệ thống mang tính định hướng
GTVT được coi là huyết mạch của nền kinh tế đảm bảo giao thương giữa các
vùng miền và mở đường cho các hoạt dộng kinh doanh phát triển hơn nữa hoạt động
đầu tư xây dựng giao thông cũng cần phải có một lượng vốn lớn cũng như cần thực
hiện trong khoảng thời gian dài do đó để đảm bảo đầu tư được hiệu quả và loại trừ các
rủi ro thì cần phải có các định hướng lâu dài. Giao thông cần mang tính định hướng vì
nó là ngành tiên phong đi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông mang tính chất vùng và địa phương
Việc xây dựng và phát triển giao thông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc
điểm địa hình, phong tục tập quán của từng vùng từng địa phương, trình độ phát triển
của mỗi nơi và quan trọng nhất là chính sách phát triển của nhà nước. Do đó, đầu tư
xây dựng giao thông mang tính chất vùng và địa phương nhằm đảm bảo cho mõi vùng
và địa phương phát huy được thế mạnh của mình và đóng góp lớn vào sự phát triển
chung của đất nước. Vì vậy, trong kế hoạch đầu tư xây dựng giao thông không chỉ chú
ý đến mục tiêu phát triển chung của cả nước mà còn chú ý cả đến điều kiện, đặc điểm
tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ.
Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông mang tính xã hội hóa cao và có nhiều đặc
điểm giống với hàng hóa công cộng.
Các công trình giao thông là hàng hóa công cộng vì mục đích sử dụng của nó là
phục vụ cả chức năng sản xuất và đời sống. Đây là tổng hòa mục đích của nhiều
ngành, nhiều người, nhiều địa phương và của toàn xã hội. Điều này cho thấy, đầu tư
xây dựng và phát triển CSHT giao thông là cơ sở để giải quyết các mục tiêu phát triển
kinh tế và cả mục tiêu cộng đồng mang tính chất phúc lợi xã hội. Điều này là rất quan
trọng đói với các nước đang phát triển như việt nam, trong điều kiện ngân sách nhà
nước hạn hẹp cùng với đó là thu nhập của người dân vẫn còn thấp nên không thể đáp
ứng hết nhu cầu đầu tư xây dựng giao thông.
1.2.3.
Vai trò của CSHT giao thông
Giao thông có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung
và thành phố Đà Nẵng nói riêng, và được thể hiện trên các khía cạnh khác nhau:
17
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân
Một trong những vai trò quan trọng nhất của giao thông đó là đáp ứng nhu cầu đi
lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải
đã làm cho việc đi lại giữa các vùng, địa phương của các vùng, các địa phương của
người dân được dễ dàng và thuận tiện hơn. Một số vùng trước đây gặp khó khăn trong
việc đi lại, giao luôn buôn bán làm kìm hãm sự phát triển kinh tế như Tây Bắc, Tây
Nguyên thì đến thời điểm hiện tại nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, các cấp chính
quyền địa phương đã ưu tiên trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà các
vùng đã có sự phát triển vượt bậc.
Quyết định tới sự phân bổ sản xuất và dân cư
Các mối quan hệ KT – XH giữa các địa phương vói thành phố được thực hiện
nhờ mạng lưới GTVT. Vì thế, ta có thể thấy rõ những nơi gần tuyến vận tải lớn, các
đầu mối giao thông cũng chính là nơi tập trung phân bổ sản xuất dân cư.c.
Những tiến bộ của ngành GTVT đã mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo
sự giao thông thuận tiện giữa các địa phương là bệ phóng cho sự phát triển của thành
phố. Thật vậy, sự phát triển của hệ thống giao thông làm giảm chi phí vận chuyển. Mặt
khác, khi các hệ thống giao thông vận tải phát triển với những hệ thống các tuyến
đường đạt tiêu chuẩn thì đảm bảo an toàn giao thông là rất lớn.
Các doanh nghiệp không những đầu tư vào các thành phố lớn mà còn có thể trải
rộng không gian đầu tư sản xuất ở các vùng miền xa xôi, hẻo lánh nhưng cũng nhờ có
GTVT, để khai thác, phát huy các lợi thế so sánh giữa vùng này hay vùng khác. Tuy
nhiên ở thành phố thì GTVT cũng có những điểm cần lưu ý để đảm bảo cho sự phát
triển cũng như nơi đây là đầu tàu phát triển. Hay nói cách khác chính GTVT đã thúc
đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế
Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa
phương, vùng.
Giao thông góp phần quan trọng thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước
ngoài, rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các vùng, các địa phương do đó làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế vùng, rút ngắn trình độ phát triển kinh tế giữa các địa phương, tạo
18
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế so sánh và thúc đẩy các địa phương phát triển
kinh tế. Hệ thống giao thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu
kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng và các địa phương với nhau, từ đó tìm kiếm các
cơ hội đầu tư từ nước ngoài để làm tiền đề phát triển.
Phát triển văn hóa – xã hội
Phát triển văn hóa xã hội là phát triển đời sống tinh thần của người dân, điều này
góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Nhờ có hạ tầng giao thông
phát triển mà sự phát triển chênh lệch giữa các vùng miền ngày càng được xóa bỏ, sự
giao lưu văn hóa giữa các vùng này càng được tăng cường và làm phong phú thêm đời
sống của người dân từ đó kích thích người dân hang say lao động góp vào sự phát triển
của đất nước.
Hệ thống đường bộ phát triển sẽ nãy sinh các ngành nghề mới, các cơ sở sản xuất
mới phát triển từ đó tạo cơ hội việc làm và sự phát triển không đồng điều giữa các
vùng cũng được giảm, hận chế được sự di cư bất hợp pháp cũng như quá nhieeug từ
nông thôn vào thành thị, các đô thị lớn. Từ đó, chúng ta có thể hạn chế được sự phân
hóa giàu nghèo và từ đó giảm được các tệ nạn xã hội góp phần tích cực vào bảo vệ môi
trường sinh thái.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mục tiêu quan trọng của bất kì một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng đều là
lợi nhuận. Có nhiều cách để doanh nghiệp áp dụng để có được lợi nhuận tối đa và một
trong những cách đó là giảm chi phí một cách tối thiểu. Hạ tầng giao thông sẽ đóng
góp đáng kể vào việc giảm chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có
chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn. Khi hạ tầng giao thông phát triển thì các doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu; ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể tiết
kiệm được một số chi phí khác như: chi phí quản lý và bảo quản hàng hóa, chi phí lưu
trữ hàng tồn kho.... Nhờ đó, mà các doanh nghiệp có thể hạ giá thành sản phẩm và
nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường. Hệ thống giao thông
phát triển cũng sẽ giúp các doanh nghiệp giao hàng đúng nơi và đúng thời gian từ đó
tạo niềm tin cũng như uy tín cho doanh nghiệp, mà trong kinh doanh điều này là hết
sức quan trọng. Mặt khác, khi giao thông đường bộ phát triển thì sản phẩm dễ dàng
19
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
đến tay người tiêu dùng do đó hàng hóa sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, diều này sẽ rút
ngắn thời gian quay vòng vốn và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đảm bảo an ninh quốc phòng
Hệ thống giao thông đóng góp tích cực vào việc giữ gìn trât tự an toàn xã hội và
bảo vệ quốc phòng. Với hạ tầng giao thông hiện địa sẽ giảm thiểu được tình trạng ùn
tắc đường đang xảy ra trong thời gian qua đặc biệt là ở các thành phố lớn, giảm tai nạn
giao thông, an ninh xã hội. Đây là một trong những vấn đề mà Đảng và Chính phủ ra
đang rất quan tâm.
Hơn nữa, hệ thống giao thông phát triển sẽ góp phần bảo vệ biên giới đất nước. Giao
thông phát triển góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức của người dân đặc biệt là
các dân tộc ở vùng sâu vùng xa, từ đó đảm bảo có được sự ổn định về chính trị quốc gia.
Đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế.
Hội nhập và giao lưu kinh tế về mọi mặt đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ giữa
các nước trong khu vực và trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
thế đó. Hiện nay, hạ tầng giao thông của nước ta còn ở mức yếu so với các nước trong
khu ASEAN nên ảnh hưởng lớn đến khả năng hội nhập và giao lưu với các nước.
Chính vì vật mà Việt Nam đang xúc tiến mạnh mẽ để xây dựng các hẹ thống đường
xuyên quốc gia nhằm góp phần mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nước.
1.3. Hiệu quảvốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông.
1.3.1.
Khái niệm hiệu quả vốn đầu xây dựng CSHT giao thông
Hiệu quả đầu tư là tất cả những lợi ích do việc thực hiện đầu tư đem lại như lợi
ích kinh tế xã hội, lợi ích của Chủ đầu tư và lợi ích cho người sử dụng.
Hiệu quả vốn đầu tư là kết quả của việc so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí
đầu vào của quá trình đầu tư
Hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện ở nhiều mặt: về mặt chính trị, về mặt kinh tế,
về mặt môi trường, về mặt xã hội… .Trong các mặt này có cái có thể đo lường được
bằng số lượng cụ thể, nhưng cũng có những mặt không thể đo lường được. Vì vậy khi
nói đến hiệu quả của vốn đầu tư phải xét đến mọi yếu tố của nền kinh tế quốc dân,
đánh giá toàn diện mọi mặt phát triển của xã hội.
20
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.2.
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư
xây dựng CSHT giao thông
Đầu tư mang tính chất dài hạn và liên quan đến nhiều mặt hoạt động. Trong từng
giai đoạn của toàn bộ quá trình đầu tư, các mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả
VĐT theo những mức độ khác nhau. Để đánh giá hiệu quả VĐT ở tầm vĩ mô cần phải
có nhiều chỉ tiêu nhằm đo lường hiệu quả từng mặt hoạt động này sẽ tác động đến
VĐT theo những mức độ khác nhau. Như vậy, để đánh giá hiệu quả VĐT ở tầm vĩ mô
cần phải có nhiều chỉ tiêu nhằm đo lường hiệu quả từng mặt, từng giai đoạn đầu tư.
Hệ số huy động TSCĐ ( H )
Hệ số huy động TSCĐ là một chỉ tiêu tính hiệu quả vốn đầu tư rất quan trọng, nó
phản ánh mối quan hệ giữa giá trị TSCĐ huy động kì với vốn đầu tư thực hiện trong kì.
H= F/I
Ý nghĩa: hệ số này phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong tổng số
VĐT đã được thực hiện. Thông thường H<1 và càng lớn càng tốt, có ý nghĩa là mức
độ TSCĐ được đưa vào quá trình sản xuất càng nhiều và tình trạng lãng phí trong hoạt
động đầu tư được khắc phục, tình trạng ứ đọng vốn ít.
Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR)
Chỉ tiêu ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua
công thức:
ICOR =
Trong đó:
ICOR: Là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.
: Là mức thay đổi trong vốn đầu tư.
: Mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội
Hệ số ICOR cho biết tưng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồng GDP thì cần
tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư càng cao và ngược lại.
Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số ICOR tính cho một giai đoạn sẽ phản ánh chính xác
hơn việc tính ICOR cho hàng năm, vì trong một thời gian ngắn (một năm) có một
lượng đầu tư chưa phát huy hết tác dụng cũng như hết nguồn lực của mình và cũng
21
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
không phản ánh được nếu đầu tư dàn trải (đầu tư xây dung xong rùi bỏ đấy). Hệ số
ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế.
1.3.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
Môi trường tự nhiên
Bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên có tác động đến địa phương, như thời tiết, môi
trường…Ngày nay khoa học càng phát triển thì sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên
ngày càng giảm đi, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động đầu tư xây dựng
CSHT giao thông nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.
Chính trị văn hoá xã hội
Chính trị xã hoi có vai trò quan trọng đến tình hình đầu tư xây dựng CSHT giao
thông là rất lớn. nếu địa phương có tiềm lực tốt thì tình hình đầu tư xây dựng CSHT có
điều kiện phát triển. Tổ chức quản lý VĐT xây dựng là một lĩnh vực rộng bao gồm
nhiều nội dung, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh
phù hợp với chiến lược phát triển KT – XH trong từng thời kỳ nhất định để chuyển
dịch cơ cấu theo hướng CNH – HĐH. Với mục đích sử dụng có hiệu quả cao nhất các
nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí, đảm bảo dự án được
xây dựng đúng quy hoạch, mỹ quan, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, tạo môi
trường cạnh tranh làn mạnh trong đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến với chi
phí hợp lý. Tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc
nguồn vốn NSNN. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, chủ
đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có
hiệu quả VĐT. Chất lượng của công tác quản lý đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm
cũng như đạt được kết quả đầu tư cao khi khai thác sử dụng có hiệu quả VĐT.
22
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng
đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc
giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.
Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15 045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến
1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120
hải lý về phía Nam.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc,
cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung
điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa
Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội
thành chiếm diện tích 241.51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2.
Khí hậu thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 0C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-23 0C. Riêng
23
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83.4%; cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình
từ 85.67 – 87.67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76.67 – 77.33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2,504.57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình từ 550 – 1,000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4,
trung bình từ 23-40 mm/tháng.
Địa hình thành phố Đà Nẵng
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1,500m, độ dốc lớn
(>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh
thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ , quân sự, đất ở và các
khu chức năng của thành phố.
Tài nguyên khoáng sản
* Cát trắng: tập trung ở Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m3
* Đá xây dựng: đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu
vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố.
* Laterir: đến nay đã có 03 mỏ được nghiên cứu sơ lược: La Châu, Hòa Cầm,
Phước Ninh là sản phẩm phong hóa của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek.
* Vật liệu san lấp: chủ yếu là lớp trên mặt của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek bị
24
SVTH: Nguyễn Đức Trí
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Trương Tấn Quân
phong hóa, có nơi lớp này dày đến 40-50m. Tập trung chủ yếu ở Hòa Phong, Hòa Sơn,
Đa Phước.
* Nước khoáng: ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày.
* Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở
phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong
đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468
ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở
quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ
khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa
học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho
thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu
bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
* Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:
Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là
8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha. Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng
sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng
Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một
dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu
giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm
giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.trồng 966 ha), đất
chưa có rừng 1,858 ha.
25
SVTH: Nguyễn Đức Trí