TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Khuyến nông & Phát triển Nông thôn
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ “Bánh mè xát” của
làng nghề Tân An tại xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Huyền Trang
Lớp
: PTNT 46B
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Trọng Dũng
Bộ môn
: Kinh tế nông thôn
Huế, 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học
chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Các thầy, cô giáo trông Khoa Khuyến Nông & PTNT – Trường Đại Học
Nông Lâm Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho
tôi trong suốt 4 năm qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang
quý báu giúp tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s
Nguyễn Trọng Dũng, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt
cho tôi những kinh nghiệm quý báu giúp tôi trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành khóa luận đúng hạn.
Đồng thời, chân thành cảm ơn đến UBND xã Quảng Thanh cùng động
cồng dân cư địa phương xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, các thành
viên trong nhóm, bạn bè đã chia sẽ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân có hạn, kinh
nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để khoá luận
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số làng nghề ở tỉnh Quảng Bình .............................................10
Bảng 2.2. Phân loại làng nghề ở tỉnh Quảng Bình..........................................11
Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động của xã Quảng Thanh từ năm 2013 2015 ....................................................................................................................21
(ĐVT: người)......................................................................................................21
Bảng 4.2. Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Quảng Thanh năm 2015..............22
Bảng 4.3. Diện tích các loại cây trồng chính của xã Quảng Thanh từ năm
2013 - 2015..........................................................................................................22
Bảng 4.4. Năng suất một số cây trồng chính của xã Quảng Thanh từ năm
2013 - 2015..........................................................................................................23
(ĐVT: Tạ/ha)......................................................................................................23
Bảng 4.5. Các loại vật nuôi chính của xã Quảng Thanh từ năm 2013 - 2015
.............................................................................................................................24
( ĐVT: con).........................................................................................................24
Bảng 4.6. Số hộ tham gia vào làng nghề thuộc các chòm khác nhau của thôn
Tân An từ năm 2013 - 2015 .............................................................................27
Bảng 4.7. Các công cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất “ bánh tráng mè
xát” của các hộ điều tra năm 2015...................................................................30
Bảng 4.8. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2015 33
.............................................................................................................................35
( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)..........................................................................35
Qua biểu đồ trên ta thấy được rằng cơ cấu thu nhập của hộ trung bình khá
đa dạng, bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề khác và làm “ bánh
mè xát”. Trong đó thu nhập từ trồng trọt chiếm tỷ lệ ít nhất trong cơ cấu
thu nhập chỉ chiếm 1%. Ngành nghề khác chiếm 30% trong tổng cơ cấu thu
nhập của hộ trung bình. Thu nhập từ hoạt động sản xuất “ bánh mè xát”
chiếm tỷ lệ cao lên tới 64%. Điều này cho thấy rằng nghề làm “ bánh mè
xát” đóng vai trò qua trọng trong thu nhập của hộ.......................................35
.............................................................................................................................36
.............................................................................................................................37
Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất “bánh tráng mè xát” của
các hộ điều tra năm 2015..................................................................................38
Bảng 4.10. Kết quả sản xuất “bánh tráng mè xát” của các hộ điều tra năm
2015.....................................................................................................................39
Bảng 4.11. Hiệu quả sản xuất “bánh mè xát” của các hộ điều tra năm 2015
.............................................................................................................................41
Bảng 4.12. Hình thức bán của các hộ điều tra năm 2015..............................44
Bảng 4.13. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ việc kinh doanh buôn bán
“bánh mè xát” của các tác nhân điều tra năm 2015.......................................46
ĐVT: (đồng/năm)..............................................................................................46
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu thu nhập của xã Quảng Thanh năm 2015.....................25
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu thu nhập của hộ điều tra tại xã Quảng Thanh năm 2015
.............................................................................................................................35
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu thu nhập của hộ điều tra tại xã Quảng Thanh năm
2015.....................................................................................................................36
Biểu đồ 4.4. Kinh nghiệm sản xuất “bánh mè xát” của các hộ điều tra năm
2015.....................................................................................................................37
Biểu đồ 4.5. Số ngày sản xuất “ bánh tráng mè xát” trong những tháng thời
tiết xấu của các hộ điều tra năm 2015.............................................................49
( Nguồn: Điều tra phỏng vấn hộ, 2016)...........................................................49
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ngành nghề nông thôn
: NNNT
Hợp tác xã
: HTX
Ủy ban nhân dân xã
: UBNDX
ĐVT
: Đơn vị tính
Tỷ lệ phần trăm
:%
Kinh tế xã hội
: KTXH
Bình quân chung
: BQC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................6
MỤC LỤC............................................................................................................7
BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP..........................................12
Tên đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ “bánh mè xát” của làng
nghề Tân An tại xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
.............................................................................................................................12
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Trọng Dũng...........................................12
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang..............................................12
1.Giới thiệu tên đề tài........................................................................................12
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1.1Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................3
2.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sản xuất và tiêu thụ...............................................................3
2.1.2. Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế......................................................4
2.1.3. Thông tin về làng nghề..............................................................................................................5
2.2. Cơ sở thự tiễn..............................................................................................................................6
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở Việt Nam...............................................6
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở tỉnh Quảng Bình....................................8
2.3. Sự cần thiết phải khôi phục làng nghề, làng nghề truyền thống................................................12
2.3.1. Về lao động và việc làm..........................................................................................................12
2.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................................................................12
2.3.3. Phát huy các giá trị văn hóa....................................................................................................13
2.3.4. Phát triển du lịch.....................................................................................................................13
2.3.5. Phát triển xã hội......................................................................................................................13
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG .......................................15
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................15
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................15
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................15
3.3.Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................15
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã...............................................................................15
3.3.2 Tình hình phát triển làng nghề “bánh mè xát”.........................................................................16
3.3.3 Các thông tin cơ bản về các hộ điều tra...................................................................................16
3.3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh tráng của các hộ điều tra...............................................16
3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất “bánh mè xát” của các hộ điều tra......16
3.3.6. Định hướng và các giải pháp phát triển làng nghề “bánh tráng mè xát” của làng nghề Tân An
tại xã Quảng Thanh...........................................................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................16
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................................16
3.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu.............................................................................................................16
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu................................................................................17
3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu...................................................................................18
3.4.4.1 Tổng hợp số liệu...................................................................................................................18
- Số liệu được tổng hợp từ bảng hỏi phỏng vấn và được mã hóa phân tích.....................................18
3.4.4.2 Phân tích và xử lý số liệu.......................................................................................................18
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................19
4.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................................................19
Điều kiện tự nhiên của xã ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất “bánh mè xát” của người dân.
Có vị trí địa lý thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên thời tiết thất thường, mưa kéo
dài ảnh hưởng đến số ngày sản xuất của người dân. .......................................................................19
4.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................................19
4.1.2. Địa hình...................................................................................................................................20
4.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu.....................................................................................................20
4.2. Tình hình kinh tế- xã hội của xã.................................................................................................20
4.2.1. Tình hình dân số và lao động..................................................................................................20
4.2.2. Tình hình cơ bản về giao thông và thủy lợi.............................................................................21
4.2.3. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Thanh......................................................................21
4.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp..............................................................................................22
4.2.5. Cơ cấu thu nhập của xã Quảng Thanh năm 2015....................................................................24
4.3. Tình hình sản xuất của làng nghề “bánh tráng mè xát” làng Tân An..........................................25
4.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề “bánh tráng mè xát” làng Tân An.............25
4.3.2. Thực trạng sản xuất của làng nghề Tân An.............................................................................26
4.3.3. Tình hình sản xuất “bánh tráng mè xát”.................................................................................27
4.4. Nguyên vật liệu sử dụng và các công đoạn làm “bánh tráng mè xát” của các hộ điều tra tại làng
Tân An..............................................................................................................................................28
4.4.1. Nguyên liệu sử dụng...............................................................................................................28
..........................................................................................................................................................29
( Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)..........................................................................................................29
- Giai đoạn bảo quản: Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất bánh để chuẩn bị bán cho
tư thương.........................................................................................................................................30
4.4.2. Công cụ, dụng cụ được sử dụng cho hoạt động sản xuất “bánh tráng mè xát” của các hộ điều
tra.....................................................................................................................................................30
ĐVT: số lượng: cái; đơn giá, thành tiền: đồng; thời gian sử dụng: năm; CPKH: đồng; .....................30
( Nguồn: phỏng vấn hộ, 2016)..........................................................................................................32
Qua bảng trên ta thấy được các công cụ, dụng cụ cần thiết dùng để sản xuất “bánh mè xát” bao
gồm: mên, thau, xô, lò tráng, máy tráng, máy xay bột, nắp đậy, nồi tráng, môi tráng.....................32
Nồi tráng, thau, máy xay bột, máy tráng đây là loại dụng cụ sắm một lần mà dùng được nhiều năm
tùy theo người dùng nhiều hay dùng ít, người cẩn thận hay người không cẩn thận. ......................32
Nồi tráng có số lượng trung bình là 1,3 cái với đơn giá trung bình là 1256756đ/cái. Thời gian sử
dụng của nồi khá lâu, trung bình là 7,11 năm vì phần lớn các hộ dân chủ yếu mua nồi đồng tuy giá
thành cao hơn nồi nhôm nhưng có thời gian sử dụng lâu hơn. Thau có số lượng trung bình là 5,95
cái, với giá trung bình là 56625đ/cái. Thời gian sử dụng thau ngắn hơn thời gian sử dụng xô, chỉ
2,43 năm trong khi thời gian sử dụng xô là 3,19 năm. Nhưng phần lớn các hộ sản xuất “bánh mè
xát” mua số lượng xô ít hơn số lượng thau, trung bình chỉ có 2,85 cái xô vì theo như quá trình
nghiên cứu tìm hiểu qua các hộ điều tra thì thau tiện dùng và dùng được nhiều hơn xô do vậy
trung bình số lượng xô ít hơn...........................................................................................................32
Máy xay bột có số lượng trung bình là 1 cái, hầu như 100% hộ nào cũng sắm 1 cái máy xay để tiện
trong quá trình sản xuất “bánh mè xát”. Với đơn giá trung bình của máy xay bột là 2382500đ/cái và
có thời gian sử dụng khá lâu, trung bình thời gian sử dụng máy tới 8,75 năm.................................32
Mên được làm bằng nứa có thời gian sử dụng mên dài hay ngắn tùy thuộc vào sử dụng nứa già hay
nứa non. Thông thường một cái mên có thời gian sử dụng trung bình 1,7 năm. Phần lớn các hộ sản
xuất đều mua mên với giá trung bình là 18650đ/cái để phục vụ cho quá trình phơi bánh. Hầu như
100% hộ nào cũng có mên, với số lượng trung bình là 450 cái chứng tỏ đây là một trong những
công cụ quan trọng của quá trình sản xuất.......................................................................................33
4.5. Thông tin chung của hộ điều tra................................................................................................33
Cũng như nhiều hoạt động sản xuất khác, hoạt động sản xuất “bánh mè xát” luôn chịu sự tác động
bởi các yếu tố chủ quan thuộc về nông hộ như: trình độ chủ hộ, nhân khẩu, lao động... Các đặc
điểm này đối với nông hộ sản xuất bánh ở Quảng Thanh được mô tả ở bảng 4.8...........................33
4.5.1. Cơ cấu thu nhập của hộ điều tra.............................................................................................35
4.5.2. Kinh nghiệm sản xuất của các hộ điều tra...............................................................................37
4.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ “bánh mè xát” của các hộ điều tra.............................................38
4.6.1. Tình hình đầu tư cho hoạt động sản xuất “bánh tráng mè xát” .............................................38
4.6.2. Tình hình sử dụng sản lượng “bánh tráng mè xát” và doanh thu từ hoạt động sản xuất “bánh
tráng mè xát”....................................................................................................................................39
4.7. Hiệu quả sản xuất “bánh tráng mè xát” của các hộ...................................................................40
4.7.1. Hiệu quả sản xuất...................................................................................................................40
( Nguồn: Phỏng vấn điều tra hộ, 2016).............................................................................................41
Qua bảng 4.11 cho thấy hiệu quả sản xuất “bánh mè xát” của hộ trung bình thấp hơn hộ khá. .....41
Tổng giá trị sản xuất bánh được trên 1 năm của hộ trung bình là 365788 nghìn đồng, hộ khá là
503043 nghìn đồng. Nhìn chung, sản xuất “bánh mè xát” mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Những
hộ sản xuất nhờ sử dụng các nguồn lực như lao động của gia đình, kinh nghiệm sản xuất lâu năm
chính vì vậy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất là khá cao. Lợi nhuận năm của hộ khá sau khi đã trừ
công lao động gia đình là 35940 nghìn đồng, hộ trung bình là 30490 nghìn đồng...........................41
Ngoài các chỉ tiêu về thu nhập, lợi nhuận, tổng giá trị sản xuất.. thì trong quá trình nghiên cứu hiệu
quả kinh tế của “bánh mè xát” ta cần quan tâm tới chỉ tiêu quan trọng khác đó là hiệu quả sử dụng
vốn (GO/ IC, VA/ IC). Chỉ tiêu này cũng chính là nguồn lực quan trọng, quyết định tới hiệu quả kinh
tế của hoạt động sản xuất “bánh mè xát”. Hiệu quả sử dụng vốn cứ một đồng chi phí bỏ ra trung
bình sẽ thu lại được 124,27 lần doanh thu và 12,09 lần lợi nhuận. Qua đó ta có thể khẳng định rằng
hoạt động sản xuất “bánh mè xát” là có hiệu quả. Chính vì vậy “bánh mè xát” có đóng góp rất lớn
vào thu nhập của các hộ gia đình.....................................................................................................42
4.7.2. Hiệu quả xã hội.......................................................................................................................42
Giải quyết việc làm...........................................................................................................................42
Lưu trữ được bản sắc dân tộc...........................................................................................................43
Hoạt động văn hóa tinh thần............................................................................................................43
Làm đa dạng thêm nền văn hóa ẩm thực.........................................................................................43
4.8. Thị trường tiêu thụ “bánh tráng mè xát” làng Tân An...............................................................43
4.8.1. Hình thức tiêu thụ...................................................................................................................43
4.8.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm “bánh tráng mè xát”........................................................................44
4.9. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất “ bánh tráng mè xát” của các hộ điều tra 47
4.9.1. Thuận lợi.................................................................................................................................47
Nguyên liệu dễ mua..........................................................................................................................47
Tận dụng được nguồn nhân lực........................................................................................................47
Phù hợp với thị hiếu của người dân..................................................................................................48
Sản phẫm dễ tiêu thụ.......................................................................................................................48
4.9.2. Khó khăn và các biện pháp khắc phục....................................................................................48
Thời tiết............................................................................................................................................48
4.10. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của nghề “bánh tráng mè xát”
làng Tân An.......................................................................................................................................50
4.10.1. Yếu tố về thị trường..............................................................................................................50
4.10.2. Yếu tố về vốn........................................................................................................................50
4.10.3. Về môi trường......................................................................................................................51
4.10.4. Về vệ sinh an toàn thực phẩm..............................................................................................51
4.10.5. Về hệ thống chính sách.........................................................................................................51
Các chính sách khuyến khích............................................................................................................51
4.11. Định hướng và giải pháp phát triển Làng nghề “bánh mè xát” làng Tân An............................52
4.11.1. Định hướng...........................................................................................................................52
4.11.2. Giải pháp để phát triển.........................................................................................................52
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................55
Từ những kết quả trong quá trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu tình hình sản
xuất và tiêu thụ bánh mè xát của làng nghề Tân An tại xã Quảng Thanh,
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Tôi đã rút ra được một số kết luận
và kiến nghị sau:................................................................................................55
5.1. Kết luận......................................................................................................................................55
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................................57
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................58
BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ “bánh mè xát” của
làng nghề Tân An tại xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình”.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Trọng Dũng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang
1. Giới thiệu tên đề tài
Xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong
những xã nằm gần trung tâm thị xã Ba Đồn. Xã hiện có hơn 4.200 nhân khẩu,
sinh sống tại 3 thôn. Ngoài sản xuất nông nghiệp, xã còn có làng nghề truyền
thống bánh mè xát nổi tiếng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động
trên địa bàn xã. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất bánh tráng người dân nơi
đây gặp không ít khó khăn như: điều kiện thời tiết không thuận lợi, giá bán bập
bênh. Hơn nữa, diện tích không gian phơi bánh chật hẹp khiến người dân phải
phơi trên các bờ đê; lề đường, chính điều này đã àm ảnh hưởng đến chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm “bánh tráng mè xát”. Năm 2010 “bánh
tráng mè xát” của làng nghề đã được công nhận thương hiệu nhưng những hộ
dân nơi đây vẫn sản xuất kinh doanh mang tính cá thể mạnh ai nấy làm chưa
xứng tầm một làng nghề và hiệu quả mà nó mang lại.
Để tìm hiểu về tình hình sản xuất và tiêu thụ làm cơ sở cho việc đề xuất
những định hướng phát triển sản xuất bánh tráng và duy trì làng nghề truyền
thống của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản
xuất và tiêu thụ bánh tráng mè xát của làng nghề Tân An tại xã Quảng
Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất bánh tráng tại xã Quảng Thanh - huyện
Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất bánh mè xát tại xã Quảng Thanh
- Tìm hiểu tình hình tiêu thụ bánh mè xát tại xã Quảng Thanh - huyện
Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
3. Nội dung và phương pháp chính
3.1. Nội dung chính
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quảng Thanh
- Tình hình phát triển làng nghề “bánh mè xát” Tân An
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ “bánh mè xát” của các hộ điều tra
+ Tình hình sản xuất “bánh mè xát” của các hộ điều tra
+ Hiệu quả kinh tế của “bánh mè xát” đối với các nông hộ
+ Tình hình tiêu thụ “bánh mè xát” của các hộ điều tra
+ Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất “bánh mè xát”
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ “bánh mè xát”
- Định hướng và các giải pháp phát triển làng nghề “bánh mè xát” Tân An
3.2 Phương pháp chính
- Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thông qua các báo cáo, số liệu
thống kê tại xã, huyện về các vấn đề liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn sâu, phỏng vấn hộ sản
xuất hồ tiêu tại xã; thảo luận nhóm và quan sát thực địa.
- Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu: Thông tin định tính sẽ được
phân tích, đánh giá và số liệu định lượng sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS.
4. Kết quả nổi bật
Hoạt động sản xuất “bánh mè xát” hằng năm có đóng góp khá lớn vào thu
nhập của hộ. Đối với hộ khá, hoạt động sản xuất “bánh mè xát” chiếm 72%
trong tổng cơ cấu thu nhập của hộ, đối với hộ trung bình chiếm 64%. Kết quả
điều tra cho thấy, tổng chi phí sản xuất “bánh mè xát” là 297268 nghìn đồng.
Bao gồm các loại chi phí: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê lao động, chi phí
vận chuyển, chi phí lao động gia đình, chi phí đóng gói, chi phí nguyên liệu…
Tổng giá trị thu được từ hoạt động sản xuất “bánh mè xát” là 434415 nghìn
đồng nhưng trong đó còn có số lượng bánh tồn kho người dân dùng để tự tiêu
dùng, biếu xén và một ít sản lượng bánh bị hư hỏng. Chính vì vậy lợi nhuận
ròng mà người dân thu được bình quân là 362779 nghìn đồng. Điều này cho
thấy rằng, thu nhập từ hoạt động sản xuất “bánh mè xát” đóng vai trò quan trọng
trong cơ cấu thu nhập của hộ.
Hiện nay, kênh tiêu thụ “bánh mè xát” tại địa phương khá đơn giản gồm có
kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Kênh trực tiếp từ người sản xuất đến tay người
tiêu dùng cuối cùng chiếm 15%. Kênh gián tiếp bao gồm 3 kênh, kênh thứ nhất
từ người sản xuất đến người thu gom trong địa phương sau đó người thu gom
trong địa phương bán cho người bán buôn, người bán buôn bán cho người bán lẻ
và người bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Cũng tương tự như kênh 1,
kênh thứ 2 sản phẩm “bánh mè xát” được bán cho người thu gom ngoài địa
phương sau đó đến các tác nhân khác đó là người bán buôn, người bán lẻ và cuối
cùng là người bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng, kênh này chiếm 25%.
Kênh thứ 3 chiếm tỷ lệ ít hơn hai kênh còn lại chiếm 5%, kênh này chủ yếu là
các hộ khá họ có mối quen biết và địa vị, từ người sản xuất bán đến Hợp tác xã
sau đó Hợp tác xã bán cho người bán buôn, người bán buôn bán cho người bán
lẻ và cuối cùng là người bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Giữa các
thành viên tham gia vào kênh phân phối có mối liên kết khá mật thiết với nhau.
Những thuận lợi trong quá trình sản xuất “bánh mè xát” là: nguyên liệu dễ
mua, tận dụng được nguồn nhân lực, sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng và sản phẩm dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cũng gặp
nhiều khó khăn như thời tiết ảnh hưởng đến số ngày sản xuất của hộ cũng như
phải mất thêm một số chi phí khác như chi phí sấy trong mùa mưa và trong
những ngày thời tiết xấu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ “bánh mè xát” bao
gồm: thị trường, môi trường, chính sách, vệ sinh an toàn thực phẩm… Các yếu
tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sản lượng của sản phẩm “bánh mè
xát”. Chính vì vậy cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước và chính quyền địa
phương trong việc cùng nhau phối hợp thực hiện các định hướng phát triển sản
xuất và đề ra những giải pháp để mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu.
Giáo viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Trọng Dũng
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, các làng nghề ở nông thôn đã tồn tại hàng trăm năm nay. Làng
nghề truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các
làng nghề không chỉ tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ
cho tiêu dùng và xuất khẩu mà còn là biện pháp hữu hiệu để tạo việc làm cho lao
động nông thôn và góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc [3].
Quảng Bình là một tỉnh có nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống. Sự
phát triển của các làng nghề ở Quảng Bình đã đóng góp tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện năm 2015 trong toàn tỉnh có trên 14.691
cơ sở ngành nghề nông thôn bao gồm 27 làng nghề truyền thống thu hút khoảng
gần 46.500 lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động nông thôn [5].
Xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong
những xã nằm gần trung tâm thị xã Ba Đồn. Xã hiện có hơn 4.200 nhân khẩu,
sinh sống tại 3 thôn. Ngoài sản xuất nông nghiệp, xã còn có làng nghề truyền
thống bánh mè xát nổi tiếng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động
trên địa bàn xã. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất bánh tráng người dân nơi
đây gặp không ít khó khăn như: điều kiện thời tiết không thuận lợi, giá bán bập
bênh. Hơn nữa, diện tích không gian phơi bánh chật hẹp khiến người dân phải
phơi trên các bờ đê; lề đường, chính điều này đã àm ảnh hưởng đến chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm “bánh tráng mè xát”. Năm 2010 “bánh
tráng mè xát” của làng nghề đã được công nhận thương hiệu nhưng những hộ
dân nơi đây vẫn sản xuất kinh doanh mang tính cá thể mạnh ai nấy làm chưa
xứng tầm một làng nghề và hiệu quả mà nó mang lại.
Để tìm hiểu về tình hình sản xuất và tiêu thụ làm cơ sở cho việc đề xuất
những định hướng phát triển sản xuất bánh tráng và duy trì làng nghề truyền
thống của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản
xuất và tiêu thụ bánh tráng mè xát của làng nghề Tân An tại xã Quảng
Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
1
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất bánh tráng tại xã Quảng Thanh - huyện
Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất bánh mè xát tại xã Quảng Thanh
- Tìm hiểu tình hình tiêu thụ bánh mè xát tại xã Quảng Thanh - huyện
Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sản xuất và tiêu thụ
Sản xuất: Là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
(Phạm Vân Đinh, Đỗ Kim Chung, 1997).
Quá trình sản xuất: Là việc chuyển các đầu vào, dưới hình thức lao động
của con người và những nguồn lực vật chất khác, thành đầu ra. Những đầu ra
này có thể được sử dụng là đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc là những
sản phẩm cuối cùng được phân chia cho các thành viên trong xã hội với vai trò
la người tiêu dùng (Neva Goodwin, Phạm Vũ Luận, 2002).
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như sau: lao động, đất đai, máy
móc, vốn, nguyên liệu, trình độ quản lý các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.
Đầu ra là kết quả quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: lương thực,
thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Tiêu thụ: là quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ logic
chặt chẽ bởi tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau nhằm thực
hiện quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Tiêu thụ thực
hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng nó là khâu lưu thông hàng hóa là cầu nối
trung gian một bên là sản xuất một bên là tiêu dùng (Huỳnh Thị Mị, 2010).
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạnh cuối sản xuất kinh doanh, là yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp cũng như người sản xuất
( Phạm Văn Đình và cộng sự, 1997).
Thị trường: Trong kinh tế học và kinh doanh thị trường là nơi người mua
và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc
gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là tập
hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiến
hành sự trao đổi hàng hóa với nhau [7].
Kênh phân phối là tập hợp các quan hệ với các tổ chức và cá nhân bên
ngoài doanh nghiệp để tổ chức và quản lý các hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm
đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường [16].
3
2.1.2. Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
- Sản lượng (Q): là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra.
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định của một đơn vị.
GO = Pi* Qi
Qi : Là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra.
Pi : Là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm.
Lợi nhuận hỗn hợp (TP): TP = GO – TC
Trong đó: + GO là tổng giá trị sản xuất( bao gồm: sản lượng bán và sản
lượng dùng cho mục đích khác)
+ TC là tổng chi phí sản xuất (chi phí trung gian, công lao động, khấu hao
tài sản cố định nếu có, chi khác).
- Lợi nhuận ròng (TPr): TPr = TR bán - TC bán
Trong đó: TR bán : là doanh thu bán
TC bán : là chi phí cho sản lượng bán
- Doanh thu: Qbán * Pbán
Trong đó: Qbán là sản lượng bán
Pbán: là giá bán
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
- Gía trị gia tăng (VA) : Phản ánh giá trị tăng thêm sau khi lấy giá trị sản
xuất bình quân trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài
VA = GO - IC
IC: Chi phí trung gian là chi toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch
vụ mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật.
Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ hao phí mà nông hộ bỏ ra để
sản xuất một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất định nào đó. Chi phí bao gồm chi
phí cố định và chi phí biến đổi ( chi phí khai thác)
+ Chi phí cố định là chi phí không thay đổi ( cố định ) khi khối lượng sản
xuất thay đổi.
4
+ Chi phí biến đổi là những hao phí biến đổi theo quy mô sản xuất được
sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hay nói cách khác, chi phí
biến đổi là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
IC: Chi phí trung gian là chi toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và
dịch vụ mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật.
n
IC = ∑ Cj
j =1
Cj là chi phí thứ j trong quá trình sản xuất.
- GO/ IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí được đầu tư tạo ra được bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.
- VA/ IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng
giá trị gia tăng [16].
2.1.3. Thông tin về làng nghề
a. Khái niệm về làng nghề
Làng nghề: Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng
nghề”, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn
trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác
như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo
với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã
chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra
những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở
thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng
xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể
xuất khẩu ra cả nước ngoài” (kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo tồn và phát triển
làng nghề truyền thống việt nam” tháng 8/1996, trang 38-39).
b. Quan điểm về làng nghề
Làng nghề là một thiết chế xã hội có từ rất lâu đời trong lịch sử nước ta, nó
thăng trầm cùng với quá trình phát triển của dân tộc. Nói đến làng nghề cần chú
ý trước hết với hai nhân tố cấu thành là làng và nghề. Cùng với quá trình phát
triển đời sống kinh tế xã hội đòi hỏi sự hình thành và phát triển nghề thủ công
phục vụ các nhu cầu của bản thân con người.
5
Ngày nay, người ta gọi làng nghề là làng chuyên một nghề nào đó chúng
hình thành và phát triển khi thị trường đã mở rộng, kinh tế hàng hóa phát triển
dẫn tới có sự phân công lao động trong một chừng mực nhất định. Lịch sử phát
triển của các làng nghề truyền thống cho thấy các nghề có cùng quá trình phát
triển tương đối dài, có nghề được lưu truyền qua nhiều thế kỉ. Trong từng làng
đa số người dân đều biết làm nghề truyền thống, ngoài ra cũng có thể làm những
nghề khác. Bên cạnh những hộ vừa làm nghề truyền thống vừa làm nông nghiệp
cũng có những hộ chuyên nghề. Với những nghề phát triển mạnh, số hộ và lao
động làm nghề không chỉ căn cứ vào số hộ và lao động làm nghề hiện tại và làm
nghề nhiều hay ít để xem xét có phải nghề truyền thống hay không mà phải dựa
vào thực tiễn lịch sử phát triển làng nghề của địa phương đó để xem xét [13].
c. Cơ sở để công nhận làng nghề
Theo thông tư của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì làng nghề
được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp nhận tốt chính sách, pháp luật của nhà nước [17].
2.2. Cơ sở thự tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở Việt Nam
Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian nhưng hiện nay các con
số thống kê cho thấy, Việt Nam còn gần 2000 làng nghề thuộc các nghề chính
như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, tranh dân gian, bánh bún các
loại…Cùng với sự phát triển của đất nước có rất nhiều làng nghề phát triển
mạnh và có những thương hiệu nổi tiếng có sức hấp dẫn rất lớn như: gốm Bát
Tràng, gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ, chiếu Nga Sơn, làng đá Non nước ở
Đà Nẵng, làng lụa Vạn Phúc, lụa Hà Đông. Dựa vào sản phẩm và phương thức
có thể chia ra làm 5 loại nghề như sau:
- Làng nghề sản xuất thủ công: Gốm sứ, Sơn Mài, thêu ren, thảm, dệt thổ
cẩm, mây tre
- Làng nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dung thông thường: dệt,
chiếu, nón lá, đan mành, rổ rá…
6
- Làng nghề sản xuất và chế biến nguyên vật liệu: Nề, mộc, rèn, hàn, đúc
- Làng nghề buôn bán dịch vụ
Việc phân loại trên cũng mang ý nghĩa tương đối bởi lẻ một số nghề vừa
thuộc nhóm này vừa thuộc nhóm khác [12].
Quy mô của các cơ sở làng nghề rất linh động, từ hộ gia đình đến tổ chức
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng thiết bị công suất và mức sử dụng
nguyên liệu ở nhiều làng nghề tương đương với các khu công nghiệp lớn. Ví dụ
làng nghề sản suất thép Bắc Ninh khoảng 3000- 4000 công nhân có sản lượng là
210000 tấn /năm gấp 2 sản lượng nhà máy gang thép Thái nguyên.
Hiện nay, tốc độ cải tiến công nghệ của các làng nghề còn chậm, cầm
chừng và không đồng bộ phụ thuộc nhiều vào khả năng từng tổ hợp hoặc
từng gia đình, và sự cân đối đầu tư đối với các giá trị sản phẩm tiêu thụ trên
thị trường.
Sự khôi phục của các làng nghề có ý nghĩa tích cực về mặt kinh tế và xã hội,
đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì tiềm năng
phát triển làng nghề là rất lớn. Nếu như năm 2000, kim nghạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ Việt Nam mới đạt 270 triệu USD thì đến năm 2006 đã đạt tới
650 triệu USD bán ra trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Theo diều tra của Bộ Công
nghiệp cho thấy lao động Việt Nam được sử dụng 1,3 triệu thợ thủ công chuyên
nghiệp đã khẳng định được vị trí quan trọng của lao động trong nền kinh tế
chung. Làng nghề phát triển sẽ giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá
nhiều người thất nghiệp, gìn giữ và phát triển văn hoá truyền thống đặc biệt là tạo
ra một bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông dân “ li nông bất li hương”
và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan đã và đang cố gắng tạo điều kiện
thúc đẩy các làng nghề thủ công truyền thống phát triển. Có nhiều chương trình
được tổ chức nhằm mục đích cơ hội giao lưu văn hóa, trao đổi sản vật làng nghề
và văn hóa giữa các địa phương, quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ra thị
trường trong nước và thế giới.
Đã có nhiều hội chợ triển lãm làng nghề truyền thống được tổ chức, tạo
điều kiện cho các làng nghề giới thiệu sản phẩm mình tới người tiêu dùng và tìm
kiếm các đối tác.
Các hội chợ có ý nghĩa quan trọng thực hiện chủ trương của Đảng và Chính
phủ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, bảo tồn và
7
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là tạo cơ hội thuận lợi cho nghề thủ
công truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ngày càng phát triển trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, các chương trình hội chợ, triển lãm cũng chỉ quảng bá sản phẩm
về mặt thị trường còn thực tế hiện nay thì các làng nghề truyền thống đang gặp
khó khăn về vốn, thông tin thị trường, công nghệ mới… nhưng trước hết các
doanh nghiệp đang còn theo lối làm ăn nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết
và hợp tác sản xuất cho nên mẫu mã còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa
cao chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Thực trạng chung của làng nghề ở nước ta như vậy còn làng nghề bánh
tráng nói riêng chưa có những con số thống kê cụ thể bởi tính chất loại hình
nghề phục vụ cho ẩm thực này. Nói đến bánh tráng ở nước ta có rất nhiều địa
phương có làng nghề này, với mỗi địa phương lại có những hương vị đặc trưng
khác nhau tạo ra sự phong phú đa dạng cho làng nghề này, có khi là đặc trưng
cho chính vùng đó như: Bình Định nổi tiếng về bánh tráng cốt dừa, bánh tráng
Mỹ Lồng… Nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh tráng Củ Chi mỗi tháng sản xuất trung
bình hơn 1000 tấn bánh. Thị trường tiêu thụ của các làng nghề này không chỉ bó
hẹp trong vùng trong nước mà đã có mặt tại thị trường các nước khó tính như:
Nhật, Mỹ, Úc [14]…
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh có nhiều làng nghề thủ công, với đặc trưng của nền
sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá
sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của địa phương và của dân tộc. Các làng
nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của
đời sống cộng đồng và dần dần được quy về các khái niệm như nghề truyền
thống, nghề gia truyền, nghề thủ công...
Những khái niệm này tuy có khác nhau ở khía cạnh này, góc độ khác song
vẫn có những đặc điểm giống nhau về cơ bản, đặc biệt là xét từ góc độ văn hoá,
chúng ta có thể sử dụng chung khái niệm là “làng nghề”. Làng nghề là một thực
thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề
nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một
sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian.
Thực tế cho thấy, làng nghề ở tỉnh ta gắn liền với các vùng nông nghiệp và
người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa.
Mặt khác, từ sản phẩm chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như
8
nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được
tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng của cư dân nông nghiệp trên các sản
phẩm đó. Nhìn vào những nghề thủ công nổi tiếng của tỉnh ta như: nghề đan lát,
nghề chạm khắc gỗ, nghề rèn đúc, hay nghề làm nón, chế biến nước mắm...
chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn định
trong quy mô làng xã. Nét đặc trưng này không chỉ phản ánh sự phong phú đa
dạng của làng nghề trong hệ thống cấu trúc làng xã ở Quảng Bình nói riêng mà
còn ở nước ta nói chung. Ví dụ, khi nói đến làng dệt chiếu cói An Xá (Lộc Thủy
– Lệ Thủy) người ta không chỉ biết đến sản phẩm chiếu mà còn nhận biết các
thông tin về địa lý, lịch sử một làng nghề bên sông Kiến Giang đầy ấn tượng.
Hoặc khi nói đến nghề chạm khắc gỗ Hòa Ninh (Quảng Hòa – Quảng Trạch),
người ta không chỉ biết về kỹ thuật chạm khắc gỗ tuyệt vời và những bí quyết về
kỹ thuật chạm khắc của cư dân làng Hòa Ninh, mà còn phẩm chất, tính cách cần
cù, chịu khó của những con người nơi đây. Hay khi nói đến nghề chế biến nước
mắm chúng ta không thể không nhắc đến Bảo Ninh (Đồng Hới), Nhân Trạch
(Bố Trạch), Cảnh Dương (Quảng Trạch) ta sẽ nhận ra đó là các xã ở gần biển và
với cơ cấu nghề nghiệp của xã chủ yếu là ngư nghiệp, đánh bắt cá ngoài khơi.
Tóm lại, đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá, đặc biệt là
văn hoá phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp sản xuất mùa
vụ, cơ cấu, quy mô thông qua chế độ làng xã [5].
Là tỉnh nông nghiệp, Quảng Bình có lợi thế về nguồn nguyên liệu tự nhiên
và lực lượng lao động khá dồi dào để phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề nông thôn. Khai thác thế mạnh này, ngoài việc khôi phục lại các làng nghề
truyền thống đã bị mai một, trong những năm qua các huyện, thành phố trong
tỉnh đã phát triển mạnh các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề ở
các huyện, thành phố trong tỉnh đã chuyển hình thức sản xuất từ hộ gia đình
sang hình thức liên kết các hộ gia đình với nhau thành tổ, hợp tác xã, doanh
nghiệp tư nhân…Sản phẩm hàng hóa làm ra chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
tại chỗ thì ngày nay sản phẩm từ làng nghề Quảng Bình đã có mặt khắp các thị
trường trong nước và một số sản phẩm của địa phương đã xuất khẩu sang các
nước ở Châu Á, Châu Âu. Xác định phát triển tiểu thủ công nghiệp- ngành nghề
nông thôn là một trong bốn chương trình trọng điểm của địa phương, trong 5
năm từ 2006- 2011, Quảng Bình đã đầu tư hơn 30 dự án với tổng nguồn vốn hơn
25 tỷ đồng hỗ trợ các làng nghề. Một số dự án đi vào sản xuất đã mang lại hiệu
quả thiết thực như dự án đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, chế biến hải sản ở xã
Cảnh Dương, dự án sản xuất dây nẹp nhựa ở Quảng Thuận (huyện Quảng
9
Trạch), nước mắm Quy Đức (huyện Bố Trạch)…Nhờ đổi mới phương thức sản
xuất, các hợp tác mộc mỹ nghệ Tân Tiến ( huyện Quảng Ninh), làng nghề chiếu
cói An Xá, làng nghề sản xuất nón Liên Thủy, hợp tác xã đan lát Xuân Bồ
(huyện Lệ Thủy) mỗi năm doanh thu đạt 2 đến 3 tỷ đồng.
Làng nghề truyền thống Quảng Bình còn tồn tại đến ngày nay hầu hết là
những nghề lâu đời ở những làng cổ dựa trên hai yếu tố rất cơ bản là vùng
nguyên liệu và điều kiện giao thông. Làng nghề đan lát ở Thọ Đơn có lịch sử
hơn 300 năm, làng dệt chiếu cói An Xá đã có cách đây 600 năm, làng nghề rèn
đúc ở Hòa Ninh xuất hiện vào thế kỷ 18 (cuối cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn),
làng nón lá Thổ Ngọa có cách đây 200 năm... Qua những cứ liệu trên phản ánh
đúng logic lịch sử, vì nó đáp ứng yêu cầu sản xuất và nhu cầu của con người. Do
ở thời nào con người cũng cần công cụ lao động, cần ăn, ở, mặc và các hoạt
động văn hoá khác. Khẳng định tính truyền thống của nghề thủ công Quảng
Bình và qua các làng nghề cho thấy sự tồn tại của nó qua các hình thái kinh tế xã
hội hay các phương thức sản xuất khác nhau là rất cần thiết, để góp phần khẳng
định các giá trị văn hoá đích thực và ngôi vị lịch sử của nó trong quá trình tồn tại
và phát triển của lịch sử địa phương.
Bảng 2.1. Một số làng nghề ở tỉnh Quảng Bình
STT
Tên làng nghề truyền thống
Địa phương
Lịch sử
( năm)
1
Làng nghề đan lát
Thọ Đơn
300
2
Làng nghề dệt chiếu cói
An Xá- Lệ Thủy
600
3
Làng nghề rèn đúc
Hòa Ninh
300
4
Làng nghề nón lá Thổ Ngọa
Quảng Thuận- Quảng Trạch
200
5
Làng nghề “bánh mè xát” Tân An
Quảng Thanh- Quảng Trạch
100
(Nguồn: Thống kê làng nghề tỉnh Quảng Bình)
10
Bảng 2.2. Phân loại làng nghề ở tỉnh Quảng Bình
STT
Làng nghề
Số
lượng
( làng)
Tỷ lệ
(%)
1
Làng nghề nón lá, chiếu cói
10
30
2
Làng nghề mây tre đan
4
12
3
Làng nghề đúc rèn
2
6
4
Làng nghề chế biến hải sản
5
15
5
Làng nghề sản xuất rượu
4
12
6
Các làng nghề khác như: chổi đót, xây dựng, muối, chế
biến bún
8
24
(Nguồn: Giải pháp hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề tỉnh
Quảng Binh, Nguyễn Văn Phát và cộng sự năm 2012)
Một khía cạnh khác của đặc điểm này là làng nghề ở tỉnh ta được hình thành
thường gắn liền với vùng nguyên liệu tại chỗ và thuận lợi với giao thông. Ví dụ
như chiếu cói An Xá với nguyên liệu cây cói và cây đay phát triển mạnh ở vùng
đất này, điều đó tạo ra tính ổn định và phát triển cho làng nghề truyền thống này.
Nghề chế biến nước mắm ở Bảo Ninh, Nhân Trạch, Cảnh Dương với sự ổn định
của nguồn nguyên liệu từ các loài cá được ngư dân đánh bắt ở biển, đặc biệt là
vùng biển có những loài cá để làm nước mắm thơm ngon. Ngoài ra, những làng
nghề thường nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông vì thế tạo điều kiện cho lưu
thông sản phẩm. Có thể nói, thiếu hai yếu tố nguyên liệu và giao thông có thể
nghề thủ công khó tồn tại và làng đó khó có thể trở thành làng truyền thống. Vì
thế, nhờ các yếu tố trên mà tạo ra sự kết nối giữa các làng nghề ở hai chiều tồn tại
là cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
Là một loại hình di sản văn hóa có quan hệ mật thiết với đời sống sinh hoạt
hàng ngày, cho nên hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong làng
nghề thủ công truyền thống chỉ có thể hiệu quả khi giải quyết vấn đề hài hòa
giữa bảo tồn với phát triển. Sản phẩm làm ra vừa phải chứa đựng những yếu tố
văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa của cha ông vừa phải đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội đương đại [15].
11