Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ trong việc sử dụng dịch vụ lúa giống của công ty TBT tại xã đức tân, huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Khuyến Nông và Phát Triển Nông Thôn

SỐ LIỆU THÔ
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ
trong việc sử dụng dịch vụ lúa giống của Công ty Nông Lâm
Nghiệp TBT tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

Sinh viên thực hiện: Văn Lộc
Lớp: Phát triển nông thôn K46A
Thời gian thực hiện: Từ 01/2016-04/2016
Địa điểm thực hiện: Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức,
Tỉnh Quảng Ngãi
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Văn Chung
Bộ môn: Phát triển nông thôn

NĂM 2016
1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp ý kiến của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin gửi lời tri ân đến Thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Văn Chung,
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Khuyến Nông và Phát Triển
Nông Thôn cùng toàn thể thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm- Đại Học
Huế đã bồi dưỡng cho tôi những kiến thức cần thiết trong thời gian học tập tại
trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Công ty TNHH Nông Lâm


Nghiệp TBT đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Trong thời
gian đó tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo, nhân viên của
công ty về vật chất lẫn tinh thần, giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đúng
thời gian quy định. Thực sự đây là môi trường tốt thực hành những công việc
trong tương lai của sinh viên chuyên ngành phát triển nông thôn như tôi.
Cuối cùng tôi tỏ lòng biết ơn đến người thân, bạn bè là những người đã
động viên, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết mình để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp nhưng
do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và bạn đọc giúp bài được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Văn Lộc

2


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tên đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nông
hộ trong việc sử dụng dịch vụ lúa giống của Công ty TBT tại xã Đức Tân,
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”.
Sinh viên thực hiện: Văn Lộc
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Chung
Trong tình hình phát triển hiện nay, kinh tế tư nhân (khối doanh nghiệp) là
động lực phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam chúng ta là một nước đang
trên đà phát triển, hướng đến một nền kinh tế toàn diện, giữ vững và ổn định nền
kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng 6,5% - 7% của GDP trong những năm tới.
Muốn làm được điều này nhà nước cần có những chính sách mở tạo điều kiện cho

bộ phận kinh tế tư nhân có cơ hội phát triển, hội nhập sâu, rộng trong và ngoài
khu vực. Để đứng vững trên thị trường kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần phải có
những chiến lược phù hợp với từng thời kỳ cụ thể [15]. Khối doanh nghiệp nói
chung và công ty TNHH nông lâm nghiệp TBT nói riêng cần có những chiến lược
phù hợp với thời kỳ phát triển hiện nay. Sự phản hồi của khách hàng có thể là tốt
hay không tốt, tích cực hay hạn chế nên chưa thể kết luận chiến lược phù hợp. Để
làm được điều này cần nghiên cứu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của
nông hộ trong việc sử dụng các loại hình dịch vụ của các công ty, từ đó có sự lựa
chọn tối ưu, nâng cao sức cạnh tranh của trên thị trường kinh doanh. Xuất phát từ
thực tế đó tôi quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định của nông hộ trong việc sử dụng dịch vụ lúa giống của công ty TBT tại
xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”.
Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến hành thu thập số liệu thứ cấp về
đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các hoạt động sản xuất lúa giống
đang diễn ra trên địa bàn xã Đức Tân. Phỏng vấn lãnh đạo công ty, thu thập
thông tin sơ cấp về nội dung hợp đồng sản xuất, hoạt động cung ứng dịch vụ lúa
giống tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngã. Tìm hiểu thực trạng sử
dụng lúa giống của nông hộ tại điểm nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên
cứu phỏng vấn người am hiểu, phỏng vấn hộ với số lượng mẫu là 40 hộ và khảo
sát đại lý phân phối sản phẩm lúa giống của công ty TBT trên địa bàn nghiên
cứu, tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng lúa giống
của nông hộ.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tại xã Đức Tân tôi đã thu thập
được một số kết quả sau:
Thứ nhất, về phía người dân có những đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm
của công ty. Qua số liệu phỏng vấn hộ cho thấy đối với mức độ sử dụng dịch vụ
3


lúa giống có 100% số hộ sử dụng được hỏi có đánh giá chất lượng tốt, điều đó

cho thấy rằng những hộ đã sử dụng sản phẩm của công ty đều nhận được những
sản phẩm đạt chất lượng cao. Đánh giá về dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật của công ty,
95% số hộ sử dụng đánh giá chất lượng tốt, 5% còn lại là chưa tốt. Nguyên nhân
của 5% đánh giá chưa tốt là vì đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty còn thiếu,
nên việc giải quyết vấn đề sâu bệnh của bà con chưa được kịp thời. Đối với dịch
vụ bao tiêu sản phẩm của công ty TBT thì 100% đánh giá tốt, giúp cho người
dân giải quyết được chi phí vận chuyển, công phơi, hao hụt trong quá trình bảo
quản. Về dịch vụ cho mượn lúa giống để sản xuất có 100% số hộ đánh giá tốt về
loại hình này của công ty.
Thứ hai, đánh giá chung của nông hộ về sản phẩm lúa giống. Trong 40 hộ
nghiên cứu được hỏi, có 14 hộ đánh giá sản phẩm lúa giống của công ty TBT
mang lại hiệu quả trong sản xuất, 12 hộ đánh giá phù hợp với điều kiện tự nhiên,
nguồn lực của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, 2 hộ mở rộng diện tích sản xuất
lúa giống bằng cách thuế thêm diện tích đất của người khác và 12 hộ đánh giá có
tính bền vững.
Thứ ba, kết quả phỏng vấn người am hiểu, phỏng vấn hộ và thông qua thảo
luận nhóm giúp nghiên cứu xác định thứ tự các yếu tố chính ảnh hưởng sau:
Năng suất cao hơn và chất lượng giống tốt hơn là yếu tố quyết định hàng đầu;
yếu tố thứ hai, quy hoạch vùng sản xuất tập trung; yếu tố thứ ba, dịch vụ bao
tiêu sản phẩm và cuối cùng, sử dụng lúa giống của TBT giúp nông hộ tiết kiệm
được chi phí và thời gian chăm sóc.
Ban lãnh đạo HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Tân cũng cho biết giá bán và
giá thu mua của công ty TBT ngang bằng với giá của thị trường và các công ty
khác, hoạt động bao tiêu sản phẩm cũng được diễn ra thuận lợi. Hạt giống có
chất lượng, đạt năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế hộ của
vùng sản xuất. Hoạt động sản xuất lúa giống của xã Đức Tân luôn được sự giúp
đỡ từ phía chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chính vì vậy luôn đạt kết quả cao trong
sản xuất. Nguồn thông tin từ các chủ đại lý cho biết sản phẩm của công ty TBT
đa dạng về chủng loại, hạt giống đạt chất lượng cao nên người dân có nhiều sự
lựa chọn, có thể kể đến là sản phẩm KD28 luôn được thị trường đón nhận, số

lượng bán ra nhiều hơn cả giống DT45 mang thương hiệu của TBT.
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Văn Chung

4

Sinh viên thực hiện

Văn Lộc


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

5

Các từ viết tắt

Tên đầy đủ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

HTX

: Hợp tác xã

HĐND


: Hội đồng nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

: Trước công nguyên

BVTV

: Bảo vệ thực vật


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC SƠ ĐỒ

MỤC LỤC

6



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Kinh tế Việt Nam bao gồm nhiều thành phần, trong đó nông nghiệp là
ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế
khác. Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế
biến xuất khẩu, đồng thời sử dụng sản phẩm của ngành công nghiệp và dịch vụ
khác như nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng,
bảo hiểm...Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua của dân
cư và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng lao động cả nước
đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở vùng nông
thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của
thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đóng vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu thiết yếu con người, đảm
bảo an ninh lương thực trong nước. Tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 70%
dân cư nông thôn, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển
kinh tế và ổn định chính trị - xã hội của đất nước[12].
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực luôn được Đảng và Nhà nước
đặc biệt coi trọng. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, ngành
nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn. Nông nghiệp có vai trò quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện
nay. Từng bước hoàn thiện nền kinh tế độc lập tự chủ trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế, trở thành đối tác Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Nông nghiệp nước ta cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa, phát huy thế
mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động và đức tính cần cù của con
người Việt Nam. Tạo bước đệm vững chắc cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam
xuất hiện tại các thị trường khó tính trên thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ…Bên

cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp đang gặp phải không ít khó khăn
về sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu và vấn đề hạn hán xâm nhập
mặn đang diễn ra gay gắt, với diễn biến ngày càng nghiêm trọng trên cả nước và
đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động sản xuất, năng suất chất lượng sản phẩm và đặc biệt là công tác điều
hành hệ thống thủy lợi tại các vùng sản xuất trên cả nước.
Năng suất và chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu trong sản
xuất nông nghiệp, để làm được điều này người dân phải được tiếp cận tất cả các
7


nguồn lực sẵn có tại địa phương như đất đai, thủy lợi, giống, quy trình kỹ thuật,
vật tư nông nghiệp…là những điều kiện cần thiết cho một quá trình sản xuất.
Trong quá trình đó chọn giống là khâu quan trọng nhất, giúp người dân chọn
giống phù hợp với điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác và nâng cao năng suất cây
trồng. Góp phần cải thiện đời sống, nâng cao vật chất và tinh thần cho người dân.
Công ty Nông Lâm Nghiệp TBT được thành lập và hoạt động trên thị
trường lúa giống của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2007, những ngày đầu thành lập
TBT là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sỡ vật chất trang thiết bị và đội ngũ lao
động còn nhiều yếu kém, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất và kinh doanh lúa giống của công ty. Sau thời gian dần đi vào ổn định,
công ty hướng đến việc sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, là nguồn cung cấp
hàng hóa ổn định đầu vào cho thị trường Miền Trung và Tây Nguyên. Chính vì
vậy cần có một vùng chuyên sản xuất lúa giống cho công ty và phải được thực
hiện đúng theo quy trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật do công ty đặt ra. Xã Đức
Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi được công ty chọn làm điểm sản xuất từ
nhiều năm nay, điều này được thể hiện rõ thông qua, diện tích sản xuất của xã
ngày càng được mở rộng, ngoài ra cơ cấu giống cũng được chú trọng phát triển,
đa dạng và phong phú về chủng loại, hướng đến nâng cao năng suất chất lượng,
giữ vững vùng chuyên canh sản xuất lúa giống của huyện Mộ Đức nói riêng và

toàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
Công ty TBT chuyên sản xuất và kinh doanh lúa giống đạt chất lượng cao
phục vụ thị trường Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên. Hàng năm Công ty
TBT cung cấp hàng chục nghìn tấn lúa giống trên cả nước, phục vụ nhu cầu sản
xuất cho bà con nông dân. Công ty có vai trò quan trọng trong việc phát triển
nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến vào hệ thống sản xuất, phơi sấy và chế biến để cho ra sản phẩm
đạt chuẩn, chuyển giao sản phẩm tốt nhất đến với người sản xuất. Góp phần
nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện thu nhập cho người dân.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh lúa giống là mục tiêu phát triển hàng đầu
của công ty và cũng là sản phẩm chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường. Vì vậy
để giúp cho công ty phát triển hơn nữa, cần phải tăng số lượng khách hàng sử
dụng dịch vụ lúa giống trong thời gian tới và nâng cao chất lượng, hiệu quả
trong kinh doanh. Hướng sản phẩm của công ty phát triển trên cả nước về số
lượng lẫn chất lượng. Mục tiêu cuối cùng của công ty là phải làm sao để đưa
được sản phẩm lúa giống đến với khách hàng, càng nhiều người biết đến công
ty, biết đến sản phẩm mang thương hiệu TBT Miền Trung và khi nhắc đến lúa
giống người dân luôn lựa chọn TBT. Muốn làm được điều này cần tiến hành tìm
8


hiểu các hoạt động cung ứng dịch vụ lúa giống của công ty giai đoạn 2013-2015.
Tìm hiểu tình hình sử dụng dịch vụ lúa giống của nông hộ trên địa xã Đức Tân,
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi và xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng dịch vụ lúa giống của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Nếu
làm được như vậy sẽ giúp cho nghiên cứu được hoàn thiện, từ đó có cái nhìn
tổng quát về thị trường nói chung và thị trường lúa giống nói riêng. Giúp tìm ra
chiến lược phát triển trong thời kỳ hiện nay của công ty TBT. Xuất phát từ thực
tế đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định của nông hộ trong việc sử dụng dịch vụ lúa giống của Công ty TBT tại xã

Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu




Tìm hiểu hoạt động cung ứng dịch vụ lúa giống của công ty TBT tại xã Đức
Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Tìm hiểu tình hình sử dụng dịch vụ lúa giống của nông hộ tại xã Đức Tân,
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ lúa giống
của nông hộ tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

9


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
Trong từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987): "Hộ là tất cả những
người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những
người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung".
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc
lập tuyệt đối toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn
của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ
nông dân càng phụ thuộc nhiều vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ
trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ

nông dân nước ta trong tình hình hiện nay.
Theo Giáo sư Fnan Kellis 1988: “ Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch
các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản
xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng cơ bản được đặc
trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ
không cao”[6].
2.1.2. Đặc trưng của nông hộ
-

-

-

Hộ nông dân gồm có 6 đặc trưng sau:
Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quá trình quản lý và sử dụng các
yếu tố sản xuất. Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên
trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như các
tài sản khác của hộ. Mặt khác do dựa trên cơ sở kinh tế chung và có cùng chung
một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc
bố trí sắp xếp công việc cũng rất linh hoạt, hợp lý. Từ đó dẫn đến hiệu quả sử
dụng các nguồn lực trong nông hộ rất cao.
Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ trong nông hộ, mọi
người thường gắn bó với nhau theo quan hệ huyết thống, kinh tế nông hộ lại tổ
chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp khác nên việc điều hành
quản lý cũng đơn giản hơn. Trong nông hộ chủ hộ vừa là người điều hành, quản
lý sản xuất vừa là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, dẫn đến tính thống
nhất giữa lao động trực tiếp và lao động quản lý là rất cao.
Nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do kinh tế hộ có quy
10



-

-

-

mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp khác. Nếu
gặp điều kiện thuận lợi hộ có thể tập trung mọi nguồn lực để mở rộng sản xuất,
khi gặp điều kiện bất lợi hộ dễ dàng thu hẹp quy mô, thậm chí hộ có thể trở về
sản xuất tự cung tự cấp.
Có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với lợi ích người lao động. Trong
kinh tế hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế lẫn huyết tộc và có
chung ngân quỹ nên dễ dàng có được sự nhất trí, sự đồng tâm, hiệp lực để cùng
nhau phát triển kinh tế hộ của mình. Vì vậy có sự gắn bó chặt chẽ giữa kết quả
sản xuất với người lao động. Lợi ích kinh tế đã thực sự trở thành động lực thúc
đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh
tế hộ.
Nông hộ là đơn vị sản xuất nhỏ nhưng lại rất hiệu quả, quy mô nhỏ không đồng
nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Trên thực tế nông hộ vẫn có khả năng ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng xuất lao động.
Trong thực tế đã chứng minh nông hộ là lao động, đơn vị sản xuất kinh doanh
thích hợp nhất với đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp.
Hộ nông dân sử dụng các lao động và tiền vốn của chủ hộ là chủ yếu, lao động
và tiền vốn thuê mướn là rất ít nếu có thường là lúc thời vụ[3].
2.1.3 Vai trò của hộ nông dân trong hệ thống nông nghiệp
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân
lực, vừa là nguồn của cải vật chất cho chiến tranh, đồng thời lại là nơi sản xuất
vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình. Vai trò của kinh tế hộ
có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ

khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển. Mốc quan trọng của sự
thay đổi đó là sự ra đời của chỉ thị 100, ngày 31/1/1981 của Ban Bí thư về cải
tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong hợp tác xã.
Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới
quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành
đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp.
Ngoài ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐCP, ngày 3/2/1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh
nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức
năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các gia đình nông,
lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinh tế
hộ. Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng
việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn
11


vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Động lực mới cho sự phát triển kinh tế
trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện[13].
2.1.4 Lý thuyết về dịch vụ
2.1.4.1 Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là những hàng hóa mang tính chất vô hình được con người sử dụng
và cảm nhận. Chất lượng dịch vụ được xác định dựa vào nhận thức hay cảm
nhận của khách hàng liên quan tới nhu cầu cá nhân của họ.
Theo Parasuraman, Ziithaml và Berri (1985) thì chất lượng dịch vụ là khi
cảm nhận của khách hàng về một dịch vụ đã tạo ra ngang xứng với kỳ vọng
trước đó của họ. Cũng theo Parasuraman thì kỳ vọng trong chất lượng dịch vụ là
những mong muốn của khách hàng, nghĩa là họ cảm thấy nhà cung cấp phải
thực hiện chứ không phải sẽ thực hiện các yêu cầu của dịch vụ.
Theo Crolin và Tailor (1992) cho rằng sự hài lòng của khách hàng nên
đánh giá trong thời gian ngắn còn chất lượng dịch vụ nên đánh giá thái độ của

của khách hàng trong một khoảng thời gian dài.
Theo Kotler và Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích
mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố, mở
rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng[8].
Theo TCVN và ISO – 9000, chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản
phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.
2.1.4.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ
Cùng với sự phát triển của xã hội các dịch vụ ngày càng nhiều, cùng với đó
sự đòi hỏi của khách hàng cũng ngày càng cao. Để có thể đáp ứng được các yêu
cầu của khách hàng thì cần phải biết khách hàng có những đánh giá như thế nào
về dịch vụ mà mình cung cấp. Sản phẩm dịch vụ là vô hình nên khó có thể xác
định các thông số và đặc tính kỹ thuật bằng định lượng và thông qua đó là tiêu
chuẩn cho việc sản xuất đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, việc sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên chúng ta không thể kiểm tra chất lượng và
loại bỏ các dịch vụ không đạt tới một tiêu chuẩn nào đó trước khi đưa chúng tới
khách hàng như trường hợp sản phẩm hữu hình. Các tiêu chí thường được sử
dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ cũng rất phong phú. Một số tiêu chí được
sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ [7].

12


-

Độ tin cậy: Tính chắc chắn của kết quả, có căn cứ ngay từ đầu và những lời hứa
danh dự.
Độ phản hồi: Luôn sẵn sàng hay sẵn lòng phục vụ khách hàng một cách nhanh
chóng.
Năng lực: Có những kỹ năng kiến thức cần thiết để phục vụ.
Tác phong: Nhân viên luôn lịch sự, nhã nhặn, ân cần và thân thiện khi giao tiếp.

Sự tín nhiệm: Lòng tin, sự chân thành, tin tưởng và chiếm được tình cảm của
khách hàng.
Sự đảm bảo: Không có nguy hiểm, rủi ro hay nghi ngờ.
Sự tiếp cận: Có thể và dễ dàng tiếp cận.
Truyền đạt thông tin: Luôn lắng nghe và thông tin cho khách hàng bằng ngôn
ngữ mà họ có thể hiểu được.
Hiểu rõ khách hàng: Luôn cố gắng tìm hiểu rõ khách hàng, biết khách hàng cần
gì và muốn gì.
Tính hữu hình: Những khía cạnh trông thấy được của dịch vụ như trang thiết bị,
nhà cửa, nhân viên phục vụ.
2.1.4.3 Một số đánh giá về chất lượng dịch vụ
Trong bối cảnh phát triển kinh tế, kinh doanh hiện nay. Các dịch vụ được
các doanh nghiệp đưa ra ngày càng nhiều và đa dạng để phục vụ cho nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Chính vì vậy, đánh giá chất lượng dịch vụ là vấn
đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các
doanh nghiệp. Kể từ thập niên 1980, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu cơ
sở lý thuyết và đề xuất một số đánh giá chất lượng dịch vụ.
Thứ nhất: Chất lượng dịch vụ được đánh giá bằng cách so sánh giữa giá trị
sử dụng dịch vụ và giá trị mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ đó.
Thứ hai: Thành công nghiên cứu của Parasuraman và các cộng sự của ông
nghiên cứu ra vào năm 1985 tạo bước đột phá giúp cho các nhà kinh doanh có
được kết quả chất lượng dịch vụ của họ thông qua việc nghiên cứu đánh giá của
khách hàng, những người sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu của Parasuraman cho
rằng chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ
mà họ đang sử dụng với cảm nhận thực tế về dịch vụ mà họ hưởng thụ. Từ đó
làm cơ sở cho việc đề ra biện pháp khắc phục tình trạng kém chất lượng trong
dịch vụ. Theo nghiên cứu này xem xét chất lượng dịch vụ trên ba yếu tố gồm:
Hình ảnh công ty, các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài và các hoạt động
marketing truyền thống như các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kỹ thuật và
chức năng kỳ vọng của sản phẩm.

Thứ ba: Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của Cronin và Taylor (1992).
Cronin và Taylor đã nghiên cứu các khái niệm, phương pháp đo lường chất
lượng dịch vụ và mối quan hệ với sự hài lòng cũng như thiện chí mua hàng của
13


khách hàng, từ đó đưa ra kết luận rằng yếu tố nhận thức là công cụ dự báo tốt
hơn về chất lượng dịch vụ.Theo đó, chất lượng dịch vụ được đánh giá chỉ thông
qua nhận thức của khách hàng mà không có đánh giá chất lượng dịch vụ trong
sự kỳ vọng của khách hàng, không có trọng số cho từng thành phần chất lượng
dịch vụ.
2.1.4.4 Mối qua hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và việc quyết định sử dụng dịch
vụ của khách hàng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định sử dụng dịch vụ mà các doanh
nghiệp hay các tổ chức cung cấp để phục vụ cho khách hàng của mình. Việc
quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng được xem như là một sự đánh giá
toàn diện về sử dụng một dịch vụ hoặc hoạt động sau khi bán của doanh nghiệp.
Bao gồm các yếu tố sau:
Sự mong đợi: Thể hiện mức độ chất lượng mà khách hàng mong đợi nhận
được, các thông số đo lường sự mong đợi gắn liền với những thông số của hình
ảnh và chất lượng cảm nhận của sản phẩm dịch vụ. Đây là kết quả của kinh
nghiệm tiêu dùng trước đó hoặc thông qua thông tin thông qua kênh truyền
thông đối với sản phẩm dịch vụ. Trên thực tế, mong đợi càng cao thì càng dễ có
khả năng dẫn đến quyết định mua nhưng mong đợi càng cao thì khả năng doanh
nghiệp thỏa mãn khách hàng đó càng khó.
Chất lượng cảm nhận: Có thể hiểu là sự đánh giá của khách hàng khi sử
dụng dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp, có thể là trong hoặc sau khi sử
dụng. Dễ dàng nhận thấy khi sự mong đợi càng cao thì tiêu chuẩn về chất lượng
cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ của doanh nghiệp sẽ càng cao và
ngược lại. Do vậy yếu tố này chịu tác động của cả yếu tố sự mong đợi.

Giá trị cảm nhận: Các nghiên cứu về lý thuyết cho thấy sự hài lòng của
khách hàng phụ thuộc vào giá trị cảm nhận của hàng hóa và dịch vụ. Giá trị là
mức độ đánh giá, cảm nhận đối với chất lượng sản phẩm so với giá phải trả hoặc
phương diện giá trị không chỉ bằng tiền mà khách hàng tiêu dùng sản phẩm đó.
Giá trị dành cho khách hàng là chênh lệch giữa tổng giá trị mà khách hàng nhận
được và tổng chi phí mà khách hàng phải trả về một dịch vụ nào đó.
Nói tóm lại, giá trị cảm nhận chịu tác động bởi chất lượng cảm nhận và
mong đợi của khách hàng. Khi đó, sự mong đợi của khách hàng có tác động trực
tiếp đến chất lượng cảm nhận. Trên thực tế khi mong đợi càng cao, có thể tiêu
chuẩn về chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm càng cao hoặc
ngược lại. Do vậy, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng cần
phải đảm bảo và được thỏa mãn trên cơ sở sự hài lòng của họ.
Giá cả dịch vụ: Giá cả dịch vụ là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
14


hàng hóa và dịch vụ được xác định dựa trên giá trị sử dụng và cảm nhận của
khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà mình sử dụng. Khách hàng không nhất thiết
phải mua sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhất mà họ sẽ mua và sử dụng
dịch vụ đem lại hiệu quả cho họ nhiều nhất. Chính vì vậy, những nhân tố như
cảm nhận của khách hàng về chi phí không ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ
nhưng lại có tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Khi mua sản phẩm dịch vụ khách hàng phải trả một chi phí nào đó để đổi
lại giá trị sử dụng mà mình cần. Như vậy, chi phí đó được gọi là cái phải đánh
đổi để có được giá trị mong muốn từ sản phẩm dịch vụ. Nếu đem lượng hóa giá
cả trong tương quan giá trị có được thì khách hàng sẽ có cảm nhận về tính cạnh
tranh của giá cả là thỏa đáng hay không. Chỉ khi nào khách hàng cảm nhận chất
lượng dịch vụ có được nhiều hơn so với chi phí sử dụng thì giá cả được xem là
cạnh tranh. Ngược lại, khách hàng sẽ cảm thấy mình phải trả nhiều hơn với
những gì nhận được và giá cả trong trường hợp này sẽ tác động tiêu cực đến sản

phẩm mà khách hàng đang sử dụng. Có thể lượng giá cả bỏ ra nhiều hơn so với
giá trị nhận được nhưng khách hàng cảm nhận như thế là hợp lý. Hai yếu tố này
tác động qua lại lẫn nhau tùy vào độ nhạy của khách hàng đối với giá cũng như
mối quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ với nhà cung cấp.
Có thể thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng và việc quyết định sử dụng dịch vụ
của khách hàng là hai phạm trù khác nhau, nhưng chúng tương tác và hỗ trợ
nhau cùng phát triển. Chọn lọc đưa ra các phương án tối ưu hóa chất lượng sản
phẩm đối với doanh nghiệp, về phía khách hàng đó là sự thõa mãn nhu cầu sử
dụng và có sự liên kết với sản phẩm đang sử dụng.
Trong giới hạn đề tài nghiên cứu chủ yếu nói về yếu tố chất lượng cảm
nhận hay nói cách khác là chất lượng của sản phẩm mà khách hàng nhận được
sau khi sử dụng dịch vụ và yếu tố giá cả của dịch vụ[9].
2.1.5 Tổng quan về cây lúa
2.1.5.1 Lý thuyết chung về cây lúa


-

Khái niệm
Đối tượng nghiên cứu thuộc loài Oryza sativa. Qua quá trình chọn tạo và
thực hiện đúng quy trình sản xuất trên cánh đồng lúa đầu dòng, cho ra sản phẩm
hạt giống đạt tiêu chuẩn quốc gia. Để có được hạt giống đạt chuẩn phục vụ sản
xuất đại trà cho người sản xuất là những hạt giống nằm trong khoảng từ hạt
giống siêu nguyên chủng đến hạt giống xác nhận và quy trình đó trải qua các
bước, các hạt giống sau:
Hạt giống tác giả: Là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra
Hạt giống siêu nguyên chủng: Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả
15









hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu
nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
Hạt giống nguyên chủng: Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên
chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
Hạt giống xác nhận: Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và
đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định [10].
Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa thuộc họ hoà thảo Poacea, chi Oryza. Loài Oryza sativa (ở châu
Á) với hai loài phụ là indica và Japonica (loài phụ Javanica hiện được xếp vào
japonica nhiệt đới).
Ngày nay, giới khoa học quốc tế, các khoa học gia hàng đầu của Trung
Quốc đều cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam
Trung Hoa. Các giống lúa indica được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới Đông
Nam Á, các giống japonia được trồng phổ biến ở vùng Trung và Nam Trung
Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan có điều kiện khí hậu lạnh hơn[11].
Nơi xuất phát trồng lúa
Vavilov (1926), trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về sự phân bố đa dạng
di truyền của cây trồng, cho rằng lúa được xem như phát triển từ Ấn Độ.
Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulóla.
Coarctata và Rhvnchonza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của Oryza sativa là
một trường hợp của nhóm Sativa, có lẽ là Oryza sativa r. Spontanea ở Ấn Độ,
Đông Dương hoặc Trung Quốc.
Chang (1976), nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên Cứu lúa Quốc Tế
(IRRI), đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần hóa lúa trồng

có thể đã được tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều nơi, dọc theo
vành đai trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía đông của dãy núi
Hy-Mã-Lạp-Sơn (Himalayas - Ấn Độ), ngang qua Bắc Miến Điện, Bắc Thái
Lan, Lào và Việt Nam đến Tây Nam và Nam Trung Quốc[4].
Tuy có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử,
di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi
của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc
cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào
đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch
sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh
chứng nguồn gốc của lúa trồng.
Lịch sử ngành trồng lúa
Oka (1988) trong quyển “Nguồn gốc lúa trồng” cho rằng việc thuần hoá
cây lương thực đã được khởi sự gần 10.000 năm nay. Riêng cây lúa, Candolle
(1982) cho rằng việc thuần hoá lúa trồng xảy ra ở Trung Quốc, mặc dù không
16


bác bó nguồn gốc của lúa ở Ấn Độ, do có nhiều lúa hoang hiện diện ở đây.
Theo nhiều tài liệu của Trung Quốc thì nghề trồng lúa đã có ở Trung Quốc
khoảng 2800 - 2700 TCN, ở Việt Nam, từ các di chỉ Đồng Đậu và trống đồng
Đông Sơn có in hình người giã gạo, cùng với các vỏ trấu cháy thành than đã
chứng tỏ ngành trồng lúa đã có cách đây từ 3330 - 4100 năm (Võ Tòng Xuân,
1984). Thêm vào đó, Đinh Văn Lữ (1978) cũng đã cho rằng khoảng 4000 - 3000
TCN, người ta đã tìm thấy những di tích như bàn nghiền hạt lúa, cối và chày đá
giã gạo.
De Datta (1981) lại cho rằng ngành trồng lúa ở nhiều khu vực ẩm của Châu
Á nhiệt đới và á nhiệt đới có lẽ là bắt đầu khoảng 10.000 năm trước. Trong đó,
Ấn Độ có lẽ có lịch sử trồng lúa cổ xưa nhất vì đã có sự hiện diện của rất nhiều
loài lúa hoang ở đó. Tuy nhiên, ông cho rằng tiến trình thuần hóa lúa trồng đầu

tiên xảy ra ở Trung Quốc. Các biện pháp kỹ thuật như đánh bùn và cấy, đầu tiên
được phát triển ở miền Bắc và Trung của Trung Quốc, rồi sau đó truyền sang
Đông Nam Châu Á. Canh tác lúa nước có trước việc canh tác lúa rẫy ở Trung
Quốc, nhưng ở nhiều vùng đồi núi Đông Nam Châu Á thì việc canh tác lúa rẫy
lại có trước lúa nước. Còn về cách thức trồng trọt thì đã tiến hóa từ du canh du
cư sang gieo thẳng, ở những ruộng định canh, rồi mới tới biện pháp cấy lúa ở
ruộng nước có bờ bao.
Như vậy, có thể nói rằng lịch sử phát triển ngành trồng lúa bắt nguồn từ
Châu Á, rồi từ đó lan tràn ra các vùng khác trên thế giới thông qua nhiều con
đường. Không có gì nghi ngờ rằng Nam Châu Á là nơi xuất phát chủ yếu của
các giống lúa indica mà sau đó được tìm thấy ở xứ Ba Tư cổ đại và nhiều khu
vực khác ở Châu Phi. Loại hình japónica từ Trung Quốc lan sang Triều Tiên và
Nhật Bản. Đến khoảng thập niên 1950, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản đã
thêm một nhóm thứ 3 là “javanlca” để gọi các giống lúa “Bulu” và “Gundil” của
Indonesia. Theo Chang và Bardenas (1965) nhóm “Hsien” bao gồm các giống
lúa ở Ceylon, Nam và Trung Trung Quốc, Ấn Độ, Java, Pakistan, Philippines,
Đài Loan và các khu vực nhiệt đới khác, còn nhóm “Keng” bao gồm các giống
lúa ở miền Bắc và Đông Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Châu Âu có thể
đã tiếp nhận lúa trồng thông qua xứ Ba Tư cổ, khu vực Trung Á hoặc trực tiếp
từ Trung Quốc. Các quốc gia Châu Mỹ La Tinh nhận lúa trồng chủ yếu từ Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cây lúa cổ xưa ở Mỹ đã đến từ Châu Âu và vùng Viễn
Đông. Còn sự du nhập của Oryza sativa L. vào Châu Phi thì thông qua các du
khách từ các quần đảo Malayo Polynesia vài thế kỷ TCN. Một khả năng khác là
từ Sri Lanka và Indonesia thông qua biển Oman rồi tới Somalia, Zanzibar và
Kilua. Còn Oryza glaberrima có lẽ xuất xứ từ vùng nhiệt đới Tây Châu Phi,
17


khoảng 1500 năm TCN[4].
2.1.5.2 Khái niệm dịch vụ lúa giống

Dịch vụ lúa giống là một hình thức của dịch vụ, quá trình kinh doanh-trao
đổi giữa chủ thể sản xuất và người mua hàng. Nói cách khác là mối quan hệ giữa
người bán và người mua trên thị trường thông qua sản phẩm-hàng hóa là lúa
giống, với nhiều phương thức khác nhau, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề
cấp đến các hình thức kinh doanh dịch vụ tiêu biểu sau: Cho mượn giống, bán
trực tiếp, làm dịch vụ thông qua các chương trình, dự án của quốc gia, cung cấp
cho các HTX dịch vụ nông nghiệp, liên kết xây dựng chương trình dịch vụ với
UBND các tỉnh, huyện, xã…
Thông qua những phương thức trên, các công ty hay các doanh nghiệp có
cơ hội cải tiến chất lượng dịch vụ của mình thông qua các đề tài nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng dịch vụ. Thực hiện đúng kế
hoạch đặt ra của công ty, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng dịch vụ
nói chung và dịch vụ lúa giống nói riêng[8].
2.1.5.3 Vai trò dịch vụ lúa giống
Trước đây nếu hoạt động sản xuất lúa giống chỉ hoạt động theo cơ chế bao
cấp, nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp giống cho các HTX và người dân đăng
kí nhận giống về sản xuất, cuối vụ bán lại cho HTX, trả nợ giống ban đầu bằng
sản lượng lúa làm ra cuối mỗi vụ.
Hiện nay dịch vụ lúa giống ra đời kế thừa cơ chế như vậy nhưng có một số
điểm mới thay đổi hơn cơ chế bao cấp cũ. Dịch vụ nông nghiệp nói chung và
dịch vụ lúa giống nói riêng hiện nay đa dạng về hình thức, về chủng loại và
không còn nhà nước bao cấp như trước mà các doanh nghiệp, công ty cũng có
thể phục vụ người dân về khâu giống sản xuất mỗi vụ, với những cơ chế và điều
khoản linh hoạt hơn trước đây. Nói về dịch vụ lúa giống có rất nhiều hình thức,
được kể đến có:

18


Công ty cho mượn giống đầu vụ để sản xuất và cuối vụ người dân có thể trả

bằng lúa tươi hoặc không muốn trả lúa thì thanh toán bằng tiền mặt nếu muốn,
khác với trước đây là phải trả bằng lúa sản xuất ra. Điều này giúp cho người sản
xuất có quyền tự do quyết định việc trả nợ bằng nhiều cách khác nhau.
Doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm dịch vụ cho người sản xuất, với
phương thức này, người dân có nhiều sự lựa chọn chủng loại giống và số lượng
gieo xạ theo diện tích sản xuất mình có, không theo cơ chế cũ là phải gieo loại
giống quy định với số lượng quy định. Điều này giúp cho người dân chủ động
về sự lựa chọn loại giống phù hợp với chất đất của mình hơn, tăng năng suất và
sản lượng thu hoạch. Đồng nghĩa với việc họ sẽ không ép buộc trong việc bán
hay không bán cho người cung cấp lúa giống.
Ngoài ra còn có nhiều loại hình dịch vụ đi kèm với dịch vụ lúa giống giúp
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sản xuất lúa. Dịch vụ hỗ
trợ kỹ thuật giúp hộ chủ động hơn trong việc kiểm soát sâu bệnh hại, tiết kiệm
thời gian, chi phí, công chăm sóc. Dịch vụ bao tiêu sản phẩm, người dân sản
xuất ra có thể bán hoặc không bán cho người cung cấp, tránh hoàn cảnh thường
gặp “được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa”.
Như vậy có thể thấy rằng dịch vụ lúa giống ra đời không những giúp cho
người nông dân giảm đi nhiều chi phí, công sức và thời gian mà còn nâng cao
được năng suất cây trồng, cải thiện đời sống vật chất. Dịch vụ lúa giống luôn giữ
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của bà con nông dân[15].
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất cây lúa trên thế giới
Lúa là loài thực vật một lá mầm, thuộc Oryza sativa (Lúa Châu Á)
hoặc Oryza glaberrima (Lúa Châu Phi). Là một loại ngũ cốc làm lương thực
quan trọng cho khoảng 1/2 dân số của thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, Châu Phi
và Nam Mỹ. Lúa là loài cây lương thực có sản lượng đứng hàng thứ ba trên
thế sau ngô và lúa mì.
Có bốn loại dạng gạo chính được giao dịch trên toàn thế giới: Gạo indica,
gạo japonica, gạo thơm và nếp. Các giống lúa khác nhau được hoán đổi cho
nhau tùy vào thị trường tiêu thụ, do đó mỗi giống lúa trồng tăng hay giảm do

khả năng tiêu thụ của chúng. Hiện nay trên thế giới rất đa dạng giống lúa trồng,
có khoảng 400.000 giống lúa khác nhau và thường xuyên được trồng
khoảng 40.000 giống.
Bộ giống lớn nhất từ IRRI ở Philippines với khoảng 100.000 giống trong
ngân hàng gen. Mỗi quốc gia còn giữa lại một số giống lúa của riêng mình, tuy
19


nhiên hiện nay có trên 95% các giống lúa mùa địa phương đã bị tuyệt chủng và mất
đi vĩnh viễn như các giống lúa mùa chịu ngập và các giống lúa nổi ở Việt Nam.
Gạo thơm có mùi thơm và hương vị xác định, các giống gạo thơm chất
lượng cao còn rất ít ở các nước Châu Á như gạo thơm Thái Lan, gạo
Basmati, Patna ở Nam Á, gạo Nàng thơm Chợ Đào ở huyên Cần Đước, tỉnh
Long An-Việt Nam, và một số giống lúa thơm cải tiến của Mỹ như Jasmin 85,
Texmati…
Cây lúa mới của Châu Phi cho năng suất cao và thích nghi môi trường khô
hạn là một triển vọng mới để cải thiện năng suất lúa và bảo đảm an ninh lương
thực ở Tây Phi.
Hàng loạt giống lúa cải tiến chất lượng cao và các giống cao sản được tạo
ra từ IRRI và nhiều Viện nghiên cứu, trường Đại Học đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của cuộc cách mạng xanh trên toàn cầu.
Những cố gắng mới đầu tư vào cây lúa lai siêu năng suất cao của Trung
Quốc, cây lúa Super rice và cây lúa C4 của IRRI đang được triển khai với những
thành quả phấn khởi trong bước đầu.
Trong sự hiện diện của phân bón nitơ và quản lý cây trồng thâm canh,
những giống lúa mới này làm tăng năng suất gấp 2-3 lần so với các giống lúa
mùa truyền thống.
Có rất nhiều giống lúa đáp ứng những yêu cầu về khẩu vị ở mỗi vùng khác
nhau trên thế giới. Do tầm quan trọng của gạo như một loại lương thực chủ yếu,
sản xuất lúa gạo còn gắn liền với những nền văn hóa trồng lúa lâu đời ở nhiều

khu vực khác nhau trên thế giới. Ở các nước trồng lúa truyền thống, nghề trồng
lúa gắn liền với nền văn hóa địa phương như xóm làng, lễ hội…Ngày nay nghề
trồng lúa phù hợp với các quốc gia đang phát triển vì sự mưu sinh của đông đảo
lực lượng nông dân. Thường được duy trì và phát triển ở các quốc gia vùng
nhiệt đới, có lượng mưa cao và chi phí lao động thấp.
Mặc dù các giống lúa trồng phát sinh từ Châu Á và Châu Phi, nhưng hiện
nay cây lúa được phát triển ở tất cả các Châu lục khác có điều kiện khí hậu và
thời tiết thích hợp. Ví dụ cây lúa ngày nay còn được mở rộng sang Châu Mỹ,
Châu Âu và Châu Úc. Việc di cư dân số giữa các khu vực, các Châu lục, dân số
gia tăng và thương mại hóa toàn cầu làm cho cây lúa ngày càng mở rộng diện
tích trồng ở những nơi có điều kiện nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực ở
mỗi nước trồng lúa và là nguồn thu nhập chính của đại đa số nông dân ở các
nước đang phát triển.
Ngày nay, phần lớn sản lượng lúa gạo thế giới được sản xuất ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar,
Philippies và Nhật Bản. Châu Á hiện nay vẫn còn chiếm 92% tổng sản lượng
20


lúa gạo của thế giới. Bình quân lượng gạo tiêu thụ đầu người trên thế giới tăng
thêm 40%. Lúa là cây trồng quan trọng nhất ở Châu Á. Ví dụ ở Campuchia có
90% của tổng số diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để trồng lúa.
Năng suất lúa từ dưới 1 tấn/ha ở vùng rất ít lượng mưa nhưng không được
tưới cho đến hơn 10 tấn /ha trong các hệ thống thâm canh có tưới nước ở vùng
ôn đới. Cây lúa phát triển trên nhiều hệ sinh thái khác nhau, những nơi trồng
được cây lúa thường trồng các loại cây khác không có hiệu quả ví dụ như ở các
đầm lầy.
2.2.2 Các kiểu môi trường phát triển của cây lúa
Trên thế giới hiện nay cây lúa được phát triển trên 4 kiểu môi trường chính,
đó là: Vùng chủ động tưới tiêu, vùng đồng bằng lệ thuộc nước trời, vùng cao lệ

thuộc nước trời và vùng đầm lầy ngập lũ sâu.
- Môi trường chủ động tưới tiêu
Trên thế giới, khoảng 80 triệu ha được tưới tiêu, vùng đồng bằng lúa cung
cấp 75% sản lượng lúa gạo của thế giới. Các vùng này còn là hệ thống sản xuất
lúa gạo quan trọng nhất cho an ninh lương thực thế giới, đặc biệt là ở các nước
châu Á. Cây lúa trồng trong điều kiện tưới tiêu chiếm khoảng 40% diện tích cây
trồng chủ động tưới tiêu và 30% diện tích vùng nước ngọt của thế giới.
Hiện nay, năng suất trung bình vùng chủ động tưới tiêu khoảng 5,4
tấn/ha. Tại các vùng khí hậu ôn đới, lúa chủ động tưới tiêu trồng duy nhất 1 vụ
trong năm với năng suất cao có thể đạt 8-10 tấn/ha trở lên.
- Môi trường đồng bằng lệ thuộc nước trời
Lúa vùng đồng bằng lệ thuộc nước trời phổ biến ở Châu Á và Châu Phi. Ở
vùng này cây lúa được trồng vào mùa mưa, dễ bị rũi ro do khô hạn, ngập úng và
gió, bão. Khoảng 60 triệu ha của cây lúa vùng đất lệ thuộc nước trời cung cấp
khoảng 20% sản lượng gạo của thế giới. Có khoảng 27 triệu ha lúa vùng thấp lệ
thuộc nước trời thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Khoảng 20 triệu ha có
thể bị ngập lụt không kiểm soát được, từ lũ quét trong thời gian tương đối ngắn
cho đến các khu vực nước ngập sâu có thể hơn 100 cm nước trong vài tháng.
Vùng thấp lệ thuộc nước trời là vùng tập trung đông đúc dân cư, là nơi có
nhiều người nông dân nghèo đói nhất thuộc khi vực Châu Phi, Nam Á, các bộ
phận của khu vực Đông Nam Á. Bởi vì môi trường trồng lúa rất khó khăn, chi
phí cao và sản lượng bấp bênh. Vùng này ít được đầu tư phân bón nên năng suất
rất thấp (1-2,5 tấn/ha) và đa số gia đình nông dân vẫn còn trong cảnh nghèo đói.

21


+

+


-

- Môi trường vùng cao lệ thuộc nước trời
Lúa nương được trồng trong điều kiện khô hạn trong hệ thống canh tác hỗn
hợp mà không có thủy lợi và không có cày bừa. Vùng này chiếm khoảng 14
triệu ha, với nhiều khó khăn gây ra năng suất thấp (thường chỉ có khoảng 1
tấn/ha), đóng góp chỉ có 4% tổng sản lượng gạo của thế giới. Khoảng 70% diện
tích lúa nương trên thế giới ở Châu Á. Có những vùng trồng lúa nương nổi tiếng
như ở vùng núi của Philippies, vùng núi ở tỉnh Hà Giang, ruộng lúa bậc thang ở
Sapa thuộc miền Bắc Việt Nam. Ở Trung và Tây Phi, vành đai lúa Châu Phi, các
khu vực miền núi chiếm khoảng 40% diện tích trồng lúa và sử dụng khoảng
70% nông dân trồng lúa của khu vực này.
- Môi trường ngập sâu theo mùa
Lúa ngập sâu hay lúa nổi thuộc loài lúa Châu Á (Oryza sativa) phát triển
trong điều kiện ngập nước sâu từ 50 cm trở lên với thời gian ngập ít nhất khoảng
một tháng. Có hơn 100 triệu người dân ở miền Nam và Đông Nam Á dựa vào
cây lúa nổi để sinh sống. Có hai dạng lúa chịu ngập là lúa cao cây truyền thống
và lúa nổi.
Lúa cao cây truyền thống là những giống được trồng ở những vùng vào mùa lũ
có độ sâu nước từ 50-100 cm trong khoảng thời gian vài tháng trong chu kỳ sinh
trưởng của chúng.
Lúa nổi phát triển trong nước sâu hơn 100 cm, thân có thể kéo dài 3-4 m tùy
theo độ ngập và phần lớn thân cây lúa bị dìm trong nước, cây lúa vươn khỏi mặt
nước nhờ các lóng của chúng chứa khí như những chiếc phao để phần trên ngọn
nổi trên mặt nước.
Lúa chịu ngập và lúa nổi được tìm thấy trong môi trường dễ bị lũ lụt, ở các
khu vực tích nước định kỳ vào mùa mưa lũ.
Các giống lúa Indica là những loại chính của cây lúa chịu ngập và lúa nổi,
mặc dù giống Japonica đã được tìm thấy ở Miến Điện, Bangladesh và Ấn Độ.

Ngày nay, lúa hoang ở Châu Mỹ được Zizania palustris không có liên quan
di truyền với hai loài lúa trồng Châu Á và Châu Phi được các Công ty Mỹ và
Canada vận động thổ dân Bắc Mỹ trồng để kinh doanh nguồn thực phẩm lúa
hoang dại cổ phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng.
Phát triển giống lúa mới của Châu Phi
Các nhà khoa học thế giới và Châu Phi đã thành công trong việc lai tạo ra
giống lúa mới của Châu Phi từ loài lúa Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa Châu
Phi (Oryza glaberrima) thích nghi trong điều kiện Châu Phi và năng suất tăng
khoảng 50% so với các giống lúa truyền thống, thời gian rút ngắn 30-50 ngày so
với giống địa phương, cho phép giống lúa mới này lan tỏa mạnh ở Châu Phi.
Tuy nhiên đây là các giống lúa lai chưa tiếp cận được đông đảo nông dân Châu
22


Phi vốn quen trồng lúa quảng canh lệ thuộc nước trời.
Giống lúa được nông dân Châu Phi cho là “cây trồng phép lạ” và đang tiếp
cận ngày càng phổ biến của giống lúa mới này. Đây là hy vọng cứu Châu Phi ra
khỏi nạn đói trầm kha và giúp bảo đảm an ninh lương thực ở Châu Phi trong
thời gian tới.
- Lúa có gạo hạt vàng
Hạt gạo thường có rất ít vitamin A, do đó, những người ăn cơm là chính có
nguy cơ thiếu hụt vitamin A. Các nhà nghiên cứu Đức và Thụy Sĩ đã tạo ra
giống lúa biến đổi gen để tạo ra giống lúa sản xuất ra beta-carotene, tiền chất
của vitamin A. Beta-carotene biến hạt từ màu trắng thành hạt gạo màu "vàng" và
giá trị quý giá của nó, vì thế có tên "Goldeen rice".
Beta-carotene được chuyển thành vitamin A ở con người khi tiêu thụ
gạo. Mặc dù một số giống lúa có sản xuất beta-carotene trong thân, lá nhưng
không được chuyển vị về hạt gạo như ở giống Goldeen rice tự sản xuất ra betacarotene ngay trong hạt lúa.
Loại gạo này đang được các quỷ nhân đạo giúp phát triển, vừa cải thiện
năng suất lúa vừa cung cấp chất vitamin A đang bị thiếu hụt trong bộ phấn dân

số thế giới ở những nước chậm phát triển và đang phát triển.
- Phát triển giống lúa lai và siêu lúa lai
Mục đích của công nghệ lúa lai năng suất cao là để tăng tiềm năng năng
suất lúa vượt trội hơn các giống lúa truyền thống bằng cách khai thác hiện tượng
ưu thế lai F1. Công nghệ này đã được phát triển thành công và được chấp nhận
rộng rãi bởi các nông dân ở Trung Quốc trong 25 năm qua.
Hiện nay, khoảng 15 triệu ha trên tổng số 30 triệu ha diện tích lúa ở Trung
Quốc được trồng bằng lúa lai. Trung Quốc đã sản xuất 103,5 triệu tấn (17% của
sản lượng lúa thế giới) tăng thêm 22,5 triệu tấn lúa mỗi năm do trồng lúa lai[5].
2.2.3 Tình hình phát triển sản xuất cây lúa ở Việt Nam
Để phát triển dịch vụ ở nông thôn, trước hết ta cần biết có những ngành
dịch vụ về nông nghiệp như thế nào? Dịch vụ trong nông nghiệp gồm: Dịch vụ
thủy lợi, dịch vụ điện, dịch vụ giống cây trồng vật nuôi, dịch vụ làm đất, dịch vụ
vật tư nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, dịch vụ
thú y, dịch vụ chế biến nông sản, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ bao tiêu đầu ra.
Hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tập thể cơ sở có chức năng hoạt
động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình xã viên và kinh doanh trong mọi lĩnh
vực sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản…Sau những năm chuyển đổi với các
mức độ khác nhau đã tổ chức một số hoạt động chủ yếu. Tuy nhiên, các loại
hoạt động dịch vụ trong hợp tác xã trong cả nước rất khác nhau. Những dịch vụ
23


mà thị trường cạnh tranh như vật tư nông nghiệp, thương mại tiêu thụ nông sản
thì thấp hơn rất nhiều, thậm chí nhiều địa phương các hợp tác xã không đủ điều
kiện để tổ chức hoạt động dịch vụ này.
Để có thể đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển và đòi hỏi trong phát triển
nông nghiệp hiện nay nhiều công ty và doanh nghiệp cũng như các cá nhân đã
hình thành và mở ra các loại hình dịch vụ đa dạng và cần thiết để phục vụ cho
quá trình phát triển sản xuất. Hàng ngàn các điểm cung cấp các dịch vụ nông

nghiệp ra đời đáp ứng được nhưng nhu cầu phát triển của nền nông nghiệp Việt
Nam.Việc phát triển dịch vụ nông nghiệp đã được các ngành quan tâm và các
doanh nghiệp cũng tích cực mở rộng đại lý phân phối trên địa bàn cả nước.
Chính điều này đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất chăn nuôi,
trồng trọt của người dân có những bước tiến nhanh chóng. Thời gian tới, dự báo
dịch vụ nông nghiệp sẽ tiếp tục có những bước tiến mới, mang lại niềm vui cho
nhà nông. Tuy nhiên bên cạnh đó thì các dịch vụ nông nghiệp hiện nay cũng còn
nhiều hạn chế. Một cán bộ đã công tác lâu năm trong ngành nông nghiệp phân
tích rằng “điểm khó khăn trong phát triển dịch vụ nông nghiệp là địa hình quá
phức tạp và khó khăn, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và nhỏ lẻ, chưa tập
trung”. Chính vì vậy, dịch vụ nông nghiệp như thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật, giống cây trồng, hay dịch vụ phân bón…vẫn đa phần dừng lại ở các khu vực
trung tâm như thành phố, thị trấn, thị tứ và trung tâm cụm xã. Tuy nhiên, nếu
đứng ở một góc nhìn khác, việc dịch vụ nông nghiệp chưa vươn tới được các
khu vực vùng sâu, vùng xa lại là một trong những nguyên nhân làm chậm quá
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi tập trung an toàn, phát
triển sản xuất tiên tiến tại các địa phương này[15].
Cùng với các đại lý, tổ chức cung cấp dịch vụ nông nghiệp thì hiện nay các
doanh nghiệp cũng đang tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ nông nghiệp,
như một số doanh nghiệp cung ứng phân bón và giống cây trồng. Thêm vào đó
là sự ra đời của các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn các địa phương, giải
quyết đáng kể nhu cầu về vật tư nông nghiệp cho người dân. Không chỉ vậy,
trong tương lai không xa, ngay cả đội ngũ khuyến nông viên cơ sở cũng sẽ tham
gia cung ứng dịch vụ nông nghiệp. Trong đề án nâng cao chất lượng khuyến
nông, thì mỗi khuyến nông viên cũng phải là một “đại lý di động” trong việc
cung ứng dịch vụ nông nghiệp đảm bảo chất lượng. Đây là một tín hiệu đáng
mừng đối với mạng lưới dịch vụ nông nghiệp trên cả nước. Tin tưởng rằng, thời
gian tới dịch vụ nông nghiệp sẽ có những bước tiến mới, gắn liền với đó là chất
lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên, còn giá cả sẽ có xu hướng
giảm, bởi sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng. Điều quan trọng nhất chính

24


là, với sự phát triển của mình, mạng lưới dịch vụ nông nghiệp sẽ góp phần thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh theo hướng tập trung, với quy mô lớn
và hiệu quả kinh tế cao, mang lại niềm vui cho nhà nông.
Đối với dịch vụ trong sản xuất lúa
Lúa là cây trồng chủ đạo, là cây lương thực chủ yếu của nước ta. Chính vì
vậy, hiện nay sản xuất lúa cũng như các loại hình dịch vụ liên quan trực tiếp đến
sản xuất lúa đang được quan tâm và chú trọng đầu tư. Không chỉ của các cấp
chính quyền nhà nước mà các doanh nghiệp, các công ty cũng đang đầu tư chú
trọng quan tâm tới các dịch vụ phục vụ trong sản xuất lúa đặc biệt là trong thời
kỳ mà vấn đề xâm nhập mặn và hạn hán đang xảy ra trên cả nước. Nhận thức
được sự cần thiết trong việc duy trì diện tích sản xuất lúa đến năm 2020 là 3,8
triệu ha thì vai trò của các dịch vụ cho cây lúa là vô cùng cần thiết. Bởi vậy các
HTX, các doanh nghiệp đang chuyển sang kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho
sản xuất lúa.
Hiện nay, tính bình quân có khoảng vài trăm các doanh nghiệp, HTX cung
cấp các loại hình dịch vụ trong một tỉnh ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên các dịch
vụ này đang mang tính nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông
nghiệp. Các dịch vụ chủ yếu là dịch vụ giống, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ
cho sản xuất và thường tập trung ở những vùng có điều kiện giao thông thuận lợi
còn những vùng mà giao thông đi lại không thuận lợi, khó khăn thì các loại hình
dịch vụ người sản xuất hầu như chưa tiếp cận được. Đặc biệt, với thực tế hiện
nay của sản xuất lúa, dịch vụ làm đất chưa đáp ứng kịp thời cho việc gieo sạ
đúng thời vụ. Còn ít các HTX, doanh nghiệp kinh doanh trong khâu làm đất. Đối
với dịch vụ bao tiêu đầu ra cho người dân yên tâm sản xuất cũng còn rất yếu.
Hầu hết các doanh nghiệp liên kết phục vụ thường về giống, kỹ thuật, phân bón
là chủ yếu chưa chú trọng tới việc thực hiện dịch vụ bao tiêu đầu ra lúa vào cuối
vụ[15].

Như vậy, có thế thấy sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo xu
hướng hàng hóa quy mô lớn. Hiện nay nhu cầu về các dịch vụ phục vụ nông
nghiệp nói chung và đối với cây lúa nói riêng là vô cùng cần thiết. Mặc dù đã có
nhiều điểm, HTX, doanh nghiệp tổ chức kinh doanh dịch vụ nông nghiệp nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Cần phải có những chính sách để
khuyến khích các doanh nghiệp các tổ chức kinh doanh lĩnh vực này tạo điều
kiện cho nông nghiệp phát triển hơn.
2.2.4 Tình hình cung cấp dịch vụ lúa giống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng
Ngãi nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ phục vụ nông nghiệp ra đời. Là một trong
25


×