TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ “Bánh tráng mè xát”
của làng nghề Tân An xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:
Giáo viên hướng dẫn :
Bộ môn
:
Huế, 2016
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................5
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1.1Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................1
1.2Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................1
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................2
2.1. Các khái niệm...............................................................................................................................2
2.2. Quan điểm về làng nghề..............................................................................................................3
2.3. Cơ sở để công nhận làng nghề.....................................................................................................3
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở Việt Nam..................................................4
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở tỉnh Quảng Bình.......................................6
2.6. Sự cần thiết phải khôi phục làng nghề, làng nghề truyền thống................................................11
2.6.1. Về lao động và việc làm...........................................................................................................11
2.6.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................................................................11
2.6.3. Phát huy các giá trị văn hóa....................................................................................................12
2.6.4. Phát triển du lịch.....................................................................................................................12
2.6.5. Phát triển xã hội......................................................................................................................12
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG........................................14
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................14
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................14
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................14
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã...............................................................................14
3.3.2. Tình hình phát triển làng nghề truyền thống bánh mè xát.....................................................15
3.3.3. Các thông tin cơ bản về các hộ điều tra..................................................................................15
3.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sản xuất và tiêu thụ bánh tráng.............................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................16
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................................16
3.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu.............................................................................................................16
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu................................................................................17
3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu...................................................................................18
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................19
4.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................................................19
4.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................................19
4.1.2. Địa hình...................................................................................................................................19
4.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu......................................................................................................19
4.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Thanh......................................................................19
4.2. Tình hình kinh tế- xã hội của xã..................................................................................................20
4.2.1. Tình hình cơ bản về giao thông và thủy lợi.............................................................................20
4.2.2. Về giáo dục, y tế......................................................................................................................20
4.2.3. Tình hình dân số và lao động..................................................................................................21
4.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp..............................................................................................21
4.3. Sự phát triển của làng nghề “bánh tráng mè xát” làng Tân An..................................................23
4.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề “bánh tráng mè xát” làng Tân An..................23
4.3.2. Thực trạng sản xuất các loại bánh của làng Tân An.................................................................24
4.3.3. Tình hình sản xuất “bánh tráng mè xát”.................................................................................24
4.4. Nguyên vật liệu sử dụng làm “bánh tráng mè xát”....................................................................26
4.4.1. Nguyên liệu sử dung...............................................................................................................26
4.4.2. Công cụ và vật liệu cần thiết...................................................................................................27
4.4.3. Các công đoạn làm bánh.........................................................................................................28
4.4.4. Đặc điểm về nhân khẩu và lao động của các hộ tham gia sản xuất “bánh tráng mè xát”.......29
4.4.5. Kinh nghiệm sản xuất của các hộ sản xuất bánh.....................................................................30
4.5. Thị trường tiêu thu “bánh tráng mè xát” làng Tân An................................................................30
4.5.1. Hình thức tiêu thụ...................................................................................................................31
4.5.2. Kênh tiêu thụ..........................................................................................................................32
4.6. Những thuận lợi khó khăn và một số cách khắc phục của người dân........................................34
4.6.1. Thuận lợi.................................................................................................................................34
4.6.2 Khó khăn và một số cách khắc phục........................................................................................35
4.7 Hiệu quả sản xuất “bánh tráng mè xát” của làng Tân An............................................................37
4.7.1 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................................37
4.7.2 Hiệu quả xã hội........................................................................................................................42
4.8 Những yếu tố hạn chế đến quá trình sản xuất, kinh doanh của nghề “bánh tráng mè xát” làng
Tân An...............................................................................................................................................43
4.8.1 Yếu tố về thị trường.................................................................................................................43
4.8.2 Yếu tố về vốn............................................................................................................................44
4.9 Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề “ bánh tráng mè xát” làng Tân An
..........................................................................................................................................................44
4.9.1 Về môi trường..........................................................................................................................44
4.9.2 Về vệ sinh an toàn thực phẩm.................................................................................................45
4.9.3 Về hệ thống chính sách............................................................................................................45
4.10 Định hướng phát triển Làng nghề “bánh mè xát” làng Tân An..................................................46
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................47
5.1. Kết luận......................................................................................................................................47
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................................48
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................50
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Diện tích các loại cây trồng chính của xã qua các năm...................21
Bảng 2: Năng suất một số cây trồng chính của xã qua các năm 2012- 201522
(ĐVT: Tạ/ha)......................................................................................................22
Bảng 3: Các loại vật nuôi chính của địa phương qua các năm.....................22
Bảng 4: Số hộ tham gia vào làng nghề thuộc các chòm khác nhau của thôn
Tân An từ 2013- 2016........................................................................................25
Bảng 5: Quy mô, số lượng, giá bán bánh của các hộ khác nhau...................25
Bảng 6: Cơ cấu nhân khẩu và lao động của hộ...............................................30
Bảng 7: Kinh nghiệm sản xuất của các hộ......................................................30
Bảng 8: Các hình thức bán của các loại hộ.....................................................31
Bảng 9: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ việc kinh doanh buôn bán
“bánh mè xát” của các tác nhân (đồng/năm)..................................................33
Bảng 10: Chi phí bình quân cho 1 mẻ (thông thường) của các loại hộ.........38
Bảng 11: Cơ cấu thu nhập của các loại hộ khác nhau năm 2015..................41
Bảng 12: Tiền công lao động từ sản xuất “bánh mè xát” của các loại hộ....42
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, các làng nghề ở nông thôn đã tồn tại hàng trăm năm nay dù đã
qua nhiều bước thăng trầm, kể cả ở các thời kỳ mô hình tập thể thì các làng nghề
vẫn còn tồn tại. Làng nghề truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong việc
đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, không chỉ tạo
ra một khối lượng hàng hóa đa dạng phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất
khẩu mà còn là biện pháp hữu hiệu để tạo việc làm cho lao động nông thôn và
góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc [3].
Tỉnh Quảng Bình có nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống. Sự phát
triển của làng nghề ở Quảng Bình đã đóng góp tích cực đối với phát triển kinh
tế- xã hội của địa phương. Hiện trong toàn tỉnh có trên 14.691 cơ sở ngành nghề
nông thôn bao gồm 27 làng nghề truyền thống thu hút khoảng gần 46.500 lao
động góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
nông thôn [2].
Xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong
những xã nằm gần trung tâm thị xã Ba Đồn. Xã hiện có hơn 4.200 nhân khẩu,
sinh sống tại 3 thôn. Ngoài sản xuất nông nghiệp, xã còn có làng nghề truyền
thống bánh mè xát nổi tiếng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động
trên địa bàn xã. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất bánh tráng người dân nơi
đây gặp không ít khó khăn như: điều kiện thời tiết không thuận lợi, giá bán bập
bênh.
Để đánh giá đúng tình hình sản xuất và tiêu thụ làm cơ sở cho việc đề xuất
những định hướng phát triển sản xuất bánh tráng và duy trì làng nghề truyền
thống của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản
xuất và tiêu thụ bánh tráng mè xát của làng nghề Tân An tại xã Quảng
Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất bánh tráng tại xã Quảng Thanh- huyện
Quảng Trạch- tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất bánh mè xát tại xã Quảng Thanh
- Tìm hiểu tình hình tiêu thụ bánh mè xát tại xã Quảng Thanh- huyện
Quảng Trạch- tỉnh Quảng Bình.
1
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm
Làng nghề: Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng
nghề”, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn
trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác
như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo
với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường
(cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên
tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh,
nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng
thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng
và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị
trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước
ngoài” (kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
việt nam” tháng 8/1996, trang 38-39).
Sản xuất: là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
(Phạm Vân Đinh, Đỗ Kim Chung, 1997).
Quá trình sản xuất: là việc chuyển các đầu vào, dưới hình thức lao động
của con người và những nguồn lực vật chất khác, thành đầu ra. Những đầu ra
này có thể được sử dụng là đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc là những
sản phẩm cuối cùng được phân chia cho các thành viên trong xã hội với vai trò
la người tiêu dùng (Neva Goodwin, Phạm Vũ Luận, 2002).
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như sau: lao động, đất đai, máy
móc, vốn,nguyên liệu, trình độ quản lý các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.
Đầu ra là kết quả quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: lương thực,
thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Tiêu thụ: là quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ logic
chặt chẽ bởi tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau nhằm thực
hiện quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Tiêu thụ thực
hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng nó là khâu lưu thông hàng hóa là cầu nối
trung gian một bên là sản xuất một bên là tiêu dùng (Huỳnh Thị Mị, 2010).
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạnh cuối sản xuất kinh doanh, là yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp cũng như người sản xuất
( Phạm Văn Đình và cộng sự, 1997).
2
Có thể coi tiêu thụ là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và quyền sử dụng
hàng hóa tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế. Trong sản xuất hàng hóa thì khâu quan
trọng nhất là khâu tiêu thụ, bởi đó là đầu ra trong nền thị trường, nó quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thị trường: Trong kinh tế học và kinh doanh thị trường là nơi người mua
và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc
gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là nơi
diễn ra các hoạt động mua và bán một hàng hóa nhất định nào đó [4].
2.2. Quan điểm về làng nghề
Làng nghề là một thiết chế xã hội có từ rất lâu đời trong lịch sử nước ta, nó
thăng trầm cùng với quá trình phát triển của dân tộc. Nói đến làng nghề cần chú
ý trước hết với hai nhân tố cấu thành là làng và nghề. Cùng với quá trình phát
triển đời sống kinh tế xã hội đòi hỏi sự hình thành và phát triển nghề thủ công
phục vụ các nhu cầu của bản thân con người.
Ngày nay, người ta gọi làng nghề là làng chuyên một nghề nào đó chúng
hình thành và phát triển khi thị trường đã mở rộng, kinh tế hàng hóa phát triển
dẫn tới có sự phân công lao động trong một chừng mực nhất định. Lịch sử phát
triển của các làng nghề truyền thống cho thấy các nghề có cùng quá trình phát
triển tương đối dài, có nghề được lưu truyền qua nhiều thế kỉ. Trong từng làng
đa số người dân đều biết làm nghề truyền thống, ngoài ra cũng có thể làm những
nghề khác. Bên cạnh những hộ vừa làm nghề truyền thống vừa làm nông nghiệp
cũng có những hộ chuyên nghề. Với những nghề phát triển mạnh, số hộ và lao
động làm nghề không chỉ căn cứ vào số hộ và lao động làm nghề hiện tại và làm
nghề nhiều hay ít để xem xét có phải nghề truyền thống hay không mà phải dựa
vào thực tiễn lịch sử phát triển làng nghề của địa phương đó để xem xét [7].
2.3. Cơ sở để công nhận làng nghề
Theo thông tư của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì làng nghề
được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
- Chấp nhận tốt chính sách, pháp luật của nhà nước [5].
3
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở Việt Nam
Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian nhưng hiện nay các con
số thống kê cho thấy, Việt Nam còn gần 2000 làng nghề thuộc các nghề chính
như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, tranh dân gian, bánh bún các
loại…Cùng với sự phát triển của đất nước có rất nhiều làng nghề phát triển
mạnh và có những thương hiệu nổi tiếng có sức hấp dẫn rất lớn như: gốm Bát
Tràng, gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ, chiếu Nga Sơn, làng đá Non nước ở
Đà Nẵng, làng lụa Vạn Phúc, lụa Hà Đông. Dựa vào sản phẩm và phương thức
có thể chia ra làm 5 loại nghề như sau:
- Làng nghề sản xuất thủ công: Gốm sứ, Sơn Mài, thêu ren, thảm, dệt thổ
cẩm, mây tre
- Làng nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dung thông thường: dệt,
chiếu, nón lá, đan mành, rổ rá…
- Làng nghề sản xuất và chế biến nguyên vật liệu: Nề, mộc, rèn, hàn, đúc
- Làng nghề buôn bán dịch vụ
Việc phân loại trên cũng mang ý nghĩa tương đối bởi lẻ một số nghề vừa
thuộc nhóm này vừa thuộc nhóm khác [10].
Quy mô của các cơ sở làng nghề rất linh động, từ hộ gia đình đến tổ chức
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng thiết bị công suất và mức sử dụng
nguyên liệu ở nhiều làng nghề tương đương với các khu công nghiệp lớn. Ví dụ
làng nghề sản suất thép Bắc Ninh khoảng 3000- 4000 công nhân có sản lượng là
210000 tấn /năm gấp 2 sản lượng nhà máy gang thép Thái nguyên.
Hiện nay, tốc độ cải tiến công nghệ của các làng nghề còn chậm, cầm
chừng và không đồng bộ phụ thuộc nhiều vào khả năng từng tổ hợp hoặc từng
gia đình, và sự cân đối đầu tư đối với các giá trị sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường.
Sự khôi phục của các làng nghề có ý nghĩa tích cực về mặt kinh tế và xã hội,
đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì tiềm năng
phát triển làng nghề là rất lớn. Nếu như năm 2000, kim nghạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ Việt Nam mới đại 270 triệu USD thì đến năm 2006 đã đạt đến
triệu USD bán ra trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Theo diều tra của Bộ Công
nghiệp cho thấy lao động Việt Nam được sử dụng 1,3 triệu thợ thủ công chuyên
nghiệp và 3- 5 lao động thời vụ đã khẳng định được vị trí quan trọng của lao động
trong nền kinh tế chung. Làng nghề phát triển sẽ giải quyết việc làm cho nông
4
thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp, gìn giữ và phát triển văn hoá truyền
thống đặc biệt là tạo ra một bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông dân “ li
nông bất li hương” và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan đã và đang cố gắng tạo điều kiện
thúc đẩy các làng nghề thủ công truyền thống phát triển. Có nhiều chương trình
được tổ chức nhằm mục đích cơ hội giao lưu văn hóa, trao đổi sản vật làng nghề
và văn hóa giữa các địa phương, quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống ra thị
trường trong nước và thế giới.
Hội chợ Triển lãm làng nghề ruyền thống Việt Nam và khu vực ASEAN
2005, do ban biên tập báo Sài Gòn giải phóng- liên minh hợp tác xã thành phố
phối hợp công ty quảng cáo và hội chợ thương mại(VINEXAD) trực thuộc Bộ
Thương mại tổ chức từ ngày 02 tháng 12 năm 2005 đến 06 tháng 12 năm 2005
tại công viên văn hóa Tao Đàn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề “
mở rộng thị trường- đẩy mạnh xuất khẩu- giao lưu trao đổi”. Hội chợ- triển lãm”
làng nghề truyền thống Việt Nam và khu vực ASEAN 2005 được tổ chức với
quy mô lớn nhằm giới thiệu các làng nghề truyền thống, tạo cơ hội cho các hiệp
hội ngành nghề Việt Nam và các nước trong khu vực Asean gặp gỡ, tiếp xúc và
mở rộng hợp tác đầu tư. Đây cũng là cơ hội đề các làng nghề tiếp cận với kỹ
thuật xúc tiến thương mại thế giới, ứng dụng khoa hoc công nghệ vào quy trình
sản xuất làm tăng giá trị thương hiệu của các sản vật làng nghề; Liên minh Hợp
tác xã thành phố Hồ Chí Minh(HCA), báo Sài Gòn giải phóng và công ty quảng
cáo và hội chợ Việt Nam(VINEXAD) tiếp tục phối hợp cùng tổ chức. Hội chợ
sản vật làng nghề truyền thống và quà tặng Việt Nam 2006, hội chợ còn tổ chức
hội thi bàn tay vàng, kết hợp đấu giá những sản vật đặc sắc để gây quỹ hổ trợ
bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam.
Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam diễn ra vào tháng 11/2007 Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ phát động hội thi sản phẩm thủ
công lần thứ tư và hội chợ triển lãm làng nghề việt nam năm 20007 (4 ngày 14
đến 18 tháng 11 năm 2007 tại trung tâm triển lãm nông nghiệp Việt Nam), nhằm
tôn vinh, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm làng nghề, bản sắc văn hóa trong các
sản phẩm thủ công truyền thống đến khách hàng trong và ngoài nước. Trong
chương trình hội chợ, hội thi sản phẩm thủ công lần thứ tư được tổ chức nhằm
tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công tạo ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng đẹp,
chất lượng tốt đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng…
5
Các hội chợ có ý nghĩa quan trọng thực hiện chủ trương của Đảng và Chính
phủ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn, bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là tạo cơ hội thuận lợi cho nghề thủ
công truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ngày càng phát triển trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, các chương trình hội chợ, triển lãm cũng chỉ quảng bá sản phẩm
về mặt thị trường còn thực tế hiện nay thì các làng nghề truyền thống đang gặp
khó khăn về vốn, thông tin thị trường, công nghệ mới… nhưng trước hết các
doanh nghiệp đang còn theo lối làm ăn nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết
và hợp tác sản xuất cho nên mẫu mã còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa
cao chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Thực trạng chung của làng nghề ở nước ta như vậy còn làng nghề bánh
tráng nói riêng chưa có những con số thống kê cụ thể bởi tính chất loại hình
nghề phục vụ cho ẩm thực này. Nói đến bánh tráng ở nước ta có rất nhiều địa
phương có làng nghề này, với mỗi địa phương lại có những hương vị đặc trưng
khác nhau tạo ra sự phong phú đa dạng cho làng nghề này, có khi là đặc trưng
cho chính vùng đó như: Bình Định nổi tiếng về bánh tráng cốt dừa, bánh tráng
Mỹ Lồng… Nổi tiếng hơn cả vẫn là bánh tráng Củ Chi mỗi tháng sản xuất trung
bình hơn 1000 tấn bánh. Thị trường tiêu thụ của các làng nghề này không chỉ bó
hẹp trong vùng trong nước mà đã có mặt tại thị trường các nước khó tính như:
Nhật, Mỹ, Úc [8]…
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh có nhiều làng nghề thủ công, với đặc trưng của nền
sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá
sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của địa phương và của dân tộc. Các làng
nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, của
đời sống cộng đồng và dần dần được quy về các khái niệm như nghề truyền
thống, nghề gia truyền, nghề thủ công...
Những khái niệm này tuy có khác nhau ở khía cạnh này, góc độ khác song
vẫn có những đặc điểm giống nhau về cơ bản, đặc biệt là xét từ góc độ văn hoá,
chúng ta có thể sử dụng chung khái niệm là “làng nghề”. Làng nghề là một thực
thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề
nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một
sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian.
6
Thực tế cho thấy, làng nghề ở tỉnh ta gắn liền với các vùng nông nghiệp và
người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa.
Mặt khác, từ sản phẩm chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như
nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được
tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng của cư dân nông nghiệp trên các sản
phẩm đó. Nhìn vào những nghề thủ công nổi tiếng của tỉnh ta như: nghề đan lát,
nghề chạm khắc gỗ, nghề rèn đúc, hay nghề làm nón, chế biến nước mắm...
chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn định
trong quy mô làng xã. Nét đặc trưng này không chỉ phản ánh sự phong phú đa
dạng của làng nghề trong hệ thống cấu trúc làng xã ở Quảng Bình nói riêng mà
còn ở nước ta nói chung. Ví dụ, khi nói đến làng dệt chiếu cói An Xá (Lộc Thủy
– Lệ Thủy) người ta không chỉ biết đến sản phẩm chiếu mà còn nhận biết các
thông tin về địa lý, lịch sử một làng nghề bên sông Kiến Giang đầy ấn tượng.
Hoặc khi nói đến nghề chạm khắc gỗ Hòa Ninh (Quảng Hòa – Quảng Trạch),
người ta không chỉ biết về kỹ thuật chạm khắc gỗ tuyệt vời và những bí quyết về
kỹ thuật chạm khắc của cư dân làng Hòa Ninh, mà còn phẩm chất, tính cách cần
cù, chịu khó của những con người nơi đây. Hay khi nói đến nghề chế biến nước
mắm chúng ta không thể không nhắc đến Bảo Ninh (Đồng Hới), Nhân Trạch
(Bố Trạch), Cảnh Dương (Quảng Trạch) ta sẽ nhận ra đó là các xã ở gần biển và
với cơ cấu nghề nghiệp của xã chủ yếu là ngư nghiệp, đánh bắt cá ngoài khơi.
Tóm lại, đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá, đặc biệt là
văn hoá phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp sản xuất mùa
vụ, cơ cấu, quy mô thông qua chế độ làng xã [2].
Là tỉnh nông nghiệp, Quảng Bình có lợi thế về nguồn nguyên liệu tự nhiên
và lực lượng lao động khá dồi dào để phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề nông thôn. Khai thác thế mạnh này, ngoài việc khôi phục lại các làng nghề
truyền thống đã bị mai một, trong những năm qua các huyện, thành phố trong
tỉnh đã phát triển mạnh các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề ở
các huyện, thành phố trong tỉnh đã chuyển hình thức sản xuất từ hộ gia đình
sang hình thức liên kết các hộ gia đình với nhau thành tổ, hợp tác xã, doanh
nghiệp tư nhân…Sản phẩm hàng hóa làm ra chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
tại chỗ thì ngày nay sản phẩm từ làng nghề Quảng Bình đã có mặt khắp các thị
trường trong nước và một số sản phẩm của địa phương đã xuất khẩu sang các
nước ở Châu Á, Châu Âu. Xác định phát triển tiểu thủ công nghiệp- ngành nghề
nông thôn là một trong bốn chương trình trọng điểm của địa phương, trong 5
năm từ 2006- 2011, Quảng Bình đã đầu tư hơn 30 dự án với tổng nguồn vốn hơn
7
25 tỷ đồng hỗ trợ các làng nghề. Một số dự án đi vào sản xuất đã mang lại hiệu
quả thiết thực như dự án đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, chế biến hải sản ở xã
Cảnh Dương, dự án sản xuất dây nẹp nhựa ở Quảng Thuận (huyện Quảng
Trạch), nước mắm Quy Đức (huyện Bố Trạch)…Nhờ đổi mới phương thức sản
xuất, các hợp tác mộc mỹ nghệ Tân Tiến ( huyện Quảng Ninh), làng nghề chiếu
cói An Xá, làng nghề sản xuất nón Liên Thủy, hợp tác xã đan lát Xuân Bồ
(huyện Lệ Thủy) mỗi năm doanh thu đạt 2 đến 3 tỷ đồng.
Làng nghề truyền thống Quảng Bình còn tồn tại đến ngày nay hầu hết là
những nghề lâu đời ở những làng cổ dựa trên hai yếu tố rất cơ bản là vùng
nguyên liệu và điều kiện giao thông. Làng nghề đan lát ở Thọ Đơn có lịch sử
hơn 300 năm, làng dệt chiếu cói An Xá đã có cách đây 600 năm, làng nghề rèn
đúc ở Hòa Ninh xuất hiện vào thế kỷ 18 (cuối cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn),
làng nón lá Thổ Ngọa có cách đây 200 năm... Qua những cứ liệu trên phản ánh
đúng logic lịch sử, vì nó đáp ứng yêu cầu sản xuất và nhu cầu của con người. Do
ở thời nào con người cũng cần công cụ lao động, cần ăn, ở, mặc và các hoạt
động văn hoá khác. Khẳng định tính truyền thống của nghề thủ công Quảng
Bình và qua các làng nghề cho thấy sự tồn tại của nó qua các hình thái kinh tế xã
hội hay các phương thức sản xuất khác nhau là rất cần thiết, để góp phần khẳng
định các giá trị văn hoá đích thực và ngôi vị lịch sử của nó trong quá trình tồn tại
và phát triển của lịch sử địa phương.
Một khía cạnh khác của đặc điểm này là làng nghề ở tỉnh ta được hình thành
thường gắn liền với vùng nguyên liệu tại chỗ và thuận lợi với giao thông. Ví dụ
như chiếu cói An Xá với nguyên liệu cây cói và cây đay phát triển mạnh ở vùng
đất này, điều đó tạo ra tính ổn định và phát triển cho làng nghề truyền thống này.
Nghề chế biến nước mắm ở Bảo Ninh, Nhân Trạch, Cảnh Dương với sự ổn định
của nguồn nguyên liệu từ các loài cá được ngư dân đánh bắt ở biển, đặc biệt là
vùng biển có những loài cá để làm nước mắm thơm ngon. Ngoài ra, những làng
nghề thường nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông vì thế tạo điều kiện cho lưu
thông sản phẩm. Có thể nói, thiếu hai yếu tố nguyên liệu và giao thông có thể
nghề thủ công khó tồn tại và làng đó khó có thể trở thành làng truyền thống. Vì
thế, nhờ các yếu tố trên mà tạo ra sự kết nối giữa các làng nghề ở hai chiều tồn tại
là cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
Làng nghề Quảng Bình không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa “nghề” với
“nghiệp” mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua
các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Có thể nói tất cả các nghề
thủ công đều có bí quyết. Việc giữ “bí quyết nghề” không chỉ đơn thuần là giữ
8
nghề mà nó còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác như quan hệ hôn nhân, hoặc
việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như chỉ truyền
cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng. Những quy lệ này được hình thành
từ những ước lệ đến quy ước miệng rồi thành văn như hương ước và lệ làng.
Điều này đã tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hoá đặc thù
trong các làng nghề. Điều thứ hai cần đề cập đến trong đặc điểm sinh hoạt văn
hoá tinh thần của làng nghề là hầu như làng nghề nào cũng có tục thờ cúng tổ
nghề và gắn liền với lễ hội cùng với các hoạt động văn hoá dân gian khác. Như
vậy, ở làng nghề ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hoá và phần
nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi đơn vị
sản xuất và khái niệm đơn vị hành chính còn có đặc trưng riêng biệt là tính cộng
đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao.
Ngày nay, nhu cầu xã hội đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là nhu cầu xuất
khẩu, tất yếu mẫu mã, chủng loại sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống
ở tỉnh ta cần được thay đổi và thích nghi mới mong có chỗ đứng trong thị
trường. Còn ngược lại, làng nghề thủ công truyền thống sẽ bị “hiện đại hóa”,
những đặc trưng cơ bản của làng nghề sẽ dần bị mai một, thậm trí còn bị biến
dạng thành “cụm công nghiệp hiện đại” của địa phương.
Bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống còn đặt ra yêu cầu bảo lưu và giải
quyết hài hòa các loại nguồn vốn để làng nghề có thể tiếp tục phát triển bền
vững, đó là:
- Vốn kinh tế (đất đai, nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ sản xuất).
- Vốn văn hóa (di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, công nghệ truyền
thống, bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp và người nắm giữ các bí quyết nghề
nghiệp).
- Vốn xã hội (sự liên kết cộng đồng, sự hợp tác tương trợ, chữ tín giữa các
thành viên trong cộng đồng).
Với những đặc điểm cơ bản của làng nghề Quảng Bình, dễ dàng nhận thấy
rằng làng nghề chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và những giá trị văn
hóa truyền thống quý giá. Ngoài những yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu phát
triển thì làng nghề còn là một đối tượng quan trọng để bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa và xây dựng tỉnh nhà.
Từ góc độ bảo tồn di sản văn hóa, để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền
thống chúng ta cần phải:
Cùng với việc thống kê, nghiên cứu, quy hoạch bảo tồn và phát triển làng
9
nghề ở Quảng Bình, cần thiết phải bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của
làng nghề. Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ
việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo cho từng sản
phẩm của mỗi làng nghề. Bởi vì quá trình lao động là quá trình sáng tạo, bởi vì
trong mỗi sản phẩm đơn chiếc ấy là kinh nghiệm, là kỹ thuật, là bí quyết của
người thợ thủ công và họ còn thổi vào sản phẩm ấy cả tâm hồn, ý niệm. Đó
chính là phần tồn tại vô hình cần được bảo tồn của làng nghề và sản phẩm của
làng nghề.
Việc tôn vinh nghệ nhân của các làng nghề cũng là một yêu cầu đặt ra đối
với việc bảo tồn di sản văn hoá, các giá trị vô hình và đặc biệt là bàn tay khối óc
và tâm hồn của những người thợ tài ba làm ra sản phẩm - những nghệ nhân lại
dễ bị lãng quên. Nghệ nhân không phải là người lao động bình thường, ở họ
ngoài tài ba khéo léo của đôi bàn tay, họ còn giữ trong mình cả những bí quyết,
những kỹ thuật cha truyền con nối và cả những tài hoa. Họ là những "Báu vật
nhân văn sống", bởi bản thân họ đã là một tài sản văn hoá sống, nắm giữ những
giá trị văn hoá của cộng đồng, của dân tộc và có thể là của cả nhân loại. Ngoài
sự sáng tạo, nghệ nhân còn có sứ mệnh truyền nghề cho các thế hệ sau. Vì vậy,
việc tôn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánh giá công lao và tỏ lòng
kính trọng, mà hơn thế đây là một hoạt động, một phương pháp để bảo tồn được
các giá trị văn hoá phi vật thể của nghề truyền thống và làng nghề.
Cần tiến hành nghiên cứu để bảo tồn tục thờ tổ nghề và các lễ hội gắn liền
với các sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tinh thần của các làng nghề ở tỉnh ta. Thờ
tổ nghề là một nét văn hoá truyền thống chứa đựng ý nghĩa lịch sử xã hội, đời
sống và con người. Từ đặc trưng văn hóa này cho phép chúng ta mở rộng sự
nghiên cứu về “nghề”, về “nghiệp”, về yếu tố “bản địa”, “sự thiên di” hay khả
năng lan toả của mỗi nghề hay mỗi làng nghề. Cùng với tục thờ tổ nghề là các lễ
hội dân gian đa dạng và phong phú. Lễ hội phản ánh đặc trưng của nghề, của cơ
cấu làng nghề và những qui lệ. Ở đây ngoài yếu tố tâm linh còn chứa đựng sự
ghi nhận những kinh nghiệm, quá trình phát triển, sự biến động và quá trình giao
thoa của “nghề” và làng nghề đó. Như vậy, việc thờ tổ nghề và lễ hội làng nghề
là một hoạt động, một bộ phận văn hoá tạo nên bức tranh đầy đủ về làng nghề,
do đó việc bảo tồn nó cũng như các giá trị khác là hết sức cần thiết.
Đánh giá đúng vị trí, vai trò của nghề thủ công trong công cuộc phát triển
tỉnh nhà rồi đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, có tính liên ngành
không chỉ giúp cho việc hỗ trợ cho nghề thủ công được phát triển một cách bền
vững mà còn góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển ổn về kinh tế, xã hội.
10
Nghề thủ công truyền thống không chỉ là tài sản vô giá do cha ông để lại mà còn
là động lực cho phát triển kinh tế, xã hội.
Là một loại hình di sản văn hóa có quan hệ mật thiết với đời sống sinh hoạt
hàng ngày, cho nên hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong làng
nghề thủ công truyền thống chỉ có thể hiệu quả khi giải quyết vấn đề hài hòa
giữa bảo tồn với phát triển. Sản phẩm làm ra vừa phải chứa đựng những yếu tố
văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa của cha ông vừa phải đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội đương đại [6].
2.6. Sự cần thiết phải khôi phục làng nghề, làng nghề truyền thống
“Làng nghề- một mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nước ta- là vốn quý giá
của dân tộc, có những giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày nay, giá trị
to lớn và quý báu của làng nghề không chỉ thể hiện ở chỗ giải quyết việc làm ở
nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội nông thôn, mà quan
trọng hơn, cơ bản hơn chính là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản
phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp
phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới.
2.6.1. Về lao động và việc làm
Việc phát triển ngành nghề, làng nghề là hướng chủ yếu để tạo việc làm
cho lao động nông thôn. Các làng nghề trong cả nước đã thu hút trên 11 triệu lao
động làm việc thường xuyên, ngoài ra còn tận dụng được số lao động trên và
dưới độ tuổi. Cộng với số lao động chưa đủ việc làm trong thời gian nông nhàn
(còn đến 35% thời gian lao động của nông dân), số lao động không còn việc làm
khi ruộng đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng (phát triển công nghiệp và đô thị)
… Hiện nay, nhiều làng nghề đã thu hút trên 70% lao động của làng vào các
nghề thủ công, đem lại giá trị sản xuất tiểu thủ công vượt trội so với nông
nghiệp.
Ngoài ra, làng nghề phát triển còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành
nghề khác, dịch vụ khác, qua đó tạo thêm việc làm, thêm thu nhập cho dân cư
nhiều vùng nông thôn.
2.6.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề chính là con đường chủ yếu để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nông
nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất và
chất lượng cao với thu nhập cao hơn. Mục tiêu nâng cao đời sống của cư dân
11
nông thôn một cách toàn diện cả về kinh tế và văn hóa cũng chỉ có thể đạt được
nếu trong nông thôn có cơ cấu hợp lý của nông thôn mới, có nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ, có nông thôn vận động và phát triển thanh bình với hệ thống
làng nghề tiếp nối truyền thống văn hóa làng nghề với chuỗi đô thị nhỏ văn
minh, lành mạnh.
Bên cạnh đó, sản phẩm làng nghề còn góp phần quan trọng vào kim ngạch
xuất khẩu. Nhiều nước rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, vì
những kiểu dáng độc đáo như đồ gốm sứ hàng thổ cẩm, mây tre đan, những món
ăn mang đậm hương vị riêng dân gian nhưng khó quên như bánh tráng, bún…
2.6.3. Phát huy các giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa thể hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm làng nghề gắn với
trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh sảo của các nghệ nhân được lưu
truyền từ hàng tram năm nay đang được kế thừa, khôi phục. Mỗi sản phẩm làng
nghề không chỉ là một sản phẩm hàng hóa thông thường mà còn là nơi gửi gắm
tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẫm mỹ, sự thông minh, sáng tạo, tinh thần
lao động của nghệ nhân- những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc
trong các sản phẩm làng nghề, đồng thời không ngừng sáng tạo để làng nghề có
thêm nhiều sản phẩm mới vừa được phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc
vừa thể hiện sức sáng tạo của nghệ nhân trong điều kiện mới.
2.6.4. Phát triển du lịch
Phát triển du lịch làng nghề là phát triển loại hình dịch vụ văn hóa chất
lượng cao. Du lịch làng nghề khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể,
các sản phẩm do lao động làng nghề làm ra như là một đối tượng tài nguyên du
lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vui chơi, giải trí. Khách du
lịch có thể trực tiếp xem và tham gia vào một số công đoạn sản xuất sản phẩm
đặc trưng của làng nghề.
Du lịch làng nghề được khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp sẽ là
phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước con người Việt Nam một cách
sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãi các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự
phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề. Du lịch làng nghề được
quảng bá và thị trường các sản phẩm của làng nghề được mở rộng sẽ nâng cao
thu nhập của dân cư làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề
và cho địa phương có làng nghề.
2.6.5. Phát triển xã hội
12
Làng nghề là một lực lượng có vị thế, một cộng đồng có sự liên kết bền
chặt bởi những mối liên hệ khăng khít, nhiều mặt: về lãnh thổ, dòng họ, về hoạt
động kinh tế, có chung Thành hoàng làng và Tổ nghề; có chung văn hóa và tâm
linh.
Người thợ thủ công trong làng nghề gắn bó với làng, không chỉ vì yếu tố
kinh tế mà do nhiều yếu tố tâm linh, thiêng liêng, hình thành một cộng đồng
đoàn kết, gắn bó từ nhiều đời, hình thành “vốn xã hội” của cộng đồng dân cư
trong làng [1].
13
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
-
Hộ làm bánh
- Các tác nhân trong các kênh tiêu thụ của làng nghề truyền thống bánh
mè xát.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
-
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại xã Quảng Thanh
- Phạm vi thời gian: Thời gian triển khai nghiên cứu từ 1/2016- 5/2016,
thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013- 2015, thông tin số liệu sơ
cấp được thu thập năm 2015.
- Phạm vi nội dung: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi tiến hành thực
hiện các nội dung chính sau:
+ Tìm hiểu tình hình sản xuất bánh tráng tại xã Quảng Thanh- huyện
Quảng Trạch- tỉnh Quảng Bình.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất bánh mè xát tại xã Quảng Thanh
+ Tìm hiểu tình hình tiêu thụ bánh mè xát tại xã Quảng Thanh- huyện
Quảng Trạch- tỉnh Quảng Bình.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã
a. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Đất đai thổ nhưỡng
- Thời tiết khí hậu
- Chế độ thủy văn
14
b. Điều kiện kinh tế xã hội
- Cơ cấu nguồn thu của xã
- Dân số, tỷ lệ lao động từng ngành nghề, tỷ lệ hộ nghèo
- Lao động
- Cơ sở hạ tầng
c. Đặc điểm và cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã
- Đặc điểm cơ cấu
- Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã và các ngành nghề khác
- Biến động cơ cấu nông nghiệp (quy mô của xã qua các năm, giữa các loại hộ)
3.3.2. Tình hình phát triển làng nghề truyền thống bánh mè xát
Lịch sử hình thành làng nghề
Quá trình phát triển làng nghề
3.3.3. Các thông tin cơ bản về các hộ điều tra
Thông tin chung về hộ
- Cơ cấu thu nhập của hộ
- Bình quân thu nhập của mỗi nhân khẩu
- Quy mô diện tích sản xuất của hộ
- Tư liệu sản xuất
- Nhân khẩu
- Lao động
+ Số lao động (trong độ tuổi lao đông và không trong độ tuổi lao động)
+ Trình độ văn hóa
+ Kinh nghiệm
Tính toán hiệu quả kinh tế:
- Các loại chi phí:
+ Chi phí sản xuất bánh mè xát
+ Chi phí biến đổi, chi phí cố định
- Doanh thu
- Lợi nhuận hoặc thu nhập
15
Tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh tráng của các hộ điều tra
- Quy mô sản xuất của hộ
- Chi phí đầu tư của người dân cho sản xuất bánh tráng
Kết quả sản xuất
- Năng suất
- Tổng sản lượng (tự tiêu dùng, dùng để bán, dùng cho mục đích khác)
Giá bán ra trên thị trường
Hình thức tiêu thụ sản phẩm
- Bán theo giao dịch
- Thanh toán bằng tiền mặt
Kênh phân phối sản phẩm
- Các đối tượng tham gia kênh phân phối
- Sản lượng bán cho các đối tượng
- Thông tin liên kết giữa các đối tượng
Liên kết giữa người dân và thị trường tiêu thụ
Kết quả và hiệu quả từ sản xuất bánh tráng
3.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sản xuất và tiêu thụ bánh
tráng
a. Yếu tố bên trong
b. Yếu tố bên ngoài
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Chọn thôn Tân An ( là thôn có tỷ lệ hộ nông dân
tham gia sản xuất bánh tráng nhiều nhất).
3.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu
- Tiêu chí chọn hộ: Những hộ có sản xuất bánh tráng trên địa bàn xã
- Số lượng hộ: 45 hộ vì đối tượng ở đây vừa là các hộ nông dân sản xuất
bánh tráng của xã, vừa nghiên cứu về thị trường tiêu thụ bao gồm các hộ thu
gom, hộ bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Vậy nên để đảm bảo bảo độ tin
cậy và chính xác cao cho bài nghiên cứu này cần phải chọn dung lượng mẫu lớn.
16
- Kết cấu hộ: 25 hộ sản xuất bánh tráng nhưng không tham gia vào HTX
làng nghề truyền thống bánh mè xát Tân An, 20 hộ nằm trong HTX để so sánh
sự khác nhau giữa 2 nhóm về: Thu nhập, hiệu quả sản xuất, các chính sách ưu
tiên hỗ trợ… Phương pháp chọn ngẫu nhiên phân loại theo danh sách của thôn,
phân loại theo hộ: Khá, trung bình, nghèo).
+ Một số người thu gom, bán buôn, bán lẻ, tiêu thụ bánh tráng trên địa bàn
( 10 người theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn).
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
+ Tìm hiểu các nguồn tài liệu tại thư viện, trên internet và tiếp cận cán bộ
địa phương để thu thập và nghiên cứu các nguồn tài liệu sau:
+ Nghiên cứu tài liệu chung: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có liên
quan đến hoạt động sản xuất bánh tráng của làng nghề truyền thống bánh mè xát
mà các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện đã được in thành sách, báo, tạp chí
hoặc đăng tải trên internet.
+ Các báo cáo của địa phương: Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội
trong những năm gần đây, tình hình sản xuất và tiêu thị bánh tráng của làng
nghề truyền thống trên địa vàn xã.
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
• Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn người am hiểu, phỏng vấn 4 người ( Đối
tượng là cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, trưởng thôn, những nông dân điển
hình trong sản xuất bánh tráng), các nội dung cần tìm hiểu là: Lịch sử hình thành
và phát triển làng nghề truyền thống bánh mè xát, các hỗ trợ của chính quyền địa
phương để phát triển làng nghề truyền thống. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản
xuất và tiêu thụ bánh tráng của người dân, hiệu quả kinh tế mà bánh tráng mang
lại cho người dân.
• Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc, trong đó có các
nội dung: Quy mô sản xuất, năng suất, tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh tráng
của hộ, thu nhập từ bánh tráng mỗi tháng, mỗi năm, hiệu quả sản xuất từ bánh
tráng, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ bánh
tráng.
• Thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận gồm có 15 sản xuất bánh tráng tại
thôn Tân An và trưởng thôn Tân An, chủ nhiệm HTX làng nghề bánh mè xát.
17
Để biết rõ hơn thực trạng sản xuất bánh tráng của làng nghề truyền thống bánh
mè xát, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình duy trì và phát triển làng
nghề truyền thống. Nội dung thảo luận: Xác định thuận lợi, khó khăn trong sản
xuất và tiêu thụ bánh tráng, đồng thời từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề
xuất một vài giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất bánh tráng phát triển làng
nghề truyền thống.
• Phỏng vấn những thương lái thu mua bánh tráng: Phỏng vấn 12 người
bằng phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu các thông tin liên quan về thị
trường tiêu thụ bánh tráng trong những thời gian gần đây như: giá cả, nơi tiêu
thụ, những khó khăn gặp phải trong quá trình tiêu thụ, mua bán “bánh mè xát”
trên địa bàn.
• Hộ tiêu thụ: Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc phỏng vấn 5 người, để biết
rõ hơn về tình hình tiêu thụ bánh mè xát, cách thức và hình thức mua bán sản
phẩm.
3.4.4. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Phương pháp phân tích:
- Phương pháp thống kê mô tả : Sử dụng các số tuyêt đối, số tương đối, số
bình quân, để phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ của hộ nông dân sản xuất
bánh tráng tại xã Quảng Thanh. Thông qua một số nguồn lực sẵn có như diện
tích đất sản xuất, nguồn nhân lực, vốn sản xuất…. Phương pháp thống kê mô tả
là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán
và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng
nghiên cứu về diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn lao
động….các chỉ tiêu về kinh tế như: chi phí, thu nhập, lợi nhuận.
- Phương pháp thống kê so sánh: thông qua việc so sánh các thông tin cùng
loại của một số chỉ tiêu kinh tế để thấy được sự khác nhau giữa các hộ thuộc các
thôn khác nhau, các loại hộ khác nhau cũng như thấy được sự khác nhau qua các
năm.
- Đề tài sử dụng công cụ xử lý số liệu: Bằng phần mềm EXCEL, SPSS.
18
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Thanh là một xã vùng nam huyện Quảng Trạch, chạy dọc trên tuyến
quốc lộ 12A. Xã có 3 thôn, trong đó có 2 thôn Phù Ninh và Thạch Sơn có đồng
bào theo đạo thiên chúa giáo; riêng thôn Tân An có làng nghề sản xuất “bánh
tráng mè xát” với lịch sử gần 100 năm. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên
381,34ha, có 972 hộ với 4.224 nhân khẩu. Có vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp với xã Quảng Phương
Phía Tây giáp với xã Quảng Trường
Phía Nam giáp với xã Quảng Hải
Phía Đông giáp với phường Quảng Phong- Thị xã Ba Đồn.
4.1.2. Địa hình
Xã Quảng Thanh có địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống ruộng đa số
là đất thịt nặng, một số xứ đồng chênh lệch về độ cao giữa các ruộng không lớn,
hệ thống kênh mương hàng năm được nạo vét và tu bổ. Cánh đồng Phù Ninh
tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa thuận lợi, hệ thống ao hồ, kênh
mương tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Là một xã nằm ở đồng bằng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam và Đông Bắc. Trong đó gió Tây Nam khô
nóng thổi vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 8. Gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm thổi
vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hàng năm. Khí hậu nhiệt đới gió
mùa có mùa đông lạnh, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10.
Do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào tháng 6, 7 nên lượng mưa hơi
giảm ở tháng 7 sau đó đạt tối đa vào tháng 9. Nhiệt độ bình quân là 24,3 độ C,
nhiệt độ cao nhất là 42 độ C và thấp nhất là 14 độ C. Chính điều kiện và thời tiết
như vậy nên ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động làm nghề của các hộ sản xuất
“bánh tráng mè xát”.
4.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Thanh
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và
không thể thay thế được. Trong sản xuất làm nghề của làng nghề, đất cũng là tư
19
liệu không thể thiếu. Theo thống kê đất tự nhiên của xã Quảng Thanh là 483,2
ha, trong đó:
Đất dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là 146,5 ha chiếm 30%
Đất đồi rừng 72 ha chiếm 15%
Đất ở nông thôn 62,92 ha chiếm 7,4% chiếm 13%
Đất chuyên dùng 87,91 ha chiếm 18,2%
Đất chưa sử dụng 113,87 chiếm 23,8%.
Nhìn vào sự phân bố ở trên thì tỷ lệ đất ở nông thôn thấp nhất chỉ có 72 ha
đất đồi rừng, toàn xã có 42 ha rừng trồng chủ yếu là thông do địa phương quản
lý. Với chức năng là trồng rừng và bảo vệ rừng phủ xanh đồi trọc, còn lại một số
diện tích trồng keo và bạch đàn giao cho dân quản lý.
4.2. Tình hình kinh tế- xã hội của xã
4.2.1. Tình hình cơ bản về giao thông và thủy lợi
Về giao thông: Có trục đường quốc lộ 12A đi qua từ Đông sang Tây dài
12km gần như được bê tông hóa trên 96%. Cho đến 100% chiều dài đường trục
xã, liên xã được bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận
tải; 70% đường ngõ xóm được cứng hóa, 100% không lầy lội vào mùa mưa;
70% trục chính nội đồng cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Nói chung giao
thông rất thuận lợi cho việc đi lại của người dân, là điều kiện tốt để phát triển
các ngành nghề dịch vụ.
Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân
sinh; tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa 86,4%. Hệ thống kênh
mương nội đồng đảm bảo tưới tiêu 100% diện tích đất trồng lúa.
Với tình hình như vậy là điều kiện tốt đảm bảo cho việc sản xuất nông
nghiệp nhất là trồng lúa đem lại nguồn nguyên liệu cho làm nghề bánh tráng.
4.2.2. Về giáo dục, y tế
Về giáo dục: Xã có đủ trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở với cơ sở
vật chất kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho công tác dạy và
học theo quy định, tạo điều kiện cho con em địa phương học tập. Đây là cơ sở,
điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời kỳ
hội nhập như hiện nay.
20