Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu trên đất cát tại xã vĩnh tú, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.74 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Khuyến Nông &Phát Triển Nông Thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu trên đất cát
tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trang
Lớp: Phát triển nông thôn 46B
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
Thời gian thực tập: Từ 28/12/2015 đến 27/04/2016
Địa điểm thực tập: Xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị
Bộ môn: Kinh tế nông thôn

NĂM 2016


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học
chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Các thầy, cô giáo trông Khoa Khuyến Nông & PTNT – Trường Đại Học
Nông Lâm Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho
tôi trong suốt 4 năm qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang
quý báu giúp tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn


Thị Bích Thủy, người cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
những kinh nghiệm quý báu giúp tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
khóa luận đúng hạn.
Đồng thời, chân thành cảm ơn đến UBND xã Vĩnh Tú cùng động cồng dân
cư địa phương ở thôn, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, các thành
viên trong nhóm, bạn bè đã chia sẽ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên quá trình hoàn thành khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý xây dựng của quý
thầy cô giáo, các bạn sinh viện để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Trang


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ở các địa phương năm
2015.....................................................................................................................18
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dưa hấu Quảng Trị từ năm 2012-2015..........18
Bảng 4.1: Tình hình nhân khẩu, lao động của xã Vĩnh Tú năm 2015..........26
Bảng4.2: Tình hình sử dụng đất của xã Vĩnh Tú năm 2015.........................28
Bảng 4.3: Cơ cấu thu nhập các hộ điều tra năm 2015...................................30
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2015...................32
Bảng4.5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2015. 34
Bảng4.6: Cơ cấu số năm kinh nghiệm sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra
năm 2015............................................................................................................36
Bảng4.7: Nguồn kinh nghiệm sản xuất dưa hấucủa các hộ điều tra năm

2015.....................................................................................................................36
Bảng4.8: Chi phí đầu tư sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra năm 2015...39
Bảng4.9: Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra năm
2015.....................................................................................................................42
Bảng4.10: Phân tích S.W.O.T về hoạt động sản xuất và tiêu thụ dưa hấu
năm 2015............................................................................................................44
Bảng4.11: Kết quả phân tích mô hình hàm quy tuyến tính của hoạt động
sản xuất dưa hấu trên đất cát...........................................................................47
Bảng4.12: Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình sản xuất và thị trường
tiêu thụ của các hộ điều tra năm 2015.............................................................49


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Bản đồ 4.1: Bản đồ vùng nghiên cứu...............................................................23
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn thu của xã năm 2015............................................25
Biểu đồ 4.2: Quy mô diện tích trồng trọt của hộ điều tra năm 2015............33
Biểu đồ4.3: Tình hình sản xuất dưa qua các năm (2013-2015).....................37
Biểu đồ 4.4: Tình hình sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra năm 2015.....38
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện quan điểm muốn mở rộng diện tích của các hộ
điều tra năm 2015..............................................................................................52


MỤC LỤC
Lời Cảm Ơn.........................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................4
MỤC LỤC............................................................................................................5
TÓM TẮT KHÓA LUẬN...................................................................................7
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.Tính cấp thiết.......................................................................................................................1

2.Mục tiêu chung.....................................................................................................................2
1.3. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................2
2.1.1. Một số khái niệm về hoạt động sản xuất và tiêu thụ.....................................................2
2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động sản xuất.........................................4
2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất.........................................................................5
2.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất.......................................................................5
2.1.2. Tổng quan về cây dưa hấu............................................................................................6
2.1.2.1. Đặc điểm sinh thái của cây dưa hấu...........................................................................7
2.1.2.2. Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu
.................................................................................................................................................9
2.1.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu.............................................................11
2.1.2.4. Lịch thời vụ trồng dưa hấu ở Việt Nam...................................................................12
2.1.2.5. Các hoạt động trồng dưa hấu...................................................................................13
2.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................................17
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam.....................................................................17
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở tỉnh Quảng Trị.............................................................18

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG............................................................20
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................20
3.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................20
3.3.1 Chọn điểm....................................................................................................................20
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu...............................................................................................21
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................................21

3.3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp......................................................................................21
3.3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp........................................................................................21
3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.........................................................................22

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã......................................................................23


4.Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................23
5.Vị trí địa lý.........................................................................................................................23
4.1.1.2. Đất đai thổ nhưỡng...................................................................................................23
4.1.1.3. Thời tiết khí hậu và chế độ thủy văn........................................................................24
6.Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................................................25
7.Cơ cấu nguồn thu của xã....................................................................................................25
8.Tình hình dân số và lao động của xã..................................................................................26
9.Tình hình cơ sở hạ tầng......................................................................................................27
10.Tình hình sử dụng đất của xã...........................................................................................28
4.2. Các thông tin cơ bản về các hộ điều tra........................................................................30
4.2.1. Cơ cấu thu nhập của hộ...............................................................................................30
4.2.1.1. Quy mô diện tích sản xuất của hộ............................................................................32
4.2.1.Thông tin về xã hội......................................................................................................33
4.2.1.1.Đặc điểm lao động của các hộ điều tra....................................................................33
4.1.1.2. Kinh nghiệm sản xuất của các hộ điều tra...............................................................35
4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu của các hộ điều tra...........................................37
4.2.1.Tình hình sản xuất dưa qua các năm............................................................................37
4.2.2.Tình hình sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra năm 2015..........................................38
4.2.3. Chi phí đầu tư của người dân cho sản xuất dưa hấu...................................................39
4.2.4. Kênh phân phối sản phẩm...........................................................................................40
4.2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động của hoạt động sản dưa hấu năm 2015.......................41
4.2.6. Phân tích S.W.O.T.......................................................................................................44

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu.................................................46
4.3.1. Những yếu tố làm tăng lợi nhuận................................................................................47
4.3.2.Những yếu tố làm giảm lợi nhuận................................................................................48
4.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng khác....................................................................................48
4.3.3.1.Thời tiết.....................................................................................................................48
4.3.3.2. Sâu bệnh...................................................................................................................50
4.3.3.3. Đất............................................................................................................................51

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................52
5.1. Kết luận.........................................................................................................................52
5.2. Kiến nghị........................................................................................................................53

PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................56
PHẦN VII: PHỤ LỤC......................................................................................58


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Vĩnh Tú là xã thuộc vùng cát ven biển của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng
Trị, hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là trồng trọt và chăn nuôi mang
lại thu nhập cho người dân. Nhưng nổi bật nhất vẫn là cây dưa hấu, một cây
trồng truyền thống từ lâu đời. Hiện nay, trên địa bàn xã có 41,5 ha dưa hấu trong
tổng 45 ha trồng cây rau màu. Hàng năm thu nhập từ dưa hấu giúp bà con cải
thiện cuộc sống và đóng góp lớn vào nền kinh tế của toàn xã. Bên cạnh mang lại
hiệu quả kinh tế cao thì sản xuất dưa hấu trong những năm gần đây gặp không ít
khó khăn như: vấn đề về thời tiết, dịch bệnh, đất,…làm ảnh hưởng lớn đến năng
suất, chất lượng sản phẩm. Tình hình tiêu thụ dưa hấu ở địa phương vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định và người thu mua làm ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân. Để đánh giá đúng tình hình sản xuất
và tiêu thụ làm cơ sở cho viêc đề xuất các giải pháp phát triển cây dưa hấu tại
địa phương, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Tìm hiểu tình hình sản xuất và

tiêu thụ dưa hấu trên đất cát tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”.
•Mục tiêu nghiên cứu: Với mục tiêu chung tìm hiểu tình hình sản xuất vaft
tiêu thụ dưa hấu trên đất cát tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Đề tài tập trung nghiên cứu hai mục tiêu cụ thể sau: (1) Tìm hiểu tình hình sản
xuất và tiêu thụ dưa hấu tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. (2)
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu tại
xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị .
•Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp thống kê so sánh
•Các kết quả chính
Nhìn chung, hoạt động sản xuất dưa hấu có đóng góp lớn vào thu nhập,
chiếm 14% trong tổng thu nhập của người dân. Tình hình sản xuất dưa hấu trong
những năm gần đây có xu hướng giảm dần cả về diện tích và năng suất, diện tích
bình quân năm 2013 là 7,19 sào đến năm 2015 giảm xuống còn 5,6 sào, năng
suất giảm từ 7,14 tạ/ sào năm 2015 xuống còn 6,79 tạ/ sào . Nguyên nhân là do
thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài và mùa mưa đến muộn, lượng
mưa lớn dẫn đến lũ lụt, rét đậm, rét hại… Điều này dẫn đến sản xuất dưa hấu rủi
ro ngày càng cao. Bên cạnh đó, do đất canh tác lâu năm đã bị thoái hoá. Sâu


bệnh ngày càng nhiều và khó kiểm soát. Hiện nay, kênh tiêu thụ dưa hấu ở địa
phương khá đơn giản, gồm có: 3 kênh tiêu thụ. Trong đó, kênh tiêu thụ trực tiếp
từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng là chủ yếu, chiếm 40% trong tổng sản lượng
dưa hấu bán trên thị trường. Hầu hết các hộ sản xuất vận chuyển dưa hấu đến
các chợ hay trên các tuyến đường quốc lộ để tiêu thụ.
Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu
bao gồm: các yếu tố làm tăng lợi nhuận như: giá bán, năng suất, lân và các yếu
tố làm giảm lợi nhuận như: chi phí lao động, chi phí dụng cụ. Ngoài ra, các yếu
tố thời tiết, đất, thị trường tiêu thụ và sâu bệnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ

đến hiệu quả sản xuất dưa hấu. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm hơn nữa của
nhà nước và chính quyền địa phương cùng phố hợp với người dân trong việc
cung cấp kỹ thuật và xây dựng thương hiệu.
Giáo viên hướng dẫn

Th.s. Nguyễn Thị Bích Thủy

Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập đất nước, nông nghiệp luôn
là nghành chiếm vai trò quan trọng trong ngành Kinh Tế - Xã Hội. Nước ta là
một nước sản xuất nông nghiệp với hơn 50% dân số hoạt động trong lĩnh vực
này[10]. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực , thực phẩm cho toàn xã
hội mà còn cung nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến, nguồn ngoại tệ
cho đất nước và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Quá trình đổi mới nông
nghiệp Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định, cơ cấu nội bộ nghành
nông nghiệp càng được chuyển dịch theo hướng hiện đại phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa.
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp. Trong
đó, chủ trương liên kết 4 nhà: nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – doanh
nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ được xem là hướng phát triển nền nông nghiệp
bền vững. Tuy nhiên, chủ trương này vẫn chưa đạt được nhiều thành công,
người dân vẫn phải tự sản xuất và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Điển hình cho
sự không thành công đó, là cây dưa hấu. Năm 2015 huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam năng suất trồng dưa hấu vụ Đông Xuân giảm mạnh so với năm

2014. Những năm trước đây dưa hấu chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với
mức giá là 5 nghìn đồng/1 kg thì năm 2014 dưa hấu xuất khẩu gặp nhiều trở
ngại, nội địa tiêu thụ kém người nông dân phải tự đi bán ở các trục đường chính
trên địa bàn huyện và các vùng lân cận với mức giá 3 nghìn đồng/1kg.[13]
Vĩnh Tú là xã thuộc vùng cát ven biển của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng
Trị, hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là trồng trọt và chăn nuôi mang
lại thu nhập cho người dân. Nhưng nổi bật nhất vẫn là cây dưa hấu, một cây
trồng truyền thống từ lâu đời. Hiện nay, trên địa bàn xã có 41,5 ha dưa hấu trong
tổng 45 ha trồng cây rau màu. Hàng năm thu nhập từ dưa hấu giúp bà con cải
thiện cuộc sống và đóng góp lớn vào nền kinh tế của toàn xã. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, hoạt động sản xuất dưa hấu gặp không ít khó khăn như: vấn
đề về thời tiết, dịch bệnh, đất,…làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng
sản phẩm. Tình hình tiêu thụ dưa hấu ở địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa
có thị trường tiêu thụ ổn định và người thu mua làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của người dân. Để đánh giá đúng tình hình sản xuất và tiêu thụ làm cơ sở
cho viêc đề xuất các giải pháp phát triển cây dưa hấu tại địa phương, tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài : “Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu
trên đất cát tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”.

1


2. Mục tiêu chung
- Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu trên đất cát tại xã Vĩnh
Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa hấu tại xã Vĩnh Tú, huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa
hấu tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về hoạt động sản xuất và tiêu thụ
Sản xuất: là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
2


hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
(Phạm Vân Đinh, Đỗ Kim Chung, 1997).[2]
Quá trình sản xuất: là việc chuyển các đầu vào, dưới hình thức lao động
của con người và những nguồn lực vật chất khác, thành đầu ra. Những đầu ra
này có thể được sử dụng là đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc là những
sản phẩm cuối cùng được phân chia cho các thành viên trong xã hội với vai trò
la người tiêu dùng (Neva Goodwin, Phạm Vũ Luận, 2002).[3]
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như sau: lao động, đất đai, máy
móc, vốn,nguyên liệu, trình độ quản lý các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.
Đầu ra là kết quả quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: lương thực,
thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Tiêu thụ : Là quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ
logic chặt chẽ bởi tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau
nhằm thực hiện quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.
Tiêu thụ thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng nó là khâu lưu thông
hàng hóa là cầu nối trung gian một bên là sản xuất một bên là tiêu dùng
(Huỳnh Thị Mị, 2010).
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạnh cuối sản xuất kinh doanh, là yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất
( Phạm Văn Đình và cộng sự, 1997).[4]
Có thể coi tiêu thụ là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và quyền sử dụng
hàng hóa tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế. Trong sản xuất hàng hóa thì khâu quan

trọng nhất là khâu tiêu thụ, bởi đó là đầu ra trong nền thị trường, nó quyết định
đến sự tồn tại và phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thị trường:
Trong kinh tế học và kinh doanh thị trường là nơi người mua và người bán
(hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với
nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một hàng hóa nhất định
nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê….
Kênh phân phôi: Kênh phân phối là nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia
vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các kênh phân
phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người mua cuối cùng.
Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi là thành
viên của kênh. Những thành viên nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối
3


cùng (nếu có) được gọi là trung gian phân phối. Có thể có các loại trung gian
phân phối sau đây:
- Nhà bán buôn: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản
xuất vad các trung gian khác hoặc cho các khách hàng công nghiệp. Bao gồm
những thu gom nhỏ địa phương và thu gom lớn.
- Nhà bán lẻ: Là các trung gian phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc
nhà bán buôn và bán buôn và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng.
- Đại lý và mô giới: Là trung gian phân phối có quyền thay mặt cho nhà sản
xuất để bán sản phẩm. Các đai lý và mô giới không có quyền sở hữu sản phẩm.
- Nhà phân phối: Là các trung gian phân phối trên thị trường công
nghiệp, hoặc các nhà bán buôn. Các trung gian như nhà bán buôn, bán lẻ bỏ
tiền ra mua hàng hóa rồi bán lại kiếm lời. họ được gọi là trung gian thương
mại. họ có tư cách pháp nhân. Những trung gian khác như nhà mô giới, đại

diện của nhà sản xuất đàm phán các điều kiện mua bán. Đó là các trung gian
đại lý. họ có tư cách pháp nhân và chỉ hưởng hoa hồng mô giới bán hàng. Các
công ty vận chuyển, kho hàng, ngân hàng, quảng cáo hỗ trợ. họ được hưởng
phí cung cấp dịch vụ hỗ trợ. [7]
2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động sản xuất
- Chỉ tiêu về diện tích: Để xác định tiềm năng phát triển hoạt động sản xuất
dưa hấu ở địa phương trước hết phải xác định chỉ tiêu về diện tích. Từ đó xác
định được diện tích hiện tại cũng như khả năng mở rộng hoạt động sản xuất.
- Chỉ tiêu về năng suất: Đây là chỉ tiêu có vai trò quan trọng hàng đầu, bởi
muốn đánh giá được thực trạng sản xuất của một khu vực người ta thường xem
xét đến năng suất cây trồng. Thông qua đó có các biện pháp thích hợp tăng năng
suất.
- Chỉ tiêu về sản lượng: Đây là chỉ tiêu có vai trò khách quan, quan trọng
về mặt lượng của quá trình sản xuất.

4


2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
- Sản lượng (Q): là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra.
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định của một đơn vị. Hay GO chính là giá trị sản
xuất bình quân/ĐVDT canh tác.
GO = Pi* Qi
Qi : là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra.
Pi : là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm.
•Lợi nhuận hỗn hợp ( TP): TP = GO – TC
Trong đó: + GO là tổng giá trị sản xuất( bao gồm: sản lượng bán và sản
lượng dùng cho muc đích khác )
+ TC là tổng chi phí sản xuất (chi phí trung gian, công lao động, khấu hao

tài sản cố định nếu có, chi khác).
- Lợi nhuận ròng (TPr): TPr = TR bán - TC bán
Trong đó: TR bán : là doanh thu bán
TC bán : là chi phí cho sản lượng bán
- Doanh thu: Qbán * Pbán
Trong đó: Qbán là sản lượng bán
Pbán: là giá bán
2.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
- Gía trị gia tăng (VA) : Phản ánh giá trị tăng thêm sau khi lấy giá trị sản
xuất bình quân trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài
VA = GO - IC
IC: Chi phí trung gian là chi toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch
vụ mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật.
- Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ hao phí mà nông hộ bỏ ra để sản
xuất một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất định nào đó. Chi phí bao gồm chi phí
cố định và chi phí biến đổi ( chi phí khai thác)
+ Chi phí cố định là chi phí không thay đổi ( cố định ) khi khối lượng sản
xuất thay đổi.

5


+ Chi phí biến đổi là những hao phí biến đổi theo quy mô sản xuất được sử
dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hay nói cách khác, chi phí
biến đổi là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
- IC: Chi phí trung gian là chi toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và
dịch vụ mua ngoài được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật.
n


IC = ∑ Cj
j =1

Cj là chi phí thứ j trong quá trình sản xuất.
- GO/ IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí được đầu tư tạo ra được bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất, hiệu suất càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.
- VA/ IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng
giá trị gia tăng.
- TPr/ TC: Thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận hay lãi ròng.[6]
- Thu nhập/ tháng: doanh thu từ hoạt động sản xuất hấu chia cho thời gian
sản xuất dưa hấu.
2.1.2. Tổng quan về cây dưa hấu
- Nguồn gốc cây dưa hấu: dưa hấu có tên khoa học là Ctrullus Lanatus
(Thunberg) tên tiếng Anh là watermelon, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Dưa
hấu có nguồn gốc nhiệt đới khô và nóng của Châu Phi (theo Bà ba va ctv.,
1999). Theo Ito (1994), dưa hấu có nguồn gốc nam Châu Phi và được đưa vào
Trung Quốc vào năm 1600. Theo Ông Cúc (2002) dưa hấu được canh tác rộng
rãi trong vùng Địa Trung Hải cách đây hơn 3000 năm. Ở nước ta, dưa hấu được
trồng từ thời vua Hùng Vương thứ 8, dưa được xem là loại cây không thể thiếu
được vào ngày tết cổ truyền của nhân dân ta.
- Giá trị dinh dưỡng: theo USDA (2004) 100g trái cây ăn được có 91,51
lg nước, 32 kcal, 5,26g protein, 0,43g lipit, 7,18g glucid. 8g Ca, 116mg K, 9 mg
P, chứa 14 lọai vitamin, lọai acid amin và nhiều loại acid béo. Ngoài ra, trái dưa
hấu còn chứa β-protein 4200UI ( Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, 2003). Theo Ông
Cúc (2002) trong 100 phần ăn được của trái dưa hấu có chứa 90% nước, 9 %
caribohydrate, 10% protein, 0,1 lipid, 80mg Ca, 10mg Mg, 14 P, 0,2 mg Fe.
Về mặt y học: trong trái dưa hấu chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng của
cơ thể. Chất Lycopen trong trái dưa là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các

6


bệnh về tim mạch, giảm khả năng mắc các loại bệnh về tim mạch, giảm khả
năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Chất Citrullin của trái dưa vào cơ thể chuyển
hóa thành Ariginoen là acide amin có lợi cho tim mạch, tuần hoàn và miễn dịch.
Chất Arginine còn làm tăng hoạt tính Nitrit oxit giúp thư giãn mạch máu mà
không có tác dụng phụ nào, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong
trái dưa hấu còn chứa nhiều kali và enzim super oxide dismutase có khả năng
chống oxy hóa, giúp tế bào cơ thể phát triển tốt hơn và con người ít bị tress hơn.
Về mặt đông y: : Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn có công dụng gỉải khát, giải
say nắng, có công năng thanh nhiệt tá hỏa, giải say rượu, lợi tiểu, cầm lị ra máu,
dưa hấu tươi nghiền nát thoa nhiều lần trong ngày trị vết nẻ môi và những nốt
mẩn đỏ ở da, đắp những lát mỏng dưa hấu lên mặt để trong nhiều giờ da dẻ mịn
màng căn mọng không bị rộp trong mùa hè, … Trong vỏ dưa chứa nhiều
vitamin ankaloit có tác dụng giải nhiệt hết say nắng, còn ngăn chặn không cho
cholesterol tích động ở thành mạch máu, có tác dụng chống xơ mỡ động mạch.
Phần xanh của vỏ dưa hấu gọi là áo thủy của dưa hấu có thể chữa các chứng thử
nhiệt, phiền khát, phù nề, tiểu tiện kém và miệng lưỡi viêm nhiệt. Hạt dưa hấu
có chứa dầu béo Xiturlin có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, dứt khát, trợ giúp
cho tiêu hóa, dùng để hạ huyết áp, làm giảm triệu chứng viêm bàng quang cấp,
giảm đau, cầm máu, chữa bí tiểu ở người lớn tuổi.
2.1.2.1. Đặc điểm sinh thái của cây dưa hấu
* Đặc tính thực vật.
- Thân cây dưa hấu: Dưa hấu thuộc cây hằng niên, thân thảo, mềm, có
gốc cạnh, dạng bò. dài từ 2 – 6m. Trên thân có nhiều lông tơ màu trắng. Thân có
nhiều mắc, mỗi mắc có 1 lá, 1 chồi nách và vòi bám. Chồi nách có khả năng
phát triển thành nhánh như thân chính, chồi gần gốc phát triển mạnh hơn chồi
gần ngọn.Thân cây dưa hấu, mỗi mắc có 1 lá, 1 chồi nách và 1 tua cuốn.
- Lá dưa hấu: Có hai dạng lá là lá mầm và lá thật. Lá mầm là lá ra đầu

tiên, tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nuôi cây trong giai đoạn
đầu, lá có hình oval hay hình trứng. Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn đầu. Lá mầm to dầy, phát triển cân đối hứa
hẹn cây sinh trưởng mạnh, lá mầm nhỏ, mỏng, mọc không cân đối cây sẽ sinh
trưởng yếu. Lá thật là lá đơn, mọc sen có chia thùy nhiều hay ít, sâu hay cạn tùy
theo giống, lá đầu tiên có sẻ thùy cạn.
- Hoa dưa hấu: Là hoa đơn tính cùng cây, màu vàng có 5 cánh dính, 5 lá
đài, hoa mọc đơn từ nách lá. Hoa cái có bầu noãn hạ, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy
7


có sẻ 3 thùy. Hoa đực có 3 – 5 tiểu nhị, chỉ nhị ngắn. Hoa dưa hấu thụ phấn nhờ
côn trùng. Trên cây dưa hấu hoa đực nhiều hơn hoa cái cứ 6 – 7 hoa đực thì có 1
hoa cái, hoa đực thường nở trước hoa cái.
- Trái dưa hấu: Có nhiều hình dạng từ hình cầu, hình trứng đến hình bầu
dục, lúc còn nhỏ có nhiều lông tơ sau lớn lên lông tơ mất dần đến khi trái chín
không còn lông tơ. Khi trái chín vỏ trái cứng, trên vỏ trái có đóng phấn trắng,
các đường gân trên vỏ nổi rõ, vỏ láng. Vỏ trái có nhiều màu từ xanh đậm đến
đen sang xanh nhạt, vàng, có sọc hoặc có hoa vân. Ruột có nhiều màu như màu
đỏ, hồng, vàng nhạt, vàng nghệ. Người ta chia trái thành 6 dạng như sau:
+ Dạng sugar baby: Dạng trái từ hình tròn đến dạng hình oval dài, oval
ngắn, khối lượng trung bình từ 2 – 8kg, vỏ màu xanh đen, ruột đỏ, vỏ trái dầy
1cm, thời gian sinh trưởng 55 – 75 ngày.
+ Dạng Crimson sweet: dạng trái hình cầu, tròn, oval dài, oval ngắn, khối
lượng trung bình từ 2 – 8kg. Vỏ trái nền xanh nhạt, mờ, sọc xanh đậm lem, chạy
dọc thân trái đường nét không rõ, ruột đỏ, thời gian sinh trưởng 55 – 75 ngày.nh
trưởng 55 – 75 ngày.
+ Dạng châu Á: Dạng trái hình tròn, oval ngắn, hình cầu, khối lượng trung
bình từ 3 – 8kg. vỏ trái có có nền xanh nhạt, bóng có sọc xanh đậm, đường nét
rõ chạy dọc thân trái, ruột đỏ, thời gian sinh trưởng 55 – 75 ngày.

+ Dạng Charleston gray: Dạng trái hình cầu, tròn, oval dài, khối lượng
trung bình từ 2 – 9kg. Vỏ trái màu xanh nhạt, không có sọc, ruột đỏ, thời gian
sinh trưởng 70 – 85 ngày.
+ Dưa hấu ruột vàng: dạng trái tròn, hình cầu. Vỏ màu xanh đen, có loại vỏ
màu xanh nhạt có sọc màu xanh đậm, ruột màu vàng chanh hoặc màu vàng
nghệ, khối lượng trái từ 5 – 6kg, thời gian sinh trưởng 70 – 75 ngày.
+ Dưa hấu không hạt: Vào những năm 50 của thế kỹ 20, người Nhật đã tạo
ra giống dưa không hạt bằng cách dùng Colchicine chiết xuất từ cây họ hành, xử
lý lên đỉnh sinh trưởng của cây dưa hấu tạo ra thể tứ bội (4n). Dùng tứ bội làm
mẹ, nhị bội (2n) làm cha, tạo ra hạt tam bội (3n) bằng lai hữu tính. Muốn tạo trái
tam bội phải lấy hạt phấn của cây nhị bội khác để thụ cho hoa tam bội vì cây
tam bội không tạo ra tinh tử. Trái dưa hấu tứ bội có số hạt rất ít, số hạt giảm 10
lần so với số hạt của trái nhị bội. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt tứ bội thấp, muốn duy
trì dòng tứ bội rất đắt tiền. Hạt tam bội cũng có tỷ lệ nẩy mầm kém, nên gíá
thành cây con đắt dẩn đến giá thành thương phẩm cao. Để đáp ứng thị hiếu của
thị trường ngày nay người ta bắt đầu chú ý đến dưa hấu không hạt.
8


+ Dưa hấu non: Ngày nay, người ta lai tạo ra giống dưa hấu trồng để ăn trái
non, dùng như một loại rau, cây dưa cho bò lên giàn để dễ thu hoạch.
- Hạt dưa hấu: Có nhiều màu như màu đen, nâu, xám, đỏ nâu. Trên vỏ hạt
đôi khi có chấm đen hoặc có vân. Trong trái dưa chứa 200 – 900 hạt.
- Rễ dưa hấu: Rễ dưa hấu phát triển rất mạnh, rễ chính có thể ăn sâu từ 50
– 120cm, rễ phụ ăn lan rộng trên lớp đất mặt cách gốc 60 – 80cm. Nhờ bộ rễ
phát triển mạnh nên cây dưa hấu chịu hạn tốt, rễ không có khả năng phục hồi do
đó khi chăm sóc tránh làm đứt rễ.
2.1.2.2. Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
cây dưa hấu
- Nhiệt độ: Cây dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên chịu được nhiệt

độ cao, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 20 – 30 oC, tối
thích 25 – 30oC, nhiệt độ thấp dưới 18oC cây sinh trưởng kém. Hạt dưa hấu nẩy
mầm tốt ở nhiệt độ 28 – 30oC, nhiệt độ thấp dưới 18oC hạt khó nẩy mầm.
+ Thời kỳ cây con, nhiệt độ ban ngày thích hợp để cây phát triển từ 28 –
30 C, nhiệt độ ban đêm là 20oC.
o

+ Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp là 25 oC, ở giai đoạn này thời tiết nóng
quá hay khô quá ảnh hưởng đến sự thụ phấn.
+ Thời kỳ cây cho trái, phát triển trái và chín, nhiệt độ thích hợp từ 28 –
30 C. Nhiệt độ thấp trái phát triển chậm, vỏ dầy, ruột có màu lợt làm giảm phẩm
chất và năng suất trái.
o

•Ẩm độ: Dưa hấu là cây chịu hạn, không chịu úng. Điều kiện khô ráo
thuận lợi cho cây phát triển tốt. Giai đoạn cây ra trái và phát triển trái cây cần
nhiều nước do đó cần cung cấp đủ nước ở giai đoạn này nếu thiếu nước sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của trái. Khi trái gần chín cần giảm nước để trái tích lũy
nhiều đường làm tăng phẩm chất trái và độ ngọt của trái. Ngưng tưới nước trước
khi thu hoạch 5 – 7 ngày. Lưu ý cần cung cấp nước đều đặng nhất là giai đoạn
cây mang trái không nên để đất quá khô khi tưới ướt trở lại hoặc trời có mưa trái
và thân dễ bị nứt.Nếu nhiều nuớc trong đất cây ra nhiều rễ bất định trên thân làm
cho cây hút nhiều nước và dinh dưỡng nên cây phát triển mạnh về thân, lá ảnh
hưởng đến ra hoa, đậu trái. Thân lá phát triển mạnh gặp ẩm độ không khí cao, lá
và trái dễ bị nhiễm bệnh thán thư, thân dễ bị bệnh nứt thân, chảy mũ.Dưa hấu là
cây không chịu úng do đó khi bị ngập rễ bị thúi, làm lá vàng dẩn đến chết cây.
•Ánh sáng: Dưa hấu là cây ưa sáng, cây cần nhiều ánh sáng nên trồng mật
độ vừa phải không trồng quá dầy để cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ cây mới sinh
9



trưởng, phát triển tốt, ra hoa kết trái thuận lợi. Cường độ ánh sáng mạnh thúc
đẩy cây trao đổi chất làm trái to, chín sớm và đạt năng suất cao. Thiếu ánh sáng
thân bò dài, cây dễ nhiễm bệnh, khó đậu trái và trái non dễ rụng, năng suất giảm.
Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu cần thời gian
chiếu sáng tối thiểu 600 giờ.
•Gió: Cần chú ý đến hướng gió khi trồng dưa hấu, tùy theo mùa mà bố trí
cây dưa bò xuôi theo chiều gió, không nên bố trí hướng cây bò thẳng gốc với
chiều gió (ngược chiều gió), vì gió mạnh dễ làm lật dây, gẫy ngọn, làm rụng
hoa, trái non.
•Đất trồng dưa hấu: Dưa hấu ít kén đất từ đất thịt nhẹ đến đất sét nặng đều
trồng dưa được. Nhưng đất trồng dưa hấu thích hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, đất
cát pha có tầng canh tác dầy, hoặc đất phù sa ven sông, đất thoát nước tốt, pH
thích hợp cho cây dưa hấu phát triển 6 – 7.
•Khái quát về đất cát:
•Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất
người ta chia đất ra làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét. Trong đất cát thì
tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau: 85% cát, 10% limon và 5% sét.
•Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ
thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh.
Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn.
•Do thành phần hoá học cũng như tính chất của các cấp hạt khác nhau nên
các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có độ phì nhiêu khác nhau. Từ đó
việc sử dụng cũng như biện pháp cải tạo chúng đựợc áp dụng khác nhau cho phù
hợp và hiệu quả.
•Ðất cát có những ưu nhược điểm sau:
- Do các hạt có kích thước lớn nên tổng thể tích khe hở, lớn nhất là khe hở
phi mao quản, từ đó nước dễ thấm xuống sâu và đồng thời cũng dễ bốc hơi nên
dẫn tới đất dễ bị khô hạn.
- Trong đất cát điều kiện ôxy hoá tốt nên chất hữu cơ bị khoáng hoá mạnh

dẫn đến đất nghèo mùn.
- Ðất cát dễ bị đốt nóng vào mùa hè và cũng dễ mất nhiệt trở nên nguội
lạnh vào mùa đông, bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật phát triển.
- Ðất cát rời rạc, dễ cày bừa giảm công làm đất,nhưng nếu mưa to hay tưới
ngập, đất thường bị lắng rẽ, bí chặt.
10


- Ðất cát chứa ít keo nên khả năng hấp phụ thấp, khả năng giữ nước giữ
phân (chất dinh dưỡng) kém. Vì vậy nếu bón nhiều phân tập trung vào một lúc
cây không sử dụng hết, một phần lớn bị rửa trôi do đó gây lãng phí. Trên đất cát
khi bón phân hữu cơ nhất thiết phải vùi sâu để giảm sự "đốt cháy".
- Ðất cát thích hợp với nhiều loại cây trồng có củ như khoai lang, khoai tây,
lạc...Trong đất cát rễ và củ dễ dàng vươn xa và ăn sâu mà không bị chèn ép. Các
cây họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nên cũng có thể thích ứng trên
đất cát. Một số vùng đất cát người ta còn trồng các loại: dưa hấu, dưa lê hay
vừng, kê; thậm chí cây đặc chủng như thuốc lá cũng được trồng trên đất cát.
- Thực tế sản xuất trên đất cát, do cơ sở vật chất không cho phép chúng ta
cải tạo thành phần cơ giới bằng đưa sét vào. Muốn đạt năng suất cao nhất chỉ có
thể bố trí những loại cây trồng phù hợp với đất cát đồng thời áp dụng những kỹ
thuật canh tác hợp lý. Tuy vậy một số vùng đất cát trong phẫu diện dưới tầng cát
có tầng sâu(subsoil horizon) với tỷ lệ sét cao, ta có thể cày sâu lật sét lên tầng
mặt. Lúc đó nhất thiết phải tăng cường phân bón nhất là phân hữu cơ để cải
thiện được độ phì và cho năng suất cao.
•Yêu cầu dinh dưỡng: Việc bón phân rất quan trọng vì nó quyết định năng
suất và chất lượng trái dưa. Ngoài 3 dưỡng chất chính là N, P, K cây dưa rất cần
calcium, magie và một số vi lượng khác.
2.1.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu
- Giai đoạn nẩy mầm: Được tính từ khi hạt dưa hút nước đến khi hạt mọc
mầm, thời gian này mất 72 giờ. Tức là sau khi ngâm hạt giống trong nước từ 3 –

4 giờ sau đó ủ hạt giống ở nhiệt độ 28 - 30oC cho đến khi hạt nứt nanh nẩy mầm.
Ở giai đoạn này gặp nhiệt độ dưới 18oC hạt không mọc mầm.
- Giai đoạn cây con: Cây sinh trưởng chậm, trong 15 ngày đầu cây ra lá
thật chưa chẻ thùy. Nhiệt độ thích hợp cho cây con phát triển ở giai đoạn này là
20 – 28oC, ở giai đoạn này nếu trời lạnh cây sinh trưởng kém có thể dẩn đến chết
cây.
- Giai đoạn sinh trưởng thân lá: Sau khi hạt mọc mầm đến tuần thứ 3 cây
bắt đầu ngã ngọn bò, nách lá xuất hiện tua cuống, cây ra lá nhanh, sinh trưởng
mạnh, chồi nách cũng bắt đầu mọc ra. Ở giai đoạn này cây cần cung cấp đủ
nước để cây phát triển thân lá. Thời tiết ấm thích hợp cho cây dưa phát triển ở
giai đoạn này.

11


- Giai đoạn ra hoa: Khi dưa có 15 – 16 lá, hoa đực và hoa cái xuất hiện
trên dây chính và dây nhánh, ở giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, hoa đực ra trước,
hoa cái ra sau. Những hoa ban đầu thường nhỏ, hoa đực nhỏ ít phấn, hoa cái có
bầu noãn (nụ) nhỏ nên cần loại bỏ đợt hoa này. Khi cây đạt 16 – 18 lá, cây cho
hoa cái to, bầu noãn (nụ) tròn, cuống dài, dễ thụ tinh, nụ có khả năng phát triển
thành trái lớn. Ở hoa cái thì kích thước của vòi trứng quyết định sự đậu trái, vòi
trứng có kích thước lớn hạt phấn đi vào bầu nhụy dễ, hoa dễ đậu trái. Ngược lại
kích thước vòi trứng nhỏ hạt phấn đi vào bầu nhụy khó, hoa khó thụ phấn nên
không đậu trái. Sau khi trồng 25 – 30 ngày cây ra hoa rộ, thời gian ra hoa kéo
dài khoảng 30 ngày nhưng cần tập trung thụ phấn bổ sung (úp nụ) trong vòng 5
– 7 ngày. Lưu ý khi úp nụ dùng hoa đực và hoa cái nở trong 1 ngày. Hoa bắt đầu
nở khi mặt trời mọc, thời gian thụ phấn bổ sung tốt nhất từ 7 – 9 giờ sáng. Các
hoa cái ở xa gốc sẽ cho trái nhỏ, chín muộn nên cần loại bỏ để cây dồn sức nuôi
những trái đã úp nụ. Ở giai đoạn này cây cần cung cấp đủ nước, dinh dưỡng,
ánh sáng để tạo năng suất. Thời tiết ôn hòa, ấm áp ở giai đoạn này giúp cây ra

hoa đậu trái thuận lợi.
- Giai đoạn hình thành trái: Sau khi hoa cái thụ phấn xong, trái phát triển
nhanh trong 15 ngày đầu, lúc này sự phát triển của thân lá giảm dần. Ở giai đoạn
này cây cần cung cấp đủ nước, dinh dưỡng, Thời tiết ôn hòa, ấm áp ở giai đoạn
này giúp trái phát triển tốt.
- Giai đoạn trái chín: Từ khi hoa cái thụ phấn đến trái chín mất khoảng
thời gian từ 30 – 35 ngày tùy theo giống. Ở giai đoạn này trái lớn chậm, có sự
biến đổi mạnh ở trong trái dưa về sinh hóa như hình thành sắc tố thịt trái, tích
lũy đường đến khi trái chín ngọt. Giai đoạn này cần giảm lượng nước tưới để
trái tích lũy đường tốt hơn, giảm lượng phân đạm, chú ý phân kali giúp trái tích
lũy đường và cải thiện phẩm chất trái.
Các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu.
Gieo hạt

Trồng

Ra hoa rộ

Để trái

Thu hoạch

/-------------/-------------------------/-----------------/-----------------------/
0

7

30

40


70

2.1.2.4. Lịch thời vụ trồng dưa hấu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, dưa hấu có thể trồng được quanh năm tuy nhiên tùy theo mục
đích người ta chia các mùa vụ gieo trồng như sau:

12


Vụ sớm (dưa Noel): Gieo trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào cuối tháng
12 trùng ngay dịp Noel. Vụ này ở giai đoạn cây còn nhỏ dễ gặp mưa cuối vụ,
ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con, cây con có thể bị hao hụt, nhưng cuối
vụ thu hoạch dưa bán được giá.
Vụ chính (Tết Nguyên Đán): Gieo trồng vào cuối tháng 11, đầu tháng 12,
thu hoạch ngay dịp Tết Nguyên Đán. Vụ này thời tiết mát mẽ thuận lợi cho cây
sinh trưởng và phát triển, cây ra hoa kết trái gặp thời tiết thích hợp dễ đạt năng
suất cao. Tuy nhiên giai đoạn ra hoa kết trái có thể gặp thời tiết lạnh hoa thụ
phấn khó khăn nên cần thụ phấn bổ sung. Chú ý vụ mùa này cây dễ bị bù lạch
gây hại.
Vụ hè: Sau Tết Âm lịch, còn gọi là vụ dưa lạc hậu xuống giống vào tháng 2,
thu hoạch vào tháng 4 tháng 5. Ở vụ này thời tiết khô ráo thích hợp cho cây dưa
phát triển dễ đạt năng suất cao. Chú ý vụ này thường bị bù lạch gây hại nặng.
Vụ hè thu: Thích hợp cho vùng có đê bao, vùng đất cao thoát nước tốt. Ở
vụ này cây dưa sinh trưởng trong mùa mưa do đó cần chọn giống thích hợp cho
vụ này, cần lên liếp cao nếu có điều kiện nên phủ bạt thì tốt hơn.
2.1.2.5. Các hoạt động trồng dưa hấu
1/ Làm đất: cày bừa phơi đất trước khi xuống giống 7 – 10 ngày làm cho
đất tơi xốp thuận lợi cho bộ rễ dưa phát triển, kết hợp với bón vôi để tiêu diệt
nguồn bệnh trong đất, sau đó lên liếp. Liếp đơn rộng 2,5 – 3m, liếp đôi rộng 4,5

– 6m, rãnh rộng 30 – 5 0cm, sâu 25cm. Giữ mực nước trong mương tưới thấp
hơn mặt liếp ít nhất 15cm.
2/ Chọn giống: Tùy theo mùa vụ chúng ta chọn giống thích hợp để đạt
năng suất sản lượng cao. Sau đây đặc tính một số giống dưa đang hiện hành trên
thị trường:
- Giống dưa F1 Hắc Mỹ Nhân 2888: Cho thu hoạch sau khi trồng 55 - 58
ngày. Giống kháng bệnh tốt, trái dài, nặng 4,5 – 5,5kg, da xanh có sọc đậm, vỏ
mỏng dai, thịt chắc.
- Giống dưa F1 Green Long NP – W1: Cho thu hoạch sau khi trồng 75 –
80 ngày. Giống kháng bệnh tốt, thịt đỏ hơi hồng, dòn, độ đường đạt 12%.
- Giống dưa F1 không hạt Yellow skin NP – 04: Cho thu họach sau khi
trồng 85 ngày. Cây phát triển rất khỏe, trái tròn, nặng 4 – 6kg, da màu vàng kim,
ruột đỏ, độ ngọt 12%, vận chuyển tốt.
13


3/ Gieo trồng:
Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống trước khi gieo cần ngâm ủ cho nứt nanh sau
đó đem gieo trực tiếp ngoài ruộng hoặc gieo trong bầu. phơi hạt giống nơi có
nắng nhẹ 1 – 2 giờ, để nguội, sau đó ngâm hạt vào nước ấm 2 sôi + 3 lạnh trong
4 – 5 giờ rồi vớt hạt giống ra rữa sạch, rồi gối hạt trong cái khăn sạch, để nơi
ấm, nhiệt độ từ 28 – 30oC, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, thời gian ủ 2 – 3
ngày thì hạt giống nứt nanh. Lượng hạt giống dùng cho 1 ha là 0,5 – 1kg.
- Gieo thẳng: Chuẩn bị đất, đào lỗ trên liếp sâu 10cm, bón phân hữu cơ
hoai mục vào lỗ rồi phủ lên lớp đất sau đó gieo hạt giống đã nứt nanh vào hốc,
mỗi hốc gieo 2 hạt rồi phủ lên một lớp tro trấu hay đất bột dầy 2 – 3cm để lấp
hạt. lượng giống gieo thẳng cần 80 – 100g/ 1.000 m2
Ưu điểm của việc gieo thẳng: Đỡ tốn công làm bầu, cây phát triển mạnh
trong giai đoạn đầu và rễ ăn sâu, cây không bị mất sức. Tuy nhiên đòi hỏi phải
làm đất kỹ và giữ ẩm đất tốt tạo điều kiện cho cây mọc tốt, nếu làm đất không

kỹ, đất giữ ẩm không tốt thì tỷ lệ cây hao hụt cao. Phải chuẩn bị một số cây con
để trồng dậm.
- Gieo trong bầu: Bầu làm bằng lá chuối hay bao nylon (có đục lổ cho nước
thoát), bầu có kích thước từ 7 x 4cm – 9 x 6cm. Đất vô bầu gồm có phân hữu cơ
hoai mục, tro, đất bột. Trộn theo tỷ lệ 1:1:3, khử đất bầu với 1% vôi và thuốc
Benlate – C hay Rovral (1 muỗng ăn canh cho 1 thúng đất). Cho đất vào bầu
không nên nén quá chặt. Rồi gieo hạt nứt nanh vào bầu, mỗi bầu gieo 1 hạt, để
hạt nằm ngang, rễ mầm hướng xuống dưới. Gieo xong phủ lên mặt một lớp đất
xốp dầy 1 – 1,5cm. Rãi Basudin hoặc Vibam để trừ kiến. Gieo hạt trong bầu cần
50 – 60g/1.000 m2.
Chọn nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu, tránh đặt bầu nơi
râm mát làm cây dễ mọc vóng, cây ốm yếu. Chuẩn bị làm giàn để che mưa, bảo
vệ cây con khi trời có mưa.
Ưu điểm của việc gieo trong bầu: Thuận lợi cho việc chăm sóc cây con, cây
sinh trưởng đồng đều, ít hao cây con, tiết kiệm được giống và có thời gian chuẩn
bị đất trồng được tốt hơn.
4/ Mật độ gieo trồng: Mật độ gieo trồng ảnh hưởng đến kích thước trái,
tùy theo mục đích gieo trồng từng vụ ta có thể chọn khoảng cách gieo trồng
khác nhau. Trái thương phẩm đạt loại 1 nặng trên 3 – 4kg mới có giá trị kinh tế
cao. Do đó mật độ gieo trồng vừa phải không quá dầy để đạt được yêu cầu dưa
loại 1. Khoảng cách gieo trồng 2,3 – 2,5m x 0,5 – 0,6m, bảo đảm mật độ 6.500 –
14


9.000 cây/ha. Trồng dưa hấu tết cần trái lớn 6 – 7kg để chưng tết trồng khoảng
cách giữa 2 cây là 70cm, mật độ khoảng 500 cây/1.000m 2, trồng dưa trái nhỏ ăn
chơi cần trọng lượng trái khoảng 2 – 3kg thì trồng với khoảng cách giữa 2 cây từ
40 – 50cm, bảo đảm mật độ 900 – 1.100 cây/1.000 m2.
5/ Bón phân: Lượng phân sử dụng cho 1.000m2 là:
- Phân chuồng + phân hữu cơ: 2 – 3 tấn.

- Vôi 50 – 100kg.
- Super lân: 10kg
- NPK 13-13-0: 25kg + 11kg KCL + Ure: 15kg
Cách bón: toàn bộ phân chuồng + vôi + phân super lân + NPK (13-13-0),
bón vào hốc hoặc trên mặt liếp.
Bón thúc: Phân ure 15kg + phân KCL 11kg. chia ra 6 lần bón như sau:
Lần 1: 7 – 10 ngày sau khi trồng bón cây hồi xanh hòa phân ure + kali với
nước tưới quanh gốc. lượng dùng 2kg ure + 1,5kg kali.
Lần 2: 15 ngày sau khi trồng hòa phân ure + kali với nước tưới quanh gốc.
lượng dùng 3kg ure + 2,5kg kali.
Lần 3: Khi cây ra hoa, 20 – 25 ngày sau khi trồng bón ure + kali vào gốc,
lấp đất. lượng dùng 3kg ure + 2,5kg kali.
Lần 4: Bón thúc nuôi trái sau khi thụ phấn, đậu trái lượng dùng 3kg ure +
2kg kali. Hòa với nước tưới hay bón vào gốc.
Lần 5: 40 ngày sau khi trồng khi đậu trái lượng dùng 2kg ure + 1,5kg kali.
Hòa với nước tưới hay bón vào gốc.
Lần 6: Trước khi thu hoạch 10 ngày hòa 1kg kali với nước tưới gốc cho trái
ngọt.
Lần 4, 5, 6 chia làm 3 lần cứ 1 tuần bón phân 1 lần bằng cách hòa phân với
nước tưới hay bón vào gốc. Sau khi thụ phấn, đậu trái xong khoảng 40 ngày sau
khi trồng, chia làm 3 lần, cứ 1 tuần hòa phân vào nước tưới 1 lần hay bón phân
khô vào gốc. Trước khi thu hoạch 10 ngày (lần 6) hòa loãng phân kali còn lại để
tưới gốc cho trái ngọt.
Ngoài ra còn còn có thể dùng bã đậu nành ngâm với phân chuồng hoai để
tưới thúc khi trái đang phát triển.
6/ Chăm sóc:
15


- Tưới nước: Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo giai đoạn sinh trưởng

của cây giai đoạn cây còn nhỏ rễ chưa ăn sâu, rộng nên tưới nhiều lần trong
ngày và tưới gần gốc. Trong điều kiện trời nắng gắt, cây con phát triển chậm để
làm giảm nhiệt độ đất và không khí xung quanh cây cần tưới ướt cả mặt liếp.
Khi cây lớn tưới xa gốc dần để nhữ rễ mọc lan rộng và tăng dần lượng nước tưới
theo sự phát triển của cây. Tuyệt đối không tưới ngay gốc, trên lá dưa. Trên đất
ruộng thường tưới mỗi ngày 1 – 2 lần, ruộng có phủ bạt tưới 3 – 5 ngày/ lần.
Tưới thấm bơm nước vào rãnh đối với đất cát bơm nước đầy rãnh ngang
với mặt liếp để nước thấm từ từ vào liếp. Trên đất thịt pha sét hay đất ruộng lúa
thì bơm nước vào tới mặt liếp, chờ cho nước thấm vào liếp 20 – 30 phút rồi xả
nước ra, giữa mực nước cách mặt liếp 30cm là tốt nhất. Tưới thấm thường 2 – 4
ngày bơm tưới 1 lần.
- Sữa dây: Sau khi trồng 20 ngày cây bắt đầu bỏ vòi, tiến hành sũa dây, cố
định vị trí của dây dưa, để cho các dây dưa bò song song khắp mặt liếp nhắm
tránh các dây dưa bò chồng chéo lên nhau để cây dưa tận dụng tốt ánh sáng một
cách thuận lợi, giúp cây quang hợp tốt, giảm bớt sâu bệnh gây hại trên dưa và
tiện lợi cho việc tuyển trái sau này. Định hướng dây, để các dây dưa bò song
song với nhau.
- Tỉa nhánh:Cắt bỏ những nhánh phụ không cần thiết nhằn giúp cây dưa tập
trung dinh dưỡng nuôi những nhánh chính để lấy trái sau này. Tiến hành trước
khi lấy trái mỗi cây dưa chừa 1 thân chính và 1 – 2 nhánh phụ. Nên tiến hành lúc
trời nắng ráo để vết cắt mau khô. Khi trái dưa đạt chu vi khoảng 2 gang tay có
thể bấm đọt.
- Thụ phấn bổ sung: Là biện pháp kỹ thuật quan trọng cần thiết trong việc
canh tác dưa. Tiến hành vào giai đoạn hoa nở rộ sau khi trồng 25 – 30 ngày, lúc
này dây dưa dài khoảng 1,5m, nên thụ phấn vào buổi sáng từ 7 – 9 giờ, thời giai
thụ phấn bổ sung kéo dài 5 – 7 ngày. Cách làm chọn hoa đực mới nờ, to, có
nhiều phấn, ngắt bỏ những cánh hoa, chấm phấn đều lên nướm nhụy của hoa cái
vừa mới nở. Thời gian thụ phấn bổ sung càng ngắn càng tốt để trái sau này lớn
đồng đều hơn, dễ chăm sóc. Sau khi thụ phấn xong, khi trong ruộng dưa cho trái
đều, trái lớn bằng trái chanh thì tiến hành chọn trái.

- Chọn trái: Để trái to và đồng đều nên để mỗi dây một trái, giai đoạn chọn
trái khoảng 40 – 45 ngày sau khi trồng. Chọn trái ở vị trí lá 15 – 20 ở dây chính
hoa cái thứ ba, thứ tư. Nếu dây dưa quá sung có thể chọn trái ở vị trí lá thứ 20 –
24 sẽ cho trái tốt hơn. Trên dây chính không tuyển được trái thì chọn trái trên
16


nhánh, chọn dây mập nhứt để chọn trái ở vị trí lá thứ 8 – 12, hoa cái thứ hai, thứ
ba. Chọn trái có cuống to, dài, bầu noãn lớn, tròn đầy, không bị sâu bệnh và lớn
nhanh sau khi thụ phấn. Chọn trái xong cần cấm cây làm dấu và tỉa bỏ tất cả các
trái khác đậu tự nhiên, các trái ra sau.
Sửa trái: Sau khi chọn trái xong và trái lớn bằng trái cam thì tiến hành sửa
trái, để trái phát triển thuận lợi nên sửa trái ngay ngắn, lót rơm kê đít trái, thỉnh
thoảng nên trở trái để màu vỏ được đồng đều, đẹp và trái không bị thúi dít do
trái tiếp xúc với đất ẩm lâu ngày. Để mỗi dây dưa 1 trái.
7/ Thu hoạch.
Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống mà chúng ta bắt đầu thu
hoạch, khoảng 65 – 70 ngày sau khi trồng, khi độ chín đạt 70 – 80%, từ khi thụ
phấn đến trái chín 30 – 35 ngày. Không nên để trái chín quá dễ bị thúi nhũn.
Trước khi thu hoạch cần ngưng tưới nước 5 – 7 ngày để trái được ngọt hơn và
thời gian bảo quản được lâu hơn, trái ít bị thúi. Ngưng phun thuốc hóa học trước
khi thu hoạch 10 ngày để đảm bảo an toàn cho ngưới sử dụng. Khi cắt dưa chừa
cuống dài 8 – 10cm, dưa trồng đúng kỹ thuật có thể tồn trử lâu từ 15 – 20 ngày
sau khi cắt. Cách nhận biết trái dưa chín như sau:
- Trái đạt kích thước tối đa của giống.
- Vỏ trái có đóng phấn trắng.
- Chỗ tiếp xúc vỏ dưa và mặt đất có màu vàng.
- Dây, lá dưa, đầu tua ngay đốt trái chuyển vàng.
- Gỏ nhẹ trên trái có tiếng trầm đục.[12]
2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa phần người dân tham gia vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp, nên điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó
khăn. Hiện nay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn so với công nghiệp
và dịch vụ là nguồn thu nhập chính của hầu hết người dân nông thôn, nguồn thu
nhập ngoại tệ lớn của các quốc gia và đảm bảo an ninh lương thực.
Với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây
dưa hấu nên diện tích không ngừng tăng lên qua các năm và được canh tác ở
nhiều địa phương trong nước. Dưa hấu là một loại cây trồng ngắn ngày, việc xác
định cơ cấu mùa vụ là thuận lợi, hiện nay một số khu vực ở phía Nam có thể
17


×