Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.38 KB, 88 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có những lợi thế về sản xuất lúa như: có nền văn hóa
trồng lúa nước lâu đời, đất đai màu mỡ, thời tiết, khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và
cận xích đạo thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa.Chính vì thế cây
lúa chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là bộ phận quan trọng
trong cơ cấu nông sản hàng hóa.Trong những năm qua, dưới sự nỗ lực của Đảng, nhà
nước, và các chính quyền địa phương bằng cách chuyển giao khoa học kỹ thuật, đổi
mới công nghệ chế biến, thiết bị, nghiên cứu ứng dụng... đã góp phần đưa ngành sản
xuất lúa gạo nước ta phát triển vượt bậc, rõ rệt chính là trở thành một nước xuất khẩu
gạo thuộc hàng top trên thế giới.
Góp phần tạo nên bước tiến vượt bậc trên chính là nhờ sự nỗ lức, tiến bộ trong
sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh và địa phương, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế - một
tỉnh thuộc vùng đất thuộc dải Trung bộ, với địa hình hẹp và kéo dài, có khí hậu thời
tiết khắc nghiệt, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn
hán những sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn đạt được những thành quả đáng kế, thị
xã Hương Trà cũng nằm trong những xu thế đó. Thị xã Hương Trà là một trong những
khu vực từ lâu đã gắn liền và luôn đi đầu trong hoạt động sản xuất lúa của tỉnh Thừa
Thiên Huế, đây là một vựa lúa lớn đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm, góp phần
không nhỏ cho sản lượng lúa toàn tỉnh đồng thời đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho
người nông dân, nâng cao đời sống và thu nhập của họ. Phần lớn đời sống của nhân
dân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Tuy nhiên, năng suất lúa trên địa bàn thị xã có
khuynh hướng tăng giảm không đồng đều. Sản xuất lúa nói riêng, sản xuất nông
nghiệp nói chung vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định do ảnh hưởng của các điều
kiện tự nhiên, thiên tai, giá cả lúa gạo không ổn định, thiếu trình độ kỹ thuật...
Khi xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ
khiến cho đất nông nghiệp bị giảm đi, vì thế để đáp ứng nhu cầu lúa gạo cho người
tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu trong điều kiện dân số tăng nhanh đòi hỏi sản xuất lúa
phải đạt năng suất cao. Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của lúa như:
thời tiết, phân bón, giống, công lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất lúa... từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa và giá cả của lúa trên thị


trường. Nhưng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở thị xã Hương Trà nói riêng và
1


Việt Nam nói chung, có thể thấy rằng trang thiết bị sản xuất được đầu tư chưa đồng
bộ, ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, học vấn còn thấp, thiếu tiếp cận thông
tin... dẫn đến sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả.
Từ đó, có thể thấy được, tính hiệu quả trong sản xuất là một vấn đề rất quan
trọng và đang được quan tâm, vì nó phản ánh kinh nghiệm và phương thức sản xuất và
cách thức mà các hộ nông dân có thể giảm chi phí đầu vào, tăng sản lượng đầu ra để
đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Xuất phát từ các thực tiễn trên, tôi đã
chọn: "Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu, phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa đồng thời đưa ra các biện
pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và chất lượng cho các hộ nông dân trên
địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kỹ thuật.
• Xác định mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa và mức hiệu quả trung
bình của các hộ nghiên cứu.
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.
• Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trên địa
bàn nghiên cứu, đồng thời làm căn cứ cho các chính quyền địa phương có chính sách
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực hiện có hạn, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chính
hiệu quả kỹ thuật trồng lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của một số

nông hộ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nông hộ trên địa bàn thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn thị
xã Hương Trà ở hai vụ đông xuân và hè thu năm 2015.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 18/01/2016 - 23/05/2016.
2


Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử sẽ được chọn làm cho
xuyên suốt cả đề tài.
• Phương pháp phân tích hồi quy tương quan.
• Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
o Chọn địa điểm điều tra: do thị xã Hương Trà rộng lớn nên tôi sẽ chọn 90 mẫu
dựa vào vị trí mảnh ruộng của họ so với hệ thống kênh thuỷ lợi. 30 mẫu của những hộ
ở đầu kênh, 30 mẫu ở giữa kênh và 30 mẫu ở cuối kênh. Thị xã Hương Trà có hệ
thống thủy lợi dẫn nước từ hồ chứa nước Khe Ngang là lớn nhất chạy qua 3 phường
Hương Hồ, Hương An, Hương Chữ nên tôi sẽ chọn 3 phường đó điều tra.
o Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 120 tương ứng với 120 hộ được
phân thành 3 nhóm hộ:
 Hộ sản xuất lúa ở đầu kênh thủy lợi: phường Hương Hồ.
 Hộ sản xuất lúa ở giữa kênh thủy lợi: phường Hương An.
 Hộ sản xuất lúa ở cuối kênh thủy lợi: phường Hương Chữ.
Tất cả các hộ trên sẽ được điều tra ngẫu nhiên không lặp.
o Thu thập số liệu
 Sơ cấp: tiến hành thu thập các thông tin về chi phí sử dụng để sản xuất lúa, các
thông tin liên quan đến quy mô đất đai hay nguồn lao động như tuổi, trình độ học vấn,
kinh nghiệm sản xuất lúa và các yếu tố kỹ thuật khác như tập huấn khuyến

nông....Việc điều tra được tiến hành thông qua thiết kế các phiếu điều tra hay bảng hỏi
phỏng vấn trực tiếp 120 hộ nông dân được lựa chọn ngẫu nhiên. Số liêu được làm cho
năm 2015.
 Thứ cấp: số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: trung tâm khuyến
nông khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế, trạm khuyến nông lâm ngư thị xã Hương Trà,
sách báo, mạng Internet... Số liệu thực hiện từ năm 2013 - 2015.
• Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thông qua trao đổi với các cán bộ,
người hướng dẫn tại trung tâm thực tập, những người có kinh nghiệm sản xuất giỏi,
lâu năm...
• Phương pháp hàm sản xuất biên SFPF (stochastic frontier production function)
là phương pháp chính được áp dụng cho đề tài này.
Trong bài khóa luận này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp
tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (stochastic frontier production function), hàm
này được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen va Broceck (1977),
và được phát triển bởi Battese (1992). Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng như sau:
3


Yi = f ( Xi ; β) exp (Vi - Ui )

(1)

Trong đó:
 Yi : là năng suất hoặc sản lượng trên hộ
 Xi : là yếu tố sản xuất đầu vào thứ i
 β: là hệ số cần ước lượng
 Vi : là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và được giả định
có phân phối chuẩn và độc lập với Ui
 Exp: lũy thừa cơ số e (cơ số tự nhiên)
 Ui : phần phi hiệu quả kỹ thuật được giả định lớn hơn hoặc bằng 0

o Nếu U= 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên (frontier),
tức đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối đa dựa trên các yếu tố, sản xuất và kỹ thuật
hiện có.
o Nếu U> 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới đường sản xuất biên (frontier),
tức năng suất, sản lượng thực tế (Yi) thấp hơn năng suất, sản lượng tối đa (Y*) và hiệu
số giữa Y* và Yi là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ
thuật càng thấp (Coelli và các cộng sự, 2005).
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng
suất hoặc sản lượng tối đa. TE được tính như sau:
TEi = Yi/Y* = f( xi, β ) exp ( Vi - Ui ) / f (xi, β ) exp (Vi) (2)
= exp (-Ui )
Trong đó
 Yi là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ i
F(xi;β) trong phương trình (1) là hàm sản xuất biên (Frontier production
function), có thể sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas hoặc Translog. Dựa vào đặc
điểm của số liệu trong nghiên cứu này và kết quả LR test, mô hình Cobb – Douglas
phù hợp hơn mô hình Translog, mô hình Cobb – Douglas với biến thời gian có dạng
sau:
LnYit = β0 + θt +

+

+ Vit - Uit (3)

Trong đó
o Yit là sản lượng lúa sản xuất được của hộ i ở mùa vụt năm 2015, t là biến thời
vụ (t= 1 là vụ Đông xuân, t = 2 là vụ Hè thu).
o Xjit (j=1, 2, ...,6) là các yếu tố đầu vào trong sản xuất bao gồm: X 1it lượng
giống trên 1 sào (kg/sào); X2it, X3it, X4it lần lượt là lượng phân đạm, lân, kali bón trên 1


4


sào (kg/sào); X5it là lượng thuốc bảo vệ thực vật (1000đ/sào); X6it là số lần nước tưới;
X7it là công lao động.
o Uit trong công thức (3) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (Technical inefficiency
function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả
kỹ thuật hay ngược lại là hiệu kỹ thuật. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:
TIEit = Uit = δ0 +

+ ζit

(4)

Trong đó
- TIEit là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i ở thời vụ t năm 2015.
- Zji (j=1,2,...,13) là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiêu quả kỹ thuật hoặc ngược
lại là hiệu quả kỹ thuật; bao gồm Z1 là tuổi chủ hộ, Z2 là trình độ học vấn ( số năm đi
học), Z3 là kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ (số năm thâm niên trồng lúa);Z 4 là số lao
động chính (người), Z5 là loại giống (biến giả; =1 giống khác, = 0 là khang dân KD),
Z6 là diện tích lúa (biến giả; 1= 5 sào trở lên, 0= khác),Z 7 là tập huấn kỹ thuật (biến
giả; 1= có, 0 = không), Z8 là khoảng cách từ ruộng đến kênh thủy lợi chính (biến giả,
1= 0,5 km trở lên, 0 = khác), Z9 là khoảng cách từ ruộng về nhà (biến giả, 1= 0,5 km
trở lên, 0 = khác), Z10ảnh hưởng của dịch bệnh (biến giả; 1 = có, 0 = không).
Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp
một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007).
• Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, frontier 4.1.
Một số hạn chế của đề tài
-Do thị xã Hương Trà khá rộng lớn, tôi chỉ lựa chọn ngẫu nhiên 90 hộ sản xuất
lúa điều tra, vì thế chúng là khá nhỏ so với tổng thể nên tính đại diện của mẫu điều tra

là chưa cao, trong quá trình làm có thể làm giảm ý nghĩa của mô hình hoặc có thể kết
quả có chút sai lệch.
- Việc điều tra gặp khó khăn vì số liệu của các hộ gia đình thường không ghi
chép lại mà chỉ mang tính gợi nhớ, có thể dẫn đến thiếu sót hoặc nhầm lẫn.

5


Kết cấu của đề tài
• Chương 1: tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
• Chương 2: hiệu quả kỹ thuật trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu.
• Chương 3: định hướng và giải pháp.

6


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất mức đầu
ra tối đa với một tập hợp các yếu tố đầu vào và các công nghệ cho trước.
Farrel (1957) là người đầu tiên đề cập đến khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kỹ
thuật.Ông giải thích hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ một
tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào cho trước.Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thuộc về
những người thực hành giỏi nhất. Ông sử dụng khái niệm đường đồng lượng đơn vị để
giải thích. Một vị trí có hiệu quả kỹ thuật là đạt được khi đạt được đầu ra tối đa có thể
khi cho trước một tập đầu vào X.
Định nghĩa chính thức của Koopman đưa ra vào năm 1951: "một nhà sản xuất

được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự
giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu
vào". Hay hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng đầu vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng.Hiệu quả kỹ thuật được xác định bởi phương pháp và
mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào.Việc lựa chọn các cách thức sử dụng các yếu tố
đầu vào khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức sản lượng đầu ra. Như vậy, một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất có khả năng đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Ở hình 1.1, giả sử có 1 hộ sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào biến đổi là X 1 và
X2 để sản xuất yếu tố đầu ra Y. Mức sử dụng 2 yếu tố đầu vào tối ưu về mặt kỹ thuật
nằm trên đường cong đồng lượng đơn vị SS' tương ứng với điểm M. Tức tại điểm này,
việc kết hợp 2 yếu tố đầu vào sẽ cho ra đầu ra tối đa, hay khi đó hộ sản xuất đạt hiệu
quả kỹ thuật hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế hộ hay lãng phí các yếu tố đầu vào, tức
điểm sản xuất của hộ đó nằm ngoài đường đồng lượng SS', chẳng hạn hộ sản xuất với
mức kết hợp đầu vào tại điểm N. Khi đó hiệu quả kỹ thuật là mức sản lượng tối đa mà
hộ đạt được khi kết hợp mức yếu tố đầu vào nhất định, được xác định theo định nghĩa
của Farrel là:
7


X2/Y
Y

TE=

S
N
M

A

R

M'
S'
O

A'

X1/Y
Y

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
Và hiệu quả phi kỹ thuật TIE (Technical Inefficiency) cho biết phần trăm khối
lượng đầu vào bị thâm dụng trong sản xuất hay nói cách khác là phần trăm chi phí đầu
vào có thể tiết kiệm được để sản xuất mức sản lượng hiện tại:
TIE = 1 - TE =
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vật chất của đầu
vào trong quá trình sản xuất.Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết 1
trang trại có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí vật chất cho một mức sản lượng
nhất định.Chúng ta có thể sử dụng đồ thị diễn tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
(hình 1.2) của quá trình sản xuất để minh họa cho khái niệm hiệu quả kỹ thuật, ở đây
là đường sản xuất biên của trang trại.
Đường sản xuất biên của trang trại PPF (Production Possibility Frontier) diễn tả
mối quan hệ giữa khối lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được từ một tập hợp nhất
định các yếu tố đầu vào ra trước.Như vậy, nó liên quan đến hoạt động của một hàm
sản xuất tối ưu.

8



PX/PY

Y

PPF

Y3

OLS

Y2

N

Y1

O

M

X1

X2

X

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
Giả sử người sản xuất sử dụng một khối lượng đầu vào tại X 1 và sản xuất ra
khối lượng sản phẩm tại M, tức Y 1.Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tối đa mà người
sản xuất có thể đạt được tại mức đầu vào đó với trình độ công nghệ hiện tại là Y 2. Như

vậy, hiệu quả kỹ thuật được xác định là:
TE =
Và khi đó hiệu quả phi kỹ thuật được xác định như sau:
TIE = 1 - TE =
Từ 2 mô hình minh hoạ về hiệu quả kỹ thuật, chúng ta thấy rằng hiệu quả kỹ
thuật là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng yếu tố vật chất của các đầu vào, cho biết
phần trăm khối lượng đầu vào mà người nông dân có thể tiết kiệm được mà không cần
phải giảm sản lượng hoặc phần trăm khối lượng sản phẩm có thể có thêm được mà
không cần đầu tư thêm chi phí.
Dựa trên những kinh nghiệm của Debreu và Koopman, Farrel cũng là người đầu
tiên đưa ra định nghĩa về đo hiệu quả kinh tế của một đơn vị sản xuất có tính đến nhiều
9


yếu tố đầu vào. Ông cho rằng hiệu quả của một đơn vị sản xuất gồm 2 thành phần hiệu
quả kỹ thuật (TE) - khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ một tập hợp nhất định
các yếu tố đầu vào cho trước và hiệu quả phân phối (AE) - phản ánh khả năng của
một đơn vị sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ tối ưu, khi giá cả tương ứng
của chúng đã biết. Khi kết hợp 2 giá trị này cho ta đo lường hiệu quả kinh tế (EE).
Hiệu quả phân phối
Là một bộ phận khác của hiệu quả kinh tế.Hiệu quả kỹ thuật không thể so sánh
trực tiếp các đầu ra được sản xuất bởi các tập đầu vào khác nhau, khi một tập đầu vào
có thể sản xuất một mức đầu ra giống nhau (hoặc tốt hơn) với ít hơn (hoặc nhiều hơn)
một đầu vào này nhiều hơn đầu vào khác. Do đó, hiệu quả phân phối đề cập đến khả
năng đạt được lợi nhuận tối đa ở một mức giá cho trước với những đầu ra và đầu vào
cho trước.
Hay hiểu một cách khác, hiệu quả phân phối là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong
mối quan hệ với giá của sản phẩm đầu ra và giá đầu vào được sử dụng. Nó phản ánh
giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất
của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của các yếu

tố đầu vào và giá của đầu ra. Hay nói cách khác, khi nắm được giá của các yếu tố đầu
vào, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận
tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định điều kiện lý thuyết biên để tối
đa hóa lợi nhuận.Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên
của nguồn lực sử dụng và sản xuất.Chúng ta phải sử dụng hình 1.1 để minh họa cho
khái niệm này.
Theo hình 1.1, để sản xuất một đơn vị sản lượng với mức chi phí tối thiểu thì
điểm kết hợp các yếu tố đầu vào của hộ phải nằm trên đường đồng phí. Chẳng hạn một
hộ nông dân sản xuất được 1 đơn vị sản lượng với điểm kết hợp các yếu tố đầu vào tại
M. Tại điểm này, việc kết hợp các yếu tố đầu vào cho sản lượng đầu ra đạt tối đa, như
vậy hộ này đã đạt được hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, tại điểm M, chí phí đầu vào cho
sự kết hợp đó chưa phải là thấp nhất nên hộ này chưa đạt hiệu quả về giá. Muốn đạt
hiệu quả về giá thì hộ phải sản xuất tại điểm R, vì chi phí để tạo ra 1 đơn vị sản lượng
tại điểm này là thấp nhất. Như vậy, hiệu quả phân phối được định nghĩa là:
AE =
1.1.1.

Hiệu quả kinh tế
10


Khái niệm này không chỉ quan tâm đến hiệu quả khi sử dụng đầu vào để sản
xuất đầu ra, mà còn hiệu quả kỹ thuật của quá trình sản xuất.Để đạt được hiệu quả
kinh tế cần đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được đo lường theo định nghĩa của Farrel là tích số
giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả về giá. Nó là mối quan hệ so sánh giữa cái thực tế
đạt được với cái tối đa có thể đạt được.Theo hình 1.1, để đạt được hiệu quả kinh tế hay
đạt được đồng thời hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì hộ nông dân phải sản
xuất với mức kết hợp các yếu tố đầu vào ở điểm M'.Tại điểm này, mức sản lượng đầu
ra là tối đa và chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất. Vậy hiệu quả kinh tế được

xác định như sau:
EE = TE x AE =

x

=

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố là hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai
yếu tố trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả
kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt được cả 2 chỉ tiêu là hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai lầm
như đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với
những chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, hoặc quan niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc
hậu không phù hợp với hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không phù hợp hoạt động kinh tế
theo cơ chế của thị trường.
- Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái
niệm hoàn toàn khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương
quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố
trong việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức
cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lượng sản phẩm,
hàng hóa, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng. Nhưng kết quả này chưa nói
lên được nó tạo ra bằng cách nào? Bằng phương tiện gì? Chi phí là bao nhiêu? Như
vậy nó không phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của
nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải được đặt trong mối quan hệ
11



so sánh với chi phí và nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản
xuất cao và nhiều hàng hóa sản phẩm cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản
xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn
minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác.
- Thứ hai, cần phân biệt hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh
tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù cụ thể, vừa là phạm trù trừu tượng.
+ Là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh
của tổ chức sản xuất hoặc nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành của nó là kết quả
sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản
xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã
hội, quan hệ pháp luật của từng quốc gia và các quan hệ khác. Tính trừu tượng của
phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ
sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả cao cho đầu ra.
+ Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng
lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, không thể có một chỉ tiêu
tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh
tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê, kế toán, có thể xác định được hệ thống chỉ tiêu đo
lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh
tế trên phạm vi mà nó được tính toán. Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ
bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh kết quả riêng lẻ của quá trình
sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất
lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt định tính
và định lượng. Còn các chỉ tiêu hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định
lượng của hiệu quả kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các
chỉ tiêu đo lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực.
Tóm lại, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế
xã hội về lượng là biểu hiện kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được
hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn
thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Còn về mặt định tính, khi hiệu quả kinh tế
càng cao, nó sẽ phản ánh được sự nỗ lực của các hộ nông dân, của mỗi khâu, mỗi cấp

trong quá trình hoạt động sản xuất. Vì vậy, hai mặt định tính và định lượng là cặp
phạm trù hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau.
12


- Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước đây, khi nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh
giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao như: giá trị sản
lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách.
Thực chất đây là các chỉ tiêu kết quả không thể hiện mối quan hệ so sánh với chi phí
bỏ ra. Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề do nhà nước áp
đặt nên việc tính toán hệ thống các chỉ tiêu kinh tế mang tính hình thức, không phản
ánh được trình độ thực về quản lý sản xuất của tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng
và của cả nền xã hội nói chung. Khi nền kinh tế chuyển sang thị trường, nhà nước thực
hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ mô thông qua công cụ là hệ thống pháp
luật hành chính, luật kinh tế... nhằm đạt được mục tiêu chung toàn xã hội. Các chủ thể
sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế bình đẳng
trước pháp luật. Từ những phân tích trên, cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù phản
ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt
được kết quả cao những mục tiêu kinh tế xã hội với mức chi tiết thấp nhất.
1.2.

Các phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật

Hiện nay có hai cách để tiếp cận đo lường hiệu quả kỹ thuật: phương pháp tham
số và phương pháp phi tham số.
- Đối với phương pháp tham số thì có 2 mô hình thường được sử dụng là hàm
sản xuất biên xác định (DFPF) và hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFPF). Yêu cầu của
phương pháp này là chúng ta phải xác định được dạng hàm sản xuất. Điều này có thể

gây ra một số khiếm khuyết trong kết quả phân tích khi định dạng sai mô hình. Tuy
nhiên, phương pháp này cho ta các kết quả ước lượng với các tham số thống kê có thể
kiểm định được.
Trong trường hợp hàm sản xuất biên xác định, hệ số sai số được gần bằng 0 và
đầu ra được chặn từ bên trên bằng một hàm sản xuất biên xác định. Phương pháp bình
phương bé nhất (OSL) có hiệu chỉnh được sử dụng cho kiểu hàm này. Trong mô hình
sản xuất biên xác định, bất kì sự sai lệch khỏi giới hạn sản xuất được xem là không
hiệu quả.
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho phép sai số ngẫu nhiên xung quanh hàm sản
xuất được ước lượng. Trong mô hình này, đầu ra bị chặn từ bên trên bằng hàm sản
xuất biên ngẫu nhiên và phi hiệu quả kỹ thuật chỉ giải thích một phần sự sai lệch khỏi hàm
13


sản xuất biên. Phương pháp tham số trở nên thích hợp đối với phân tích hiệu quả kỹ thuật
của các nông trại khi việc ghi chép và lưu trữ thông tin về sản lượng còn hạn chế.
- Phương pháp phi tham số chủ yếu tập trung vào sự phát triển phương pháp
phân tích màng bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis - DEA) với kỹ thuật sản
xuất đa đầu vào và đầu ra. Bản chất của các mô hình DEA là các yếu tố đưa vào phải
xác định và gần đây các mô hình được mở rộng để bao hàm các yếu tố ngẫu nhiên.
Mặc dù phương pháp tham số được sử dụng ngày càng nhiều khi chúng ta không xác
định được dạng công nghệ hoặc dạng hàm sản xuất cụ thể, do đó ít mắc các sai lầm
trong kết quả phân tích do định dạng sai mô hình gây nên. Điểm nổi bật của phương
pháp DEA là nó có thể giải quyết các ràng buộc trộng việc xác định dạng sản xuất và
vô số các phương thức phân phối của phần dư. Hơn nữa, ước lượng biên sản xuất dựa
trên kết quả hiện có sẽ cho ta một đường biên gần với thực tế hơn. Phương pháp này
có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều đầu ra. Tuy nhiên, phương pháp DEA
cũng có những hạn chế của nó.
+ Thứ nhất, kết quả ước lượng (cho phần phi hiệu quả) hoàn toàn phụ thuộc vào
đặc điểm thống kê của các quan sát, hay nói cách khác số liệu được đưa vào mô hình

không được phép chứa các sai số ngẫu nhiên do phép đo lường. Điều đó có nghĩa là
các thông tin về sản lượng đầu ra được ghi chép và sử dụng hoàn toàn chính xác. Vì
vậy, kiểm định thống kê không thể áp dụng được trong phương pháp này.
+ Thứ hai, DEA chỉ xem xét phía cung mà không xem xét phía cầu và những
đặc trưng của thị trường. Cuối cùng là độ nhạy, Timmer (1971) lập luận rằng DEA rất
nhạy cảm với các quan sát cực trị. Tức là khi một doanh nghiệp (hoặc một ngành) hoạt
động hiệu quả hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác, DEA có thể ước lượng quá
cao phần phi hiệu quả của nó. Dù có những hạn chế đó, DEA đang ngày càng được sử
dụng rộng rãi.
Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa thế giới
Trên thế giới lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á.
Theo kết quả điều tra của ngân hàng thế giới, tổng sản lượng tiêu thụ lúa gạo
không ngừng gia tăng, trong đó Châu Á chiếm tới 88% nhưng tổng sản lượng trên thế
giới tăng rất chậm do thiên tai gây nên. Cùng với sự bùng phát dân số ở các nước kém
phát triển và đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) cộng với tình
14


trạng thiếu lương thực đang và sẽ xảy ra. Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho con
người đòi hỏi các nhà khoa học phải tập trung nghiên cứu nhằm cải tiến năng suất và
gia tăng sản lượng cho ra nhiều giống mới để phục vụ người dân.
Theo thống kê của tổ chứ lương thực thế giới năm 2015 sản lượng lúa gạo đạt
749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm 2014 (741,8 triệu tấn) và có xu hướng tăng trong
những năm tiếp theo.
Sản lượng lúa Châu Á chiếm tơi 90,4% toàn thế giới tức là 677,7 triệu tấn. Tỷ
lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực này. Theo tổng thống
kê sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan, Pakistan và Việt nam. Trong đó sản lượng lúa gạo của Việt Nam năm 2015
đạt 44,7 triệu tấn.

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam tính đến năm 2015

(Nguồn: />Tại vùng Trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3 triệu
tấn. Vùng Nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng 2,7% so với
cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa gạo tại Châu Âu giữ ở mức ổn định đạt 4,1 triệu tấn
năm 2015.
2.2. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa ở Việt nam
Là một nước nổi tiếng với văn minh lúa nước, gắn bó với người dân xuyên suốt
hàng thế kỷ trong lịch sử. Hiện nay, nước ta đang thực hiện chủ trương công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, mặc dù giảm dần tỷ trọng nông nghiệp nhưng nước ta vẫn sản xuất
15


nông nghiệp có hiệu quả, đảm bảo được an ninh lương thực, đồng thời trở thành một
trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Do đặc điểm địa hình, khí hậu
nên dẫn đến hình thành các vùng canh tác lúa khác nhau, ở Việt Nam có 3 khu vực
chính trồng lúa là Đồng bằng Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển
miền Trung.
Dựa vào bảng 1.2 về tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015,
nhìn chung ta có thể thấy được sản lượng và năng suất lúa có xu hướng tăng qua các
năm; diện tích lúa tăng giảm không đều (giảm năm 2014 sau đó lại tăng nhẹ vào năm
2015). Năm 2015, diện tích lúa giảm 66,3 nghìn ha so với năm 2013, nhưng nhờ năng
suất tăng lên 2 tạ/ ha so với năm 2013 dẫn đến sản lượng lúa đạt được hơn 45,2 triệu
tấn, cao hơn sản lượng lúa năm 2013 là 1.175,9 (nghìn tấn).
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2013- 2015

Chỉ tiêu

2013


2014

Diện tích (nghìn ha)
7.902,5 7.813,8
Năng suất (tạ/ha)
55,7
57,6
Sản lượng (nghìn tấn)
44.039,1 44.975
(Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam các năm)

2015
7.836,2
57,7
45.215

Mặc dù diện tích đất lúa qua các năm có xu hướng giảm do đất bị chuyển mục
đích sử dụng vào các nhu cầu phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, đô thị,
xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hay ảnh hưởng của sự biến đổi
khí hậu dẫn đến nhiều diện tích không còn phù hợp với điều kiện sản xuất lúa... nhưng
nhờ vào sự tìm hiểu nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã giúp cho
năng suất của lúa tăng dẫn đến sản lượng thu được ngày càng cao, đảm bảo được nhu
cầu an ninh lương thực của quốc gia và cho xuất khẩu.
2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế
Dựa vào bảng số liệu 1.3, nhìn chung diện tích lúa của tỉnh từ năm 2013 đến
năm 2015 đã tăng lên gần 1 nghìn ha (từ 53660 ha lên 54607 ha). Năng suất lúa bình
quân tăng lên 5,4 tạ/ha, từ 53,20 tạ/ha lên 58,60 tạ/ha. Sản lượng lúa của tỉnh tăng lên
32,7 nghìn tấn (từ 273,3 nghìn tấn lên 320 nghìn tấn). Năm 2014 là năm bội thu, đạt
được năng suất cao nhất từ trước đến giờ với 59,03 tạ/ha. Để đạt được kết quả này,
người dân của tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng nỗ lực, áp dụng các loại giống lúa

có năng suất và chất lượng cao, học hỏi thật tốt các kỹ thuật bón phân đúng cách đúng
lúc đúng liều, sử dụng đúng lượng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng thâm canh, thực
16


hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thủy
lợi, các trạm bơm nước để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của lúa đồng thời không ngừng
đổi áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013- 2015

Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Ha)
(Tạ/Ha)
(Tấn)
2013
53.660
53,20
287.300
2014
53.717
59,03
317.091

2015
54.607
58,60
320.000
( Nguồn: Các báo cáo tổng kết của sở NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)
Thừa Thiên Huế, tuy là vùng đất thuộc dải miền Trung, hằng năm phải chịu
nhiều ảnh hưởng của tự nhiên như các trận thiên tai bão lụt, hạn hán khắc nghiệt,
nhưng với sự cần cù và nỗ lực của người dân, họ đã biết vượt qua khó khăn, cố gắng
học hỏi tìm tòi các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng
lúa gạo sản xuất ra, đồng thời được sự khuyến khích và hỗ trợ của chính quyền địa
phương, của thị xã, của tỉnh, các chính sách của nhà nước mà sản xuất lúa ở tỉnh Thừa
Thiên Huế đã đạt được kết quả tốt hiện nay.
2.4. Tổng quan về một số nghiên cứu, báo cáo trong và ngoài nước về hiệu
quả kỹ thuật trồng lúa
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trồng lúa cả trong và
ngoài nước như:
o Các nghiên cứu nước ngoài
(1) Analysis of the technical efficiency of rice farms in Ijesha Land of Osun
State, Nigeria (Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc trồng lúa ở Bang Osun).
Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm ước tính hiệu quả kỹ thuật của việc
trồng lúa ở bang Osun, Nigeria và xác định một số yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng
tới hiệu quả sản xuất, trong đó hiệu quả sản xuất được ước lượng bằng cách sử dụng
các chức năng của mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên. Một bảng khảo sát gồm 50 hộ
nông dân tham gia sản xuất lúa được lựa chọn ngẫu nhiên về đặc điểm kinh tế - xã hội,
các giá trị đầu vào gồm khu vực canh tác, giá trị phân bón, lao động, giá trị đầu ra
chính là sản lượng lúa thu hoạch nhằm đáp ứng mục đích của bài nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mức độ hiệu quả kỹ thuật dao động tử 29,4% - 98,2% với mức
17



trung bình là 86,6%. Điều đó chứng tỏ rằng sản lượng lúa bình quân giảm 13,4% về
mức độ tối đa có thể. Vì vậy, trong ngắn hạn có thể nâng cao hiệu quả kỹ thuật trồng
lúa trong khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu cũng cho thấy những hiệu quả tích cực và
đáng kể tương quan với các ứng dụng của các phương pháp chuẩn bị truyền thống và
với thu nhập phi nông nghiệp.
(2) Wirat Krasachat (2004), Measurement of technical in Thai agricultural
production (Đo lường hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan).
Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm đo lường hiệu quả kỹ thuật ở cấp độ
tổng hợp trong nông nghiệp ở Thái Lan. Để ước tích hiệu quả kỹ thuật, tác giả đã sử
dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA, được áp dụng cho dữ liệu bảng
điều gồm dữ liệu của 23 năm (1972 - 1994) trên 4 khu vực ở Thái Lan. Kết quả nghiên
cứu thực nghiệm cho thấy răng có nhiều khả năng để tăng mức độ hiệu quả bằng cách
tăng quy mô trang trại. Ngoài ra, các yếu tố như đất, sự đa dạng của khí hậu, tài
nguyên thiên nhiên,... có thể đã có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kỹ thuật tong sản
xuất nông nghiệp ở Thái Lan. Bài nghiên cứu được chia làm 5 phần, phần 1 và 2 liên
quan đến việc giới thiệu và phân tích khung nghiên cứu, phần tiếp theo mô tả về nguồn
và dữ liệu, hai phần còn lại bao gồm các kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu, từ kết quả
nghiên cứu tiến hành đề xuất giải pháp để nghiên cứu tiếp tục. Kết quả cho thấy nhìn
chung lợi thế về quy mô của trang trại ngày càng tăng trong ngành nông nghiệp ở Thái
Lan. Tuy nhiên, các dịch vụ khuyến nông nên được tăng cường sử dụng để tăng hiệu
quả kỹ thuật cho một vài trang trại nông nghiệp hoạt động không hiệu quả.
(3) K. Bradley Watkins, Tatjana Hristovska, Ralph Mazzanti and Charles E.
Wilson, Jr (2013).Measuring Technical, Allocative, and Economic Efficiency of Rice
Production in Arkansas using Data Envelopment Analysis (Đo lường hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa gạo ở
Arkansas bằng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA).
Nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích màng bao dữ liệu để tính toán hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa
gạo ở Arkansas bằng cách sử dụng các dữ liệu từ 137 lĩnh vực ghi danh tại trường đại
học Arkansas, nghiên cứu lúa gạo chương trình xác minh (RRVP) cho giai đoạn năm

2005 đến năm 2011. Điểm hiệu quả kỹ thuật cho các trường RRVP được so sánh với
kết quả thư được từ những nghiên cứu lúa gạo ở các nước đang phát triển. Hiệu quả
18


kinh tế cũng được so sánh với RRVP bằng cách sử dụng biện pháp quản lý thay thế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường đại học trong RRVP có điểm số cao
với TE trung bình đạt 0,899.Trong đó hơn một nửa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa với số
điểm bằng 1.Điều này có nghĩa là Arkansas sản xuất lúa gạo đạt hiệu quả cao hơn so
với các nước đang phát triển đối với việc sử dụng khả thi các yếu tố đầu vào để đạt
được mức sản lượng lúa gạo nhất định. Trong khi đó, AE và EE đạt thấp hơn với số
điểm lần lượt là AE = 0696; EE = 0625 tương đương với các nước có nền kinh tế sản
xuất lúa đang phát triển.
o Các nghiên cứu trong nước
(1) Bài Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đặng, hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
trong giai đoạn 2008 - 2011.
Bài viết tập trung nghiên cứu sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật của hộ trong lúa
ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011 dựa vào bộ dữ liệu bảng (panel data) thu thập ở 2
năm (năm 2008 và 2011) từ 155 hộ trồng lúa ở 4 tỉnh ĐBSCL, bao gồm An Giang,
Đồng Tháp, Trà Vinh và Sóc Trăng. Hàm sản xuất biên Cobb – Douglas kết hợp với
hàm hiệu quả phi kỹ thuật (technical inefficiency model) được sử dụng để phân tích
bằng chương trình FRONTIER 4.1. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kỹ thuật
trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở ĐBSCL trong giai đoạn
2008-2011 là 88,96%. Với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì sản
lượng của hộ trồng lúa còn có khả năng tăng thêm 11,04%. Tuy nhiên, hiệu quả kỹ
thuật đang có xu hướng giảm, từ 89,2% vào năm 2008 giảm xuống còn 88,7% vào
năm 2011. Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh
giảm lượng phân đạm, tăng phân lân đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng
của hộ trong giai đoạn trên. Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội, tín

dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ. Ngược
lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả
năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.
(2) Bùi Dũng Thể và Tôn Nữ Hải Âu (2010), hiệu quả kỹ thuật của mô hình
nuôi xen tôm sú - cá kình ở phá Tam Giang.
Để có cái nhìn tổng quan chính xác và khoa học của đề tài, tác giả đã tiến hành
tổng hợp các nguồn dữ liệu cả sơ cấp và thứ cấp. Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ
19


phòng Thống kê và phòng Nông ngiệp của hai huyện Quảng Điền và Hương Trà, đối
với số liệu sơ cấp, tác giả đã tiến hành thu thập trực tiếp thông qua bảng hỏi phỏng vấn
với 44 hộ điều tra, trong đó có 17 hộ ở xã Quảng An, 10 hộ xã Quảng Thành và 17 hộ
ở xã Hương Phong. Mẫu chọn điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Trong mẫu điều tra có 10 hộ nuôi xen tôm sú - cá kình trong khu vực đã
được quy hoạch và 34 hộ còn lại nuôi ở địa bàn chưa được quy hoạch. Trong bài
nghiên cứu này, tác giả đã chọn phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).
Phương pháp này được Charnes, Cooper và Rhodes phát triển vào năm 1978, dựa trên
nghiên cứu của Farrel (1957) để ước lượng và phân tích hiệu quả kỹ thuật sử dụng các
yếu tố đầu vào của các hộ nuôi xen tôm sú - cá kình ở phá Tam Giang. Kết quả cho
thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật đạt được là khá cao, bình quân là 0,91; kết quả này tương
đương với kết quả hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các nước khác như Nigeria (88 89%), Thái Lan (72 - 91%), Đài Loan (84%). Tuy nhiên kết quả này lại có phần cao
hơn so với kết quả nghiên cứu khác về hiệu quả kỹ thuật của hoạt động nuôi trồng thủy
sản ở Việt Nam như tác giả Den (2007) với tên đề tài nghiên cứu có liên quan đến mô
hình nuôi tôm sú độc canh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hoặc của Dey (2005)
với mô hình xen canh cá nước ngọt của các nước Châu Á.Mặc khác, kết quả cũng chỉ
ra nguyên nhân chính của phi hiệu quả kỹ thuật là do quy mô không hợp lý. Nhóm hộ
nuôi trồng trong vùng quy hoạch sản xuất có hiệu quả hơn nhóm hộ nuôi ngoài vùng
quy hoạch.
(3) Huỳnh Trường Huy (2006), Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến

hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng.
Nghiên cứu này mô tả thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của 261 hộ nông dân tại Cần Thơ và Sóc Trăng. Kết
quả phân tích cho thấy, nông dân đã và đang áp dụng một số mô hình cả tiến như:
giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm - ba tăng, lúa - thủy sản, lúa - màu. Trong đó, việc
sử dụng giống mới được nông dân áp dụng phổ biến nhất. Đồng thời, nông dân tiếp
cận thông tin khoa học kỹ thuật chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng và cán
bộ khuyến nông địa phương. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất
của các mô hình canh tác lúa cải tiến cao hơn so với mô hình canh tác lúa truyền
thống, cụ thể là thu nhập tăng 13,5% và lợi nhuận tăng 42%. Trong đó, trình độ học

20


vấn, giống, phân bón, lao động, chuẩn bị đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ trên đơn vị đất canh tác lúa có áp dụng khoa học kỹ thuật.
(4) Lê Thị Minh Châu (2004) với bài luận văn "Các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất và hiệu quả sản xuất lúa tại tỉnh Hà Tây.
Bài nghiên cứu tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của việc
sản xuất lúa, từ đó đề xuất biện pháp nhằm tăng năng suất cho các hộ nông dân của hai
huyện Phú Xuyên và Quốc Oai địa diện cho những nông hộ khác trên toàn tỉnh Hà
Tây. Để cung cấp số liệu cho bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp
từ 100 hộ nông dân đại diện cho toàn địa bàn tỉnh Hà Tây. Thông qua phương pháp
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, tác giả đã sử dụng hàm giới hạn sản
xuất nhằm biểu thị giới hạn tiềm năng người sản xuất có được khi họ sử dụng một
công nghệ nhất định. Bên cạnh đó, tác giả còn ứng dụng phương pháp phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật kết hợp phần mềm Frontier để ước lượng các
hệ số của hàm nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả của bài nghiên cứu cho
thấy phân đạm, lân và thuốc trừ sâu là các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
năng suất lúa. Mặt khác, hiệu quã kỹ thuật của sản xuất lúa bị ảnh hưởng bởi hai nhân

tố là số năm kinh nghiệm và cơ hội tiếp cận với thông tin khoa học kỹ thuật. Do đó, để
nâng cao hiệu quả kỹ thuật công tác khuyến nông cần được tăng cường mở rộng nhằm tạo
điều kiện cho hộ nông dân có điều kiện tiếp xúc với kỹ thuật canh tác mới có hiệu quả.
(5) Tác giả Quang Minh Nhựt với đề tài nghiên cứu "Phân tích hiêu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2007".
Bài viết tập trung ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và
hiệu quả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở
đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã khẳng định giá trị của bài viết thông qua việc
ước lượng và so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của hai lĩnh vực này. Do điều
kiện thời gian và kinh phí hạn chế, tác giả chỉ tiến hành điều tra 100 doanh nghiệp
trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 65 doanh nghiệp xay xát được
chọn ngẫu nhiên đại diện cho xay xát lúa gạo và một nhóm gồm 35 doanh nghiệp đại
diện cho lĩnh vực chế biến thủy sản. Với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp
được lựa chọn trong năm 2007, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA được
sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử
21


dụng chi phí của các doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy rằng, các doanh nghiệp xay
xát lúa gạo đạt hiệu quả cao và ổn định hơn so với các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Ngoài ra, còn rất nhiều báo cáo hay các công trình nghiên cứu về hiệu quả kỹ
thuật khác, do có sự hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi chỉ nêu đại diện minh họa một
số nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật.

22


Chương 2: Hiệu quả kỹ thuật trồng lúa tại thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

Điều kiện tự nhiên của thị xã Hương Trà
1.1. Vị trí địa lý
Hương Trà là một thị xã của tỉnh Thừa Thiên Huế, có vị trí giáp thành phố Huế,
nằm trên trục quốc lộ 1A, có diện tích 51.853,4 ha (518,53 km 2) và dân số là 118.354
người. Trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa của thị xã là thị trấn Tứ Hạ cách thành
phố Huế 15 km về phía Bắc. Đây được xem là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế,
cùng với thị xã Hương Thủy, Phú Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh quan
trọng của tỉnh. Phía Bắc giáp với huyện Quảng Điền và biển Đông, phía Tây giáp
huyện Phong Điền và huyện A Lưới, phía Nam giáp với thị xã Hương Thủy và A
Lưới, phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Thị xã
Hương Trà có vị trí địa lý 107°36’30” đến 107°04’45” kinh độ Đông và 106°16’30’
đến 106°36’30” vĩ độ Bắc.Địa bàn thị xã có bờ biển dài 7km, có đường quốc lộ 1A
chạy ngang dài 12 km song song với tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các tuyến quốc lộ
49A dài 25 km nối với thành phố Huế và huyện miền núi A Lưới; quốc lộ 49B nối các
xã vùng biển, các tuyến đường tỉnh lộ 8A, 8B, tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng.
Thị xã Hương Trà hiện nay có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm:
• 7 phường: Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Xuân,
Hương Vân, Tứ Hạ.
• 9 xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Bình,
Hương Thọ, Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành.

23


Hình 2.Bản đồ hành chính thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

24


1.2. Địa hình

Hương Trà có đầy đủ địa hình từ miền núi đồng bằng đến vùng đầm phá ven
biển với nhiều tài nguyên khoáng sản, có mặt nước phá Tam Giang 700ha, bờ biển dài
7km…đã tạo cho thị xã có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp, nông lâm thủy
sản đa dạng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây sang Đông tạo thành ba vùng rõ rệt:
• Vùng 1: Là vùng đất phía Tây của thị xã gọi là vùng gò đồi và miền núi. Vùng
này bị chia cắt mạnh, có độ cao bình quân từ 30 đến 550m, xen kẻ là các khe suối và
đồng ruộng hẹp, không thuận lợi cho việc phát triển đường bộ và thuỷ lợi. Vùng này
bao gồm 5 xã: Hương Thọ, Hương Bình, Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến.
•Vùng 2: Là vùng đồng bằng bao gồm 5 phường 2 xã và 1 thị trấn : phường
Hương Hồ, xã Hương Vinh, phường Hương Chữ, phường Hương Văn, phường Hương
Vân, phường Hương Xuân, xã Hương Toàn và thị trấn Tứ Hạ.
•Vùng 3: Là vùng đầm phá ven biển với 2 xã Hải Dương và Hương Phong. Có
bờ biển kéo dài 7km tiếp giáp với cửa biển Thuận An, thuận lợi trong việc khai thác
biển, mặt nước vùng đầm phá 700ha có nhiều loại thủy sản, thuận lợi để phát triển
ngành đánh bắt.
1.3. Khí hậu
Hương Trà là một thị xã nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mùa khô bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Mùa mưa thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc lạnh và khô. Mùa khô thường chịu ảnh hưởng của gió nóng từ phía Tây Nam tràn
sang. Mùa mưa nhiệt độ thấp và nhiều lũ quét, lượng mưa phân bố không đều trong
năm và thường gây ra bão lụt từ giữa tháng 9 đến tháng 11. Mùa khô nhiệt độ cao gây
ra tình trạng thiếu nước trầm trọng và hạn hán liên miên.
Tổng số giờ nắng hằng năm của thị xã Hương Trà khoảng trên dưới 2000
giờ/năm. Tuy vậy số giờ nắng phân bố không đều, cao nhất vào tháng 7 và tháng 8
hằng năm, thấp nhất vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm của thị xã là 25,3°C, tổng tích nhiệt lớn, trung bình năm
khoảng 1952° C đủ ánh sáng cho cây trồng phát triển quanh năm.
Tổng lượng mưa bình quân hằng năm khá lớn 2995,5 mm, nhưng phân bố không
đều. Từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 70 – 75 % lượng mưa cả năm nên

thường gây ra lũ lụt. Ngược lại, mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 làm cho hạn
hán thường xuyên xảy ra. Độ ẩm tương đối bình quân của thị xã là 84,5 %, độ ẩm
tuyệt đối là 15%. Mùa đông là thời kỳ mưa nhiều nhất và độ ẩm cao.
25


×