Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu............................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................5
5. Bố cục khóa luận...................................................................................................................6
CHƯƠNG 1.....................................................................................................7
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT "CÔ
MẶC SẦU"......................................................................................................7
1.1. Trần thuật ngôi thứ nhất với hình tượng người trần thuật trải nghiệm trong tiểu thuyết
"Cô Mặc Sầu"............................................................................................................................7
1.1.1. Hình tượng người kể chuyện với cái tôi cô đơn........................................................10
1.1.2. Hình tượng người kể chuyện với cái tôi chấn thương tâm lý tuổi thơ......................14
1.2. Kể chuyện ngôi thứ ba với hình tượng người kể chuyện mang điểm nhìn hạn chế.........17
CHƯƠNG 2................................................................................................... 19
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VỚI NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG ...........19
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT..........................19
"CÔ MẶC SẦU"...........................................................................................19
2.1. Điểm nhìn trần thuật với nghệ thuật tổ chức không gian trong "Cô Mặc Sầu"................19
2.1.1. Không gian hiện thực................................................................................................21
2.1.2. Không gian tâm tưởng..............................................................................................23
2.1.3. Không gian mang màu sắc văn hóa...........................................................................26
2.2. Điểm nhìn trần thuật với nghệ thuật tổ chức thời gian trong "Cô Mặc Sầu"...................29
2.2.1. Thời gian sự kiện.......................................................................................................30
2.2.2. Thời gian tâm lý........................................................................................................32
2.2.3. Luân chuyển điểm nhìn với thời gian chồng lấn, đồng hiện.....................................35
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
CHƯƠNG 3:..................................................................................................38
NGÔN NGỮ, KẾT CẤU, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT.........................38
TRONG TIỂU THUYẾT "CÔ MẶC SẦU"...............................................38
3.1. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú.....................................38
3.1.1. Ngôn ngữ trinh thám................................................................................................38
3.1.2. Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa.............................................................................40
3.2. Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú........................41
3.2.1. Kết cấu lắp ghép.......................................................................................................42
3.2.2. Kết cấu song song hội tụ...........................................................................................45
3.2.3. Kết cấu đa tuyến.......................................................................................................47
2.1.4. Kết cấu liên văn bản..................................................................................................50
3.3. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú...................53
3.3.1. Giọng điệu khách quan lạnh lùng.............................................................................54
3.3.2. Giọng điệu thương cảm............................................................................................56
3.3.3. Giọng điệu hoài nghi.................................................................................................58
3.3.4. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm.............................................................................61
KẾT LUẬN....................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................67
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trần thuật được xem là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp
học hiện đại và tự sự học. Trên thế giới, lý thuyết tự sự được nghiên cứu từ
thời của Platon, Aristot nhưng phạm vi nghiên cứu thời đó chỉ giới hạn trong
tu từ học. Còn lý thuyết tự sự học hiện đại đến những năm cuối thế kỷ XX
mới được đề cập. Những người đặt nền móng đầu tiên là trường phái hình
thức Nga (Thi pháp học) và Cấu trúc học. Kế đó là các công trình nghiên cứu
của Roland Barthers với "Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể", Todorov
với "Thi pháp văn xuôi", IU.M.Lotman với "Cấu trúc văn bản nghệ
thuật"...Nếu như văn chương nửa đầu thế kỷ XX chịu sự thống ngự của ngôn
ngữ thì sang nửa sau thế kỷ, văn học trở thành một trò chơi của ngôn ngữ bởi
độc giả ngoài quan tâm tác phẩm viết về cái gì còn sự quan tâm tác phẩm
được viết như thế nào. Lý thuyết trần thuật học trở thành tâm điểm chú ý thu
hút nhiều nhà nghiên cứu và những vấn đề lý thuyết về trần thuật học hình
thành một cách có hệ thống, được lý giải đầy đủ, rõ ràng trong nhiều năm qua
đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học bởi nó đã
trang bị cho người tiếp nhận những công cụ sắc bén, hữu hiệu để có thể xâm
nhập sâu vào thế giới nghê thuật ngôn từ. Đây là công cụ hữu ích giúp người
nghiên cứu khám phá những giá trị độc đáo, mới mẻ của tác phẩm văn chương
cũng như thấy được cá tính sáng tạo, tài năng của nhà văn .
Tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1975 đã có những bước chuyển mình
mạnh mẽ, không chỉ đồ sộ về số lượng mà chất lượng ngày càng tiến xa bởi sự
đổi mới về phương diện nghệ thuật. Nó là thể loại chiếm ưu thế so với các thể
loại khác bởi tiểu thuyết có nhiều lối viết, cách viết mới mẻ, phản ánh xã hội đa
dạng nhiều chiều, đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội nên được nhiều
nhà văn lựa chọn để thể nghiệm, tìm tòi. Đến đầu thế kỷ XXI, bên cạnh những
nhà văn được hình thành từ trong kháng chiến, một đội ngũ những cây bút trẻ đã
thành công với những thể nghiệm trong việc làm mới tiểu thuyết. Một trong
những tác giả được độc giả đón nhận, đó chính là nhà văn Nguyễn Đình Tú.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
1
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
Sau hơn 15 năm, trải qua bao thăng trầm, Nguyễn Đình Tú để lại dấu ấn
tên tuổi của mình trên văn đàn văn học với bảy tập truyện ngắn và cùng tám
tiểu thuyết: Hồ sơ một tử tù (2002), Bên dòng Sầu Diện (2007), Nháp (2008),
Phiên bản (2009), Kín (2010), Xác phàm (2014), Hoang tâm (2015) và gần
đây nhất là "Cô Mặc Sầu"(2015). Các tác phẩm của anh được đăng trên các tờ
báo uy tín như Văn nghệ quân đội, Văn nghệ, Thanh niên, Tuổi trẻ…Chính
sức hấp dẫn từ lối viết, cách dẫn dắt câu chuyện đầy mê hoặc của anh đã gây
xôn xao trong giới phê bình và bạn đọc. Nguyễn Đình Tú nổi lên như một
hiện tượng văn chương đầy triển vọng và tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của anh
đã mang đến cho người đọc sự hấp dẫn, mới lạ về tiểu thuyết đương đại với
nghệ thuật trần thuật hết sức độc đáo. Tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn
Đình Tú viết về đề tài hình sự với lối trần thuật hết sức mới mẻ khi được trần
thuật bằng ngôn ngữ văn xuôi kết hợp với cách kể, miêu tả, đối thoại và độc
thoại nội tâm với hai tuyến tự sự. Nếu tuyến tự sự thứ nhất bị khuyết, chứa các
tình tiết được giấu kín thì tuyến tự sự thứ hai có nhiệm vụ làm sáng tỏ các tình
tiết ấy thông qua các văn bản hành chính công vụ của cơ quan công an. Điều
này làm cho các nút thắt mở xuất hiện liên tục, đan cài vào nhau tạo nên sự
gay cấn và hồi hộp từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng. Từ lí do này,
người viết lựa chọn cho mình đề tài "Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết
Cô Mặc Sầu". Với đề tài này, người viết mong muốn được khám phá những
phương diện trần thuật đặc sắc của tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" để từ đó thấy
được tài năng của Nguyễn Đình Tú.
Ngoài ra, đề tài mong muốn góp phần vào việc làm phong phú thêm vốn
tài liệu khi nghiên cứu về Nguyễn Đình Tú nói riêng và các nhà văn Việt Nam
sau đổi mới nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Là một cây bút trẻ tuổi nhưng tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đã được đông
đảo bạn đọc đón nhận và có không ít bài viết, bài phê bình, cảm nhận về các
tác phẩm của anh. Sau đây, người viết xin đưa ra những nhận xét, đánh giá
xoay quanh những tác phẩm của anh:
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
2
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
Nhà văn Chu Lai đã nêu lên những cảm nhận của mình về tiểu thuyết của
Nguyễn Đình Tú qua nhan đề "Một bút pháp táo tợn và dịu dàng" in trong
cuốn tiểu thuyết mang tên Nháp. Theo ông, từ nay Nguyễn Đình Tú đã "Hoàn
toàn đã có thể ngẩng cao đầu bước tiếp trên con đường tiểu thuyết mênh mang
nắng gió nhưng cũng quá đỗi chông gai nhọc nhằn" [8, 6].
Với bài viết "Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú",
Trần Tố Loan cho rằng khi kể chuyện, Nguyễn Đình Tú "rất có ý thức trong
việc đặt điểm nhìn không gian - thời gian nhưng nhấn mạnh chính điểm nhìn
tác giả và nhân vật mới là điểm đáng chú ý nhất trong nghệ thuật kể chuyện
của nhà văn" [33].
Trong bài báo "Từ Hồ sơ một tử tù đến Nháp - một chặng đường tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Tú", Đoàn Minh Tâm đã nhận định "Trong bài viết
Tiểu thuyết của các cây bút trẻ: Đọc và cảm nhận in trên Văn nghệ Trẻ cách
đây không lâu, tôi có đưa ra nhận định rằng các nhà văn trẻ hiện nay "ngại"
xông pha nơi lĩnh vực tiểu thuyết. Giờ ngẫm lại thấy nhận định của mình
không đúng với vài người, trong đó có nhà văn quân đội Nguyễn Đình
Tú"[29]. Qua đó, Đoàn Minh Tâm đã nhận định rằng trong bối cảnh văn học
hiện nay, việc đưa sách đến càng nhiều bạn đọc càng tốt, tạo được nhiều tiếng
vang càng tốt. Đoàn Minh Tâm tin rằng làm một cuốn sách thị trường không
phải là điều Nguyễn Đình Tú hướng đến mà trước sau anh vẫn đau đáu với
những dự định văn chương nghiêm túc vì nghệ thuật đích thực.
Liên quan đến cốt truyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng
nhân vật... của tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu", người viết xin đưa ra những bài viết,
nhận định, đánh giá về tác phẩm này như sau:
Với bài viết "Tiểu thuyết Cô Mặc Sầu - Nơi tìm lại hay đánh mất chính
mình", tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét về cốt truyện tiểu thuyết "Cô Mặc
Sầu" của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú: "Trước khi ra mắt tiểu thuyết Cô Mặc
Sầu, Nguyễn Đình Tú đã cho ra đời bảy cuốn tiểu thuyết về nhiều chủ đề khác
nhau. Sức viết dồi dào, nhưng điểm đáng ghi nhận nhất ở tiểu thuyết Nguyễn
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
3
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
Đình Tú, đó là sự thu hút độc giả. Đây là điều không dễ có ở những nhà văn
đương đại. Từ Nháp, đến Phiên bản (được chuyển thể thành bộ phim đình
đám Hương Ga), Hồ sơ một tử tù hay Xác phàm… ngòi bút của Nguyễn Đình
Tú thể hiện rõ tính chất thế sự, chạm thẳng vào những vấn đề gai góc nhất của
đời sống xã hội hiện nay" [31].
Bên cạnh đó, trong trang bìa tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu", bà đã nhận xét về
nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết này: "Cô Mặc Sầu là tiểu thuyết dồn
nén cả về mặt không gian và thời gian. Không gian tập trung vào nơi chốn
người Vị sinh sống, thung lũng Cô Mặc Sầu và thị trấn Mù Pa Tẩn. Thời gian
dồn nén chỉ trong vòng một vài tuần lễ. Kết cấu đa tuyến, nhiều chiều với thơ,
báo cáo và văn xuôi, nhưng lại không hề riêng rẽ, tách rời, mà gắn kết với
nhau, tạo cho tiểu thuyết Cô Mặc Sầu một sức hút riêng, khiến cho người đọc
có thể cầm cuốn sách mà đọc một mạch đến dòng cuối cùng" [11].
Nhà văn Trịnh Sơn cũng nhận xét " Nguyễn Đình Tú từ chối cách diễn
đạt phức tạp hóa vốn rất điêu luyện qua nhiều tác phẩm trước. Ở "Cô Mặc
Sầu", Nguyễn Đình Tú chọn cho mình vị trí một nhà văn chứ không phải
Sherlock Holmes. Vụ án tưởng chừng rất ly kỳ, gay cấn vượt qua tất thảy
quan niệm "tưởng chừng" để về đích bằng cốt lõi của nhân học: nguồn gốc
một con người. Thành công nhất của Nguyễn Đình Tú ở "Cô Mặc Sầu", có lẽ
là sự vượt thoát và bất ngờ. Tác giả để cho mỗi người đọc tự "chuẩn bị những
gì cho một chuyến đi xa" [10].
Ngoài ra, nhiều tờ báo, trang web cũng đề cập về tiểu thuyết "Cô Mặc
Sầu". Người viết xin đưa ra một số ý kiến đánh giá về cuốn tiểu thuyết này:
"Cô Mặc Sầu - chuyên án ly kì vùng sơn cước" [32]
"Tiểu thuyết Cô Mặc Sầu của nhà văn Nguyễn Đình Tú - Kịch bản mới
về hành trình tìm cách sống" [31]
"Cô Mặc Sầu - Một chuyến đi xa của Nguyễn Đình Tú" [34]
Với những ý kiến đánh giá đưa ra cho thấy Nguyễn Đình Tú vẫn là một
cây bút đầy triển vọng và đã đóng góp một phần công lao cho nền tiểu thuyết
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
4
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
đương đại với lối viết độc đáo, mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn, phản
ánh chân thực cuộc sống lớp trẻ hiện nay cũng như những mặt trái xã hội hiện
đại bằng nghệ thuật trần thuật điêu luyện, mang đậm phong cách nhà văn
trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu".
Qua đề tài này, người viết mong muốn đóng góp một góc nhìn mới trong
việc tiếp cận tác phẩm. Qua đó thấy được nét độc đáo tuyệt vời của tiểu thuyết
"Cô Mặc Sầu" cũng như tài năng của Nguyễn Đình Tú.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú được thể hiện qua các phương
diện: người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú
đặt trong sự so sánh với một số tác phẩm khác của Nguyễn Đình Tú.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống - cấu trúc
Nghiên cứu tác phẩm dưới góc độ chỉnh thể, hệ thống từ lí thuyết của
nghệ thuật trần thuật, kết hợp lí thuyết thi pháp học, cấu trúc học và văn học
so sánh. Từ đó khái quát đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết "Cô
Mặc Sầu".
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Tập trung khai thác các phương diện nghệ thuật trần thuật để nắm bắt giá
trị tác phẩm cũng như bước đầu khẳng định phong cách nhà văn.
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật để thấy được đặc trưng tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú, đóng góp của anh đối với nền văn học đương đại. So sánh
tác phẩm Cô Mặc Sầu với những tác phẩm khác trước nó, từ đó thấy được
những cách tân của nhà văn.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
5
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
Phương pháp liên ngành
Vận dụng lý thuyết của nhiều ngành khoa học để nghiên cứu tác phẩm
dưới góc độ văn hóa, xã hội học, phân tâm học… nhằm lý giải luận điểm một
cách toàn diện hơn.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài các phần : Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung
khóa luận triển khai gồm ba chương:
Chương 1: Hình tượng người kể chuyện trong "Cô Mặc Sầu" của
Nguyễn Đình Tú
Chương 2: Điểm nhìn trần thuật với nghệ thuật xây dựng không gian,
thời gian trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú
Chương 3: Ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết "Cô
Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
6
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
CHƯƠNG 1
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
"CÔ MẶC SẦU"
1.1. Trần thuật ngôi thứ nhất với hình tượng người trần thuật trải
nghiệm trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu"
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: "Tự sự là phương thức tái hiện đời
sống bên cạnh nhiều phương thức khác là trữ tình và kịch. Phương thức phản
ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm
tự sự trở thành một câu chuyện về một ai đó hay về một cái gì đó" [ 4, 385].
Nghệ thuật trần thuật còn là "một trong những bình diện cơ bản của
phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối
với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh theo cách nhìn của người trần thuật nhất
định" [4, 307].
Theo Milsel Buyto (nhà văn Pháp): "Tiểu thuyết là một hình thức kể
chuyện đặc biệt vượt quá giới hạn của văn chương, đó là một trong những
phương thức quan trọng giúp cho con người nắm bắt được thực tại, cái được
kể liên quan đến những con người, những sự vật, những đồ vật hoặc nơi chốn
mà bản thân chúng ta chưa bao giờ đến, nhưng có một ai đó đã mô tả cho
chúng ta nghe" [27,379]
Kayser cho rằng người kể như một vai trò ước định: "Trong nghệ thuật
kể, người kể chuyện có vai trò ước định, người kể chuyện không bao giờ là
tác giả đã hay chưa từng biết đến". [27, 117]
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm rằng: "Người kể chuyện là hình
tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào
câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm…làm cho sự trình
bày tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú nhiều bối
cảnh" [4,307].
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
7
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
Như vậy, tuy có những cách giải thích khác nhau về người trần thuật, về
phương thức trần thuật khách quan hóa, chủ quan hóa, và phương thức kết
hợp hai phương thức trên gắn liền với quan điểm trần thuật, trường nhìn tác
giả hay trường nhìn nhân vật và có sự đan xen phối hợp điểm nhìn. Việc xác
định "người trần thuật" về chức năng và bản chất như thế nào vẫn là vấn đề
khó khăn với các nhà trần thuật học. Việc nên xác định vai trò, chức năng của
người trần thuật trong tác phẩm chỉ mang tính tương đối mà thôi. Hình tượng
người trần thuật hay người kể chuyện dù gọi bằng thuật ngữ nào thì cũng là
chủ thể của lời kể chuyện trong tác phẩm, đều thuật lại diễn biến câu chuyện
cho người đọc. Cả hai đều thay mặt tác giả để thể hiện quan điểm của người
sáng tác tác phẩm. Ở khóa luận này, chúng tôi sử dụng hai khái niệm tương
đương nhau.
Tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú sử dụng phương thức
trần thuật với một sự cách tân độc đáo, đó là nhà văn kết hợp trần thuật ngôi
thứ ba mang cái nhìn hạn chế nhằm thể hiện tối đa mối quan hệ giữa các nhân
vật xung quanh câu chuyện về tội ác đồng thời kết hợp người kể chuyện ở
ngôi thứ nhất để chính những nhân vật tự kể về cuộc đời mình nhằm làm rõ
những ẩn chứa, góc khuất tăm tối bên trong cuộc đời của mỗi nhân vật. Để
chuyển tải được những lớp chuyện đan cài vào nhau trong một cấu trúc nghệ
thuật bền chặt, đồ sộ thì việc sử dụng hình thức trần thuật sử dụng kết hợp
người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất là sự lựa chọn
tối ưu của nhà văn nhằm mang đến cho bạn đọc một cái nhìn tham chiếu, đa
diện ẩn chứa bên trong tác phẩm.
Đến với tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu", Nguyễn Đình Tú đã sử dụng hình
tượng người trần thuật ở ngôi thứ nhất với nhiều trải nghiệm. Đó là cậu sinh
viên năm cuối ngành nhân học tên Khoa đến với vùng đất Cô Mặc Sầu để
thực hiện chuyến điền dã lấy tư liệu cho bài luận văn của mình. Trên đường
đi, cậu gặp Triều - một anh chàng công tử ăn chơi mượn cớ đi du lịch để buôn
bán ma túy. Triều là một sinh viên từng lên Yên Châu một lần nhưng vốn kiến
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
8
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
thức về văn hóa, phong tục và cách nghĩ của người dân nơi đây Triều biết rất
rõ "Tớ lên Yên Châu một lần rồi. Nghèo lắm. Nghèo xơ xác. Người dân tộc
chiếm bảy, tám mươi phần trăm. Dân Vị là chủ yếu. Mà dân Vị là chúa lười
nhác"[10, 11]. Từ đây, Triều đã minh chứng cho Khoa biết sự "chúa lười
nhác" của người tộc Vị thông qua các mẩu chuyện mà Triều biết khi tiếp xúc
với họ như việc họ ném mạ xuống suối vì cho rằng đã quen với việc làm lúa
nương, không biết làm mạ mặc dù cán bộ vào tận nhà hướng dẫn làm lúa
nước. Người tộc Vị một năm cũng chỉ làm một vụ lúa vì cho rằng: "Đất cũng
như cái thằng người, làm nhiều để chết à?" [10, 11] và Triều còn lý giải
chuyện dân Vị muốn giàu nhanh bằng việc trồng cây anh túc. Chính vì Triều
từng lên Yên Châu và có một thời gian sống ở đây nên Triều đã có một vốn
hiểu biết nhất định về người dân ở địa bàn này. Trong tác phẩm, Nguyễn Đình
Tú đã để cho nhân vật Triều kể chuyện về người dân tộc Vị bằng chính trải
nghiệm của chính bản thân mình.
Hình tượng người trần thuật trải nghiệm còn phải kể đến nhân vật người
mẫu Hà Duy. Anh là người làm nghệ thuật nhưng cũng chính vì tồn tại trong
giới showbiz mà Hà Duy đã thấy được những điểm tối, mặt trái của giới nghệ
sĩ. Đó là một thế giới đầy rẫy những ghen ghét, ích kỉ, đố kị và người ta luôn
làm mọi cách để có thể trụ được trong thế giới đó dù phải làm những việc trái
lương tâm, trái đạo đức và tàn nhẫn với người khác. Vì sợ nghèo đói và mong
muốn sống "có giá trị hơn" nên Hà Duy sau khi giải ngũ đã thi người mẫu với
mong ước cuộc sống của anh sẽ tốt đẹp hơn. Những tưởng cuộc đời anh sẽ có
thay đổi và sẽ trở nên giàu có nhưng sự thật lại phũ phàng bởi dù anh lọt vào
top 3 siêu mẫu, vận trên mình những bộ đồ đẹp thì cát xê đôi khi cũng không
đủ mua bát hủ tiếu. Tuy vậy, Hà Duy cảm thấy anh vẫn còn may mắn bởi còn
có nhiều người không trụ được với nghề nên đã bỏ nghề đi bán nước mía hoặc
buôn quần áo đống ngoài vỉa hè. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh của giới
người mẫu rất khốc liệt vì "khi một người dành giật được cơ hội về mình thì
cũng có nghĩa là cả trăm ngàn người khác không chạm tay tới cơ hội đó nữa"
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
9
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
[10, 272]. Hà Duy nhận ra rằng vì "đói" thì không có gì người ta không làm và
cuối cùng anh phải bán thân bởi "Không có cái ăn thì thân ấy còn đẹp được
không? Mẫu không bán được, không có người mua thì đó chỉ là một con ma
nơ canh thôi…" [10, 273].
Nguyễn Đình Tú đã để cho các nhân vật tự kể về những trải nghiệm
trong cuộc đời mình nhằm có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều trước những sự
việc xảy ra trong cuộc sống. Chính sự trải nghiệm của người kể chuyện ở ngôi
thứ nhất - người trong cuộc kể về những sự việc mà mình đã trải qua đã góp
phần giúp người đọc hiểu rõ hơn những góc khuất trong tâm hồn của nhân vật
cũng như hoàn cảnh xã hội mà nhân vật đang sống tạo nên được độ sâu, độ
hấp dẫn cho tiểu thuyết.
1.1.1. Hình tượng người kể chuyện với cái tôi cô đơn
Người kể chuyện là yếu tố trung tâm trong cấu trúc truyện kể theo đánh
giá của các nhà tự sự học trên thế giới. Đó là "người môi giới giữa các hiện
tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt
nghĩa các sự việc xảy ra" (Theo Pospelov); còn với Todorov thì người kể
chuyện không chỉ là người kể mà còn là người định giá: "Người kể chuyện là
một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính người kể
chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và định giá"
[25, 196].
Nguyễn Đình Tú đã dụng công xây dựng hình tượng người kể chuyện
với cái tôi cô đơn để bộc lộ được sự cô đơn, trống rỗng của con người trước
thực tại cuộc sống. Sinh viên Khoa trước khi tu tỉnh để biết điểm dừng trước
những cám dỗ, biết dấn thân vào văn hóa tộc người Vị như một thanh niên
làm khoa học cần mẫn, thậm chí còn làm thơ thì cuộc đời Khoa cũng đã trải
qua nhiều biến cố. Khoa đã từng ăn chơi bạt mạng với hàng loạt mối tình để
quên đi mối tình với Hồng Anh, Khoa cũng đã bước qua quãng thời gian
nghiện ngập và nằm viện vì chảy máu dạ dày vì lấy rượu " phá thành sầu", cậu
sinh viên ấy cũng đã từng đau đớn vì gia đình tan vỡ do bố Khoa bỏ rơi gia
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
10
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
đình để lấy một người phụ nữ Hàn Quốc bản xứ. Hơn tất cả, Khoa cảm thấy
lạc lõng trước cuộc sống hiện thực, Khoa cô đơn ngay trong chính bản thể của
chính mình bởi Khoa không biết trước thực tại đó, Khoa sống để làm gì và
sống vì cái gì. Do đó, những kí ức buồn luôn hiện hữu trong tâm trí Khoa và
nó hóa thành những vần thơ buồn, đó là những trăn trở của cậu sinh viên
chuẩn bị chập chững vào đời nhưng tâm hồn lại mang nhiều nỗi đau.
"Thế giới cô đơn của anh...
Mỗi ngày qua chỉ còn những nỗi đau làm điểm mốc
Tự cắt lấy vết thương sâu để cảm nhận mình vẫn đang tồn tại
Thèm một tiếng quở trách, than phiền khi say xỉn, thức khuya...
Có những đêm tự nhắn tin cho mình bằng cả hai sim
Những niềm vui tự mình hát ca trong phòng tối
Những giấm mơ hét choàng bực bội
...
Những ván bài chấp cả được thua
Những trận banh bên nào thắng cũng đều hay hết cả
Bởi vì, anh biết thế giới của anh từ khi không còn em đã trở nên nghiệt
ngã".[10,333]
Nhắc đến người kể chuyện với cái tôi cô đơn thì không thể không nhắc
đến mẹ của Khoa. Đáng lẽ ra bà đã có một gia đình hạnh phúc, trọn vẹn nếu
ngày trước cha của Khoa không sang Hàn Quốc công tác và kết hôn với một
người phụ nữ bản địa. Đau đớn trước thực tại nhưng mẹ Khoa vẫn gắng
gượng sống, vẫn chống chọi với nỗi cô đơn khi không có chồng bên cạnh để
nuôi Khoa nên người. Bà cố gắng làm tất cả để Khoa có cuộc sống đầy đủ,
sung túc, hạnh phúc nhưng trái với sự mong đợi của bà thì Khoa lại trở thành
cậu con trai ham chơi bời, lêu lổng. Nhưng khi nhìn thấy Khoa tàn phá cơ thể
mình vì "những mối tình sầu không thể gọi thành tên" và phải vào bệnh viện
do uống rượu quá nhiều, mẹ Khoa đã không còn chịu đựng được nữa, bà đã
phải thốt lên: "Mẹ sống là vì con. Giờ đến bản thân con còn không thiết sống
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
11
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
nữa, thì tốt nhất là cả hai mẹ con mình cùng chết cho hết duyên nợ với cái
cuộc đời khốn khổ này"[10,83]. Tiếng nói của mẹ Khoa là tiếng nói của một
tâm hồn tổn thương, đổ vỡ của cái tôi cô đơn trước hiện thực cuộc đời. Chính
Khoa là điểm tựa để mẹ Khoa tiếp tục sống nhưng khi nhìn thấy thân xác tiều
tụy vì rượu của con mình, bà cảm thấy bất lực, đau khổ tột cùng khi điểm tựa
để bà bám víu vào cuộc đời này đã không còn biết trân trọng bản thân. Trước
những giọt nước mắt của mẹ, Khoa nhận ra rằng mình là nguồn động lực giúp
mẹ vượt qua nỗi cô đơn, sự đau khổ, buồn tủi trước sự phản bội của bố.
Trước sự thiếu quan tâm từ gia đình do cha mẹ bận rộn làm ăn, Triều
cũng chìm đắm trong những tháng ngày nghiện ngập để quên đi cuộc sống
thực tại. Triều chỉ cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn khi được sống trong cái
thế giới đầy ảo giác mà ma túy mang lại. Đối với Triều, chỉ có ma túy mới
khiến Triều quên đi hiện tại, quên đi nỗi cô đơn khi mình có gia đình nhưng từ
lâu Triều đã không còn cảm nhận được hơi ấm tình thương. Triều không cảm
thấy hạnh phúc khi sống trong gia đình mà chỉ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi
có tiền tiêu xài và có ma túy để sử dụng. Chính Triều từng công nhận với
Khoa rằng: "Nhưng cậu có thừa nhận với tớ là không có cái gì trên đời sướng
bằng cái đó không?". [10,138] Điều này đã cho chúng ta thấy sự cô đơn của
nhân vật Triều khi phải sống một cuộc sống không mục đích, không niềm tin,
phó mặc số phận mình cho ma túy.
Người mẫu Hà Duy ở giữa hào quang của sự nổi tiếng và tiền bạc sung
túc nhưng vẫn luôn cảm thấy cô đơn trước thực tại bởi anh cảm nhận anh sống
nhưng không có mục đích, phương hướng và cảm thấy lạc lõng trước cuộc
đời. Hà Duy khi tiếp xúc với Khoa và cảm nhận sự thú vị của công việc mà
Khoa đang theo đuổi thì những kí ức bất chợt ùa về, dâng lên trong lòng anh
bởi trước đây anh cũng đã từng mong ước mình được sống một cuộc sống của
một sinh viên: "Nói thật với bạn là nhìn thấy các bạn lúc đón xe ở dưới thị xã
mình thích lắm. Mình đã từng mơ ước được sống cuộc đời sinh viên nhưng
không thành. Mình đã từng thi đại học một lần nhưng không đỗ"[10, 156]. Từ
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
12
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
đây, chúng ta nhận ra Hà Duy vẫn luôn mang nặng những mặc cảm khi nghĩ
về quá khứ, anh muốn trở thành một con người "có giá trị" để có thể phù hợp
với người con gái anh yêu nhưng dù đã cố gắng hết sức thoát khỏi cái nghèo
đói, anh vẫn không thể vươn tới. Do vậy, khi nghĩ về người con gái đó, trong
lòng anh lại day dứt khôn nguôi: "Nói thật với Khoa, chẳng biết là mình có
yêu cô bé cùng lớp ấy không nữa, nhưng mà cứ nghĩ đến cô ấy là mình thấy
đau. Đau lắm. Một cái đau không biết từ đâu, cứ lan tỏa khắp người, từ trong
ra ngoài, như khởi nguồn cho một cơn sốt rét ấy, đắp bao nhiêu chăn mà vẫn
không hết lạnh. Tê tái lắm. Buồn tủi nữa..."[10, 259]. Khi Hà Duy đã trở thành
của một gã trai bán thân, đang quay cuồng với đời sống showbiz nhiều thị phi,
thủ đoạn thì nay lại sống dựa người tình Roy Trần tuy nhiều tuổi nhưng giàu
có thì Hà Duy chẳng bao giờ có thể nguôi ngoai đi được những mặc cảm, Hà
Duy luôn luôn cảm thấy những ánh mắt khinh miệt dõi theo mình. Hà Duy
khát khao được đổi đời nhưng dòng đời nghiệt ngã đã đẩy Hà Duy đi từ cạm
bẫy này đến cạm bẫy khác, khiến Hà Duy không thể bước ra được những cám
dỗ của thực tại và buộc phải phục tùng nó. Nhưng càng bước vào những cám
dỗ thì lương tri của Hà Duy lại càng trỗi dậy, khiến anh luôn cảm thấy dằn
vặt, cô đơn, cảm thấy mình lạc loài, không tìm thấy được sự đồng cảm của
người khác dành cho mình trước thực tại, đi đâu anh cũng có cảm giác người
khác khinh bỉ mình. Do đó, Hà Duy đã trốn lên Cô Mặc Sầu với mong muốn
thoát khỏi sự cô đơn lạc lõng: "Mình cũng muốn tự do vài ngày. Mình thấy đi
với Khoa thế này rất vui. Có lẽ mình nên trốn ở lại đây một thời
gian"[12,237].
Min, cô gái Úc gốc Việt không thôi trăn trở về nguồn gốc của bản thân
mình. Cô sống ở Úc nhiều năm nhưng hơn ai hết cô cảm nhận được nỗi đau,
nỗi cô đơn của một kẻ vong thân. Chính nỗi cô đơn, lạc lõng khi sống trong
một đất nước tuy đã nuôi lớn cô nhưng vẫn không mang lại cho cô sự gần gũi,
thân thiết để rồi suốt những năm cô lớn lên vẫn luôn luôn trăn trở với câu hỏi:
"Vì thế Min không biết mình sinh ra từ đâu, tại sao lại trở thành công dân của
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
13
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
một đất nước xa xôi như nước Úc?" [10, 324]. Do đó, chúng ta có thể thấy
được tiếng gọi từ sâu thẳm tâm hồn khiến cô quyết phải tìm về cộng đồng tộc
người Vị của mình. Bằng cách sử dụng hình tượng người trần thuật với cái tôi
cô đơn, Nguyễn Đình Tú đã miêu tả tinh tế nỗi cô đơn từ sâu trong bản thể
của những con người sống vong thân. Bà già trăm tuổi người Vị - Tất Nhưng,
pho từ điển sống về văn hóa tộc người, đã trải qua những mất mát khủng
khiếp từ chồng đến các con, đến cả sự mất tích của cô chắt gái nhưng vẫn bền
bỉ sống, để tin vào sự trở về của nó: "Bà vẫn khỏe mạnh. Vẫn dẻo dai. Vẫn là
cuốn từ điển sống của tộc người Vị nơi vùng biên heo hút này. Bà phải sống.
Sống để chờ đứa chắt gái của bà trở về…"[10, 300].
Mỗi nhân vật, một hoàn cảnh giữa đời sống hiện đại đang gây ra nhiều
xáo trộn bởi nhiều yếu tố xung quanh mình làm cho họ không ai có thể bình
tâm. Những lo lắng, bất ổn, dằn vặt và cả nỗi cô đơn cùng gặp nhau trên một
chặng đường hướng lên Cô Mặc Sầu, xã miền núi mù sương bí ẩn, còn rải rác
những câu chuyện huyền hoặc và những ý nghĩ hoang đường. Chính những
tâm hồn cô đơn đó khi kể chuyện về cuộc đời mình đã mang đến cho người
đọc những cảm nhận sâu sắc và tinh tế những nỗi đau đang tồn tại trong chính
bản thân họ. Đó không phải là nỗi đau của riêng một cá nhân nào trong xã hội
mà đâu đó chúng ta có thể thấy trong cuộc sống này. Cái độc đáo của Nguyễn
Đình Tú là đã kết hợp hình tượng người kể chuyện mang cái tôi cô đơn để lột
tả được chân dung của những con người trong cuộc sống hiện đại.
1.1.2. Hình tượng người kể chuyện với cái tôi chấn thương tâm lý tuổi thơ
Những chấn thương về tâm lý luôn mang lại cho con người những nỗi
đau. Trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu", những chấn thương tâm lý của các nhân
vật khi còn bé được thể hiện rất rõ trong tác phẩm. Bằng ngòi bút tinh tế của
mình, Nguyễn Đình Tú đã để các nhân vật kể chuyện về cuộc đời mình với cái
tôi chấn thương tâm lý tuổi thơ.
Khoa từng là một cậu bé có một gia đình hạnh phúc. Bố Khoa là công
nhân điện, mẹ là y sĩ của một bệnh viện tỉnh. Cuộc sống của Khoa bỗng chốc
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
14
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
thay đổi năm Khoa lên mười tuổi khi bố sang Hàn Quốc lao động theo một
hợp đồng mà cơ quan bố ký với tập đoàn Sam Sung. Trong những năm tháng
xa bố, Khoa sống trong sự chiều chuộng của ông bà hai bên nội ngoại "đủ đầy
vật chất, dư thừa tình thương", Khoa đỗ hai trường đại học, trở thành cậu sinh
viên ngành Nhân học, thoải mái tiêu tiền và trở thành cậu sinh viên chìm đắm
trong "những nẻo đường yêu đương, lãng mạn và mây gió, phù phiếm và viễn
vông, khổ đau và hạnh phúc, sướt mướt và thù hận" [10, 81]. Khoa đã yêu đến
sức tàn lực kiệt và phải vào viện cấp cứu vì chảy máu dạ dày. Chứng kiến
những giọt nước mắt của mẹ và tờ giấy giải quyết li hôn giữa bố mẹ vì bố
Khoa đã phản bội mẹ để lấy một người phụ nữ Hàn Quốc và có một cô con
gái với vợ mới ở xứ sở kim chi thì Khoa mới chợt tỉnh ngộ, kiên quyết thay
đổi vì không muốn "để mẹ sống trong sầu tủi trước sự phản bội của bố" và
"Từ nay tiền bố chuyển về cho Khoa, cũng sẽ được khoanh trong tài khoản để
sau này trả lại cho người đàn ông bội phản ấy"[10, 84].
Nhân vật người mẫu Hà Duy cũng vậy, Hà Duy sinh ra trong một gia
đình nghèo khó, mẹ là phụ nữ đơn thân, sống trong cái lều rách nát ở cuối
làng và Hà Duy sinh ra khi "mẹ có mình mà không biết bố là ai"[ 10, 159]. Từ
lúc còn nhỏ, anh đã sống trong sự coi thường, ghẻ lạnh của mọi người. Sau đó
mẹ anh đưa về nhà một người đàn ông mà theo Hà Duy đó là " một người đàn
ông vô gia cư, bị lũ cuốn trôi từ thượng nguồn về, dạt vào bờ đầm phía sau
căn lều của mẹ. Hai người sống với nhau trong con mắt ghẻ lạnh của hàng
xóm. Họ cố làm lụng để nuôi mình khôn lớn" [12, 159]. Từ lời kể của nhân
vật Hà Duy, chúng ta cảm nhận được rằng ngay từ nhỏ Hà Duy đã phải sống
trong ánh mắt khinh thường của dân làng. Hà Duy khát khao muốn thay đổi số
phận nhưng cái nghèo vẫn mãi đeo bám anh. Khi vừa mới biết yêu một người,
Hà Duy mong muốn đỗ trường Đại học An Ninh để làm vui lòng bạn gái
nhưng rồi khi biết mình thi trượt, anh mặc cảm với gia đình bạn gái và đi bộ
đội rồi tham dự cuộc thi "siêu mẫu Phương Nam" với mong muốn thoát
nghèo. Từ giọng điệu kể chuyện của nhân vật Hà Duy, chúng ta nhận ra rằng
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
15
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
tận sâu trong tâm hồn của anh là nỗi đau, nỗi mặc cảm của bản thân khi muốn
vươn lên thoát khỏi kiếp nghèo khó, bần hàn, muốn "giá trị hơn, không thể
mãi là cậu con trai của cặp vợ chồng nghèo khổ sống trong túp lều tranh rách
nát cuối làng" [10, 160]. Tuy nhiên, ước mơ đó qua xa vời với Hà Duy bởi khi
bước chân vào giới showbizs, anh mới nhận ra cuộc sống không như anh
tưởng bởi muốn có được nhiều tiền thì việc gì cũng phải làm kể cả bán thân.
Cái nghèo đã gieo rắt vào tâm hồn Hà Duy khát vọng đổi đời ngay từ lúc còn
bé, nhưng rồi chính cái khát vọng đổi đời đó cũng đã khiến anh đau đớn từng
phút, từng giây trong thực tại. Những ám ảnh về quá khứ và hiện tại cứ đan
xen trong tâm hồn nhân vật Hà Duy nên khi anh kể về cuộc đời mình cũng là
lúc độc giả cảm nhận được sự chấn thương trong tâm hồn nhân vật.
Sự chấn thương tâm lý tuổi thơ còn hiện hữu trong người kể chuyện
Triều và Min Hawke. Triều sinh ra trong một gia đình khá giả có bố là chủ
tịch hội đồng quản trị một ngân hàng thương mại cổ phần, mẹ là giám đốc một
công ty tài chính của một tập đoàn khoáng sản thuộc Bộ công nghiệp. Do ham
làm ăn nên bố mẹ thiếu quan tâm đến Triều, Triều lao vào ăn chơi và sử dụng
chất gây nghiện từ năm cấp ba. Chính điều này đã mang đến cho đọc giả
những hiểu biết sâu xa về nguồn gốc của sự ăn chơi sa đọa của Triều cũng
như phần nào có thể lý giải được thái độ, hành động và cách nói chuyện của
nhân vật Triều. Nhân vật Min Hawke là người Úc gốc Việt, cô sống ở nước
ngoài nhiều năm mà không biết được bố mẹ, quê quán mình ở đâu. Trong suốt
những năm tháng đó, cô luôn luôn kiếm tìm quê hương xứ sở của mình. Chính
yếu tố này đã tạo nên hình tượng người kể chuyện Min Hawke luôn khát khao
muốn biết về nguồn gốc chính mình.
Mỗi nhân vật luôn mang trong mình một nỗi đau nên khi chính nhân vật
tự kể về những chấn thương tâm lý của chính bản thân mình đã cho độc giả
thấy những góc nhìn về cuộc đời của mỗi nhân vật. Độc giả càng cảm nhận rõ
nổi cô đơn và chấn thương tâm lý khi các nhân vật tự kể về cuộc đời mình.
Chính yếu tố đặc sắc khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất mang nỗi cô đơn và chấn
thương tâm lý tuổi thơ đã tạo nên một sắc thái riêng trong tiểu thuyết của
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
16
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
Nguyễn Đình Tú.
1.2. Kể chuyện ngôi thứ ba với hình tượng người kể chuyện mang điểm
nhìn hạn chế
Tác phẩm của Nguyễn Đình Tú không chỉ phong phú, phức tạp về nội
dung phản ánh mà còn gây những cảm xúc mạnh mẽ khi sử dụng sự chuyển
đổi linh hoạt trong ngôi kể. Người kể chuyện ngôi thứ ba thông thường mang
điểm nhìn toàn tri trong tiểu thuyết truyền thống nhưng nhưng ở tác phẩm này
thì người kể chuyện ngôi thứ ba mang điểm nhìn hạn chế.
Xuyên suốt tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" còn có người kể chuyện ngôi thứ
ba không biết tuốt, không mang điểm nhìn Thượng đế. Theo diễn tiến câu
chuyện thì bên cạnh một mạch truyện được kể ở ngôi thứ nhất thì còn có một
mạch truyện được dẫn dắt bởi người kể chuyện ở ngôi thứ ba. Bên cạnh các
dòng tự sự do chính các nhân vật tự kể về cuộc đời mình thì còn có các đoạn
miêu tả nơi chốn người Vị sống, thung lũng Cô Mặc Sầu hay thị trấn Mù Pan
Tẩn, với những dòng tự sự, độc thoại nội tâm xen của người kể chuyện. Nếu
như loại hình văn bản Báo cáo thỉnh thị án mang chức năng điều tra truy tìm
hung thủ và nguyên nhân các cuộc án mạng, thì loại hình văn bản do người kể
chuyện ngôi thứ ba tường thuật lại đi sâu vào những cuộc điều tra nhân học
của cậu sinh viên tên Khoa và cuộc điều tra về cội nguồn gốc gác của cô nữ
sinh viên Việt kiều Úc tên Min Hawke. Trong tiểu thuyết, hình tượng người kể
chuyện mang điểm nhìn hạn chế khi chỉ trình bày diễn tiến câu chuyện và hay
miêu tả cảnh sắc núi rừng, con người ở vùng đất Cô Mặc Sầu nên nếu chỉ dựa
vào người kể chuyện ngôi thứ ba thì độc giả sẽ không thể biết được hành động
và suy nghĩ của các nhân vật, cũng như không thể lý giải được nguyên nhân vì
sao các nhân vật lại hành động như vậy. Ở tiểu thuyết này, người kể chuyện
ngôi thứ ba kể về hành trình tìm hiểu dân tộc Vị của nhân vật tên Khoa mà mở
đầu trang sách, người kể chuyện đã sử dụng lối mở đầu rất độc đáo thông qua
câu hỏi và tự trả lời "người ta thường chuẩn bị gì cho một chuyến đi xa?
Đương nhiên, điều ấy còn phụ thuộc vào bản thân người đi và tính chất của
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
17
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
cuộc đi [10, 5]. Hành trình đi lên vùng cao của Khoa được kể một cách rất chi
tiết thông qua người kể chuyện ngôi thứ ba, đó một hành trình đầy mê hoặc
bởi những cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của những con người cùng hướng lên
vùng đất Cô Mặc Sầu. Chính nhờ người kể chuyện này, mà độc giả có cái
nhìn toàn diện bối cảnh vụ án, khung cảnh thiên nhiên cũng như hoạt động
của các nhân vật. Đó là cuộc gặp gỡ giữa Khoa với Triều, người mẫu Hà Duy,
Roy Trần, Thụy, Long và Hùng. Chính cuộc gặp gỡ của những con người trên
xe đã kết nối mạch câu chuyện tăng tiến theo thời gian. Nhưng nếu theo mạch
kể của người kể chuyện thứ ba thì chúng ta sẽ không thể nắm rõ tất cả các tình
tiết câu chuyện mà cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôi kể thứ nhất và
thứ ba, đan xen vào đó là các báo cáo thỉnh thị án. Việc luân chuyển điểm
nhìn một cách nhuần nhuyễn như những đoạn chuyển cảnh của điện ảnh đã
tạo cho tiểu thuyết nét độc đáo riêng biệt làm nên phong cách Nguyễn Đình
Tú.
Tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú đan xen nhiều hình thức
tự sự dựa trên các kết cấu điểm nhìn khác nhau tạo cho các tác phẩm nhiều
tầng ý nghĩa phong phú, đa dạng và sâu sắc. Người đọc không buộc phải
hướng theo một quan điểm trần thuật duy nhất mà cùng lúc được đối thoại với
nhiều nhân vật. Điều đó làm tăng khả năng khái quát hiện thực của tiểu
thuyết, đồng thời dành nhiều sự chủ động suy nghĩ hơn cho độc giả khi đọc
tác phẩm… Do vậy, độc giả có thể đi từ câu chuyện này sang câu chuyện
khác, từ thế giới tâm hồn của nhân vật này sang thế giới tâm hồn của nhân vật
khác. Nguyễn Đình Tú đã tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc về tính
chân thật của câu chuyện, từ đó thế giới nhân vật hiện lên một cách chân thực,
phong phú và cuốn hút người đọc.
Như vậy, trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" của Nguyễn Đình Tú, độc giả
sẽ bắt gặp lời kể của người trần thuật ở ngôi thứ ba xen kẽ lời kể của các nhân
vật. Đây là cách để khắc phục hạn chế của kiểu trần thuật khách quan hóa,
giúp cho tác phẩm vừa mang tính khách quan, vừa đi sâu tìm hiểu tình tiết vụ
án, vừa nắm rõ suy nghĩ, bản chất của mỗi nhân vật, vừa tạo độ gay cấn, hồi
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
18
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
hộp, cuốn hút độc giả bởi sự đa dạng phát ngôn, tạo sự mới lạ, độc đáo.
CHƯƠNG 2
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VỚI NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT
"CÔ MẶC SẦU"
2.1. Điểm nhìn trần thuật với nghệ thuật tổ chức không gian trong "Cô
Mặc Sầu"
Theo giáo sư Trần Đình Sử thì "Cũng như thời gian, không gian là hình
thức tồn tại của thế giới nghê thuật" [22,162]. Mọi sự vật đều tồn tại trong
không gian, trong nền cảnh nhất định. Tuy nhiên, để không gian trở thành
không gian nghệ thuật thì không gian đó phải được nhà văn lựa chọn thể hiện
trong tác phẩm và mang ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong trần thuật, bên
cạnh hình tượng người trần thuật được thể hiện qua các ngôi kể thì điểm nhìn
trần thuật cùng với nghệ thuật tổ chức không gian trần thuật cũng góp phần
quan trọng vào việc xây dựng tác phẩm bởi diễn biến câu chuyện, sự việc, sự
vật… được kể trong một thời gian, không gian dưới các góc nhìn khác nhau
của người kể chuyện. Chính điều đó đã tạo ra điểm nhìn nghệ thuật trong
truyện và "khoảng cách, góc độ của người kể đối với cốt truyện tạo thành cái
nhìn… Bố cục của trần thuật hình thành với sự triển khai cái nhìn, đan cài,
phối hợp, luân phiên các điểm nhìn" [26, 247].
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật.
Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật
nào không có một nền cảnh nào đó. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ
tình cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhất định. Không gian nghệ
thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện
một quan niệm nhất định về cuộc sống. Không gian trong sáng tác của
Nguyễn Đình Tú cũng như mọi hiện tượng của thế giới khách quan, khi đi vào
nghệ thuật được nhào nặn tạo thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo mang
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
19
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
20
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
2.1.1. Không gian hiện thực
Một trong những nét đặc sắc của Nguyễn Đình Tú là tạo ra một không
gian hiện thực mà ở đó các nhân vật bày tỏ những suy ngẫm, những đánh giá
của mình trước cuộc sống.
Trước khi Khoa được tận mắt chứng kiến đời sống của những người tộc
Vị và khung cảnh thiên nhiên của vùng đất Cô Mặc Sầu thì Khoa đã thấy
được nét đẹp của vùng đồi núi trên chuyến xe đến với thung lũng Cô Mặc
Sầu. Mở đầu là không gian đồi núi đi lên Yên Châu với "những con đường
trung du, bỏ lại đồng bằng ở phía sau"[10, 12] và cảm giác của Khoa sau nửa
ngày là "không đến nỗi quá tệ" trong khi phía ngoài kia là "Mưa có vẻ ngớt
nhưng trời đất vẫn xầm xì. Mặc dù đang đến giấc trưa nhưng ánh sáng vẫn
bao bọc một màng ẩm ướt, u khuất" [10, 12] như báo hiệu một chuyến đi
không yên ả. Khi xe đi qua những triền núi thì khung cảnh hiện ra hết sức đẹp
đẽ "Hết mận lại đến những rừng đào miên man trải dài từ ven đường nhựa vào
sâu trong chân núi"[10, 26]. Chính cái không gian núi rừng đẹp đẽ đó đã khiến
Khoa nhớ lại lời thầy giáo hướng dẫn: "Trong vô vàn những cái chán chường
của một sinh viên Dân tộc học thì có một thứ khiến chúng ta có thể biến nó
thành sự vui thú, ấy là khoái cảm từ những chuyến đi điền dã" [10, 28].
Không gian tiểu thuyết không chỉ được gói gọn trên những cung đường đẹp
như tranh mà còn có thể thấy trong thung lũng nhỏ bé Cô Mặc Sầu xinh đẹp
với bao vỉa tầng văn hóa. Không gian hiện thực còn là không gian chật hẹp tù
túng trên chiếc xe Mitsubishi chở bảy con người với những ý nghĩ, những
mục đích, toan tính riêng khi đến với vùng đất Cô Mặc Sầu. Khi giữa những
yên bình, thơ mộng ở một góc rừng núi xa lắc ấy bỗng rúng động bởi những
vụ án giết liên tiếp xảy ra, đó là cái chết của ba người dân tộc Vị. Vùng đất Cô
Mặc Sầu trước đây vốn là vùng đất rất yên bình, nơi đây chủ yếu có dân tộc
Vị sinh sống, đó là những con người "nhìn chung còn lạc hậu, chân chất, hiền
lành" nhưng hiện thực mấy năm gần đây đã có hiện tượng "nghiện hút và trộm
cắp vặt" và "tình hình trật tự trị an cũng bắt đầu phức tạp rồi"[10, 61]. Bức
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
21
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
tranh hiện thực về thung lũng Cô Mặc Sầu dần dần hiện ra, không bình yên,
yên ả mà ẩn chứa bên trong nó là những vấn đề nhức nhối của xã hội khi
những tệ nạn xã hội bắt đầu bắt đầu xuất hiện. Đó là nan buôn bán ma túy khi
địa bàn xã Cô Mặc Sầu được các đối tượng buôn bán ma túy chọn làm của
ngõ để tuồn các chất gây nghiện như heroin, ma túy đá, thuốc lắc, cần sa..vào
trong nước. Đây là một vấn nạn tồn tại trong địa bàn xã Cô Mặc Sầu và không
dễ dàng gì ngăn chặn bởi "cán bộ không thể tiếp cận được với người dân vì cả
bản đều nhận thồ hàng trắng cho các ông chủ lớn" [10, 70]. Bên cạnh đó, Cô
Mặc Sầu còn nổi tiếng với loài hoa dạ thảo phong, chính vì vẻ đẹp của nó lan
truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như các trang mạng
xã hội mà du khách tìm đến vùng đất này, kéo theo đó là các tệ nạn xã hội
khác. Từ đây, chúng ta có thể nhìn thấy bức tranh hiện thực toàn cảnh về vùng
đất Cô Mặc Sầu tưởng như yên bình nhưng ẩn chứa sau nó là biết bao nhiêu
vấn đề cần giải quyết.
Bên cạnh không gian hiện thực về vùng đất Cô Mặc Sầu còn có không
gian hiện thực đầy rẫy những cám dỗ của những người trẻ đang sống. Đó là
hiện thực về cuộc sống của những lớp người trẻ mang những nỗi đau trong
tâm hồn. Tác phẩm đề cập đến cuộc sống chàng sinh viên ngành Nhân học tên
Khoa. Khoa sinh ra và lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc, bố lấy vợ
Hàn Quốc, bỏ rơi mẹ con Khoa. Khoa đã sống một cuộc sống đầy hào nhoáng,
chìm đắm trong những thú vui, những chuyến phiêu lưu tình ái và chỉ thức
tỉnh khi vào bệnh viện vì bị xuất huyết dạ dày, nhìn thấy những giọt nước mắt
của mẹ khi biết cha mình phản bội mẹ con Khoa. Đó là hiện thực cuộc sống
của Triều khi Triều thiếu sự quan tâm từ bậc làm cha, làm mẹ. Triều đã lao
vào những cuộc ăn chơi và có dấu hiệu nghiện ngập từ cấp ba. Để có tiền hút
chính Triều đã lấy cớ đi du lịch nhưng thực chất là buôn bán ma túy để tiêu
xài cho việc hút chích. Đó còn là hiện thực cuộc sống của người mẫu Hà Duy,
khi anh bị chứng mất ngủ mà bác sĩ gọi đó là bệnh "suy nhược thần kinh" do
áp lực của cuộc sống thực tại. Hà Duy trốn tránh cuộc sống đầy những bon
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
22
Đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Cô Mặc Sầu” của Nguyễn Đình Tú
chen, lọc lừa, thủ đoạn cũng như sợ hãi trước những ánh mắt khinh miệt mình
nên đã tìm đến vùng đất có loài hoa dạ thảo phong xinh đẹp với hi vọng rằng
sẽ cân bằng được cuộc sống. Đó còn là hiện thực cuộc sống của cô gái vong
thân Min Hawke khi phải sống trong một cộng đồng không phải là nơi mình
đã sinh ra, cô cảm thấy lạc loài, trống rỗng trước cuộc sống hiện tại. Tất cả
những mảng hiện thực cuộc sống đó đã làm khiến cho những con người cô
đơn tìm đến với vùng đất Cô Mặc Sầu với mong muốn giải thoát bản thân, tìm
đến nguồn vui sống.
Không gian hiện thực trong tiểu thuyết "Cô Mặc Sầu" đã được Nguyễn
Đình Tú miêu tả rất chi tiết và sắc sảo. Việc lựa chọn không gian hiện thực
mang lại hiệu quả cao trong việc miêu tả tính cách tâm lý nhân vật bởi chính
không gian hiện thực tác động đến tâm lý và tính cách nhân vật, không gian
hiện thực chính là cuộc sống hiện đại mà chúng ta đang sống và được tác giả
phản ánh nó vào trong tác phẩm. Không khó để tìm thấy những hiện thực
được phản ánh trong tác phẩm trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà giới
trẻ tiếp thu những trào lưu, những ảnh hưởng xấu, những tệ nạn xã hội đang
len lỏi trong giới trẻ, kéo theo những hệ lụy cuộc sống.
2.1.2. Không gian tâm tưởng
Không gian tâm tưởng là không gian diễn ra trong nội tâm nhân vật. Đó
là không gian diễn ra trong những giấc mơ, diễn ra trong miền kí ức với
những hồi tưởng. Đây là loại không gian ẩn chứa nội tâm nhân vật.
Khoa đã nhiều lần sống trong không gian tâm tưởng của riêng mình, đó là
khi Khoa chìm vào những giấc mơ, chìm vào những miền kí ức xa xăm. Trên
chuyến xe xin đi cùng Hà Duy, Khoa nhớ về buổi học đầu tiên với thầy giáo
hướng dẫn mình, Khoa đã từng đọc những câu thơ ứa lệ, khắc khoải nỗi niềm bởi
vì Hồng Anh đã bỏ Khoa đi theo "anh chàng Việt Kiều mắt lé". Chính thầy giáo
hướng dẫn đã động viên Khoa, an ủi Khoa bởi thầy biết Khoa đang có "một trái
tim đầy tổn thương" khi thất bại trong tình yêu và mọi buồn vui ấy rất cần được
chia sẻ vì "chúng ta là con người"[10, 58]. Thầy hướng dẫn Khoa cũng chính là
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Như Hồng – MSSV: 12S6011065
23