Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn nông hộ ở xã quảng minh, thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.12 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi - Thú y

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp để phát
triển chăn nuôi lợn nông hộ ở xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn,
tỉnh Quảng Bình

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thái Sơn
Lớp: Cao đẳng Chăn Nuôi 47
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đàm Văn Tiện
Bộ môn: sinh lý – giải phẫu

NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi - Thú y

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp để phát
triển chăn nuôi lợn nông hộ ở xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn,
tỉnh Quảng Bình



Sinh viên thực hiện:
Lớp: Cao đẳng Chăn Nuôi 47
Thời gian thực tập: Ngày 18/01/2016 – 24/04/2016
Địa điểm thực tập: Xã Quảng Minh- thị xã Ba Đồn-Tỉnh
Quảng Bình
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đàm Văn Tiện
Bộ môn: sinh lý – giải phẫu

NĂM 2016


Lời cảm ơn
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này tôi xin chân
thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y,
trờng Đại học Nông Lâm Huế đã truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trờng.
Cám ơn thầy giáo PGS.TS. Đàm Văn Tiện và đề tài
cấp bộ đã giúp đỡ và tài trợ cho nghiên cứu này. Đặc biệt
xin gửi lời cám ơn tới thầy PGS.TS. Đàm Văn Tiện đã
cung cấp các bản dịch thuật và tận tình trực tiếp hớng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận
này.
Chân thành cảm ơn UBND xã Quảng Minh thị xã
Ba Đồn tỉnh Quảng Bình và ngời dân địa phơng đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực tập ở địa phơng.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngời
thân, bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn !


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng năng lượng, đạm (Protein) và khoáng trong một số
loại nguyên liệu sẵn có trong địa phương........................................................14
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của lợn nái hậu bị và lợn
nái( tính cho 1kg vật chất khô).........................................................................20
Bảng 2.3: Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của lợn thịt( tính cho 1kg vật
chất khô).............................................................................................................21
Bảng 2.4: Diễn biến số lượng đàn lợn thế giới................................................22
Bảng 2.5: Tình hình chăn nuôi của Việt Nam năm 2005– 2013....................23
Bảng 4.1: Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm của Quảng Bình.........26
Bảng 4.2.: Một số cây trồng chính thông qua khảo sát tại địa phương........29
Bảng 4.3: Các loại gia súc tại địa phương.......................................................29
Bảng 4.4: Một số thông tin chung về tiềm năng sản xuất chăn nuôi ở nông
hộ tại địa điểm nghiên cứu................................................................................30
Bảng 4.5: Kiểu chuồng trại...............................................................................32
Bảng 4.6: Cơ cấu giống lợn...............................................................................33
Bảng 4.7: Cơ cấu đàn lợn..................................................................................33
Bảng 4.8 : Trọng lượng xuất bán lợn...............................................................34
Bảng 4.9: Hình thức mua bán lợn tại địa phương..........................................35
Bảng 4.10: Giá mua bán lợn tại địa phương nghiên cứu...............................36
Bảng 4.11: Khó khăn gặp phải trong đầu ra...................................................37
Bảng 4.12: Giải pháp xử lý khi lợn mắc bệnh.................................................38
Bảng 4.13: Tình hình tiêm phòng cho lợn.......................................................39
Bảng 4.14: Tỷ lệ lợn con chết trong thời gian nuôi.........................................40
Bảng 4.15 Đánh giá mức độ khó khăn trong chăn nuôi.................................41
Bảng 4.16 Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn nái chửa và nái nuôi con
.............................................................................................................................45

Bảng 4.17 Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn lai nuôi thịt..................45
Bảng 4.18: Công thức phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn đến khi cai
sữa( tính cho 100kg thức ăn)............................................................................46
Bảng 4.19: Mục đích sử dụng các loại thức ăn xanh.....................................50


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
4.1.1Điều kiện tự nhiên..................................................................................................26
4.1.2Đặc điểm khí hậu...................................................................................................26
4.2Tình hình phát triển kinh tế tại xã Quảng Minh..........................................................27
4.2.1Tình hình sản xuất nông nghiệp.............................................................................27
4.2.2Hiện trạng chăn nuôi ở xã Quảng Minh..................................................................30

Đồ thị 4.1: Nguồn thu nhập của gia đình........................................................31
Đồ thị 4.2: Trọng lượng xuất bán lợn ở xã Quảng Minh...............................35
Đồ thị 4.3: Khó khăn gặp phải trong đầu ra...................................................37
Đồ thị 4.4: Giải pháp xử lý khi lợn bị mắc bệnh.............................................38
Đồ thị 4.5: Tình hình tiêm phòng cho lợn.......................................................39


MỤC LỤC
4.1.1Điều kiện tự nhiên..................................................................................................26
4.1.2Đặc điểm khí hậu...................................................................................................26
4.2Tình hình phát triển kinh tế tại xã Quảng Minh..........................................................27
4.2.1Tình hình sản xuất nông nghiệp.............................................................................27
4.2.2Hiện trạng chăn nuôi ở xã Quảng Minh..................................................................30


Phần 1: Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp giữ một vị trí hết sức
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt, ngành Chăn nuôi
nói chung và ngành Chăn nuôi lợn nói riêng đang trên đà phát triển và dần trở
thành ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp. Trong những năm gần đây
ngành Chăn nuôi lợn đã cung cấp một lượng thịt lớn cho tiêu dùng trong nước
và đóng góp một phần đáng kể cho xuất khẩu. Đồng thời cũng thúc đẩy các
ngành khác phát triển như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, trồng trọt, thuỷ
sản,… Trong tình hình Chăn nuôi đang phát triển mạnh như hiện nay ở nước
ta, đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thì việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào áp dụng trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm là một yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện ngay như: Các biện pháp
nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, kiểm soát dịch bệnh, quản lý giết mổ…nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng còn
gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do người dân chủ yếu vẫn chăn nuôi theo
hình thức nông hộ nhỏ lẻ không tập trung nên khi xảy ra bệnh dịch khó kiểm
soát gây thiệt hại lớn, ngoài ra chi phí thức ăn cao và đầu ra sản phẩm không ổn
định do mất cân đối về cung-cầu cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Xã Quảng Minh là một xã thuần nông ở phía Tây Nam thị xã Ba Đồn tỉnh
Quảng Bình.Địa bàn xã Quảng Minh nằm cách 35 km TP Quảng Bình. Nghề
chăn nuôi lợn ở xã Quảng Minh đã có và phát triển từ lâu đời tuy nhiên vẫn chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân còn chưa mang tính bền vững chọn lọc
chưa phát huy hết được tiềm năng sẵn có của địa phương. Còn gặp nhiều khó
khăn liên quan tới các vấn đề như giá cả thức ăn, thuốc thú y, vốn đầu tư, các
yếu tố kỹ thuật, rủi ro dịch bệnh…Và cần phải khắc phục được các yếu tố đồng
thời tận dụng triệt để được những tiềm năng sẵn có ở địa phương để trở thành
vùng chăn nuôi lớn cung cấp được sản phẩm có chất lượng cao và sạch bệnh cho
các thị trường tiêu thụ lớn.
Do đó, xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế bền vững chăn nuôi lợn.
Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải

pháp để phát triển chăn nuôi lợn nông hộ ở xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn,
tỉnh Quảng Bình” với mục đích thu thập những phản hồi của các chủ hộ nuôi
lợn về những khó khăn hiện nay của người nuôi lợn và những cơ sở cho việc
1


phát triển tiềm năng chăn nuôi ở địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp kỹ
thuật nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho người dân và đi liền với kế hoạch
phát triển của địa phương ở vùng nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi lợn ở nông hộ tại xã Quảng Minh (một
vùng thuần nông kinh tế chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt) từ đó có thể đưa ra
các biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm phát triển các mô hình chăn nuôi ở nông hộ
sao cho có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

2


Phần 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1Một số giống lợn tại Việt Nam

a.

Giống lợn nhập nội

- Giống Yorkshire: lợn Yorkshire là một trong những giống lợn trắng cổ
gốc Anh, vùng Yorkshire. Lợn sắc lông trắng, có hình dạng thân dài, lung rộng;
đầu dài trán rộng, trắc diện hơi lõm, có 2 loại lớn bé: Đại Bạch và Tiểu Bạch. Ở
nước ta đã nhập lợn Đại Bạch ở Liên Xô cũ. Con đực trưởng thành có trọng

lượng 350-380kg, dài than 170-185cm; con cái trưởng thành có trọng lượng
250-280kg. Số con trên 1 lứa là 10-12 con. Có lứa đạt 17-18 con. Lợn hướng
kiêm dụng về thịt và nạc.
- Giống Landrace: lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, lợn có màu
lông trắng tuyền, mình dài, tai to, rủ úp về phía trước; bụng gọn không sâu, 4
chân mảnh dẻ đẹp. Lợn đực trưởng thành nặng 300-320 kg. Lợn cái có 12-14 vú,
nặng 220-250 kg, lợn có mức tang trọng 750-800g/ngày, có độ dày mỡ ở xương
sườn 10 là 3,09cm, tỷ lệ nạc 56% trở lên. Ở Việt Nam lợn Landrace được nhập
từ CuBa vào năm 1978 và những năm 1985-1986 nhập lợn từ Bỉ và Nhật Bản.
- Giống Hampshire: lợn Hampshire có nguồn gốc từ Mỹ, lợn có màu da
lông đen. Một vành lông da trắng vắt qua vai bao gồm cả chân và trước ngực,
mình ngắn tai đứng, lưng hơi cong. Khả năng tăng trọng 730g/ngày. Đọ dày mỡ
lưng ở sườn 10 là 2,31 cm, diện tích thăn là 33,66 cm 2. Đây là một giống lợn
hướng nạc
- Giống Duroc: lợn Duroc có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, lợn được nhập vào
nước ta từ năm 1976; lợn có màu lông hung đỏ toàn thân, mõm đen, tai đứng;
lợn có khả năng tăng trọng 785g/ngày, độ dày mỡ lưng ở sườn 10 là 3,09 cm,
diện tích cơ thân 30,45 cm2, khả năng sinh sản 9,3 con/lứa.
- Giống Pietrain: lợn Pietrain có xuất xứ từ Bỉ, lợn có toàn thân màu trắng
và có nhiều đốm xám trên không ổn định, đầu nhỏ tai dài, tai to hơi vểnh, cổ to
và chắc chắn, toàn thân trông như hình trụ đây là 1 giống tiêu biểu hướng nạc.
Lợn có khả năng sản xuất tốt có thể đạt 66,7% nạc trong thân thịt, lợn nái có khả
năng sinh sản tương đối tốt, lợn để trung bình 9-11con/ lứa, 1 năm đạt 1,7-1,8
lứa/năm.
- Giống lợn Cornwall: Chúng có nguồn gốc từ vùng Cornwall, phía Nam
nước Anh được hình thành vào khoảng 1824-1825, được tạo thành bởi quá trình
3


lai tạo giữa giống lợn Berkshire với Lợn Trung Quốc. Toàn thân lợn có màu đen

tuyền, đầu nhỏ và dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ – dài, mình dài, vailưng-mông-đùi phát triển,g iống lợn này có tỷ lệ mỡ khá cao. Lợn có khả năng
tăng trọng từ 500-600 g/ngày, 7 tháng tuổi Lợn thịt có thể đạt 90–100 kg. Khi
trưởng thành con đực nặng 300 kg, con cái 220–240 kg. lợn đẻ trung bình 9-10
con/lứa,1 năm đạt 1,4-1,5 lứa/năm.
b.giống lợn bản địa
- Giống Móng Cái: là giống lợn nội có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Ninh, lợn
Móng Cái chia ra hai nòi khác nhau: nòi xương nhỡ (nhân dân quen gọi là
xương to) và nòi xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này là:
Nòi xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, mỏng chẽ nhìn như 4
ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140- 170 kg,
có con tới 200 kg, xuất hiện động dục chậm hơn, cỏ thể từ 7-8 tháng mới bắt
đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10- 12 con/ lứa.
Nòi xương nhỏ: Mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to
chụm lại, mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dỏng lên trên, tầm vỏc bé, khối lượng 85kg
là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số cỏ 12 vú, số ít cỏ 14 vú, số con đẻ trung
bình 8-9 con/1ứa.
- Giống lợn Ỉ: lợn có xuất xứ từ miền Bắc Nam Định, phổ biến 2 loại: Ỉ
Mỡ và Ỉ Pha:
+ Lợn ỉ mỡ: Lợn ỉ mỡ cũng có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa,
một số có lông rậm (lông móc) như ỉ pha. Đầu hơi to, khi béo trán dô ra, mặt
nhăn nhiều, nọng cổ và má sệ từ khi lợn 5-6 tháng tuổi, mắt híp, mõm to bè và
ngắn, môi dưới thường đài hơn môi trên, lợn nái càng già mõm càng dài và cong
lên nhưng luôn ngắn hơn ỉ pha. Vai nở, ngực sâu, thân mình ngắn hơn ỉ pha,
lưng võng, khi béo thì trông ít võng hơn, bụng to sệ, mông nở từ lúc 2-3 tháng,
phía sau mông hơi cúp. Chân thấp hơn ỉ pha, lợn thịt hoặc hậu bị có hai chân
trước thẳng, hai chân sau hơi nghiêng, lợn nái thì thường đi chữ bát, hai chân
sau yếu.
+ Lợn ỉ pha: Lợn ỉ pha có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một
số có lông rậm lông móc). Đầu to vừa phải, trán gần phẳng, mặt ít nhăn, khi béo
thì nọng cổ và má chảy sệ, măt lúc nhỏ và gây thì bình thường nhưng khi béo thì

híp. Mõm to và dài vừa phải, lợn nái càng già mõm càng dài và cong lên. Vai nở
vừa phải, từ 8-9 tháng vai bằng hoặc lớn hơn mông, ngực sâu. Thân mình dài

4


hơn so với ỉ mỡ, lưng đa số hơi võng, khi béo thì trông phẳng, bụng to, mông lúc
nhỏ hơi lép về phía sau, từ 6-7 tháng mông nở dần. Chân thấp, lợn thịt 1 hoặc
hậu bị thì hai chân trước tương đối thẳng hai chân sau hơi nghiêng lợn nái thì
nhiều con đi vòng kiềng hoặc chữ bát.
- Giống lợn Sóc: lợn Sóc được nuôi ở hầu hết các buôn làng của đồng bào
các dân tộc Êđê, Gia-rai, Bana, Mơnông… ở 4 tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia
Lai, Kon-Tum. Hình dáng lợn Sóc rất gần với lợn rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài,
hơi nhọn và chắc, thích hợp với đào bới kiếm thức ăn. Da của giống lợn này
thường dày, mốc, lông đen, dài, có bườm dài và dựng đứng. Chân nhỏ, đi bằng
móng rất nhanh nhẹn. Lợn Sóc có tầm vóc nhỏ, dáng hoang dã, thích nghi với
việc thả rông tự tìm kiếm thức ăn. Tốc độ sinh trưởng chậm và phụ thuộc nhiều
vào nguồn thức ăn kiếm được. Khối lượng ở 1 năm tuổi chỉ đạt 30-40 kg, tăng
trọng chỉ khoảng 100g/ ngày lợn Sóc có tuổi thành thục về tính muộn, thời gian
động dục lại sau đẻ dài dẫn đến khoảng cách hai lứa đẻ dài, thường chỉ được 1,1
– 1,2 lứa/năm, số con đẻ ra 1 lần ít.
- Giống lợn Mẹo: Lợn Mẹo được nuôi chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An,
tập trung nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Lợn Mẹo có tầm vóc khá
lớn, trường mình, phát triển cân đối. Lông da màu đen, da dày, lông dài và cứng,
thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng.
Đầu to, rộng, mặt hơi gãy, trán dô và thường có khoáy trán, mõm hơi dài, tai vừa
phải và hơi chúc về phía trước. Vai rộng, lưng dài rộng, phẳng hoặc hơi vồng
lên. Phần hông rộng và phẳng, mông rộng và chiều cao mông thường cao hơn
vai. Bụng lợn to, dài nhưng không sệ. Chân lợn cao, thẳng, vòng ống thô, đi
đứng trên hai ngón trước. Lợn Mẹo được nuôi chủ yếu trong điều kiện thả rông

quanh năm, ít được chăm sóc của con người nên tốc độ sinh trưởng chậm, thời
gian nuôi kéo dài, có khi đến 2-3 năm tuổi. Nhiều con lợn được nuôi trên 2 năm
có khối lượng lớn từ 200-300 kg.
- Giống Lang Hồng: Lợn Lang Hồng được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang (Hà Bắc cũ). Lợn Lang Hồng có khoang trắng không ổn định.
Lợn Lang Hồng thường có lưng võng, bụng xệ, càng lớn lại càng xệ, càng võng.
Vốn là loại lợn hướng mỡ nên càng béo càng di động khó khăn, chân đi cả bàn,
vú quét đất. Lợn Lang Hồng có đầu to vừa phải, mõm bé và hơi dài. Tai to,
đứng, hơi úp về phía trước, cổ ngắn, lưng dài và rộng tuỳ từng con, lưng võng,
có khi võng sâu tạo thành nếp nhăn từ lưng đến bụng. Bụng to và võng. Lợn có
chửa bầu vú quét đất, núm vú chìa ra, mông rộng và thẳng, gốc đuôi to và cao.
Bốn chân vừa phải, bụng xệ trông càng thấp, càng yếu, bàn chân đi chụm khi
5


còn non, khi lớn lên hơi choãi, móng sau có con có thể chạm đất, lông ngắn và
thưa, da hơi hồng. Mõm ươn ướt, mắt tinh nhanh, đuôi phe phẩy. Bụng có 12 vú,
ít con có vú lẻ, vú lép, nói chung đầu thẳng hàng dọc, cân đối hàng ngang.
c.giống lợn lai
- Giống lợn Ba Xuyên: Lợn Ba Xuyên tập trung nhiều ở huyện Vị Xuyên
tỉnh Sóc Trăng, và hiện nay cỏ rải rác ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền
Giang, Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp…Phần lớn lợn Ba
Xuyên cỏ cả bông đen và bông trắng trên cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau.
Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán cỏ nếp nhăn, tai to vừa và đứng.
Bụng to nhưng gọn, mông rộng. Chân ngắn, mỏng xoè, chân chữ bát và đi
mỏng, đuôi nhỏ và ngắn.
- Lợn thuộc nhiêu: Đây là con lai giữa lợn Bồ Xụ và lợn Yorkshire ở vùng
Thuộc Nhiêu, huyện Châu Thành và Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Lợn Thuộc
Nhiêu có lông màu trắng, có thể có vài đốm đen nhỏ. Đa số lợn có thể chất
thanh sổi, thân hình vuông, thấp, lưng hơi oằn, mông vai nở, chân thấp, yếu, đi

ngón, móng xoè, đuôi ngắn. Bình quân lợn đẻ 2 lứa/năm; số con sơ sinh trung
bình mỗi lứa 9,5 con.
2.1.2Sinh lý tiêu hóa hấp thu ở lợn
Lợn là gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn bao gồm
miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Bằng các
biện pháp: cơ học, hóa học và vi sinh vật học để biến những chất hữu cơ phức
tạp thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể lợn có thể hấp thu được. Khả năng
tiêu hóa của lợn với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ từ 80-85% tùy từng loại
thức ăn.[1]

6


2.1.2.1 Tiêu

hóa ở miệng

- Lợn có 44 chiếc răng bao gồm: 12 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 16
chiếc răng hàm trước, 12 chiếc răng hàm sau.
- Thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn trộn
với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần lớn
là nước (tới 99%) trong đó chứa enzyme amylase có tác dụng tiêu hoá tinh bột,
tuy nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy ra
nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch dạ
dày. Độ pH của nước bọt khoảng 7,3. [2],[1]
2.1.2.2 Tiêu

hóa ở dạ dày

- Dung tích dạ dày của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20

ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh.
- Thức ăn sau khi vào dạ dày chịu hai sự tác động cơ học và hóa học. Tác
động cơ học là sự co bóp của dạ dày nhằm nhào trộn, nghiền nát thức ăn và đẩy
thức ăn xuống ruột. Sự biến đổi hóa học của thức ăn do dịch vị của tuyến dạ dày
tiết ra. Các enzyme dạ dày bao gồm:
+ Men Pepsin: Khoảng 25 ngày đầu sau khi đẻ ra men pepsin trong dạ dày
lợn con chưa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong
dịch vị lợn con mới có HCl ở dạng tự do và men Pepsinnogen tiết ra ở dạng

7


không hoạt động mới được HCl hoạt hóa thành men pepsin hoạt động và men
này mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl ở dạng tự do nên lợn con dưới 25
ngày tuổi dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây ra triệu chứng
ỉa chảy phân trắng. Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở
dạng tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con.
+ Men Amilaza và Maltaza: Hai men này có trong nước bọt và trong dịch
tụy từ khi lợn con mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tính này còn thấp do
khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con còn kém, chỉ tiêu hóa được khoảng 50%
lượng tinh bộ ăn vào. Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số men có hoạt tính
mạnh như: Men trypsin là men tiêu hóa protein của thức ăn. Khi lợn con mới
sinh ra có hoạt tính của men Trypsin ở dịch tụy rất cao để bù đắp lại khả năng
tiêu hóa kém của men Pepsin trong dạ dày.
+ Men Catepsin có tác dụng tiêu hóa protein trong sữa. Men Lactaza có tác
dụng tiêu hóa đường Lacto trong sữa. Men này có hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn
con mới sinh ra và tăng cao nhất ở tuần thứ 2 sau đó hoạt tính giảm dần. [2]
2.1.2.3 Tiêu

hóa ở ruột non


- Dịch tụy bao gồm bicacbonat và đó là nhân tố chính giảm độ acid của
nhũ chấp trong tá tràng từ dạ dày xuống, ngoài ra trong dịch tụy còn chứa các
enzim giúp cho quá trình tiêu hóa tinh bột, protein, chất béo và các acid nucleic
như Trypsin, Chimotrypsin, Cacboxylpeptidaza .. .
- Lượng dịch tụy của lợn tiết ra thay đổi theo lứa tuổi của lợn tức lợn con
tiết ra dịch tụy thấp (500ml/ngày khi lợn con được 6 tuần tuổi) và tăng nhanh ở
lợn lớn.
- Dịch mật bao gồm các ion Na, K, Cl bicacbonat và chất hữu cơ chủ yếu
là muối mật (photpholipit, colesterol . . ) có pH = 7,31-7,93. Đặc điểm chính của
muối mật là có tính hoạt động bề mặt cao và là dẫn xuất của sterol. Ngoài ra
trong dịch mật chứa các lecithin chất này vào ruột được men Phospholipaza tụy
biến đổi thành Lycolecithin góp phần vào cắt chuỗi phân tử chất béo.
- Màng nhầy tá tràng có tuyến Brunner, các tuyến này tiết ra dịch với độ
kiềm rất cao pH =8,4-8,9. Dịch này kết hợp với dịch mật và dịch tụy giúp cho
quá trình trung hòa nhũ chấp xuống từ dạ dày, như vậy nú giỳp cho việc bảo vệ
thành ruột từ các chất chứa của dạ dày có độ acid rất cao. Lượng dịch ruột tiết ra
khoảng 15,8-17,3 ml/h (Florey và Lium,1940). [2]

8


2.1.2.4 Tiêu

hóa ở ruột già

- Trong ruột già có quá trình tiêu hóa Cellulo nhờ vào sự phân giải và lên
men của vi khuẩn của ruột già. Trong điều kiện bình thường, một ngày đêm thì
khẩu phần ăn cho lợn lớn cần 3.500 – 4000g Hydratcacbon trong đó có tới 2530% là Cellulo. Chỉ sau 16 ngày tuổi khi ăn thức ăn thực vật thì mới xuất hiện vi
khuẩn phân giải Cellulo ở manh tràng và kết tràng. Trong khẩu phần thì hàm

lượng Cellulo cao quá giới hạn thì làm giảm tỷ lệ tiêu hóa. Hàm lượng xơ thích
hợp nhất trong khẩu phần là 6-7% (theo sinh lý, sinh hóa ứng dụng trong chăn
nuôi, 1987). Ngoài ra, nó cũng có nhiệm vụ hấp thu lại một phần nước, khoáng
và các chất dinh dưỡng mà từ ruột non chưa hấp thu hết nhưng chủ yếu là hấp
thu lại lượng nước có trong thức ăn. [2]
2.1.2.5 Quá

trình tiêu hóa

Tiêu hóa và hấp thu là hai giai đoạn của quá trình trao đổi chất nó thực
hiện chức năng phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất
phức tạp chuyển biến thành những chất đơn giản mà cơ thể động vật có thể hấp
thu được. Trong quá trình trao đổi chất lợn không ngừng lấy thức ăn từ bên
ngoài để cung cấp vật chất và năng lượng cơ thể. Trong nguồn thức ăn có chứa
các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động sống bình thường. Những
chất dinh dưỡng này bao gồm Gluxit, Protein, Lipit, muối khoáng, vitamin và
nước. Những thành phần thức ăn trên vào cơ thể nhờ tác động của bộ máy tiêu
hóa biến đổi thành các chất đơn giản dễ hấp thu, chỉ có nước, muối khoáng và
vitamin là có thể hấp thu được ở dạng nguyên vẹn như ban đầu.
- Tiêu hóa Gluxit:
Gluxit là một hợp chất rất phổ biến trong tự nhiên và trong cơ thể sinh vật.
Thành phần mô bào thực vật có tới 80% vật chất khô (VCK) là gluxit nhưng ở
mô bào động vật ít hơn chỉ với 2%. Như vậy trong khẩu phần thức ăn của lợn thì
hàm lượng gluxit rất cao vì gần như 100% thức ăn cho lợn có nguồn gốc từ thực
vật. Gluxit có vai trò chủ yếu là cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong
cơ thể lợn đồng thời còn tham gia một phần nhỏ vào cấu trúc hóa học của cơ thể.
- Tiêu hóa protein:
Quá trình tiêu hóa protein ở lợn được thực hiện bởi men pepsin. Tuy
nhiên không phải hoạt động của men pepsin lúc nào cũng có hiệu quả vì men
pepsin mặc dù được tiết ra sau vài ngày khi lợn con mới sinh nhưng không có


9


tác dụng tiêu hóa protein do nó ở dạng không hoạt động được và quá trình thủy
phân protein mới diễn ra.
Ngoài ra, trong dạ dày cũn cú những men khác tham gia vào quá trình
thủy phân protein như catepsin, renin…
- Tiêu hóa mỡ:
- Các chất béo trong khẩu phần chứa các thành phần chứa các thành phần
chính là Tryglycerid và một số dạng khác như Photpholipit, Sterol, Estesrol. Các
thành phần này sẽ được thủy phân do các men của dịch tụy tiết ra . Quá trình
tiêu hóa mỡ còn nhờ sự tác dụng của dịch mật bao gồm các sắc tố mật
(Bilirubin), acid mật (acid colic, desoxicolic,glicocolic). [2]
2.1.2.6 Hấp

thu các chất dinh dưỡng

- Sự hấp thu ở các vị trí khác nhau sẽ có mức độ hấp thu khác nhau.
+ Ở miệng không có quá trình hấp thu thức ăn.
+ Ở dạ dày có sự hấp thu nước, glucoza, acid amin, chất khoáng song ít.
+ Ở ruột non: Lượng đường và protein đã được tiêu hóa, hấp thu tới 8587%. Ruột non cũng là nơi hấp thu khoáng và nước chủ yếu. Một ngày đêm có
thể hấp thu tới 23 lít nước.
+ Ở ruột già vẫn tiếp tục quá trình hấp thu nhưng ít.
- Trong cơ thể lợn có quá trình tiêu hóa vi sinh vật học do hoạt động của
hệ vi sinh vật rất phát triển.
- Quá trình lên men trong dạ dày diễn ra rất mạnh nhờ khu hệ vi sinh vật.
Theo A.M Strovoitop (1958) thì acid HCl tự do tiết ra ở vùng thân vị sau khi ăn
6 giờ thì nước bọt và dịch tiết có phản ứng kiềm. Đây là điều kiện thích hợp vi
sinh vật hoạt động lên men sinh ra các acid và tổng hợp acid amin. Muốn tạo

thành các acid này thì các vi sinh vật không những chỉ dùng Polysaccarit dễ tiêu
mà cả cellulo và Hemicellulo. Thức ăn sau khi vào dạ dày chưa bị dịch vị thấm
ngay nên tinh bột trong thức ăn được men Amilaza, Mantaza có trong nước bọt
thủy phân thành Mantoza và glucoza. Đặc biệt trong khu thượng vị và manh
nang do thiếu acid của dịch vị nên rất thích hợp cho sự tác dụng của các men từ
nước bọt chuyển xuống.
- Khi acid thấm vào thì hoạt tính của các men giảm dần và khi pH = 4 thì
hoạt tính của men ngừng hẳn. Cho nên trong dạ dày có hai quá trình phân giải
protein của dịch vị và quá trình phân giải tinh bột do men của nước bọt, Đường
10


sản sinh ra do quá trình phân giải tinh bột sẽ được vi khuẩn lên men sinh ra acid
hữu cơ. Lớp trên do thấm ít acid nên hàm lượng đường và các acid béo bay hơi
tương đối cao so với các lớp dưới. Cho nên cường độ của quá trình lên men
trong dạ dày có quan hệ mật thiết với tác dụng của dịch vị và quan hệ nghịch với
độ thấm của acid HCl tự do vào các lớp thức ăn. Càng xa bữa ăn thì lượng acid
hữu cơ trong dạ dày càng cao, sau khi ăn 10-12h thì dịch lọc của vật chứa trên
dạ dày có chứa lượng acid hữu cơ là 4,50 - 9,23 Meq/100ml gần bằng hàm
lượng trong dạ cỏ của trâu, bò.
- Khi hàm lượng HCl tự do cao thì tạo điều kiện thuận lợi cho men pepsin
hoạt động vì men này khi tiết ra ở dạng không hoạt động nhưng nhờ có HCl tự
do mà nó trở thành men hoạt động. Sau khi hấp thụ vào máu các acid acetic,
propionic, butylic được cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng cho cơ thể sử
dụng. Ngoài ra vi sinh vật còn tham gia vào quá trình phân giải protit.
- Theo Michel (1970) thì ảnh hưởng của khu hệ vi sinh vật ruột đến
chuyển hóa Nitơ ở vật chủ là kết quả của một loạt các phản ứng qua lai tạo ra
năng lượng và các sản phẩm vô dụng đối với vật chủ như acid amin, CO, NH . .
- Cuối cùng là sự hấp thu của dạ dày do đoạn trước của tá tràng tương đối
ngắn, nhũ chấp lại có phản ứng toan (pH= 4,55-4,7) nên đường và protit được

tiêu hóa, hấp thu mạnh ở dạ dày. Trong vòng 24 giờ thì tổng lượng hấp thu của
Gluxit là 19,5%, cường độ hấp thu nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ Gluxit trong
thức ăn. [2]
2.1.2.7 Những

yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa

- Loại thức ăn:
Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tiết dịch tiêu
hóa.Thức ăn nhiều nước sẽ làm giảm tiết nước bọt và dịch vị.
- Chế biến thức ăn:
Thức ăn được chế biến khác nhau thì khả năng tiết dịch vị tiêu hóa là khác
như thức ăn rang thì dịch vị tiết nhiều hơn so với thức ăn ngâm. Cho lợn ăn thức
ăn thức ăn sống thì dịch vị và dịch ruột cũng như hoạt lực cuả enzim cao hơn
thức ăn chín.
- Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phẩn:
Khi khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ gây ra hoạt động căng thẳng
của cơ quan tiêu hóa từ đó dẫn đến hiện tượng giảm đồng hóa thức ăn. Khi
khẩu phần có lượng protein thấp lúc đó sẽ làm giảm đồng hóa hoá thức ăn.
11


Khẩu phần có lượng protein cao thì lượng dịch được tiết ra càng nhiều để
tăng cường tiêu hóa.
- Phương thức cho ăn:
Cách cho ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thông qua lượng dịch tiêu
hóa tiết ra bị thay đổi. Nếu cho lợn ăn nhiều bữa và cho ăn khô sẽ làm tăng
lượng dịch tiêu hóa.
- Ngoài các yếu tố thức ăn đã trình bày trên thì các yếu tố về điều kiện môi
trường cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa của lợn. [2]

2.1.3Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn và một số nhóm thức ăn chính
2.1.3.1 Vai trò thức ăn trong chăn nuôi lợn
Thức ăn là nguồn cung cấp chính các chất dinh dưỡng như năng lượng,
protein (các acid amin), các chất khoáng, các acid béo, vitamin để lợn sinh
trưởng, phát triển và sản xuất. Việc thiếu hụt hoặc mất cân đối các chất dinh
dưỡng do cung cấp từ thức ăn sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng đối với lợn nói
chung, lợn sinh sản nói riêng, cụ thể như sau:
- Thiếu năng lượng: Lợn sinh trưởng, phát triển chậm, năng suất và chất
lượng sữa kém, lượng tinh dịch ít. Lợn con sơ sinh có khối lượng nhỏ.
- Thiếu protein: Lợn sinh trưởng, phát triển chậm, tích luỹ nạc kém; năng
suất và chất lượng sữa, lượng tinh dịch ít. Lợn con sơ sinh có khối lượng nhỏ.
- Thiếu khoáng: Lợn con xương phát triển kém, dễ bị bệnh còi xương. Lợn
chửa, lợn nái nuôi con dễ bị bại liệt.
- Thiếu vitamin: Lợn nái thụ thai kém, tỷ lệ chết phôi cao, sẩy thai; lợn
con sơ sinh giảm sức sống, dễ bị chết yểu, còi cọc, dễ mắc bệnh về thiếu máu, về
mắt, về da… [2]
2.1.3.2 Các nhóm thức ăn chính trong chăn nuôi lợn
- Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị
năng lượng cao từ 2.500 – 3.000 Kcal/ kg nguyên liệu (tính theo vật chất khô),
chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, thở, tiêu hoá thức
ăn…và góp phần tạo nên các sản phẩm (thịt, thai, sữa và tinh dịch…). Nhóm
thức ăn giàu năng lượng gồm có:
Hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng: Ngô, thóc, tấm, cám gạo…
Các loại củ: Sắn, khoai lang, khoai tây, dong riềng, củ từ,…

12


- Nhóm thức ăn giàu protein: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng
protein cao chủ yếu tổng hợp thành protein của thể. Nhóm thức ăn giàu protein

gồm có:
Thức ăn có nguồn gốc thực vật: Đậu tương, vừng, lạc, khô dầu (lạc, đậu
tương…)
Thức ăn có nguồn gốc động vật: Cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng
tằm, giun đất, …
- Nhóm thức ăn giàu khoáng: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng
các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương, tế bào và điều hoà
sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, đồng hoá thức ăn. Nhóm thức ăn giàu
khoáng gồm có:
Các loại từ tự nhiên: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, …
Các loại từ sản phẩm chăn nuôi, giết mổ gia súc: vỏ trứng, bột xương…
Hàm lượng khoáng trong khẩu phần thức ăn cho lợn quá mức quy định sẽ
gây ngộ độc cho gia súc
- Nhóm thức ăn giàu vitamin: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng
vitamin cao, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể; tăng năng suất
sinh sản và phòng ngừa bệnh. Nhóm thức ăn giàu vitamin gồm có:
Các loại rau, cỏ, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào…)
Ngoài ra còn có các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin
khoáng nhằm cung cấp cả chất khoáng và vitamin cho vật nuôi. [3]

13


Bảng 2.1: Hàm lượng năng lượng, đạm (Protein) và khoáng trong một số loại
nguyên liệu sẵn có trong địa phương
Tên nguyên liệu

NLTĐ

Đạm


Khoáng

(Kcal/kg)

(%)

(%)
Canxi Phốt pho

Ngô

3300

9,0

0,22

0,30

Tấm

3300

8,5

0,13

0,34


Cám gạo

2500

12,0

0,17

1,65

Thóc

2680

7,0

0,22

0,27

Bột sắn khô

3100

2,9

0,25

0,16


Khô đậu tương

2600

42,0

0,28

0,65

Khô dầu lạc

2700

42,0

0,48

0,53

Bột đậu tương rang

3300

39,0

0,23

0,63


Bột cá loại 1

2600

55,0

5,00

2,50

Bột cá loại 2

2450

40,0

7,30

1,70

Bột moi biển

2450

60,0

3,0

1,5


Bột tép đồng

2480

62,0

4,3

1,8

Bột ghẹ

1450

28,0

12,0

1,2

DCP

-

-

24,8

17,4


Bột vỏ don

-

-

33,2

-

Rau muống

270

2,1

0,12

0,05

Rau khoai lang

303

2,37

0,14

0,06


Bèo cái

196

1,2

0,09

0,04

Khoai nước

237

1,2

0,1

0,03

Nguồn: Kỹ Thuật Chăn nuôi lợn trong nông hộ

2.1.4Một số loại thức ăn sử dụng trong nông hộ
- Rau muống:

14


Được trồng và sử dụng ở nhiều vùng vì có năng suất và giá tri dinh dưỡng
cao. Rau muống sinh trưởng nhanh trong mùa mưa, kém chịu lạnh, trồng được

trên nhiều loại đất khác nhau: từ khô ẩm đến sình lầy...Thân rau muống tương
đối giàu protein, ít xơ, nhiều đường nên gia súc và đặc biệt là lợn rất thích ăn.
Trung bình 1kg chất khô chứa 180-280g protein, 150-200 g đường, 140-150g
xơ và cung cấp đến 2500-2600 Kcal trao đổi đối với lợn.
- Thân lá khoai lang:
Khoai lang ngoài mục đích trồng lấy củ là chính còn có thể trồng để cung
cấp thức ăn thô xanh cho vật nuôi. Thân lá khoai lang chứa hàm lượng tinh bột
thấp nhưng hàm lượng protein và xơ cao. Protein trung bình đạt 18% (tính theo
vật chất khô), hàm lượng xơ thô đạt 16-17%. Giá trị dinh dưỡng chủ yếu của
thân khoai lang là protein và vitamin.
- Gạo:
Thóc là hạt ngũ cốc chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Thóc được dùng
chủ yếu cho gia súc nhai lại và ngựa, gạo, cám được dùng cho người, lợn, gia
cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng hạt thóc, rất giàu silic và thanh phần chủ
yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11-13% protein thô và 10-15 lipit. Thóc
tách trấu có giá trị dinh dưỡng cao hơn, gia súc tiêu hoá và hấp thu dễ hơn. Gạo
có hàm lượng xơ 40-80 g/kg và protein là 70-80 g/kg, hàm lượng lyzin, arginin,
tryptophan trong gạo cao hơn ngô, nhưng hàm lượng các nguyên tố khoáng đa
lượng, vi lượng thấp hơn so với nhu cầu của gia súc, gia cầm.
- Ngô:
Ngô có năng lượng cao, lợn thích ăn, tỉ lệ tiêu hóa cao đến 85%. Ngô
vàng chứa nhiều sắc tố Oytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Do đó làm cho
lòng đỏ của trứng gà có màu sắc đậm hơn, làm cho mỡ lợn có màu đặc trưng
nên người tiêu dùng ưa chuộng. Ngô là loại thức ăn có tỉ lệ tiêu hóa năng lượng
cao, giá trị protein thấp và không cân đối acid amin. Ngô chứa 730g tinh bột/ kg
vật chất khô. Protein thô từ 8-13% (vật chất khô). Lipit của ngô từ 3-6%, chủ
yếu là các acid béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú acid linoleic. Ngô là
loại thức ăn giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt chứa 3200-3300 Kcal ME. Ngô còn
là loại thức ăn ngon miệng đối với lợn. Tuy nhiên thức ngô là loại thức ăn bị hạn
chế các acid amin như lysine và tryptophan, do vậy trong chăn nuôi cần chú ý bổ

sung những loại acid amin thiếu hụt này. Ngô dễ bị ẩm mốc sản sinh độc tố
Aflatoxin, không nên cho lợn ăn ngô mốc.
- Củ khoai lang:
15


Trọng lượng chất khô của củ khoai lang là 270-290 g/kg, biến động tùy
theo giống, mùa vụ thu hoạch, hàm lượng protein trong khoai lang rất thấp (3539 g/kg vật chất khô), nhưng lại giàu tinh bột và đường. Hàm lượng khoáng
trong củ khoai lang là 2,6 g Ca; 1,7 g P; 0,4 g Mg, 6 mg Zn; 1,7 mg Mn và 5 mg
Cu. Trong củ khoai lang cacbonhydrat chiếm tới 80- 90 % vật chất khô nhưng
tinh bột của củ khoai lang còn tươi khó bị amylaza phân huỷ. Củ khoai lang
được sủ dụng rất nhiều trong chăn nuôi lợn nông hộ
- Củ sắn :
Trong củ sắn tỉ lệ chất khô, tinh bột cao hơn củ khoai lang, còn tỉ lệ
protein, chất béo, chất khoáng thì thấp hơn củ khoai lang, trung bình 1 kg chất
khô chứa 22-28 g protein, 3-4 g chất béo và 600-800 g tinh bột. Trong củ sắn
tươi chứa nhiều độc tố (axid cyanuahydrid ), là chất độc với lợn, nên cần chế
biến để làm giảm hàm lượng độc tố trước khi dùng làm thức ăn cho lợn.
- Cám gạo:
Lượng cám thu được bằng 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số
thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng cám
thay đổi tuỳ theo hàm lượng trấu trong cám. Cám gạo là một nguồn phụ phẩm
rất tốt cho vật nuôi và dùng cám có thể thay thế một số loại thức ăn tinh trong
khẩu phần loài nhai lại và lợn.
Cám là sản phẩm có giá trị dinh, chứa 11-135 protein thô, 10-15% lipit
thô, 8-9% chất xơ thô, khoáng tổng số là 9-10%. Ngoài ra cám là nguồn vitamin
B phong phú.
- Sản phẩm phụ của ngành nấu rượu, bia:
Bã bia là loại thức ăn chứa nhiều protein (10,5-12,0 g/kg vật chất khô), xơ
thô (184-262 g/kg vật chất khô), nhưng năng lượng thấp (552-643 Kcal DE). Là

loại thức ăn an toàn cho hầu hết các loại vật nuôi, nếu trước khi cho ăn cần loại
thức ăn thừa để cho không bị chua. Bã bia là thức ăn cồng kềnh, năng lượng
thấp và thỉnh thoảng người ta mới sử dụng vổ béo bò. Bã bia không phải là thức
ăn thông dụng cho lợn, nhưng có thể sử dụng một lượng nhỏ trong khẩu phần
cho lợn trên 35 kg mà không ảnh hưởng đến sức sản xuất, lượng bã bia trong
khẩu phần cho lợn phụ thuộc vào tuổi, nhưng tối đa 50% protein trong khẩu
phần. Bổ sung bã bia, rượu khô có thể đến 13-14% trong khẩu phần, nếu cho lợn
ăn tươi thì 80-85% bã rượu, trộn thêm 10-12% cám, 5% bột cá, cho thêm một ít
bột xương.

16


- Sản phẩm phụ của ngành chế biến thuỷ sản:
+ Sản phẩm phụ của ngành chế biến tôm: là phụ phẩm từ công nghệ chế
biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Những sản phẩm này rất khác nhau về thành
phần cơ giới, bao gồm đầu tôm có cả nội tạng, vỏ và đuôi. Thành phần cơ giới
này phụ thuộc vào phương pháp chế biến và loại tôm. Theo Lê Đức Ngoan
(2000), tỷ lệ phụ phẩm của chế biến tôm chiếm 50% (30 - 55% theo khối lượng
tươi). Phụ phẩm của tôm giàu protein thô (20-60%), chitin (10-30%), chất béo
(2-10%) và khoáng (20-40%).
+ Sản phẩm phụ của ngành chế biến cá: Bột cá là loại thức ăn bổ sung
hoàn hảo cho gia súc, gia cầm, là loại thức ăn giàu protein và chất lượng protein
cao. Bột cá tốt chứa tới 50-60% protein, tỷ lệ acid amin, có nhiều acid amin
chứa lưu huỳnh. 1 kg bột cá có chất lượng tốt có 52 g lysine, 15-20 g
methionine, 8-10 g cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng 6-7%,
P khoảng 4%, giàu vitamin B1, B12, ngoài ra còn vitamin A và D. Tuy nhiên
chất lượng bột cá còn phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các bộ phận của cá đem
chế biến.[3],[9]
2.1.5Thức ăn bổ sung

Thức ăn bổ sung: là một chất hữu cơ hoặc một chất khoáng ở dạng tự
nhiên hay hỗn hợp, không giống với thức ăn khác ở chỗ không đồng thời cung
cấp năng lượng, protein, khoáng. Thức ăn bổ sung được đưa vào khẩu phần của
con vật với liều lượng hợp lý hoặc với liều rất thấp giống liều của thuốc. Thức
ăn bổ sung người ta thường phân thành những loại như sau: thức ăn bổ sung
protein; bổ sung khoáng; bổ sung vitamin và các loại bổ sung khác: kích thích
sinh trưởng, chất bảo vệ, bảo quản thức ăn, tạo mùi vị, thuốc phòng bệnh...
 Các acid amin công nghiệp:
- Các acid amin lizin, methionin, triptophan, arginin, valin, …là những
acid amin cần thiết cho cơ thể lợn tổng hợp nên protein. Nếu thiếu lizin và một
số acid amin nói trên trong khẩu phần ăn thì hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, lợn
sinh trưởng và phát dục chậm, năng suất chăn nuôi và sinh sản kém.
- Thông thường trong protein thực vật rất thiếu các acid amin cần thiết nêu
trên, vậy trong việc phối hợp khẩu phần ăn cho lợn, ngoài việc phối hợp cả
protein động vật và thực vật thì cũng cần thiết bổ sung một số acid amin cần
thiết từ bên ngoài.
 Premix khoáng:
17


- Trong cơ thể lợn có trên 20 chất khoáng gồm canxi, photpho, natri, kali,
magiê, lưu huỳnh, sắt, đồng, mangan, i-ốt, selen, coban, molyp-đen, flo, crom,
silic, kẽm, vanadi, thiếc, arsenic, …. Trong đó, 12 nguyên tố đầu là các chất
khoáng tham gia chức năng cấu tạo cơ thể và nhiều chức năng trao đổi khác, 8
nguyên tố tiếp theo chi phối nhiều đến sinh lý của lợn. Để đảm bảo lợn sinh
trưởng, sinh sản tốt cần đáp ứng đủ chu cầu về các chất khoáng nói trên.
- Thực tế để cơ thể lợn hấp thu một số chất khoáng theo tỷ lệ quy định (ví
dụ để đảm bảo cơ thể lợn hấp thu canxi và photpho tốt cần tỷ lệ 1,2 canxi/1
photpho). Trong đó phần lớn các loại thức ăn của lợn trong tự nhiên thường
thiếu và không cân đối các chất khoáng cần thiết; hoặc trong quá trình chế biến,

phối hợp thức ăn có một số thành phần của thức ăn này làm hạn chế phân giải
khoáng trong cơ thể của thức ăn kia (ví dụ khô dầu đậu tương có hàm lượng acid
phitic cao nên khi phối trộn thức ăn sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu kẽm trong
khẩu phần), … Vì vậy, đầu tư thức ăn cho lợn cần thường xuyên bổ sung một số
nguyên tố khoáng quan trọng là canxi, photpho, natri, clo (nguyên tố khoáng đa
lượng); sắt, kẽm, i-ốt, selen, đồng, man-gan (nguyên tố khoáng vi lượng).
 Premix vitamin:
- Vi tamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất bình thường của lợn. Cơ
thể lợn có thể tự tổng hợp được một số loại vitamin đủ đáp ứng nhu cầu, một số
vitamin khác phải lấy từ nguồn thức ăn.
- Nguồn thức ăn rau, cỏ, củ quả ngoài tự nhiên của lợn rất giàu vitamin,
nhưng phần lớn vitamin bị mất đi trong quá trình bảo quản, sấy khô, …do đó
cần bổ sung vitamin vào khẩu phần của lợn để đạt được năng suất tối ưu. [3]
2.1.6Thức ăn công nghiệp
Thức ăn công nghiệp là loại thức ăn được chế biến sẵn, gồm 2 loại: Thức
ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc.
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là loại thức ăn cho ăn trực tiếp, ở dạng
bột/viên có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của
lợn. Khi sử dụng không cần phối trộn them chất khác, không cần phải nấu chin.
- Thức ăn đậm đặc là loại thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,
thường ở dạng bột. Khi sử dụng cho lợn ăn cần phải trộn them với các nguyên
liệu sẵn có ở địa phương theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

18


- Khi mua cần chú ý ngày sản xuất hạn sử dụng và kiểm tra kỹ chất lượng
và cần phải sử dụng đúng loại thức ăn cho loại lợn theo hướng dẫn của nhà sản
xuất. [6]
2.1.7Nhu cầu dinh dưỡng của các loại lợn ở giai đoạn tuổi khác nhau

Các loại lợn ở các giai đoạn tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng rất
khác nhau. Người chăn nuôi lợn cần nắm vững nhu cầu đặc điểm nhu cầu dinh
dưỡng của từng loại lợn ở các giai đoạn để cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
cho lợn phát triển.
 Đối với lợn cái hậu bị:
- Lợn cái hậu bị cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chuẩn bị
cho cơ thể bước vào giai đoạn phối giống, mang thai và nuôi dưỡng lợn con.
- Nếu cho lợn cái hậu bị ăn quá nhiều tinh bột so với nhu cầu thì lợn sẽ
béo, dẫn đến nân sổi (không động dục) hoặc động dục thất thường, khó thụ thai,
tỷ lệ chết phôi cao dẫn đến đẻ ít con.
- Nếu cho lợn cái hậu bị ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng lợn sẽ bị gầy,
chậm hoặc không động dục, kéo dài tuổi phối giống lần đầu, không tích lũy đủ
cho cơ thể trong quá trình mang thai và nuôi con sau này. [6]
 Đối với lợn nái chửa:
- Lợn nái chửa cần được cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi bào thai
phát triển tốt. Thời gian chửa của lợn nái là 114 ngày(dao động từ 110-118
ngày), được chia thành 2 giai đoạn với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau dựa vào
mức độ phát triển của bào thai:
+ Giai đoạn chửa kỳ 1( từ khi phối đến ngày 84): Thức ăn phải đảm bảo
đủ số lượng và chất lượng để bào thai phát triển tốt và lợn mẹ tích lũy vào cơ thể
chuẩn bị cho thời kỳ nuôi con.
+ Giai đoạn chửa kỳ 2( từ ngày 85 tới khi đẻ): Lượng thức ăn cần cho lợn
nái chửa kỳ 2 tăng khoảng 25-30% so với chửa kỳ 1 để cung cấp đủ chất dinh
dưỡng nuôi bào thai phát triển. Thời kỳ này bào thai lớn nhanh( chiếm đến 6570% khối lượng lợn con sơ sinh). [6]
 Đối với lợn nái nuôi con
- Lợn nái nuôi con cần được cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì thể
trạng của bản thân và tiết đủ sữa nuôi con.

19



×