Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm đen (mylopharyngodon piceus richardson, 1846) tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUÊ

Khoa Thủy sản

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson,
1846) tại Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Hoàng Khánh Giang
Lớp: Nuôi trồng thủy sản 46 B
Địa điểm thực tập: Hương Chữ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Võ Đức Nghĩa
Bộ môn: Nuôi trồng thủy sản

1


Hu, thỏng 05 nm 2016

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
nhận đợc sự giúp đỡ của nhiều Thầy Cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn đến
trờng Đại học Nông Lâm Huế, Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản, Bộ môn
Nuôi trồng Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chơng trình
thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến thầy giáo Th.S Võ Đức Nghĩa
ngời đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến để tôi


hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong nhóm thực tập đã nhiệt
tình động viên giúp đỡ trong quá trình học tập và trong thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 46
B đã nhiệt tình động viên giúp đỡ trong quá trình học tập và trong thời gian
thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và ngời thân đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố
gắng, tuy nhiên do thời gian có hạn nên không thể tránh đợc những sai sót.
Rất mong đợc sự quan tâm, góp ý của thầy cô để khóa luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

3


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

4


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIÊT TẮT

FAO


: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

FCR

: Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio)

KL

: Khối lượng

DLG : Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá theo ngày (Daily Length Gain)
DWG : Tốc độ tăng trưởng trọng lượng cá theo ngày (Daily Weight Gain)
NT1

: Nghiệm thức 1

NT2

: Nghiệm thức 2

NT3

: Nghiệm thức 3


Ctv

: Cộng tác viên

ĐVT : Đơn vị tính
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
Kg

: Kilogam

G

: Gram

5


MỤC LỤC

6


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm vừa qua, thủy sản đã thật sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước, việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ cần thiết
để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các tầng lớp nhân dân trong nước mà còn là
mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nước
ta. Sản lượng thủy sản trong các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng và chế biến ngày
càng gia tăng và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong GDP của cả nước, kim ngạch
xuất khẩu ngày càng tăng lên. Mặt khác, việc phát triển thủy sản đã giải quyết

công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người lao động trong ngành.
Ngày nay, nuôi thủy sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều tỉnh miền Bắc, Trung và miền Nam nước
ta, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy đặc sản trong đó có cá Trắm Đen.
Cá Trắm đen ( Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846) là loài cá
nước ngọt đặc sản có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon có hàm lượng dinh
dưỡng rất cao nên được nhiều người ưa chuộng. Trong y học, thịt cá Trắm đen
có tính bình, vị ngọt, có rất nhiều tác dụng như chữa đau dạ dày mãn tính, phù
nề, viêm gan, thận, tê thấp, sưng đau, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn
dịch (Phó Thu Phương, 2006), người Trung Quốc thường sử dụng cá Trắm đen
như một vị thuốc quý (Nico và ctv, 2005). Mật cá Trắm đen cũng là dược liệu
quý chữa mờ mắt, mắt đỏ kéo màng, đau họng, tắc họng, trẻ con đờm dãi tắc
(Theo sách cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, nhà xuất bản Y học).
Cá Trắm đen phân bố ở vùng Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt
Nam cá Trắm đen sống chủ yếu ở các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Mã, sông Lam. Chúng thường được thấy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và
Bắc Trung bộ, giới hạn thấp nhất về phía Nam của sông Lam thuộc tỉnh Nghệ An.
Ngoài tự nhiên cá Trắm đen thường sống ở hạ lưu các sông, đồng ruộng.
Cá Trắm đen là loài phàm ăn, khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng muỗi, ấu
trùng chuồn chuồn, khi lớn cá chuyển sang ăn động vật đáy như trai, hến, sò,
tôm, cua và côn trùng. Cá Trắm đen trên 4 tuổi có khả năng tiêu thụ 1 – 2 kg ốc,
hến kể cả vỏ trong 1 ngày. Trong điều kiện nuôi trong ao hồ cá Trắm đen có thể
sử dụng thức ăn khô dầu, cám gạo, lúa mạch. Cá Trắm đen thuộc loài cá có kích
thước lớn, chúng lớn nhanh nhất từ năm thứ 2 đến năm thứ 4, cỡ cá khai thác
7


trung bình từ 2 đến 5 kg. Ở Việt Nam cá Trắm đen lớn nhất có kích thước từ 40
– 50 kg, trên thế giới ở Mỹ thì cá Trắm đen dài 2 m và nặng tới 70 kg và có tuổi

thọ 15 năm. Tuy nhiên, cá sống ở môi trường tự nhiên thường lớn nhanh hơn cá
nuôi trong ao hồ[17].
Hiện nay, nhờ việc đẩy mạnh tiếp thu ứng dụng và phát triển công nghệ
nhiều trung tâm sản xuất giống đã làm chủ được những công nghệ sản xuất
giống thủy sản tiên tiến, sản xuất đại trà nhiều giống nuôi trồng thủy sản mới có
giá trị kinh tế hàng hóa cao góp phần thúc đẩy chương trình chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Trong
đó, cá Trắm đen là một trong các giống nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao
được bà con nông dân chọn nuôi. So với các loài khác thì cá Trắm đen có những
ưu điểm thớ thịt dày, không có mỡ, ít xương dăm, vị thịt đậm ngọt, Cá Trắm đen
trở thành loài cá nước ngọt chất lượng cao được ưa chuộng và sử dụng phổ biến
tại Việt Nam đã nhiều năm nay. Cá Trắm đen không có khả năng săn mồi động,
nên thức ăn ưa thích của loài cá này trong tự nhiên thông thường là một số loại
nhuyễn thể như ốc và một số loài giáp xác khác. Vì thế, cá Trắm đen được xem
là đối tượng có giá trị hàng hóa cao.
Mật độ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát
triển của cá Trắm đen, mặt khác người nuôi có thể điều chỉnh các thông số này
trong quá trình nuôi. Do đó tìm ra mật độ thích hợp nhất là rất cần thiết.
Xuất phát với những yêu cầu thực tế trên, với mục tiêu tiếp cận thực tiễn
sản xuất đồng thời vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường
và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Thủy sản và
thầy giáo hướng dẫn, em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ
lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trắm đen (Mylopharyngodon
piceus Richardson, 1846)” tại Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu của đề tài
- Biết được sự biến động của các yếu tố môi trường ở khu vực đặt giai nuôi.
- Tìm ra mật độ nuôi phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
Trắm đen giai đoạn giống nuôi trong giai đặt ở ao đất.


8


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tình hình nghề nuôi trồng thủy sản
2.1.1. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới
Trong những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng
trưởng với tốc độ vừa phải. Theo báo cáo mới nhất của FAO, năm 2012, sản
lượng nuôi trồng thủy sản đạt mức cao kỷ lục, 90,4 triệu tấn, tương đương 144,4
tỷ đô la Mỹ; trong đó có 66,6 triệu tấn thủy sản các loại (137,7 tỷ đô la Mỹ) và
23,8 tỷ tấn thực vật thủy sinh nuôi (chủ yếu là tảo biển), tương đương 6,4 triệu
đô la Mỹ. Các đối tượng nuôi bao gồm cá có vẩy, động vật giáp xác, động vật
thân mềm, ếch, bò sát (không tính cá sấu) và các loài thủy sản khác phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng của con người. Năm 2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt
70,5 triệu tấn, tăng 5,8%; trong đó, sản lượng các loài thực vật thủy sinh là 26,1
triệu tấn.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng
sản lượng thủy sản toàn cầu (158 triệu tấn), từ 20,9% năm 1995 lên 32,4% năm
2005 và 40,3% năm 2010 và ở mức cao kỷ lục là 42,2% trong năm 2012. Châu
Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi toàn cầu 54%, châu Âu
chiếm 18% và các châu lục còn lại <15%.
Do nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thủy sản nên sản lượng thủy
sản từ nuôi trồng ngày càng tăng trưởng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây,
sản lượng thủy sản tại các nước sản xuất chính có xu hướng giảm như Mỹ, Tây
Ban Nha, Pháp, Ý, Hàn Quốc. Sản lượng cá có vẩy giảm ở hầu hết các nước này
trong khi sản lượng nhuyễn thể chỉ giảm ở một số nước. Nguyên nhân cho sự
giảm sản lượng này là do cá được nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất
thấp hơn, giá thành rẻ hơn.
Trong giai đoạn 2000-2012, sản lượng nuôi toàn cầu có mức tăng trưởng
trung bình hàng năm là 6,2%, giảm so với mức tăng trưởng trong giai đoạn

1980-1990 và giai đoạn 1990-2000 tương ứng là 10,8% và 9,5%. Giai đoạn
1980-2012, sản lượng nuôi toàn cầu tăng trưởng ở mức 8,6%/năm. Sản lượng
nuôi toàn cầu tăng gấp đôi, từ 32,4 triệu tấn trong năm 2000 lên mức 66,6 triệu
tấn năm 2012.
Nếu xét theo vùng, trong giai đoạn 2000-2012, châu Phi có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất (11,7%). Tiếp theo là Mỹ La tinh và vùng Caribê, 10%. Nếu
9


không tính Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của châu Á tăng
8,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1980-1990 (6,8%) và 19902000 (4,8%). Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, nhà sản
xuất thủy sản lớn nhất thế giới, giảm còn 5,5%, giảm mạnh so với giai đoạn
1980-1990 (17,3%) và 1990-2000 (12,7%). Châu Âu và châu Đại Dương có tốc
độ tăng trưởng thấp nhất, tương ứng 2,9 và 3,5%. Trái với xu hướng tăng
trưởng tại các châu lục khác, kể từ năm 2005, sản lượng nuôi tại Bắc Mỹ giảm
đều do sản lượng nuôi tại Mỹ giảm[22].
2.1.2. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam
Theo kết quả thống kê ở các tỉnh/thành phố, năm 2010, cả nước có trên 1
triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai đoạn 2001 – 2010, tăng
4,2%/năm. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm nhiều nhất với
70,19% tổng diện tích, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng 11,64%. Năm
2012, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 1.200.000 ha với tốc độ
tăng bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 - 2012.
Diện tích nuôi nước ngọt cả nước năm 2010 là 390.094 ha, chiếm 35,6%
tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi ngọt vùng Đồng bằng
sông Cửu Long là 147.572, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích nuôi
ngọt cả nước với 37,8%. Đến năm 2012, diện tích nuôi nước ngọt của cả nước
đạt 450.000 ha, trong đó cá tra đạt 6.120 ha.
Năm 2010, sản lượng nuôi nước ngọt cả nước đạt 2.051.384 tấn. Diện tích
nuôi nước ngọt chỉ chiếm 35,6% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước

nhưng sản lượng chiếm 74,8% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước, điều
này cho thấy, năng suất trung bình nuôi nước ngọt (đặc biệt là cá tra) rất cao, vì
vậy đã đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng nuôi của cả nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng nuôi
ngọt của cả nước với 1.523.346 tấn năm 2010 (chiếm 74,2%), tiếp đến là
vùng đồng bằng sông Hồng với 281.523 tấn (chiếm 14%) và vùng Tây nguyên
với 18.864 tấn, chiếm ít nhất cả về diện tích và sản lượng nuôi ngọt. Sản lượng
nuôi nước ngọt của cả nước năm 2012 đạt 2.187.000 tấn, trong đó, sản lượng nuôi
cá tra đạt 1.190.000 tấn, nuôi tôm càng xanh 8.700 tấn, rô phi đạt 66.500 tấn.
Trong 10 năm qua, nuôi trồng thủy sản tăng mạnh cả về sản lượng lẫn giá
trị. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 triệu tấn, tăng gấp 5,42 lần so với năm
2000, bình quân tăng 15,13%/năm; giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt
82,80 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 5,42 lần so với năm 2000, bình quân tăng
10


15,12%/năm. Năm 2012, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm đạt 6,2 tỷ USD, tăng
gấp 4,2 lần so năm 2000, bình quân tăng 12,69%/năm góp phần đưa ngành thủy
sản vào tốp 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Cơ cấu
ngành kinh tế thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, và hiệu quả giảm dần
tỷ trọng sản lượng và giá trị từ khai thác thủy sản và tăng mạnh tỷ trọng sản
lượng và giá trị từ nuôi trồng thủy sản; tỷ trọng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy
sản từ chiếm 36,23% năm 2000 tăng lên, chiếm 66,90% năm 2012. Sự chuyển
đổi này chủ yếu do thị trường tác động, nguồn cung từ khai thác thủy sản không
đáp ứng đủ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng vẫn ngày một tăng lên, để bù vào sự
thiếu hụt đó đã kích thích lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển, nhằm chủ
động sản xuất và đáp ứng thị trường trong và ngoài nước[23].
2.1.3. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ có chiều dài bờ biển

128km, với gần 22.000 ha vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đây là một hệ
thống đầm phá ven biển rộng lớn được xếp vào loại rộng lớn của thế giới. Hệ
thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai chạy dọc theo suốt 5 huyện ven biển Thừa
Thiên Huế Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc, là một
vùng nước lợ rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển
Thừa Thiên Huế tăng nhanh đã giải quyết được công ăn việc làm, tạo thu nhập
cho nhiều người dân sống ven đầm phá.
Hiện nay toàn tỉnh đang bước vào vụ nuôi trồng thủy sản, theo tin từ Chi
cục Nuôi trồng thủy sản, đến giữa tháng 3, về nuôi trồng thủy sản nước lợ, diện
tích cải tạo ao hồ là 1.058,3 ha, nhiều huyện có diện tích ao hồ cải tạo lớn để
chuẩn bị cho vụ nuôi như Phú Lộc 412 ha, Phú Vang 498 ha.
Diện tích đã đưa vào nuôi thả 120,8 ha chuyên tôm, nuôi xen ghép 1.160 ha
(nuôi hạ triều 625,9 ha và chắn sáo là 534,2 ha) với 140,13 triệu tôm giống các
loại và 1,89 triệu cá giống. Về nuôi cá nước ngọt, diện tích thả nuôi chuyên cá là
840,22 ha, nuôi cá lúa là 193,2 ha và 713 lồng cá với tổng lượng giống đã thả là
19,015 triệu con.
Như vậy, diện tích đã cải tạo cũng như đã đưa vào nuôi trồng còn đạt thấp
so với kế hoạch (kế hoạch 4.132,8 ha thủy sản nước lợ và 1976,2 ha nước ngọt)
do người dân chưa mạnh dạn đầu tư vì thua lỗ của năm trước, do thời tiết đang
có những đợt lạnh bất thường nên đã hạn chế tiến độ. Mặt khác, quan điểm chỉ
11


đạo của ngành là đầu tư nhiều hơn về nuôi xen ghép để tránh bớt những rủi ro có
thể xảy ra. Về tình hình sản xuất giống trên địa bàn hiện có 7 trại sản xuất tôm
sú, 01 trại ốc hương và 01 trại sản xuất giống cua, trong đó đã tiêu thụ 18,8 triệu
tôm giống và 8 triệu con đang được ươm nuôi, so với diện tích nuôi trồng chưa
đáp ứng được nhu cầu.
Đến thời điểm này, các yếu tố môi trường như độ mặn, độ pH, độ kiềm đã

đảm bảo điều kiện để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tuy vậy, do thời tiết và nhiệt
độ chưa thuận lợi nên cần tập trung cải tạo ao hồ để chuẩn bị thả nuôi theo đúng
lịch thời vụ đã đề ra[24].
2.2. Đặc điểm sinh học cá Trắm đen
2.2.1. Đặc điểm phân loại và phân bố
Hệ thống phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Phân họ: Squaliobarbinae
Chi: Mylopharyngodon
Loài: Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)
Tên tiếng Việt: Cá Trắm Đen

Hình 2.1. Cá Trắm đen
12


Phân bố và thích nghi
Theo vị trí địa lý
-

Trên thế giới: nuôi phổ biến Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản……
Ở Việt Nam: phân bố từ Bắc vào Nam, đặc biệt cá Trắm đen là đối tượng nuôi
phổ biến ở miền Bắc.
Theo thủy vực:
Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, rất ít lên trên mặt nước, sống nhiều ở nơi
nước tĩnh và chảy yếu .

Cá Trắm đen sống chủ yếu ở vùng hạ lưu và thường đẻ ở vùng trung lưu
các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam; cá có nhiều
ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giới hạn thấp nhất của loài cá này là
sông Lam - Nghệ An (Nguyễn Thái Tự, 1983)[16].
Cá Trắm đen sống được ở pH từ 6 -10 trong khoảng thời gian nhất định,
pH thích hợp từ 7 hoặc 7,5 - 8,5, yêu cầu về hàm lượng oxy hòa tan ≥ 2 mg/l.
2.2.2. Hình thái cấu tạo
Cá Trắm đen thân dài, gần tròn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp bên.
Mắt bé so với đầu, ở hai bên đầu. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Mõm hơi nhọn,
ngắn. Miệng hướng về phía trước hình móng ngựa. Xương hàm trên và xương
hàm dưới bằng nhau. Rãnh sau môi đứt quãng ở giữa. Lỗ mũi hơi lớn và gần
mắt hơn mõm. Màng mang rộng liền với eo. Lược mang thưa ngắn. Răng hình
cối nghiền.
Vây lưng có khởi điểm tương đương với khởi điểm vây bụng, gần gốc vây
đuôi hơn mút mõm, viền sau bằng hoặc hơi lồi. Các vây đều không có gai cứng.
Vây ngực chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng chưa đạt tới vây hậu môn. Vây đuôi
phân thuỳ sâu, hai thuỳ bằng nhau. Hậu môn nằm sát gốc vây hậu môn.
Đường bên hoàn toàn đi vào giữa thân và giữa cán đuôi. Vẩy to, xếp chặt
chẻ. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ, chỉ dài bằng 1/4 chiều dài vây bụng. Bụng
tròn, phủ vẩy. Đốt sống toàn thân 37 bóng hơi hai ngăn.
Thân cá và các vây có màu xám đen, lưng đậm hơn bụng[17].

13


2.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Trắm đen khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng
muỗi. Cá cỡ lớn chuyển sang ăn động vật đáy nhất là ốc, hến, trai, sò nhỏ từ
0,5kg có thể ăn ốc lớn 4 tuổi có thể ăn 1-2kg nhuyễn thể/ngày. Cá dùng răng hầu
nghiền nát vỏ nhuyễn thể lọc lấy cơ thịt mềm rồi nhổ ra những mảnh vụn nhỏ.

Để tăng trọng 1 kg cá Trắm đen cần 30-40 kg ốc, hến tính cả vỏ; ngoài ra còn ăn
tôm cua và các loại côn trùng trong điều kiện ao nuôi cá có thể ăn khô dầu, cám
gạo…Khi đói cá có thể ăn cả quả rụng như sung, vả. Các loài ốc là thức ăn chủ
yếu của Trắm đen ở tất cả các mùa nhiều vào mùa hè, giảm dần về mùa thu và
xuân đến mùa đông dạ dày trống thức ăn. Ngược lại, thức ăn nhân tạo dùng
nhiều vào mùa thu giảm dần về mùa hè không ăn vào mùa xuân[17].
2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Trắm đen thuộc loại cá cỡ lớn, nặng nhất tới 40-50kg. Cá lớn tương
đối nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Thực tế nuôi cá Trắm đen ở
Nam Định phần lớn bây giờ dùng dắt biển cá nuôi cá từ cỡ 0,2kg sau 1 năm
đạt 3-4 kg [9].
Trong điều kiện được cung cấp thức ăn đầy đủ, cá một tuổi nặng 1,5 - 2 kg,
cá hai tuổi nặng 3 - 4 kg, cá ba tuổi nặng 5 - 6 kg, cá 5 tuổi nặng 8 - 10 kg[17].
2.2.5. Đặc điểm sinh học sinh sản
Về mặt sinh sản, cá Trắm đen thành thục chậm. Cá đực thành thục sinh dục
sau 5 - 6 tuổi. Cá cái thành thục sau 6 - 7 tuổi. Trong tự nhiên cá đẻ trên các bãi
đẻ ở thượng nguồn sông Gâm, sông Lô, sông Hồng, vì vậy mà trước đây giống
cá Trắm đen chỉ có khi vớt cá bột sông vào mùa cá đẻ. Công việc cho cá Trắm
đen sinh sản theo phương pháp nhân tạo gặp nhiều khó khăn. Nuôi vỗ cá bố mẹ
tốn kém, tỷ lệ cá phát dục thành thục thấp, thời vụ cá đẻ chậm so với các loài
Mè, Trôi, Trắm cỏ; lượng thuốc kích dục tố tiêm cho cá đẻ cần gấp nhiều lần so
với các loài cá khác. Cá bột sản xuất ra khó tiêu thụ, việc ương cá bột lên cá
giống đòi hỏi kỹ thuật cao, mật độ nuôi cá Trắm đen rất thưa (1 con/100 m 2 )
nên nhu cầu giống rất thấp. Về thức ăn, cá Trắm đen ăn động vật đáy như giun,
ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng muỗi, các loài nhuyễn thể như trai, ốc, hến... nên
người nuôi thường không đáp ứng được. Thực ra giải quyết thức ăn cho cá Trắm
đen dễ hơn nhiều so với việc giải quyết thức ăn cho cá Chình, cá Vược, Ba ba,
Ếch, Tôm Càng xanh...
Cá Trắm đen thành thục sau 3 năm tuổi, cá đẻ trứng trôi nổi. Mùa vụ sinh
sản từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng tập trung nhất vào tháng 6 và tháng 7. Cũng

14


như các loài cá Trôi, Mè, cá Trắm đen không sinh sản ở vùng hạ lưu mà thường
di cư lên vùng trung lưu của các con sông tìm nơi có nước chảy mạnh đủ điều
kiện đẻ trứng. Cá đẻ trứng trôi nổi, trôi theo dòng nước, cá con nở ra theo lũ về
xuôi và do vậy trùng với mùa vớt cá bột.
Sức sinh sản của cá cái cỡ 18 kg là 150 vạn trứng, cá cái cỡ 20 kg là 200
vạn trứng. Trứng đẻ ra có màu xanh nhạt, đường kính từ 1,5-1,9 mm, vỏ trứng
mỏng trong suốt, không dính. Hiện nay, Việt Nam đã cho sinh sản nhân tạo
thành công cá Trắm đen nhưng mới chỉ ở quy mô thử nghiệm, chưa đưa vào sản
xuất cá giống đại trà[17].
2.3. Sơ lược nhu cầu dinh dưỡng của cá Trắm đen
2.3.1. Nhu cầu protein
Nhu cầu protein trong thức ăn của các loại cá nước ngọt thường dao động
trong khoảng từ 25-55%, trung bình khoảng 30%. Nhu cầu protein tối ưu của
một loài cá nhất định phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến thức ăn, giai đoạn phát
triển của cơ thể và nhiều yếu tố bên ngoài khác (Vũ Duy Giảng, 2007). Mặc dù
đã có một số kết quả ban đầu về nhu cầu protein của cá Trắm đen, song hiện nay
các nhà khoa học vẫn tiếp tục tiến hành những nghiên cứu nhằm xác định nhu
cầu protein ở từng giai đoạn phát triển của chúng nhằm xây dựng các công thức
thức ăn hiệu quả. Michael C. Cremer, Zhou Enhua and Zhang Jian (2006) đã sử
dụng khẩu phần 36% protein nuôi cá Trắm đen giống trong hai thí nghiệm ở tỉnh
Shenyang và Hắc Long Giang (Trung Quốc) cho kết luận: khẩu phần 36%
protein là phù hợp để sử dụng nuôi cá Trắm đen từ cỡ giống lên cỡ thương
phẩm. Yang Guohua và ctv (1981) lấy casein làm protein nguồn, sử dụng
phương pháp tăng dần (phương pháp bậc thang) tính ra lượng protein cần thiết
trong giai đoạn cá Trắm đen hương là 41%, cá 2 tuổi là 33% và cá trưởng thành
là 28%. Leng Xiang-Jun và Wang Zun (2003) sử dụng cá giống Trắm đen có các
khối lượng là 37,12 - 48,32g, đồng thời lấy tỷ lệ tăng khối lượng làm chỉ tiêu,

tính được đường hồi quy thẳng và đường hồi quy parabol, phát hiện thấy rằng
khi hàm lượng protein thấp hơn 29,54% thì quan hệ giữa tỷ lệ tăng khối lượng
và hàm lượng protein gần như là một đường thẳng. Khi hàm lượng protein là
29,54 - 40,85% thì tỷ lệ khối lượng dần dần tăng lên và đạt trị số cao nhất. Khi
hàm lượng protein vượt quá 40,85% thì tỷ lệ tăng khối lượng giảm xuống. Phát
hiện cho thấy lượng protein thích ứng đối với cá Trắm đen giống là khoảng 30 41%, tương đương với hàm lượng protein thô có trong thịt ốc đồng và hến làm
thức ăn cho cá Trắm đen (với ốc đồng là 38,8%, hến là 32,2%). Dai Xiang-qing
(1988) cũng đã sử dụng cá Trắm đen cỡ 3,5g làm thí nghiệm để tìm ra lượng
15


đạm thích hợp nhất trong thức ăn. Kết quả chỉ ra rằng, hàm lượng chất đạm phối
hợp trong thức ăn cho cá Trắm đen giống từ 35-40%.
Tóm lại, nhu cầu protein trong thức ăn cần thiết cho cá Trắm đen trong giai
đoạn cá hương là 40%, giai đoạn cá giống là 35%, giai đoạn cá thịt là 30%
(Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003)[20].
2.3.2. Nhu cầu về các axit amin
Cân bằng axit amin trong khẩu phần nuôi là rất quan trọng vì một hỗn hợp
thức ăn cân bằng được axit amin, đặc biệt là các axit amin không thay thế, sẽ
cho vật nuôi tăng trưởng tốt hơn (Vũ Duy Giảng, 2007). Trên thực tế, chất dinh
dưỡng protein chính là chất dinh dưỡng của axit amin. Cá Trắm đen cũng giống
như các loài cá khác, cần 10 loại axit amin thiết yếu bao gồm: Lysine (lys),
Tryptophane (Trp), Methionine (Met), Isoleucine (Iso), Leucine (Leu), Arginine
(Arg), Histamine (His), Phenylanine (Phe), Valine (Val), Threonine (Thr), nhu
cầu về lượng acid amin trong thức ăn của cá Trắm đen được trình bày trong
bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Nhu cầu của cá Trắm đen với 10 axit amin trong thức ăn
Acid amin thiết yếu

Nhu cầu (% thức ăn)


Nhu cầu (% protein)

Lysine

2,40

6,00

Tryptophan

2,50

1,00

Methionine

1,10

2,80

Isoleucine

0,80

2,00

Arginine

2,70


6,80

Valine

1,00

2,50

Phenylalanine

0,80

2,00

Histidine

2,10

5,25

Threonine

1,30

3,25

Leucine

2,40


6,00
(Lee Dan và ctv, 2006)

Chú ý: Protein thô trong thức ăn đều là 40%, hàm lượng casein trong thức
ăn là 0,5%, hàm lượng cytine là 0,32%.

Khi bổ sung thêm 0,2% axit amin vào thức ăn cho cá Trắm đen (thức ăn thí
nghiệm có độ đạm thô là 43,31%), kết quả cho thấy có thể nâng cao tốc độ sinh
16


trưởng của cá Trắm đen, giảm hệ số thức ăn, giảm giá thành nuôi cá Trắm đen.
Đồng thời thí nghiệm bổ sung thêm axit amin cho cá có chất lượng cao hơn so
với không thêm axit amin. Ngoài ra, khi thức ăn được bổ sung thêm axit amin,
hiệu suất chuyển hóa chất vô cơ cao, có khả năng thúc đẩy sự hấp thụ một cách
có hiệu quả các chất dinh dưỡng của cá Trắm đen[20].
2.3.3. Nhu cầu về chất béo và axit béo
Nếu trong thức ăn có đủ hàm lượng chất béo thì có thể cung cấp năng
lượng, vừa có thể cung cấp lượng acid béo cần thiết cho cơ thể. Trong thực
nghiệm sử dụng dầu cá mặt ngựa làm nguồn mỡ chính cho thấy, lượng chất béo
trong thức ăn cần thiết đối với cá Trắm đen giống 1 tuổi (có khối lượng thân từ
44,23 - 59,69g) là 6,2% và cá Trắm đen giống trong năm (có khối lượng thân từ
10,25 - 13,73g) là 6,7%. Khi hàm lượng chất béo trong thức ăn dưới 3% hoặc
trên 9% thì cá Trắm đen gầy, sinh trưởng chậm, tỷ lệ tăng trọng giảm (Leng
Xiang-Jun và Wang Zun, 2003).
Wang Zun và ctv (1987) bằng phương pháp hồi quy đã tính được lượng
chất béo tối ưu trong thức ăn cá Trắm đen một tuổi là 6,03%. Nhiều kết quả
nghiên cứu khác cũng nhất trí với nhận định trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
trong giai đoạn thành thục, lượng mỡ cần thiết tương đối thấp, cho nên các nhà

khoa học đề xuất là đối với cá một tuổi và cá trưởng thành, lượng mỡ phù hợp
nhất là 6% và 4,5%.
Nguồn chất béo trong thức ăn khác nhau thì mức độ ảnh hưởng lên tốc độ
sinh trưởng và phát triển của cá Trắm đen cũng khác nhau. Từ các loại dầu cá
(cá mặt ngựa), mỡ trâu bò, dầu đậu tương, dầu ngô phối chế thành bốn loại thức
ăn có hàm lượng chất béo 7% làm thức ăn cho cá Trắm giống một tuổi, kết quả
cho thấy nhóm sử dụng thức ăn có dầu cá đạt hiệu quả cao nhất, tiếp đến là
nhóm thức ăn có mỡ trâu bò, rồi đến nhóm thức ăn chứa dầu các loại đậu và
nhóm thức ăn chứa dầu ngô (Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003).
Nhìn chung, nhu cầu axit béo của các loài cá nước ngọt có 4 loại: C 18H2n-6,
C18H3n-3, C20H5n-3 và C22H6n-3. Wang Zun và ctv (1986) cùng một số nhà khoa học
khác đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ về ảnh hưởng của axit béo đối với sự sinh
trưởng của cá Trắm đen, thấy rằng khi thiếu chất béo trong thức ăn (không có
các tổ chức mỡ) hoặc không có đủ các acid béo (có cho thêm lauraldehyde acid
5%) thì cá có các biểu hiện: mắt lồi ra, vảy dựng đứng, thân màu đen, mang
xung huyết và tỷ lệ chết cao. Nếu trong thức ăn bổ sung thêm 6% dầu cá thì tốc
độ tăng trọng của cá tốt nhất. Nếu chỉ bổ sung Linoleic acid 1% hoặc chỉ
Linolenic acid 1% thì tốc độ sinh trưởng của cá cũng tương đối khá. Trường hợp
17


bổ sung thêm Linoleic acid 1% + Linolenic acid 2% hoặc Linoleic 2% +
Linolenic 1%, hoặc Oleic acid (20: 4n-6) 1% thì tốc độ sinh trưởng và phát triển
của cá không như mong muốn (Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003)[20].
2.3.4. Nhu cầu về năng lượng
Những nghiên cứu liên quan đến nhu cầu về năng lượng của cá Trắm đen
không nhiều. Dai Xiang-qing và ctv (1988) đã sử dụng đạm và chất kết dính làm
nguyên liệu, phối chế thành thức ăn thực nghiệm có hàm lượng đạm 35 - 40%,
dùng các chỉ tiêu về tốc độ tăng trọng, hiệu quả sử dụng đạm và hệ số thức ăn để
đánh giá đã xác định được tổng năng lượng thô (GE) trong thức ăn tổng hợp cho

cá giống Trắm đen là 13.377 - 15.288KJ/kg; tỷ lệ năng lượng đạm C/P =
38,2KJ/g là thích hợp. Năm 1992, Wang Zun khi lấy thức ăn tổng hợp tinh chế
cho cá giống Trắm đen ăn đã tìm ra lượng yêu cầu thích hợp về khả năng tiêu
hóa năng lượng (DE) trong thức ăn tổng hợp của cá Trắm đen là 14592,0 14426,2 KJ/kg. Tỷ lệ năng lượng đạm phù hợp nhất (DE/P) = 41,034 - 49,560
KJ/g[20].
2.3.5. Nhu cầu về cacbonhydrat
Dựa theo công năng sinh lý, có thể phân các hợp chất hydrocarbon thành
hai loại đường: loại đường có thể tiêu hóa (hoặc là hợp chất không chứa đạm
(NFE) và một loại là cellulose thô (CF). Đường dễ tiêu hóa trong thức ăn chủ
yếu là tinh bột, khi tinh chế thức ăn người ta cũng dùng hồ tinh bột, đường
glucose làm đường nguyên liệu (Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003).
Cá Trắm đen là loài ăn thức ăn có nguồn gốc động vật. Thức ăn của chúng
ngoài tự nhiên chủ yếu là ốc có lượng cacbonhydrat rất thấp (Thái Bá Hồ và ctv,
2004). Trong các thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng đối với sự sinh trưởng của cá
Trắm đen giống (có thể trọng trung bình 48,32g) khi sử dụng các loại protein và
đường (hồ tinh bột) với các hàm lượng khác nhau, thấy rằng: khi hàm lượng
protein trong thức ăn nằm trong khoảng 37,0 - 43,3%, hàm lượng đường (hồ tinh
bột) trong khoảng 9,5 - 18,6% thì cá Trắm đen giống sinh trưởng tốt nhất; khi
hàm lượng protein trong thức ăn nằm trong khoảng 27,15 - 41,3%, hàm lượng
đường 10,17 - 36,83%, tỷ lệ tăng trọng giữa các nhóm cá Trắm đen kém và
không rõ ràng; khi hàm lượng đường trong thức ăn đạt trên 36,83% thì tốc độ
sinh trưởng của cá Trắm đen giảm. Thức ăn hỗn hợp cho cá Trắm đen giống khi
hàm lượng đạm là 30 - 41% thì bổ sung hàm lượng đường khoảng 20% là phù
hợp (Leng Xiang-Jun và Wang Zun, 2003).

18


Li Ai-jie (1996) nhận thấy khi hàm lượng đường trong thức ăn là 30%, sinh
trưởng của cá Trắm đen là tốt nhất, trong phạm vi 25 - 30%, hiệu quả thu được

tương đối lý tưởng. Ông cũng đưa ra hàm lượng thích hợp của các loại đường
trong thức ăn cho cá Trắm đen giống, cá Trắm đen 1 tuổi nuôi qua đông và cá
thịt lần lượt là 30%, 35%, 35%.
Năm 1998, Zhou Yu đã nghiên cứu hàm lượng thích hợp của đường trong
thức ăn cá Trắm đen là 25-35%.
Leng Xiang-Jun và Wang Zun (2003) nhận định cá Trắm đen không có
men phân giải các hợp chất cellulose, nhưng trong thức ăn vẫn cần một lượng
thích hợp cellulose để duy trì công năng bình thường trong hệ thống tiêu hóa, đó
cũng là cách giảm giá thành thức ăn và tăng sản lượng. Khi trong thức ăn không
có cellulose thô hoặc hàm lượng cellulose thô quá cao (24%) thì tốc độ sinh
trưởng của cá Trắm đen đều không tốt. Khi hàm lượng cellulose nằm trong
khoảng từ 8 - 16% thì tốc độ sinh trưởng của cá Trắm đen là rất tốt, trong khi đó
nhóm cá ăn thức ăn có bổ sung 8% cellulose có hệ số thức ăn tương đối thấp và
hiệu suất protein tương đối cao hơn. Vì vậy, tác giả đề xuất hàm lượng cellulose
vừa phải trong thức ăn là vào khoảng 8%[20].
2.3.6. Nhu cầu về vitamin
Nhu cầu vitamin ở cá cũng như ở động vật khác là không nhiều nhưng với
một lượng nhỏ bổ sung vào thức ăn hỗn hợp là rất cần thiết cho sự phát triển của
vật nuôi (Vũ Duy Giảng, 2007).
Năm 2006, Wang Zun và ctv đã nghiên cứu hiệu suất sử dụng của cá Trắm
đen đối với Vitamin C-2 Neoichthammol rất thấp, tức là cho thêm Vitamin C-2
Neoichthammol đạt 2083,3mg/kg (chứa Vitamin C 1000mg/kg), biểu hiện xuất
huyết cơ thể, thân cong queo do thiếu Vitamin C. Hàm lượng Vitamin C thích
hợp cho vào thức ăn cá giống là 200mg/kg (VC-2-LAPP) hoặc 400mg/kg
(Vitamin C-CAA) (Leng Xiang-jun và ctv, 2002).
Nghiên cứu của Sở nghiên cứu thủy sản Thượng Hải đã chỉ ra rằng khi hàm
lượng vitamin trong thức ăn quá cao (24%) hoặc không bổ sung vitamin thì tốc
độ sinh trưởng của cá Trắm đen chậm, hệ số thức ăn cao, hiệu quả sử dụng đạm
thấp. Khi hàm lượng vitamin là 8% hoặc 16%, tốc độ sinh trưởng của cá Trắm
đen khá tốt, trong đó vitamin là 8% sẽ có hệ số thức ăn khá thấp và hệ số tiêu

hóa chất đạm cao. Vì vậy, hàm lượng vitamin trong thức ăn của cá Trắm đen
không cao hơn 8% là thích hợp (Lee Dan và ctv, 2006)[20].
19


Shiwen Lei và ctv (1998) đã lấy cá Trắm đen giống làm đối tượng nghiên
cứu nhu cầu vitamin. Trong 11 lô thức ăn thí nghiệm, mỗi lô thiếu 1 loại vitamin
hòa tan, đồng thời lấy thức ăn hoàn toàn không thiếu vitamin để làm thí nghiệm
đối chứng. Kết quả cho thấy vitamin có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng
của cá Trắm đen.
Bảng 2.2. Nhu cầu vitamin của cá Trắm đen
Vitamin

Nhu cầu (mg/kg thức ăn)

Vitamin B1

5

Vitamin B2

10

Vitamin B6

20

Vitamin B12

0,01


Vitamin C

50

Vitamin E

10

Vitamin K

3

Niacin (Vitamin B3)

50

Calcium pantothenate (Vitamin B5)

20

Folic acid

1

Vitamin A

5000

Vitamin D


1000
(Lee Dan và ctv, 2006)

2.3.7. Nhu cầu về chất khoáng
Cá Trắm đen trong tự nhiên đã hấp thụ được một lượng khoáng nhất định
từ môi trường, đặc biệt là thức ăn trai, ốc. Đó là do trong ốc có chứa một hàm
lượng canxi và photpho tương đối cao: 1356mg canxi/100g ốc vặn; 1310mg
canxi và 64mg photpho/100g ốc bươu. Hàm lượng canxi và photpho này có thể
đủ để cung cấp cho nhu cầu cá Trắm đen sống trong môi trường tự nhiên hoặc
được thả ghép trong ao đầm với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi tiến hành nuôi
thương phẩm cá Trắm đen với số lượng lớn, mật độ cao, sử dụng thức ăn công
nghiệp thì hàm lượng các chất khoáng trong tự nhiên không thể cung cấp đủ cho
20


cá trong khi cá cần được cung cấp đủ các chất khoáng đa lượng và vi lượng để
chóng lớn, ít bệnh (Vũ Duy Giảng, 2007). Trong thức ăn hỗn hợp cho cá Trắm
đen thì hai loại khoáng đa lượng quan trọng nhất là canxi và photpho, có thể bổ
sung Ca3 (PO4)2 . Các loại khoáng khác được bổ sung qua premix khoáng, tuy
nhiên hàm lượng và tỷ lệ các loại khoáng này có thích hợp cho cá Trắm đen hay
không thì cần phải xem xét và nghiên cứu. Shiwen Lei và ctv (1998) đã tiến
hành nghiên cứu hàm lượng thích hợp của 5 loại nguyên tố khoáng trong thức ăn
hỗn hợp của cá Trắm đen, kết quả thí nghiệm đã chỉ rõ hàm lượng P là 0,57%,
Ca là 0,68%, Mn là 0,06%, Fe là 41mg/kg, Zn là 92mg/kg. Nhu cầu về Ca đối
với cá Trắm đen là 0,58 - 0,78%, với lân là khoảng 0,42 - 0,62% (hàm lượng Ca
trong nước khoảng 39,1mg/kg và P khoảng 0,005 mg/kg), với Cu là 3mg/kg, với
Mg là 0,04mg/kg (Leng Xiang-jun và ctv,1998)[20].
2.4. Những nghiên cứu về bệnh thường gặp trên cá Trắm đen
* Viêm ruột xuất huyết

Viêm ruột xuất huyết do ăn phải thức ăn kém chất lượng sau nhiễm khuẩn
gây viêm và xuất huyết ruột. Để hạn chế thiệt hại dừng ngay thức ăn, thường
xuyên kiểm tra thức ăn, tránh cho ăn thừa thức ăn và tránh thức ăn nhiễm nấm
mốc, thức ăn có chất lượng kém. Dùng kháng sinh Enrofloxacine trộn thức ăn
cho cá ăn 5 ngày liên tục với liều 30-50mg/kg cá/ngày, hoặc dùng thuốc “Fish
Health” trộn thức ăn cho cá ăn 5 ngày liên tục với liều 1g/kg ca/ngày, kết hợp bổ
sung vitamin C với liều 1g/kg thức ăn cho cá ăn 5-7 ngày 1 đợt.
* Bệnh đốm đỏ
Bệnh đốm đỏ giống bệnh đốm đỏ trên cá Trắm cỏ. Cá bị bệnh giảm ăn,
dừng ăn, trên thân có biểu hiện tuột vảy, xuất huyết gốc vây, xuất huyết lỗ hậu
môn, cơ thể cá chuyển màu tối, cá bơi lờ đờ quanh bờ. Nguyên nhân do đánh
bắt, vận chuyển để cá bị xây xát trong môi trường nước bẩn khi đó vi khuẩn gây
bệnh xâm nhập và sinh bệnh. Xử lý bệnh như bệnh Viêm ruột xuất huyết.
* Bệnh ngạt do thiếu khí
Cá Trắm đen khi nuôi thương phẩm rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết, mỗi
khi thay đổi thời tiết cá thường giảm ăn sau bỏ ăn, thiếu khí và khí độc nhiều
gây chết ngạt cho cá nuôi. Khi nuôi cần xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế
phẩm sinh học thường xuyên và kịp thời cung cấp oxy và nước sạch khi cần
thiết[17].
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU
21


VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Cá Trắm Đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846)
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016.
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại: Trại nuôi cá nước ngọt, phường Hương Chữ, Thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi các yếu tố môi trường.
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Trắm Đen ở các mật độ
khác nhau: 50 con/m2 , 60 con/m2 , 70 con/m2 [Theo Ngô Gia Trung, Trung tâm
Tư vấn Thiết kế và Chuyển giao CNTS – Hà Nội].
- Theo dõi tỷ lệ sống của cá Trắm Đen.
- Theo dõi hệ số chuyển đổi thức ăn FCR.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: thông qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, các báo cáo
khoa học và các website có liên quan.
Số liệu sơ cấp: thông qua việc trực tiếp bố trí thí nghiệm.
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Trước khi bố trí thí nghiệm, cá Trắm đen mua về được ngâm tắm trong
dung dịch nước muối 10‰.
- Cá được bố trí trong 9 giai, mỗi giai được làm bằng lưới có mắt lưới nhỏ,
diện tích 1m x 1m x 1,5m.
- Sử dụng 3 công thức thực nghiệm, mỗi công thức bố trí lặp lại 3 lần.
- Được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên.
- Tất cả các yếu tố phi thí nghiệm khác được bố trí hoàn toàn giống nhau.
- Thí nghiệm trong hệ thống giai đặt trong ao, có nước sạch, ao có độ sâu
22


trung bình 1,5m với các mật độ khác nhau, thức ăn như nhau.
Sơ đồ bố trí các giai thí nghiệm

Trong đó:


CT1

CT3

CT2

CT2

CT1

CT3

CT3

CT2

CT1

CT1 nuôi với mật độ 50con/m2
CT2 nuôi với mật độ 60con/m2
CT3 nuôi với mật độ 70con/m2

Hình 3.1. Các giai bố trí thí nghiệm
Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên công nghiệp của
công ty Cargill Việt Nam.

23



Bảng 3.1. Thành phần thức ăn công nghiệp được sử dụng trong thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
Kích cỡ viên (mm)

Chỉ tiêu kỹ thuật
1,5 – 2,0

Ðộ ẩm tối đa (%)

11

Ðạm tối thiểu (%)

36

Năng lượng thô tối thiểu (K.Cal/kg)

2800

Béo tối thiểu(%)

05

Xơ tối đa (%)

06

Lysine tối thiểu (%)

1,8


Methionine tối thiểu (%)

0,8

3.5. Quản lí chăm sóc cá trong giai
Nguồn gốc và vận chuyển cá giống
Giống cá Trắm đen được mua từ cơ sở cung cấp trại giống Cư Chánh,
Thành phố Huế.
Cá giống được cho vào túi nilon có bơm oxy đầy đủ, sau đó buộc chặt đưa
lên xe chở về ao nuôi.
Thả giống
Giống được thả vào lúc sáng sớm. Giống cá Trắm đen chọn được thả nuôi
có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, nhiều nhớt, không bị thương tích hay bệnh tật.
Cỡ cá thí nghiệm chiều dài khoảng 7-8 cm, trọng lượng 8 – 9 g/con.
Trước khi thả cá giống được khử trùng bằng nước muối nồng độ 10‰ và
được thuần hóa trong giai một tuần rồi mới đem san ra từng giai với mật độ thả
50-60-70 con/m2. Thời điểm san cá ra từng giai cũng chọn thời điểm lúc trời
mát, vào buổi sáng.
Chăm sóc và quản lí
Hoạt động chăm sóc và quản lý được thực hiện thường xuyên, bao gồm các
hoạt động sau:
Trước khi tiến hành thí nghiệm môi trường xung quanh ao nuôi được dọn
vệ sinh sạch sẽ, phát quang bụi rậm xung quanh ao, vớt bèo trong ao sau đó tiến
hành cắm giai bố trí thí nghiệm.

24


Cho ăn: Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, sáng vào lúc 7 - 8h và chiều vào lúc 16 - 17h.

Thức ăn sử dụng
Lượng thức ăn được tính theo trọng lượng của cá. Thức ăn công nghiệp cho
ăn 5-7% trọng lượng quần đàn.
Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày được thay đổi 10 ngày một lần, sau mỗi
lần cá trong giai thí nghiệm được cân trọng lượng và đo chiều dài, xác định tỷ lệ
sống. Qua đó dựa vào trọng lượng cá và tỷ lệ sống của cá để xác định lượng
thức ăn cho phù hợp, tránh thừa hay thiếu thức ăn.
3.6. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá

-

Xác định tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá theo ngày ( DLG : Daily Length Gain )
DLG = (cm/ngày)

-

Tốc độ tăng trưởng trọng lượng cá theo ngày ( DWG : Daily Weight Gain )
DWG = (g/ngày)
Trong đó : L1, L2 : chiều dài cá tương ứng ở thời điểm t1, t2.
W1, W2 : trọng lượng cá tương ứng ở thời điểm t1, t2.



Xác định tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống = *100%



Hệ số chuyển đổi thức ăn:

FCR = Lượng thức ăn cá sử dụng(kg)/tăng trọng của cá (kg)
3.7. Các chỉ tiêu thu thập và phương pháp tính toán
- Các chỉ tiêu về môi trường trong ao nuôi được dõi và đo định kỳ:
+ Nhiệt độ nước, pH được đo 02 ngày/lần ( sáng lúc 7h và chiều 14h).
+ Hàm lượng O2, NH3 hòa tan trong nước được đo 10 ngày/lần.
- Định kì 10 ngày/lần tiến hành thu mẫu để kiểm tra tốc độ sinh trưởng
(bao gồm đo chiều dài toàn thân và cân khối lượng)

25


×