Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Tìm hiểu mô hình quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng và vai trò của mô hình trong hoạt động tạo thu nhập của người dân tộc mã liềng tại xã lâm hóa huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Khuyến Nông Và Phát Triển Nông Thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
Tìm hiểu mô hình quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng và
vai trò mô hình trong hoạt động tạo thu nhập của người dân tộc Mã
Liềng sinh sống tại xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng
Bình

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kim Nhung
Lớp: Phát triển nông thôn 46B
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Nhung
Bộ Môn: Khuyến nông

1


Năm: 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
chân thành tới cô giáo Th.s Phạm Thị Nhung người đã tận tình giúp đỡ, định
hướng đề tài, trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tâm giúp đỡ chỉ bảo tôi giải
quyết những vướng mắc gặp phải trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong Khoa Khuyến Nông và
Phát triển nông thôn và các thầy cô trong Trường Đại Học Nông Lâm Huế là
những người trong suốt quá trình đã truyền thụ kiến thức chuyên môn làm nền
tảng vững chắc để tôi hoàn thành tốt khóa luận.


Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bác, các chú, các anh chị
đang công tác tại UBND xã Lâm Hóa và phòng NN&PTNT huyện Tuyên Hóa
cùng đông đảo bà con cộng đồng dân tộc Mã Liềng sinh sống ở 03 bản Kè, Cáo,
Chuối của xã Lâm Hóa, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đồng
thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị ở Trung tâm nghiên cứu kiến
thức bản địa và phát triển (CIRD) và thư viện trường Đại Học Nông Lâm Huế
đã cung cấp cho tôi những tài liệu quý báu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn
bên cạnh, ủng hộ và động viên trong những lúc khó khăn, giúp tôi có thể hoàn
thành tốt công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã cố gắng và tâm huyết với công việc, nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và động
viên của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Hoàng Thị Kim Nhung

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………...
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ……………………………………...
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………………………………………….
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……………………………………………………...

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLRCĐ

CIRD

Ban quản lý rừng cộng đồng
Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa và Phát
triển

OXFAM
FAO
QLBVR
QLTTBVR
QLBV-PTR
BQLRPH
NLKH
UBND
KHKT
SPERI
3

Tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động
trong lĩnh vực phát triển nông thôn (Oxford Committee
For Famine Relief)
Tổ chức nông lương quốc tế
Quản lý bảo vệ rừng
Quản lý tuần tra bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ - phát triển rừng
Ban quản lý rừng phòng hộ
Nông lâm kết hợp
Uỷ ban nhân dân
Khoa học kỹ thuật
Viện nghiên cứu sinh thái chính sách xã hội



UNESCO
NDNC
TN&MT
NN&PTNT

Tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục của liên hợp
quốc (United Nations Education Scientific and Cultural
Organization)
Nông dân nồng cốt
Tài nguyên và môi trường
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

5


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1.

2.
3.
4.

5.
6.
6.1

Tên đề tài: “Tìm hiểu mô hình quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng và
vai trò của mô hình trong hoạt động tạo thu nhập của người dân tộc Mã Liềng
tại xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình ”.
Địa điểm nghiên cứu: Cộng đồng dân tộc 03 bản Kè, Cáo, Chuối của xã Lâm
Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kim Nhung
Lớp: Phát triển nông thôn 46B
Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Phạm Thị Nhung
Tóm tắt đề tài:
Đặt vấn đề
Tài nguyên rừng là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài
người, ở Việt Nam rừng chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên và nơi cư trú của ít
nhất 1/3 dân số quốc gia giữ vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của đất
nước.
Hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam
cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới đang đối mặt với vấn đề suy
thoái tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên rừng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái rừng ở Việt Nam trong
đó cộng đồng dân cư chưa trực tiếp tham gia bảo vệ quản lý là một trong những
nguyên nhân quan trọng.
Xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình có đông đồng bào dân tộc
sinh sống, đặc biệt người Mã – Liềng. Trải qua nhiều thế hệ, cộng đồng nơi đây
sống phụ thuộc vào sản phẩm từ rừng, nơi đây cung cấp cho họ những yếu phẩm
cần thiết hàng ngày cũng như cuộc sống tâm linh của họ. Cuộc sống của người
dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, sinh kế bập bênh, vì
vậy vấn đề đặt ra là phải lôi kéo được người cộng đồng dân cư tham gia vào mô

hình quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, mục đích là vừa đảm bảo sinh kế cho
người dân, vừa duy trì tài nguyên rừng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài “Tìm hiểu mô hình
quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng và vai trò của mô hình trong hoạt
động tạo thu nhập của người dân tộc Mã Liềng tại xã Lâm Hóa huyện Tuyên
Hóa tỉnh Quảng Bình” để tiến hành nghiên cứu.

6.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
6


6.3
6.4

Tìm hiểu thực trạng diễn ra và tiến trình thực hiện của mô hình
Tìm hiểu các họat động trong mô hình
Đánh giá hiệu quả của mô hình
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin (thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp)
Phương pháp xử lý số liệu (phần mềm excel)
Kết quả nghiên cứu chính
Quá trình nghiên cứu cho thấy được thực trạng diễn ra của mô hình quản lý
bảo vệ tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại địa bàn 03 bản Cáo, Kè, Chuối
của xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. Cụ thể thứ nhất đó là các
bước tiếp cận trong tiến trình giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp cho
cộng đồng Mã Liềng. Thứ hai là các hoạt động tiêu biểu bao gồm thành lập bộ
máy quản lý, xây dựng quy ước quy chế, tổ chức tập huấn hội nghị tham quan,

xây dựng mô hình sinh kế, xây dựng vườn ươm, đào tạo cán bộ trẻ, thành lập tổ
tuần tra, trồng tái sinh rừng. Qua đó thấy rằng mô hình diễn ra phù hợp với yêu
cầu thực tế quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân tộc Mã Liềng.
Từ các hoạt động của mô hình quản lý bảo vệ rừng đã đem lại những hiệu
quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

-

Kinh tế
Qua điều tra phỏng vấn hộ cho thấy rằng việc các hộ tham gia vào mô hình
quản lý rừng cộng đồng làm tăng thu nhập đáng kể. Thông qua các hoạt động về
xây dựng mô hình NLKH, mô hình rừng trồng, vườn hộ. Trong số nguồn thu của
của hộ sau khi có mô hình tăng lên song hầu như chỉ có đem lại thu nhập từ hoạt
động mô hình cây lương thực và thu hái các lâm sản phụ, còn mô hình rừng
trồng và vườn hộ thì chưa đem lại thu nhập. Tuy nhiên khoảng 02 năm đến 03
năm nữa thì sẽ có thu nhập từ mô hình rừng trồng và vườn hộ khi cây cho thu
hoạch.

-

Xã hội
Nhận thức của người dân về mô hình rừng cộng đồng đã thay đổi, họ tích
cực tham gia vào các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, trong 45 hộ được
hỏi thì có từ 53% đến 62% tỷ lệ số hộ tham gia. Nhận thức của người dân về vai
trò của rừng cộng đồng cũng được tăng lên, bên cạnh đó nhận thức về mối quan
hệ xã hội cũng thay đổi, các mối quan hệ cộng đồng, láng giềng, sự tương trợ
nhau đã thay đổi từ sau khi có mô hình trở nên tốt hơn.

-


Môi trường
7


Thực trạng môi trường sau khi có mô hình cũng đã có sự thay đổi, có 91%
tỷ lệ số hộ được hỏi cho rằng nguồn nước từ rừng khe suối đập phục vụ sinh
hoạt sản xuất tốt hơn , 87% tỷ lệ hộ được hỏi cho rằng không khí trong lành hơn,
và 89% tỷ lệ hộ cũng cho rằng hiện tượng lũ quét xói mòn đất đã giảm.
Mô hình đã đạt những hiệu quả thiết thực tuy nhiên bên cạnh đó còn gặp
phải rất nhiều vấn đề khó khăn,tồn tại. Qua đó phân tích những mặt mạnh, mặt
yếu, cơ hội và thách thức để nhằm phát huy mặt mạnh tận dụng cơ hội và giải
quyết những khó khăn tồn tại, thách thức nhằm phát triển nhân rộng mô hình
một cách bền vững.
6.5

Kết luận
Mô hình quản lý bảo vệ phát triển rừng cộng đồng giai đoạn 2012 đến 2015
của cộng đồng 03 bản Kè, Cáo, Chuối tại xã Lâm Hóa bước đầu mang lại một số
hiệu quả nhất định tạo cho cộng đồng thực sự là chủ rừng, nhận thức ngày một
đi lên, các mô hình sinh kế bắt đầu mang lại hiệu quả tích cực làm tiền đề, động
lực để phát triển trong tương lai. Mô hình còn mới nên hoạt động và năng lực
quản lý điều hành của BQLRCĐ còn hạn chế. Vì vậy cộng đồng người dân cũng
như chính quyền địa phương mong muốn tiếp tục được sự hỗ trợ giúp đỡ từ các
nhà tài trợ, tổ chức để họ có cơ hội được phát triển làm giàu, người nghèo thoát
nghèo, lấy rừng cộng đồng là điểm tựa đi lên.

8

Giáo viên hướng dẫn


Sinh viên thực tập

Th.s. PhạmThị Nhung

Hoàng Thị Kim Nhung


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tài nguyên rừng là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài
người, ở Việt Nam rừng chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên và nơi cư trú của ít
nhất 1/3 dân số quốc gia giữ vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của đất
nước. Là nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn lợi và sinh
kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên, trong đó chủ yếu là tài nguyên
rừng và đất rừng. [12]
Hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam
cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới đang đối mặt với vấn đề suy
thoái tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên rừng.
Tính đến tháng 1 năm 2012 đến tháng 6 đầu năm 2013 tổng diện tích rừng
bị phá hủy trên cả nước là 1.645,55 ha với 38.494 vụ vi phạm và phần lớn tập
trung ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn hay khu rừng phòng hộ đầu nguồn.
(thống kê của cục kiểm lâm 2013)
Do vậy các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân cần phải đặt vấn đề bảo
vệ tài nguyên rừng là nhiệm vụ cấp bách.Trong những năm qua Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ
rừng che phủ vẫn còn ở mức độ thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
suy thoái rừng ở Việt Nam trong đó cộng đồng dân cư chưa trực tiếp tham gia
bảo vệ quản lý là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam xuất hiện đã lâu đời trong các
cộng đồng dân tộc khác nhau. Nó đang trở thành một trong những phương thức

quản lý phổ biến và tồn tại song song với các phương thức quản lý khác như
quản lý của lâm trường nhà nước, quản lý của các vườn quốc gia. Truyền thống
quản lý rừng thể hiện ở những tục lệ giữ rừng, xây dựng hương ước, luật tục bảo
vệ rừng. [2]
Nước ta có hơn 50 dân tộc thiểu số, phần lớn sinh sống ở miền núi. Đời
sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào rừng, họ có vai trò quyết định trong quản lý
tài nguyên rừng. Họ là người khai thác các sản phẩm từ đồng thời tạo ra các
phương thức quản lý rừng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập
quán của dân tộc họ.
Mô hình này đang thu hút sự quan tâm của các cấp từ trung ương đến địa
phương, thực tế chỉ ra rằng cộng đồng sống gắn bó với rừng họ đúc kết cho
9


mình những kiến thức bản địa những luật tục truyền thống trong quản lý sử dụng
rừng bền vững.Từ yêu cầu về quản lý rừng một số địa phương đã triển khai giao
đất giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp với tư cách là chủ rừng. Ngoài ra các cộng đồng còn tham gia nhận
khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh trồng rừng mới. Mô hình quản lý rừng cộng
đồng có tính khả thi về kinh tế xã hội môi trường phù hợp với tập quán sản xuất
truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam.

Xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình có đông đồng bào dân tộc
sinh sống, đặc biệt người Mã – Liềng. Trải qua nhiều thế hệ, cộng đồng nơi đây
sống phụ thuộc vào sản phẩm từ rừng, nơi đây cung cấp cho họ những yếu phẩm
cần thiết hàng ngày cũng như cuộc sống tâm linh của họ. Cuộc sống của người
dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, sinh kế bập bênh, vì
vậy vấn đề đặt ra là phải lôi kéo được người cộng đồng dân cư tham gia vào mô
hình quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, mục đích là vừa đảm bảo sinh kế cho
người dân, vừa duy trì tài nguyên rừng. [1]

Được sự tài trợ của OXFAM và sự hỗ trợ của trung tâm nghiên cứu bản địa
và phát triển(CIPD) huyện Tuyên Hóa đã thực hiện dự án “Quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng dựa vào cộng đồng thông qua thiết chế truyền thống của người Mã
Liềng tại xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình”, với mục đích bảo
tồn các giá trị tài nguyên rừng và đất rừng ở đầu nguồn thông qua thúc đẩy nhận
thức, kiến thức khả năng triển khai và vận dụng các phương thức quản lý sử
dụng bền vững tài nguyên rừng, phục hồi giá trị truyền thống bản sắc văn hóa
và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng người dân. Mô hình bước đầu
đã đem lại nhiều hiệu quả. [1]
Xuất phát từ những yêu cầu và vấn đề trên tôi xin chọn đề tài “Tìm hiểu mô
hình quản lý bảo vệ tài rừng dựa vào cộng đồng và vai trò mô hình trong hoạt
động tạo thu nhập của người dân tộc Mã - Liềng sinh sống tại xã Lâm Hóa
huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình” để góp phần làm rõ được tiềm năng hiện
trạng và hiệu quả của mô hình trong quá trình phát triển rừng cộng đồng ở
huyệnTuyên Hóa.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mô hình quản lý bảo vệ tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng để có
những thông tin kiến nghị, bài học kinh nghiệm làm cơ sở để xây các mô hình tiếp
10


theo có hiệu quả hơn và góp phần thấy rõ được các phương thức trong quản lý tài
nguyên thiên nhiên của hệ thống chính sách quản lý tài ngyên ở nước ta.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
-

-

Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp quan trọng trong nghiên cứu và áp dụng

đưa ra các cơ chế trong quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng.
Góp phần làm cơ sở hoàn thiện quản lý nguồn tài nguyên một cách bền vững,
giúp các cơ quan tổ chức có phương pháp tiếp cận quản lý tổng hợp giải quyết
vấn đề quản lý tài nguyên từ nhiều hướng khác nhau.
Góp phần lý luận trong thực thi chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên, đồng
thời làm sáng tỏ thêm một số nguyên tắc cơ chế thực hiện quyền cộng đồng để
họ có quyền quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

-

-

Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được những thành công, những vấn đề đặt ra
với thực tế quản lý rừng tự nhiên của cộng đồng từ đó sẽ có những kiến nghị để
có hình thức quản lý phù hợp và phát triển bền vững.
Kết quả nghiên cứu sẽ mô tả được các hoạt động quản lý và hiệu quả bảo vệ
quản lý rừng sau khi cộng đồng nhận quản lý, góp phần đề xuất kiến nghị khắc
phục những hạn chế trong thực thi chính sách giao đất giao rừng.

11


PHẦN I I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1Cơ sở lý luận
2.1.2 Lý luận về quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng.
Khái niệm về rừng và tài nguyên rừng.
Theo luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ( Điều 3, khoản 1): “ Rừng
là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật,
đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó gỗ tre nứa hoặc hệ thực vật

đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng
gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng ”.[4]
Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là bộ
phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn bao gồm rừng tự nhiên
và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những
yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng (gọi chung là quần xã sinh vật).[ 5]
Khái niệm về quản lý và bảo vệ rừng
“ Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là tổng hợp các hoạt động của các
chủ thể thẩm quyền nhằm sắp xếp, tổ chức để giữ gìn và phát triển bền vững tài
nguyên” [5 ]
Khái niệm về cộng đồng.
Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” được dùng trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên rừng có thể khái quát thành 2 loại quan điểm chính sau đây:
Thứ nhất “cộng đồng” là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau
thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội
truyền thống, phong tục tập quán có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn
bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản.
Thứ hai “cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các
nhóm người có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống. Như
vậy, theo quan niệm này, “cộng đồng” không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn
thôn mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn, cộng đồng các dòng họ
hoặc các nhóm hộ trong thôn.
Các loại hình cộng đồng:
-

Cộng đồng thôn, hiện có khoảng 50.000 thôn thuộc 9.000 xã.
Cộng đồng sắc tộc gồm 54 dân tộc.
12



-

Cộng đồng tôn giáo.
Cộng đồng theo dòng tộc. [3]

Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) cộng đồng là một thực thể của xã hội
có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia
sẻ và chịu ràng buộc bời các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua
tương tác và trao đổi giữa các thành viên.[ 6]
Các đặc điểm có thể là:
+ Đặc điểm về kinh tế xã hội: ví dụ cộng đồng làng xã, khu đô thị.
+ Huyết thông: ví dụ cộng đồng của các thành viên thuộc họ tộc.
+ Mối quan tâm, quan điểm: ví dụ nhóm sở thích trong một dự án phát
triển.
+ Môi trường nhân văn: ví dụ cộng đồng đồng bào dân tộc ở một địa
phương.
Theo UNESCO thì “cộng đồng là một tập hợp người cùng sống trong một
khu vực địa lý hoặc trong cùng một khu vực hành chính, có chung lợi ích các
điều kiện và hoạt động”.[7]
Theo luật đất đai năm 2003 thì “ cộng đồng dân cư thôn gồm cộng đồng
người Việt sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc…hoặc đơn
vị đương có cùng phong tục tập quán hoặc chung dòng họ” [8]
Tuy nhiên, theo luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì “cộng đồng
dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, bản,
làng, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”[8]
Khái niệm về quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Thuật ngữ rừng cộng đồng được FAO lần đầu tiên định nghĩa vào năm
1991 với nội dung “diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng,
cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này”. Theo

đa số các nhà nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực rừng cộng đồng dựa trên định
nghĩa của FAO thì rừng cộng đồng có thể là những diện tích rừng do cộng đồng
dân cư thôn hoặc liên thôn, nhóm hộ gia đình hoặc nhóm sở thích cùng quản lý,
bảo vệ và sử dụng.
Có thể phân chia năm hình thức rừng cộng đồng sau [11]
13


1, Rừng được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý
2, Rừng được nhà nước giao cho nhóm hộ quản lý
3, Rừng do cộng đồng quản lý theo luật tục hương ước
4, Rừng giao cho cộng đồng liên thôn quản lý
5, Rừng giao cho nhóm sở thích (câu lạc bộ quản lý)
Trong 5 hình thức trên thì hình thức 1, 2, 4 và 5 được nhà nước công nhận
chính thức, còn hình thức thứ 3 chưa được nhà nước chính thức công nhận
nhưng mặc nhiên được thừa nhận.
Ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng được định nghĩa như
sau:
Thứ nhất là hình thức quản lý rừng cộng đồng mà mọi thành viên của cộng
đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng
thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc quyền sử dụng chung
của cộng đồng.
Thứ hai là quản lý rừng của các chủ rừng khác (quản lý rừng dựa vào cộng
đồng). Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc
quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu
của các thành phần kinh tế khác nhưng có mối quan hệ trực tiếp đến đời sống,
đến việc làm, đến thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thủy lợi nhỏ,
nước sinh hoạt…)
Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng :
Đối tượng thứ nhất, rừng của hộ, cá nhân thành viên của cộng đồng. Cộng

đồng tham gia với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau
trên cơ sở tự nguyện (tạo nên sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công
cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp). [3]
Fisher đã định nghĩa quản lý rừng có dựa vào cả kỹ thuật và tổ chức là “
một tập hợp các cánh bố trí kỹ thuật và xã hội gắn với quản lý quản lý rừng,
trong đó có bảo vệ, thu hoạch và phân phối sản phẩm” [11]
Theo Đinh Ngọc Lan [9] quản lý rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ
các phương tiện xã hội kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là hệ sinh thái nhăn văn
nằm trong mối tương tác giữa quan hệ xã hội – cộng đồng và hệ tự nhiên, hệ sinh
thái rừng.Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết hệ
thống về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên rừng.
14


Theo tác giả Nguyễn Bá Ngãi [10] cộng đồng quản lý rừng là một thực tiễn
dù được thể chế hóa hoặc không thừa nhận thì nó vẫn tồn tại. Do đó việc thừa
nhận cộng đồng là một chủ thể có pháp nhân luôn có lợi cho công tác quản lý
rừng, khuyến khích và phát triển hình thức rừng cộng đồng phù hợp với đặc
điểm kinh tế xã hội và thị trường của từng vùng, đó là quản lý rừng dựa vào
cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế và tiếp cận sản xuất hàng hóa.
2.1.3 Khung pháp lý chính sách về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi trong quản
lý rừng cộng đồng
Đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho phát triển
lâm nghiệp cộng đồng phải được thể hiện trong hai bộ luật lớn, đó là luật đất đai
năm 2003, luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các văn bản chính sách
khác. Khung pháp lý và chính sách này thể hiện các điểm căn bản sau đây:
Thứ nhất phải cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng tư scách
pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tùy theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng
và đối tượng rừng được giao hay nhận khoán.
Thứ hai, cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng

lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như:
Khu rừng hiện cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng có hiệu quả; khu rừng
giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộn đồng; khu rừng giáp
ranh giữa các thôn, xã huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.
Thứ ba, cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo
quy định của pháp luật như: được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu
dài phù hợp với thời hạn giao rừng; được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi
ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong
cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được
hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; được
hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và
phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải
tạo rừng mang lại; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ
phát triển rừng khi nhà nước có quyết định khi nhà nước có quyết định thu hồi
rừng.
Thứ tư, cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo qui
định của pháp luật như: xây dựng qui ước bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức bảo
vệ và phát triển rừng, định kỳ báo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn
15


biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng: thực hiện nghĩa vụ
tài chính và các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật; giao rừng khi nhà
nước có quyết định thu hồi rừng hoạc hết thời hạn giao rừng; không được phân
chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển
đổi, chuyển nhượng; tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh
bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
Quy định về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi được nhà nước và ngành lâm
nghiệp thể chế hóa mạnh mẽ trong một số năm qua, thông qua các quy định trong

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004,quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của
thủ tướng chính phủ ra ngày 12/1/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia
đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp ( gọi tắt
là quyết định 178). Thông tư số 80/2003/TTLT/BNN-BTC của thủ tướng chính
phủ ra ngày 3 tháng 9 năm 2003 về hướng dẫn thực hiện quyết định 178 ( gọi tắt
là thông tư 80) và bên cạnh đó một số văn bản liên quan khác. Ngày 27/11/2006,
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ra quyết định số 106/2006/QĐ-BNN về việc ban
hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn. Đây là văn bản pháp luật
quy định trình tự, thủ tục, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, cơ chế hưởng lợi cho quản
lý rừng cộng đồng để áp dụng thí điểm cho 40 xã được chọn để thực hiện quyết
định số 1641QĐ/BNN-HTQĐ, ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về
việc phê duyệt dự án “ chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 2006-2007”.
Bên cạnh đó ngày 25/4/2007 Bộ NN&PTNT ra thông thư 38 về việc hướng dẫn
trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi đất cho tổ chức, hộ gia đình cá
nhân và cộng đồng dân cư thôn. Ngày 29/1/2011 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường ra thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT
về hướng dẫn một số nội dung giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất
lâm nghiệp.
Như vậy nghĩa vụ đối với việc quản lý bảo vệ phát triển rừng và hưởng lợi
từ rừng được nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật. Ở mỗi mức độ khác
nhau, trực tiếp hay gián tiếp trong mỗi giai đoạn đều nhằm đáp ứng yêu cầu và
mục tiêu chung của các chủ thể tham gia quản lý sử dụng tài nguyên rừng.
2.2Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở thế giới
Lịch sử đã chứng minh rằng hầu hết diện tích rừng của các nước đang phát
triển chủ yếu gắn liền với sinh kế của các dân tộc thiểu số. Các cộng đồng coi
rừng như một tài sản chung và cùng nhau thiết lập các luật lệ sau này gọi là thể
16



chế quản lý tài nguyên rừng theo hướng đồng quản lý với mục đích chia sẻ lợi
ích mang lại từ rừng cũng như bảo vệ tài nguyên rừng. [FAO 1993 ]
Trên thế giới có rất nhiều nước rất quan tâm nghiên cứu, lựa chọn các hình
thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng và coi đây là hình thức quản lý tốt
nhất.Bởi lẽ, cộng đồng dân tộc thiểu số là những người sống gần rừng và có
những ảnh hưởng lớn tác động trực tiếp đến rừng.
Hình thức quản lý rừng cộng đồng không phải là mới, nó xuất hiện sớm
dưới dạng quản lý tài nguyên rừng công cộng.Trong những năm 1980, yêu cầu
về kiến thức đối với việc quản lý tài nguyên rừng sở hữu công cộng và hành
động tập thể đã gia tăng nhanh.
Ở Ấn Độ, trong những năm 1920 các nhà chức trách thuộc địa ở Ấn Độ đã
thử đưa những hệ thống quản lý rừng địa phương mới. Tại bang Utta Pradesh,
người ta đã thành lập hội đồng rừng địa phương đặc biệt nhằm mục đích tạo nên
một lớp đệm giữa rừng của nhà nước và dân làng địa phương. Những hội đồng
đó là một trong những phương tiện để đối phó với những chống đối mạnh liệt
của nguời dân địa phương chóng lại việc xây , lý rừng địa phương phải được
thực hiện dựa trên những nguyên tắc được cộng đồng xây dựng và thỏa thuận.
Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX nhiều chính phủ của các bang ở Ấn Độ
cùng với sự hỗ trợ trong và ngoài nước đã bắt đầu xúc tiến các kế hoạch xây
dựng lâm nghiệp xã hội thông qua những kế hoạch quản lý tài nguyên rừng cộng
đồng. Đặc biệt những năm gần đây nhiều nghiên cứu và ứng dụng mô hình quản
lý rừng cộng đồng ở Ấn Độ rất phát triển và tỏ ra rất cố hiệu quả.
Ở Nêpan những năm 80 của thế kỷ XX nhiều sáng kiến về quản lý rừng đã
được các cơ quan lâm nghiệp và các tổ chức phát triển địa phương tại Nam và
Đông Nam Á thực hiện để thúc đẩy việc quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Đã có
nhiều quan tâm nghiên cứu để quản lý lâm nghiệp xã hội như nghiên cứu của
Acharya, Arnoid và Capmpell ... ở đây đã thành lập các nhóm sử dụng rừng trên
cơ sở cùng nhau quản lý rừng cộng đồng.
Ở Philippin, Thái Lan và Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng đất cho các
cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo các chương trình lâm nghiệp xã hội. Quy

mô giao đất cho hộ gia đình và cộng đồng ở Thái Lan là 2,8 ha đối với đất nông
nghiệp, còn đối với đất thổ cư là 0,8 ha. Ở Philippin không giới hạn về diện tích
đất để giao cho các cá nhân, đối với cấp giấy phép sử dụng đất trong thời hạn 25
năm và sau đó có thể gia hạn.Đây cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý
rừng cộng đồng ở các nước nói trên.
17


Như vậy, quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng là một hình thức quản
lý rừng được cả cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển và ngày một hoàn thiện
hơn về mặt pháp lý.
2.1.3Quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ rất lâu đời,
gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng sống dựa vào rừng.
Quản lý rừng cộng đồng là thực tiễn trở thành một phương thức có hiệu quả
được nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển. Đặc biệt trong những năm gần
đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số địa phương đã tiến hành giao đất,
giao rừng cho cộng đồng, thôn bản, hộ quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp, theo đó cộng đồng với tư cách là chủ rừng.
Tính đến tháng 6/2010 các cộng đồng dân cư thuộc 1.203 xã, 146 huyện
của 24 tỉnh đang tham gia quản lý 2.348.288 ha rừng và đất chưa có rừng quy
hoạch để trồng rừng, chiếm khoảng 15,5 % diện tích đất lâm nghiệp trong toàn
quốc.
Xét về nguồn gốc hình thành rừng và đất rừng do cộng đồng quản lý và sử
dụng được hình thành từ nhiều nguồn và được phân loại như sau:[11]
Thứ nhất, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu
đời với diện tích 214.000 ha rừng trong đó 86.704 ha đất có rừng, 127.296 ha
đất trống đồi núi trọc. Đó là các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước,
những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng.
Thứ hai, rừng và đất rừng sử dụng vào đất lâm nghiệp được chính quyền

địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài với diện tích
1.197.961 ha, bao gồm đất có rừng 669.750 ha, đất trống đồi trọc 528.211 ha.
Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức
Nhà nước ( ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ,ban quản lý các dự án 327,
661...) được các cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo
hợp đồng khoán rừng với diện tích 936.327 ha, bao gồm đất rừng phòng hộ
494.292 ha, đất rừng đặc dụng 39.289 ha và đất sản xuất 402.746 ha.
Thứ tư rừng và đất rừng của hộ gia đình và các nhóm hành viên rừng cộng
đồng tự liên kết với nhau thành cụm nhóm cộng đồng cùng quản lý nhằm tạo
nên sức mạnh để bảo vệ, hỗ trợ, đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm
nghiệp. Đây chính là hình thức quản lý linh hoạt, đa dạng và phong phú, hiện
chưa có thống kê đầy đủ về diện tích và nhóm cộng đồng.
18


PHẦN III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng diễn ra và tiến trình thực hiện của mô hình
Tìm hiểu các họat động trong mô hình
Đánh giá hiệu quả của mô hình
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu
Đặc điểm tự nhiện kinh tế xã môi trường vùng nghiên cứu.
Đặc điểm của cộng đồng người dân tộc Mã – Liềng sinh sống ven rừng.
+ Vài nét về người Mã Liềng
+ Vai trò của rừng đối với họ.
3.2.2 Tiến trình thực hiện mô hình và các hoạt động trong mô hình quản lý
rừng cộng đồng
Các bước trong tiến trình thực hiện mô hình quản lý rừng cộng đồng
Các hoạt động trong mô hình quản lý rừng cộng đồng

+ Thành lập bộ máy tổ chức quản lý
+ Xây dựng quy chế quản lý bảo vệ rừng
+ Tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng trong tổ chức quản lý bảo vệ
rừng
+ Xây dựng các mô hình sinh kế bền vững
+ Xây dựng mô hình vườn ươm
+ Hỗ trợ đào tạo cán bộ trẻ kế cận cho các ban quản lý
+ Hình thành tổ tuần tra bảo vệ rừng tự nhiên
+ Trồng và tái sinh rừng tự nhiên
3.2.3 Hiệu quả của mô hình
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả xã hội
Hiệu quả môi trường
19


3.2.4 Những thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức trong quá trình thực hiện
và bài học kinh nghiệm giải pháp cho giai đoạn tiếp theo
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu được chọn với tiêu chí:
Là cộng đồng người dân tộc Mã Liềng sinh sống tại 3 Bản: Cáo, Chuối, Kè
của xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình .
Đã được giao rừng quản lý.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Các thông tin được thu thập bao gồm:
Các báo cáo tài liệu về dự án quản lý rừng cộng đồng của trung tâm nghiên
cứu kiến thức bản địa và phát triển (CIRD).

Các báo cáo tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội dân số lao động việc làm
của xã Lâm Hóa năm 2012 đến năm 2015.
Thu thập thông tin về người Mã Liềng tại 3 Bản của xã Lâm Hóa:
+ Các hoạt động thu nhập.
+ Danh sách hộ.
+ Các tập chí chuyên ngành, báo chí báo điện tử, các chương trình dự án và
các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp
+ Phỏng vấn hộ trực tiếp bằng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn: bao gồm 45 hộ,
mỗi Bản phỏng vấn 15 người với tiêu chí hộ tham gia vào mô hình theo phương
pháp chọn ngẫu nhiên.
+ Phỏng vấn người am hiểu: Những người chỉ đạo điều hành trong tiến
trình thực hiện mô hình, chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, các trưởng phó ban
ngành, tổ chức liên quan.
+ Phương pháp thảo luận nhóm: Tiến hành 1 cuộc thảo luận nhóm, với nội
dung về sự tham gia của người dân trong mô hình, phân tích sơ đồ SWOT mặt
mạnh, mặt yếu cơ hội thách thức của mô hình, xếp hạng ưu tiên các khó khăn,
20


cản trở của mô hình ở địa phương. Đối tượng khoảng 7- 10 người trong số 45
hộ.
3.3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng công cụ kinh tế tổng hợp và phân tích số liệu.Các số liệu được xử
lý bằng phần mềm Exel.

21


CHƯƠNG VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHÊN CỨU
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Lâm Hóa có vị trí nằm ở phía tây của huyện Tuyên Hóa, có
đường biên giới giáp ranh với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nên có thể nói
xã Lâm Hóa có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược quốc phòng.

Điểm
nghiên cứu

Bản đồ huyện Tuyên Hóa và điểm nghiên cứu
Xã Lâm Hóa có tất cả 6 thôn, bản bao gồm: thôn 1, thôn 2, thôn 3,
bản Kè, bản Cáo, bản Chuối. Trong đó cộng đồng người dân tộc Mã – Liềng
sinh sống ở các bản. Các bản của người dân tộc nằm bên cạnh đường mòn Hồ
Chí Minh giáp với huyện Minh Hóa và gần khu kinh tế mới của cửa khẩu quốc
tế Cha Lo.
Địa hình, đất đai, tài nguyên
Xã Lâm Hóa thuộc vùng miền núi phía tây của huyện Tuyên Hóa là vùng
đất có cấu tạo địa hình phức tạp, nơi đây có các dãy rừng núi hùng vỹ thuộc hệ
22


Trường Sơn. Với kiến tạo đặc trưng là địa hình Karst 1 trẻ tạo nên các hang động
và mái đá. Vì vậy địa hình xã Lâm Hóa phần lớn là núi đá vôi chen lẫn giữa các
đèo yên ngựa nên tài nguyên thỗ nhưỡng chủ yếu là feralit đỏ vàng, đất đá chết
khô cứng, đá phong hóa và một phần rất nhỏ đất phù sa được bồi tụ bởi khe
suối.
Tổng diện tích đất tự nhiên 10.329,36 ha, bao gồm: đất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Bảng 4.1 Cơ cấu diện tích đất ở xã Lâm Hóa

TT
Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
1
Đất sản xuất nông
nghiệp
Đất lâm nghiệp
2
Đất
phi
nông
nghiệp
3
Đất chưa sử dụng

Diện tích (ha)
10.329,36
9.593,49
97,84

Cơ cấu (%)
100
92,88
1,02

9.495,65
114,26

98,98

1,11

621,61

6,01

( Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai xã Lâm Hóa 2015,)
Khí hậu
Khí hậu của Lâm Hóa mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
mùa đông lạnh khô hanh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm kết hợp với gió tây nam thổi
mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 làm cho độ ẩm không khí thấp. Lượng bức xạ mặt
trời hàng năm khoảng 123 Kcal/cm2/ năm. Tổng số giờ nắng trung bình khoảng
1.790 giờ/ năm tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 9.
Nhiệt độ trung bình năm là 24 0 C, mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 10 năm
trước đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 22 0c, mùa
nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình là 240 C.
Tổng lượng mưa khá lớn trung bình hàng năm 2.000 mm, gió mùa đã gây
hiện tượng mưa và phân hóa lượng mưa không đều. Mùa khô nóng có gió Tây
nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7 mưa ít chiếm khoảng 20% đến 24% lượng mưa
cả năm, từ tháng 8 đến tháng 11 mưa nhiều chiếm 65-70% cả năm, vì vậy lũ lụt

1

1

Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Karst là địa hình của các
kiểu phân rã đặc trưng thông thường được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất.

23



thường xảy ra thời gian này trong năm. Số ngày mưa trung bình của xã là 169
ngày, tương đương với toàn huyện.
Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình 83%. Độ ẩm không ổn định,
vào mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa khô từ 10-15%. Thời kỳ có độ ẩm
cao nhất của xã thường xảy ra các tháng cuối năm.
Gió có 2 loại gió chính, gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông chủ yếu theo
hướng Đông Bắc, gió mùa hè thổi hướng Tây Nam khô nóng, chỉ xuất hiện từ
đầu tháng 4 đkết thúc vào tháng 7.
Hướng gió, khí hậu thời tiết trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố
trí dân cư, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có biện pháp giữ nước ở
các hồ đập chống hạn, đồng thời nghiên cứu bố trí lịch thời vụ cây trồng hợp lý.
4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội và thu nhập
Đặc điểm về dân số, dân tộc
Năm 2015 toàn xã có 264 hộ với 1.097 nhân khẩu, trong đó 43,46% là
đồng bào dân tộc Mã-Liềng cư trú tại 3 bản Kè, Cáo, Chuối. Dân số ở xã Lâm
Hóa được coi là dân số trẻ, có 624 người trong độ tuổi lao động ( chiếm 59,09%
tổng dân số toàn xã). Số lượng lao động dồi dào phục vụ cho các hoạt động sản
xuất. Tuy nhiên, do trình độ học vấn thấp nên lao động chủ yếu là chân tay, thủ
công.
Hoạt động kinh tế và thu nhập
Xã Lâm Hóa là một xã miền núi thuộc huyện tuyên hóa, có thành phần
người dân tộc sinh sống đông nên hoạt động sinh kế còn gặp nhiều khó khăn.
Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 9
triệu 800 ngàn đồng/ năm.
a.

Tình hình sản xuất nông nghiệp
Năm 2015 công tác sản xuất nông nghiệp gặp một số khó khăn nhất định,
tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, ở các bản dân tộc công tác sản xuất tuy

sản xuất đúng thời vụ song do tình hình sâu bệnh, thời tiết thất thường, lượng
nước tưới tiêu không đều đặn, do đó còn làm ảnh hưởng kết quả sản xuất nông
nghiệp.
Tổng sản lượng lương thực : 134 tấn/185,29 tấn chỉ đạt 35,75% so với kế
hoạch huyện giao và đạt 72,31% so với kế hoạch của xã đề ra. Trong đó lúa và

24


lạc là hai loại cây trồng được ưa chuộng nhất với sản lượng tương ứng 70,2 tấn
và 59,97 tấn.
Bảng 4.2 Diện tích năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã
Cây lương
Diện
tích
thực chính
trồng
(ha)/năm
Lúa
21,5
Ngô
15,15
Lạc
21,63
Đậu xanh
10,77

Năng suất
(tạ/ha)/năm


Sản lượng
(tấn)/năm

35,75
39
27,7
5

70,2
59,16
59,97
5,35

(Nguồn : Báo cáo kinh tế - xã hội xã Lâm Hóa năm 2015)
Một số khó khăn tồn tại trong lĩnh vực được nêu trên cộng với tình hình
sản xuất của đồng bào còn hạn chế cho nên đã làm chậm thời vụ đối với các loại
cây trồng ảnh hưởng đến năng suất sản lượng cây trồng.
b.

Ngành chăn nuôi
Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2015 của xã Lâm Hóa, tổng đàn gia súc
của xã năm 2015 đạt 1.200. Trong đó: đàn trâu 179 con, đàn bò 149 con , đàn
lợn 613con , đàn gia cầm trong toàn xã đạt 4.233con.
Một số khó khăn hạn chế trong lĩnh vực chăn nuôi như là tình trạng thả
rong gia súc, bà con chưa chấp hành công tác tiêm phòng khiến tổng đàn phát
triển chưa đồng đều. Vì vậy cần hỗ trợ, triển khai các chương trình phát triển
chăn nuôi hơn nữa trên địa bàn.

c.


Lâm nghiệp
Tính đến năm 2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Lâm Hóa
9.495,65 ha, chiếm 91,93 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Bao gồm
3.534,98 ha rừng sản xuất (37,23%) và còn lại là 5.906,67 ha diện tích rừng
phòng hộ chiếm ( 62,77%).
Tổng diện tích rừng phân theo đối tượng sử dụng ở xã Lâm Hóa là 8270,58
ha, trong đó: diện tích đất các cơ quan đơn vị sử dụng 5.960 ha chiếm 72,07% ,
hộ gia đình cá nhân sử dụng 1.623,55 ha chiếm 19.63% còn lại là cộng đồng dân
cư sử dụng 686,36 ha chỉ chiếm 8,3%

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu diện tích rừng theo đối tượng sử dụng
25


×