Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.05 KB, 49 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ
I. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH
HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được tái lập từ ngày
01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú. Với diện tích tự nhiên là 351.956 ha
(chiếm 1,2% diện tích cả nước, xếp thứ 10/11 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ và xếp
thứ 38/64 tỉnh, thành phố cả nước), có tọa độ địa lý 20
o
55’ đến 21
o
43’ vĩ độ Bắc và
từ 104
o
48’ đến 105
o
27’ kinh độ Đông.
Phú Thọ có 13 huyện, thành ,thị, gồm: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11
huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà,
Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh với 274 cơ sở xã phường, thị trấn.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh.
Phú Thọ cách thủ đô Hà Nội 80Km và các tỉnh xung quanh 100 – 300 km, là
điểm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc; phía
Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái; Phía Nam giáp Hòa Bình; phía Đông giáp Vĩnh
Phúc, Hà Tây và phía Tây giáp Sơn La. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà
Nội và địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc, nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu của
các tỉnh miền núi phía Bắc, các hệ thống đường bộ, đường sắt , đường sông đều quy
tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành phố khác trong cả
nước.


Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là thị trường lớn về tiêu
thụ các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và các sản phẩm vê công nghiệp, nông nghiệp
mà Phú Thọ đang sản xuất; đồng thời đây cũng là nơi cung cấp mặt hàng công nghiệp
thiết yếu, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ và cung cấp
thông tin,…tốt cho phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
Thành phố Việt Trì là trung tâm văn hóa của tỉnh đồng thời cũng là một trong
5 trung tâm lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có các tuyến trục giao thông
quan trọng chay qua như: quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang,
Hà Giang sang Vân Nam – Trung Quốc, đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế
Công Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Quốc lộ 70 xuất phát từ
thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai hiện đang được nâng cấp để trở thành con
đường chiến lược Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh, Trung Quốc tạo ra cơ hội phát
triển kinh tế cho Phú Thọ. Quốc lộ 32A nối Hà Nội với Hà Tây, Sơn La; quốc lộ
32B nối Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là
một phần của đường Hồ Chí Minh.
Khi Sơn Tây, Hòa Lạc được xây dựng trở thành chuỗi đô thị cũng sẽ mở ra cơ
hội mới cho Phú Thọ phát triển, nhất là các huyện phía hữu ngạn sông Hồng như:
Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa có điều kiện phát
triển mạnh hơn. Ngoài ra Phú Thọ có đường sắt, đường sông chạy qua cũng là điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn.
Tóm lại, vị trí địa lý của Phú Thọ rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng.
1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là bị chia cắt mạnh vì nằm cuối dãy
Hoàng Liên Sơn, là nơi chuyển giao giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ
cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích đồi núi chiếm 64% tổng diện
tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%).
Căn cứ vào địa hình có thể chia Phú Thọ thành ba tiểu vùng cơ bản:
- Tiểu vùng phía Nam: gồm các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn và một
phần của huyện Cẩm Khê, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 đến

500Km. Đây là vùng có nhiều tiêm năng phát triển lâm nghiệp và khoáng sản.
- Tiểu vùng trung du: gồm thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng,
Thanh Ba, Hạ Hòa và một phần huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy. Địa hình
đặc trưng của vùng này là các gò đồi thấp (bình quân 50m đến 200m) xen kẽ với các
dốc ruộng.
- Tiểu vùng đồng bằng: gồm thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và một
phần còn lại của các huyện lân cận. Đặc trưng của vùng này là phát triển trên phù sa
cổ cùng những cánh đồng ven sông phù hợp với sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy
sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản
và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung gò đồi thấp tương đối bằng phẳng, thuận lợi
cho việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
khác.
Nhìn chung, địa hình Phú Thọ tương đối phức tạp, có sự phân hóa rõ rệt giữa
3 tiểu vùng. Sự phân hóa địa hình cũng dẫn đến sự phân hóa trong quá trình đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các vùng. Tuy nhiên, nó lại là yếu tố góp phần tạo nên
sự đa dạng của tài nguyên du lịch Phú Thọ. Do vậy, trong quá trình thu hút đầu tư cần
phải cố gắng phân bổ vốn hợp lý cho các vùng địa hình cao, vùng sâu, vùng xa của
tỉnh.
1.3. Khí hậu
Phú Thọ mang đậm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa
rõ rệt: mùa hè nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa đông lạnh, mưa
ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23
o
C, lượng
mưa trung bình: 1.600mm – 1.700mm; độ ẩm bình quân: 85% - 87%.
Toàn tỉnh chia thành 5 tiểu vùng khí hậu đặc trưng: tiểu vùng phía Bắc, tiểu
vùng phía Nam, tiểu vùng thung lũng Minh Đài, tiều vùng Cẩm Khê – Thanh Ba, tiểu
vùng đồng bằng phía Đông Nam.
Nhìn chung khí hậu Phú Thọ tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt
động kinh tế, xã hội, đặc biệt điều kiện thời tiết này rất phù hợp cho việc sinh trưởng

và phát triển đa dạng các loại cây trồng lâu năm, hình thành nên hệ động thực vật
phong phú và quý hiếm, có thể phát triển ngành du lịch sinh thái và nghiên cứu ( như
vườn quốc gia Xuân Sơn).
1.4. Tài nguyên nước
Phú Thọ có tài nguyên nước dồi dào, phong phú với 5 con sông lớn chảy qua:
sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Bứa và 41 phụ lưu đủ để cung cấp
cho tưới tiêu trong cả tỉnh.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có 130 suối nhỏ cùng hàng ngàn hồ, ao phân bố đều
trên khắp lãnh thổ, chứa nguồn nước mặt dồi dào; nguồn nước ngầm phân bố ở nhiều
huyện như Lâm Thao, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ với trữ lượng lớn. Đặc biệt ở
Thanh Thủy có mạch nước khoáng nóng quý hiếm đã bước đầu được đưa vào khai
thác dưới hình thức du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nguồn
nước của Phú Thọ tương đối thuận lợi để phát triển ngành du lịch nói chung và xây
dựng cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Về tăng trưởng kinh tế
Sau giai đoạn bị tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, tốc độ tăng GDP
của Phú Thọ giảm từ 9,6% năm 1997 xuống còn 6,79% năm 1998; sau đó lấy lại
được đà tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 1997- 2000 tăng
8,16%/năm, giai đoạn 2001- 2005 tăng 9,79%/năm; năm 2006 tăng 10,7%, năm 2007
tăng 10,9% và năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tốc độ
tăng trưởng giảm còn 10,6%.
Tốc độ tăng GDP của Phú Thọ luôn ở mức cao hơn bình quân chung cả nước và
vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nhưng quy mô còn nhỏ, nên số tuyệt đối tăng thêm
không nhiều, GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ có 2,29 triệu đồng/người
(176,3 USD), tăng lên 2,98 triệu đồng/người (214 USD) năm 2000, 5,23 triệu
đồng/người (tương đương 332 USD) năm 2005 và 6,8 triệu đồng/năm (tương đương
425 USD) năm 2007. Như vậy, GDP bình quân đầu người ở Phú Thọ chỉ bằng
khoảng 52% GDP bình quân chung cả nước.

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả tăng trưởng (GDP) của tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2007 2008
* GDP giá 1994 (Tỷ đồng) 2 237 2 794 4 457 5 469 6056
- Nông lâm nghiệp 710 861 1 211 1 329 1355
- Công nghiệp- Xây dựng 771.5 1 043 1 852 2 388 2776
- Dịch vụ 755.8 890 1 394 1 752 1925
(Nguồn: Niên giám thống kế 2007 của tỉnh Phú Thọ)
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2008
Đơn vị: %
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 của tỉnh Phú Thọ)
Bảng 2.2: So sánh tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ với vùng Trung du
Miền núi Bắc Bộ và cả nước
Đơn vị tính: %
Phú Thọ Vùng TDMNBB Cả nước
Giai đoạn 1997- 2000
8,16 7,0 6,7
Giai đoạn 2001- 2005
9,79 9,2 7,5
Năm 2006
10,7 - 8,17
Năm 2007
10,9 - 8,5
Năm 2008
10,6 - 6,23
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997 - 2008 (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2007 2008

* Cơ cấu theo ngành kinh tế
- Nông lâm nghiệp 33.1 29.8 28.7 26.1 26
- Công nghiệp- Xây dựng 33.2 36.5 37.6 38.7 38.7
- Dịch vụ 33.7 33.7 33.7 35.2 35.3
* Cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Kinh tế quốc doanh 63.3 41.9 38.8 34.6 -
- Kinh tế ngoài quốc doanh 31.5 49.4 52 54.3 -
- Có vốn đầu tư nước ngoài 5.2 8.7 9.2 11.0 -
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Phân tích các số liệu từ năm 1997 đến nay cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế của
Phú Thọ có xu hướng chuyển dịch từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ;
cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch từ kinh tế quốc doanh sang kinh tế ngoài quốc
doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Hình 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế năm 1997 và năm 2008 của tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: %
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
So sánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giữa Phú Thọ với vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) và cả nước cho thấy có sự chênh lệch đáng kể. Chuyển
dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Phú Thọ luôn nhanh hơn các tỉnh vùng miền núi
Bắc Bộ, nhưng lại chậm hơn so với cả nước (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: So sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phú Thọ với vùng
TDMNBB và cả nước
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Phú Thọ TDMNBB Cả nước
2000 2007 2000 2007 2000 2007
Toàn nền kinh tế
1. Công nghiệp- xây dựng
2. Nông lâm nghiệp
3. Dịch vụ

100,0
36,5
29,8
33,7
100,0
38,0
27,0
35,0
100,0
21,2
45,2
33,6
100,0
26,6
34,3
39,1
100,0
36,8
24,5
38,7
100,0
41,8
20,0
38,2
(Nguồn: Viện Chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.3. Về dân số và nguồn nhân lực
Bảng 2.4: Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2007
Đơn vị: Người
Huyện, thị Tổng số
Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Toàn tỉnh 1.350.565 660.979 689.586 215.254 1.135.311
TP.Việt Trì 175.266 86.061 89.205 100.201 75.065
TX.Phú Thọ 68.347 32.506 35.841 24.487 43860
Huyện Đoan Hùng 107.173 52.081 55.092 6.759 100.414
Huyện Hạ Hòa 112.828 55.099 57.729 8.414 104.414
Huyện Thanh Ba 117.275 59.513 57.762 8.762 108.513
Huyện Phù Ninh 98.659 48.110 50.549 16.747 81.912
Huyện Yên Lập 83.241 41.258 41.983 7.542 75.699
Huyện Cẩm Khê 131.438 63.982 67.456 6.060 125.378
Huyện Tam Nông 82.314 40.213 42.101 4.322 77.992
Huyện Lâm Thao 101.464 48.063 53.401 17.985 83.479
Huyện Thanh Sơn 119.408 58.993 60.415 13.975 105.433
Huyện Thanh Thủy 78.182 38.217 39.965 - -
Huyện Tân Sơn 74.970 36.883 38.087 - -
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2007)
Tính đến hết năm 2007, dân số toàn tỉnh Phú Thọ là 1.350.565 người, mật độ
dân số bình quân là 383 người/km
2
, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ
học là 0,1%, với 21 dân tộc trong đó đông nhất là người Kinh, người Mường.
- Trình độ học vấn của dân cư: So với các tỉnh vùng Bắc Bộ, tình hình phổ cập
giáo dục của Phú Thọ khá tốt, tỷ lệ số người biết chữ cao (trung bình cứ 1.000 người
dân có 232 người được đi học). Năm 2007, cả tỉnh có 301 trường mẫu giáo; 552
trường cấp 1,2; 53 trường cấp 3; Đây là yếu tố tạo điều kiện tốt cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của Phú Thọ nói riêng và của cả nước nói chung.
- Nguồn lao động: Theo số liệu thống kê năm 2007, toàn tỉnh có 679,9 nghìn
người đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó, lao động trong ngành nông,
lâm, thủy sản chiếm tới 69,1%; lao động hoạt động trong khu vực công nghiệp, xây
dựng chiếm 15,9% và trong khu vực dịch vụ chiếm 15%.

Bảng 2.5: Phân bố lao động trên địa bàn Phú Thọ từ 2003 đến 2007
Đơn vị: nghìn người
2003 2004 2005 2006 2007
Số người trong độ tuổi lao động 652,3 658,8 661,2 665,9 679,7
Phân phối theo ngành
Nông, lâm, thủy sản 483,7 482,7 482,1 481,5 469,6
Tỷ lệ (%) 74,2 73,3 72,9 72,3 69,1
Công nghiệp, xây dựng 86,8 88,5 88,9 94,9 108,4
Tỷ lệ (%) 13,3 13,4 13,4 14,3 15,9
Dịch vụ 81,8 87,6 90,2 89,5 101,7
Tỷ lệ (%) 12,5 13,3 13,7 13,4 15
Phân phối theo thành phần kinh tế
Trung ương 29,2 27,6 27 21,4 21,7
Tỷ lệ (%) 4,5 4,2 4,1 3,2 3,2
Địa phương 43,6 41,3 37,3 34,8 33,2
Tỷ lệ (%) 6,7 6,3 5,6 5,2 4,9
Ngoài Nhà nước 570,8 578,3 584,3 596,6 604,5
Tỷ lệ (%) 87,5 87,7 88,4 89,6 88,9
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 8,7 11,6 12,6 13,1 20,3
Tỷ lệ (%) 1,3 1,8 1,9 2,0 3,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ năm 2007)
Nhìn vào bảng 2.5, có thể thấy lực lượng lao động Phú Thọ đang dịch chuyển
theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp,
giảm dần tỷ trọng hoạt động trong nông nghiệp. Một xu hướng nữa là tỷ lệ lao động
hoạt động trong khu vực kinh tế Nhà nước (trung ương và địa phương) có tỷ lệ ngày
càng giảm, trong khi tỷ lệ lao động hoạt động trong khu vực ngoài Nhà nước ngày
càng tăng lên, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2003 chỉ có 1,3%
lao động hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì đến năm 2007 đã có
tới 3% lao động).
Tóm lại, điều kiện kinh tế - xã hội của Phú Thọ còn trong tình trạng thấp kém,

thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước, tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm; dân số có trình độ học vấn khá nhưng lại hoạt
động chủ yếu trong ngành nông, lâm, thủy sản (69,1%). Đây là những yếu tố có thể
làm hạn chế quá trình phát triển ngành du lịch của tỉnh cũng như đối với hoạt động
thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho
Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các
loại hình có thể khai thác như di lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa
bệnh, du lịch sinh thái,…Đáng chú ý trong số đó phải kể đến đầm Ao Châu (huyện
Hạ Hòa), vườn quốc giá Xuân Sơn (huyên Thanh Sơn), mỏ nước khoáng nóng Thanh
Thủy (huyện Thanh Thủy), Ao Giời – Suối Tiên (huyện Hạ Hòa),..
- Đầm Ao Châu: Thuộc thị trấn Hạ Hòa của huyện Hạ Hòa cách thành phố
Việt Trì 60km về phía Tây Bắc, có diện tích mặt nước 300ha, xung quanh có núi non
trùng điệp tạo thành 99 ngách nước đan cài vào các khe núi. Trong đầm có hàng trăm
hòn đảo lớn nhỏ được phủ bởi lớp thực vật da dạng, phong phú. Mặt nước trong
xanh, không khí trong lành không bị ô nhiễm tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Với không khí trong lành, phong cảnh đẹp, đầm Ao Châu là một điểm du lịch lý thú
và hấp dẫn đối với du khách không chỉ trong nội tỉnh mà còn của cả các tỉnh lân cận
và Hà Nội với các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, săn
bắn,…
- Vườn quốc gia Xuân Sơn: Thuộc địa phận xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn,
cách thành phố Việt Trì 80km, nới đây có hệ thống núi cao từ 1000 – 1400m, với
khoảng 15.000 ha rừng nguyên sinh và đặc trưng của Xuân Sơn là có rừng nguyên
sinh trên núi đá vôi, nhiều loại động, thực vật quý hiếm, nhiều suối, thác nước. Đặc
biệt có 16 hang động đá vôi do quá trình phong hóa, thủy hóa tạo thành, có hang
động chiều dài từ 5.000 đến 7.000 mét, nhiều nơi lòng hang rộng tới 50 mét, thạch
nhũ tạo thành muôn hình vạn trạng, đủ màu sắc lung linh huyền ảo.
Rừng quốc gia Xuân Sơn là nơi duy nhất trong vùng trung du và miền núi Bắc

Bộ có khí hậu phù hợp với loài rau Sắng đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Ngoài các giá trị về sinh học và cảnh quan hang động đá vôi, trong vườn quốc
gia Xuân Sơn còn có những dân tộc Mường, Dao cư trú từ lâu đời và cách biệt với
các địa phương khác nên vẫn giữ được nhiều phong tục, tập quán và các nét văn hóa
bản địa chưa bị pha tạp.
Với tiềm năng như vậy, Xuân Sơn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch đa
dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều đối tượng khách khác nhau như: nghỉ dưỡng, tham
quan, nghiên cứu, leo núi, thám hiểm hang động, tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân
tộc thiểu số.
- Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy: Thuộc địa phận xã La Phù,
Chuyện Thanh Thủy, cách thành phố Việt Trì 30km. Đây là khu mỏ nước khoáng
nóng có diện tích khoảng 3km
2
, mới được tìm thấy từ năm 1999. Qua nghiên cứu cho
thấy trong nước khoáng nóng có nhiều chất vi lượng có lợi cho sức khỏe, trong đó có
hàm chất Radon quý hiếm; nhiệt độ trung bình của nước nóng 37 – 40
o
C.
Với đặc điểm gần Hà Nội, tiếp giáp với Hà Tây (mảnh đất nhiều điểm du lịch
nổi tiếng cả nước), giao thông thuận tiện lại có khá nhiều các điểm tham quan nên
Thanh Thủy thu hút được các nhà đầu tư tạo thành một điểm du lịch phục vụ an
dưỡng, chữa bệnh, massage,…hấp dẫn khách du lịch.
- Ao Giời – Suối Tiên: Suối Tiên thuộc địa phận xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa,
cách thành phố Việt Trì 70km, nằm trên núi Nả có độ cao từ 1.000-1.200 mét, được
phủ bởi màu xanh của rừng nhiệt đới. Tại đây còn tồn tại nhiều động, thực vật quý
hiếm. Từ trên núi Nả có các dòng suối chảy quanh năm, tạo thành gần 20 dòng thác
bạc. Vài năm gần đây, Ao Giời – Suối Tiên đã trở thành một địa chỉ du lịch leo núi,
cắm trại, nghỉ dưỡng quen thuộc đối với nhân dân trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh phụ
cận.
Gắn với Ao Giời – Suối Tiên là chiến khu Hiền Lương, Ngòi Vần, hồ Vân Hội

tạo thành quần thể du lịch sinh thái – văn hóa đặc sắc.
- Thác Cự Thắng: Thuộc xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, cách thành phố Việt
Trì 60km. Đây là vùng rừng núi với suối và thác nước còm nguyên sơ chưa được đầu
tư khai thác, cảnh quan đẹp và hấp dẫn, là địa điểm lý tưởng cho người dân trong
vùng và các tỉnh lân cận nghỉ cuối tuần.
- Thác Ba Vực: Thuộc xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, cách thành phố Việt
Trì 70km.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Phú Thọ khá phong phú, hấp dẫn
và được phân bố đều trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, những tài nguyên này còn đang ở
dạng tiềm năng, Để có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch và mang
lại doanh thu cao cho ngành du lịch của Phú Thọ, cần phải có sự đầu tư và quan tâm
đúng mức của các cấp các ngành trong tỉnh.
3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Phú thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam.
Qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ cho thấy Phú Thọ có rất nhiều hiện vật đồ
đá, đồ đồng minh chứng cho thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, trong đó có
các di chỉ nổi tiếng như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên,…Phú Thọ còn
lưu giữ nhiều các di tích, sự tích, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hóa, công
cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt
Nam. Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú Thọ diễn ra rất đa dạng, phong phú,
mang nét văn hóa đặc sắc của các bản làng như: hội Đền Hùng, hội phết – Hiền
Quan, Hội bơi chải – Bạch Hạc, hội rước voi – Đào Xá, hội rước chúa Gái – Hy
Cương, hội ném còn đồng bào dân tộc Mường,…Phú Thọ còn có một kho tàng thơ
ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điều hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm
hưởng của miền quê Trung du.
- Các di tích lịch sử, lịch sử cách mạng
+ Khu di tích lịch sử Đền Hùng: Thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện
Lâm Thao là nơi thờ cúng các vua Hùng. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt
Trì 7km về phía Bắc. Từ Hà Nội du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo
quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, toàn bộ
khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa
thế cao, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ.
Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng có độ cao hơn 175 mét so với mặt
nước biển. Người xưa truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam,
mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo, núi cao 170 mét tương đương
với núi Hùng; núi Trọc nằm giữa núi Vặn và núi Hùng theo truyền thuyết là 3 đỉnh
“Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
Đến nay, núi Hùng vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, rừng cây rậm rạp, xanh tươi
và có khoảng 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn có loại cây đại thụ như
Chò, Thông, Lụ,..và một loài giống cây có sơ như Kim Giao, Thiên Tuế,..Trong khu
di tích lịch sử Đền Hùng là quần thể di tích có kiến trúc cổ xưa như: Cổng đền được
xây dựng vào năm Khải Định thứ 2, cổng xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng tám mái,
lợp giả ngói ống; Đền Hạ được tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ đã hạ sinh bọc trăm
trứng, nở thành trăm người con chính là tổ tiên của các dân tộc Việt; Đền Trung là
nơi các vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng bàn bạc việc nước; Đền Thượng là nơi
hàng năm vua Hùng làm lễ tế trời đất, thờ Thần Lúa, đây cũng là nơi vua Hùng lập
đền thờ Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân và cũng chính là nơi an nghỉ của vua
Hùng thứ 6. Ngoài ra còn có Nhà Bia, Chùa Thiên Quang, Đền Giếng, Đền Tổ mẫu
Âu Cơ, Bảo tàng Hùng Vương,…
+ Đền Mẫu Âu Cơ: Thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Đền được
xây dựng từ thời Hậu Lê trên mảnh đất rộng giữa cánh đồng, nằm ẩn dưới gốc cây đa
cổ thụ, mặt quay về hướng Nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng,
phía trước có núi Giác, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc, xung
quanh có cây cối xum xuê. Kiến trúc Đền có những trạm gỗ quý giá được coi như
những tiêu bản của nền nghệ thuật đương đại. Tượng Mẫu Âu Cơ được đặt trong
khám thờ lồng kính 3 mặt, đây là pho tượng được chế tác từ thời Lê có giá trị nghệ
thuật cao.
Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ quốc mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch
sử văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và khách thập

phương về thăm tế lễ.
+ Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng: Được xây dựng vào
năm 2001, tại ngã 5 Đền Giếng, dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, Bộ Quốc Phòng đã xây
dựng bức phù điều có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ chiến
sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong. Đây là công trình có quy mô hoành tráng được ghép
bởi 81 khối đá xanh có trọng lượng 253 tấn, cao 7 mét, rộng 12 mét, đặt trang trọng
trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.
+ Chùa Xuân Lũng: Chùa thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, được xây
dựng vào thời Lý – Trần, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Di tích còn lại hiện nay ở
chùa là một bia đá có niên đại 1377-1388 năm ở chính điện.
+ Chùa Phúc Thánh: Chùa tọa lạc trên núi Ngạc Phác, xã Hương Nộn, huyện
Tam Nông. Chùa do phu nhân thứ 5 của vua Lý Thần Tông là Lê Thị Xuân Lan dựng
năm 1145. Bà đã tu hành và mất tại đay năm 1171, trên điện thờ bức tượng của bà
(tượng Thánh Mẫu). Mộ bà táng ở phía tây chùa. Chùa Phúc Thánh là một trong số ít
những ngôi chùa thời Lý còn lại đến nay với nhiều chi tiết kiến trúc cổ kính làm bằng
gỗ chò chỉ.
- Các di tích kiến trúc nghệ thuật: thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc các đình,
chùa, đền, miếu hay một số khu phố cổ, thành lũy, pháo đài, đặc biệt tập trung ở
Phong Châu, Tam Thanh, Việt Trì như đình Hy Cương, đình Hùng Lô, đền Mẫu Âu
Cơ, đền Hiền Quang, đình Bảo Đà, đình Lâu Thượng, đình Đào Xá,…
- Lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa
đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, một hình thức sinh hoạt tập thể
của người dân sau những ngày lao động vất vả, là dịp để mọi người hướng về những
sự kiện trọng đại hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng hay vui chơi giải trí.
Vì vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao với du khách và là một trong những tài nguyên du
lịch nhân văn có giá trị.
Ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú
Thọ còn có những lễ hội đặc sắc riêng. Thông qua các lễ hội này, du khách có thể
hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, văn minh lúa nước.
+ Lễ hội Đền Hùng: Được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch, được Nhà

nước lấy làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và được tổ chức theo nghi lễ quốc gia. Lễ
hội Đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng
của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất
nước ngày thêm phồn vinh. Lễ hội hàng năm thu hút hàng chục vạn du khách từ khắp
mọi miền đất nước.
+ Hội chọi trâu: Ở tỉnh Phú Thọ, hội chọi trâu có tại nhiều điểm, đặc biệt như
xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao; thị trấn Phù Ninh, huyện Phù Ninh; xã Hoàng Cương,
huyện Thanh Ba, được tổ chức đều các tháng trong năm. Sau khi phân thắng bại,
người đăng cai dắt trâu về sang hôm sau mới mổ thịt để tế.
+ Hội bơi chải: Hội bơi chải phần lớn tổ chức vào mùa hè, các tháng 5 và 6
âm lịch. Đua chải Đào Xá là đua trên đầm Đào, một cái đầm lớn trên ngã ba Hương
Nộn, Dị Nâu, Đào Xá.
+ Hội Bạch Hạc (hội tung Còn): Hàng năm diễn ra từ ngày 3 – 5 tháng giêng
âm lịch tại xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì; đền thờ Thổ Lệnh đại vương. Lễ hội có
tục tế, rước thánh qua sông Lô sang làng kết nghĩa Tiên Cát (thờ Thạch Khanh anh
em sinh đôi với Thổ Lệnh đại vương). Trong lễ hội có trò thi tung Còn ở Đền Cả, lễ
tiến Còn, ngâm thơ Còn và cúng cơm Còn. Ngày cuối hội có lễ hạ Còn cướp Còn cầu
may.
+ Hội Chu Hóa: Lễ hội hàng năm diễn ra tại Chu Hóa, huyện Lâm Thao vào
ngày 5 tháng giêng âm lịch, nhằm tưởng nhớ 3 anh em Cả Đông, Nhị Đông và Tam
Đông là các tướng giỏi của vua Hùng thứ 18. Trong lễ hội có diễn ra trò “chạy kem”
diễn lại sự tích thần làng và nhiều trò vui khác.
+ Hội mở cửa rừng: Lễ hội diễn ra tại huyện Thanh Sơn từ ngày 6 – 15 tháng
giêng âm lịch hàng năm. Mở đầu là lễ cúng cung tên để mở hội săn bắn, sau đó từng
đôi nam nữ múa theo điệu “Gà phủ” thực hiện tín ngưỡng phồn thực.
+ Hội đánh cá: Được tổ chức ở vùng đồng bào Mường thuộc xã Thanh Kiệt,
huyện Thanh Sơn. Đây là lễ hội mừng xuân tại khu vực ở sát bản. Trong lễ hội, người
ta dùng các rọ bắt cá (dùng nhiều đồ dùng khuấy nước lên cho các chui vào rọ) để tế
lễ và chia cho các gia đình.
+ Hội hát xoan, hát ghẹo: Trong gia sản to lớn về dân ca và nghệ thuật sân

khấu cổ truyền, hát Xoan, hát Ghẹo là hình thức rất độc đáo. Ngoài giá trị về nghệ
thuật, âm nhạc trong bài hát Xoan, hát Ghẹo còn ẩn chứa tư tưởng bên trong, đó là
tình, là nghĩa đối với nhau và dành cho nhau.
+ Tết nhảy của dân tộc Dao: Thời gian tổ chức tết Nhảy ở hai nhóm Dao Tiền
và Dao Quần có sự khác nhau. Họ Dao Tiền làm tết Nhảy từ rằm tháng chạp đến 28
tết hàng năm. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của lễ hội tỉnh Phú Thọ.
+ Hội cồng chiêng của người Mường: Người Mường có nhiều dịp sử cồng
chiêng như: chúc tết, đám cưới, đám ma, mừng nhà mới, trong các nghi lễ và cầu
mùa,…Hàng năm ở Sở Văn hóa – Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ đều tổ
chức liên hoan Cồng Chiêng toàn tỉnh. Đây là dịp các đội cồng chiêng của các làng
hòa chung trong một bản sắc văn hóa Mường nói riêng và văn háo Việt nói chung.
- Làng nghề truyền thống:
+ Làng mây tre đan Đỗ Xuyên: Nghề đan cót nứa chắp đã có từ bao đời nay.
Sản phẩm nứa chắp của Đỗ Xuyên đã có mặt trên thị trường thế giới với các sản
phẩm như đĩa, bát,…
+ Nghề làm nón lá Sơn Nga, Sài Nga, Thanh Nga: Nón lá Phú Thọ có nét
thanh tú, hài hòa, bình dị, bền đẹp rất phù hợp với khách du lịch quốc tế.
+ Ủ ấm Sơn Vi: Sơn Vi là một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Lâm Thao, là quê
hương của sản phẩm độc đáo này. Với bàn tay khéo léo của mình, người Sơn Vi đã
tạo ra loại ấm có dáng vẻ độc đáo riêng. Mỗi chiếc ấm là đồ dùng trang trí đẹp, giữ
nhiệt, làm đậm đà cho những ấm nước chè xanh, lá vối, nhân trần,…trong suốt bốn
mùa.
+ Làng mộc Minh Đức: Thuộc xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, cùng với
thời gian, sản phẩm mộc Minh Đức đã có mặt ở mọi miền đất nước.
4. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tiềm
năng du lịch của tỉnh Phú Thọ
4.1. Thuận lợi
- Phú Thọ sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, mang đậm bản sắc dân
tộc, đặc biệt là Đền Hùng và đền Mẫu Âu Cơ, là những địa điểm có sức hút mạnh đối
với nhiều người dân Việt Nam luôn hướng về cội nguồn, tổ tiên.

- Phú Thọ có vị trí trung tâm của vùng, giao thông thuận lợi, là điều kiện để
thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.
- Môi trường chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.
- Thực hiện cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến
hành đầu tư.
- Có mặt bằng xây dựng rộng, là điều kiện cho xây dựng các dự án nhà nghỉ,
khách sạn, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.
- Các dịch vụ ngân hàng, tài chính,....cơ bản hoàn thiện, đủ sức đáp ứng cho
nhà đầu tư và khách du lịch.
4.2. Khó khăn
- Lực lượng lao động trong du lịch không được đào tạo chuyên nghiệp
- Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển,
hạn chế sức hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.
- Việc quản lý và khai thác tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và
chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý và khai thác. Do vậy việc quy
hoạch, tôn tạo và bảo tồn tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
- Nhân thức xã hội về ngành du lịch của nhân dân còn yếu. Do đó sự tham của
người dân nơi có tài nguyên du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa
cao.
- Hệ thống cơ chế chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến phát triển
du lịch còn thiếu.
II. THỰC TRẠNG CSHTDL PHÚ THỌ
1. Cơ sở lưu trú
Hệ thống cơ sở lưu trú của Phú Thọ đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm
2000, toàn tỉnh có 12 khách sạn với 326 phòng và 621 giường thì đến năm 2005 tăng
lên 69 cơ sở với 1083 phòng lưu trú, tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời gian
này là 55,9%. Có 13/69 cơ sở lưu trú được Tổng cụ du lịch và Sở Thương mại – Du
lịch Phú Thọ xếp hạng sao, trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 2 sao và 3
khách sạn 1 sao. Đến cuối năm 2008, cả tỉnh đã có 115 cơ sở lưu trú, trong đó có 2
khách sạn 3 sao, 20 khách sạn 2 sao và 10 khách sạn 1 sao.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Phú Thọ không đồng đều. Hầu hết các cơ sở
lưu trú đều tập trung ở thành phố Việt Trì (40 cơ sở lưu trú) và số cơ sở này chủ yếu
nằm trên đại lộ Hùng Vương; thị xã Phú Thọ có 13 cơ sở lưu trú,..Trong khi đó, các
khu, các điểm du lịch khác như Ao Châu, rừng quốc gia Xuân Sơn ,…hầu như chưa
có cơ sở lưu trú và các tiện nghi du lịch khác.
Bảng 2.6: Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 – 2008
Chỉ
tiêu
Đơn vị
200
0
200
1
200
2
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Số
CSLT
DL
Cơ sở 12 12 32 47 61 69 85 101 115
Số
phòng
Phòng 326 350 538 880 983 1.083 1.213 1.456 1.893
Số
giường
Giường 621 652 952 1.460 1.674 1.770 1.876 2.475 3.218
(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Phú Thọ)
Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có quy mô nhỏ. Năm 2008 có tới
103/115 cơ sở lưu trú (chiếm 89,56%) quy mô dưới 50 phòng, trong đó có 12 cơ sở
lưu trú quy mô từ 20-49 phòng (chiếm 16,9%). Quy mô trung bình một khách sạn ở

Phú Thọ là 10,5 phòng/ 1 cơ sở lưu trú.
Hầu hết các khách sạn ở Phú Thọ mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của khách
du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ, cần nâng cấp. Các
phòng ngủ ở một số khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không
hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Tất cả cơ sở lưu trú đều chỉ hoạt động
mạnh trong mùa lễ hội, nhất là từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch hàng năm, còn
trong các tháng còn lại hầu như được sử dụng với hiệu suất thấp. Ngoài dịch vụ lưu
trú và ăn uống, mới chỉ có một số khách sạn phát triển thêm các dịch vụ khác như
massage, karaoke,…
Bảng 2.7: Tổng hợp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2008
Số KS, nhà nghỉ Số buồng CSLT Số giường
1. Tổng số Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
2. Xếp hạng CSLT 115 100% 1.893 100% 3.218 100%
- 1 sao 10 8,6% 204 10,8% 396 12,3%
- 2 sao 20 17,4% 674 35,6% 1319 41%
- 3 sao 2 1,7% 130 6,9% 261 8,1%
- Đủ tiêu chuẩn 83 72,3% 885 46,7% 1.242 38,6%
3. Quy mô CSLT
- Dưới 10 phòng 57 49,6% 318 16,8% 537 16,7%
- Từ 10 đến 19 phòng 32 27,8% 371 19,6% 499 15,5%
- Từ 20 đến 49 phòng 20 17,4% 653 34,5% 1.207 37,5%
- Từ 50 phòng trở lên 6 5,2% 551 29,1% 975 30,3%
(Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Phú Thọ )
2. Cơ sở phục vụ ăn uống

Hiện tại, Phú Thọ có khoảng 72 phòng ăn (restautants) nằm trong và ngoài các
cơ sở lưu trú với khoảng 2.925 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu
cầu của khách lưu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham
quan trong những năm qua đã bước đầu phát triển. Nhìn chung các cơ sở này có quy
mô tương đối lớn, có chất lượng, tuy nhiên các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm
chưa thường xuyên được kiểm tra nên nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra như việc
sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh tại các khách sạn trong thành phố Việt Trì
những năm vừa qua…; bên cạnh đó, thực đơn phục vụ chưa phong phú, ít món mang
tính chất đặc sản của địa phương nên chưa tạo được nhiều ấn tượng đối với du khách.
Ngoài ra còn có các cửa hàng ăn uống tư nhân phục vụ các món ăn Việt Nam,
nằm chủ yếu ở khu vực thành phố Việt Trì. Tuy nhiên các nhà hàng này thường có
quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn giản,
không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú và vấn đề vệ sinh, an toàn
thực phẩm cũng chưa được chú trọng đúng mức.
3. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, các điểm thăm quan và
các tiện nghi phục vụ du lịch khác
- Các tiện nghi thể thao, vui chơi, giải trí: Đến năm 2005 trên toàn tỉnh Phú
Thọ có 13 bể bơi (trong đó, có 8 bể bơi ở thành phố Việt Trì), 89 điểm massage, 58
phòng karaoke,…, các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút khách du
lịch và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích nhu cầu chi tiêu của du khách.

×