Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Tìm hiểu việc thực hiện chính sách hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân ven biển tại xã quảng công, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu việc thực hiện chính sách hỗ trợ và tái định cư đối
với nhóm hộ dân ven biển xã Quảng Công, huyện Quảng Điền,
Thừa Thiên Huế

Họ tên sinh viên: Trần Thị Cương
Lớp: Phát triển nông thôn 46B
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Chung
Thời gian thực tập: Từ 28/12/2015 đến 01/05/2016
Địa điểm thực tập: Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền,
Thừa Thiên Huế
Bộ môn: Phát triển nông thôn

HUẾ, 05/2016
1


Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ tận tình, sự
đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trớc hết, tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Chung
GVHD đã tận tình hớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.


Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô
giáo Khoa Khuyến Nông và Phát Triển Nông Thôn - Trờng đại
học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn
thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý, hỗ trợ và tái định c
,Uỷ ban nhân dân xã Quảng Công, , phòng Lao động thơng binh và
xã hội, phòng Thống kê, chính quyền và bà con ở khu tái định c đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, ngời thân, các cán bộ xã và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện
#ề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hu, ngy 1 thỏng 4 nm 2016
Sinh viờn thc hin

Trn th Cng

DANH MC CC BNG BIU

2


3


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

4



DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TT

5

KÝ HIỆU

DIỄN GIẢI

1 CSHT

Cơ sở hạ tầng

2 GPMB

Giải phóng mặt bằng

3 HT

Hỗ trợ

4 KT-XH

Kinh tế - xã hội

5 TĐC

Tái định cư


6 TH

Thu hồi

7 TNMT

Tài nguyên Môi trường

8 UBND

Ủy ban nhân dân

9 TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

10 VSMT

Vệ sinh môi trường

11 VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

12 ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

13 WB


Ngân hàng thế giới

14 BCĐ

Ban chỉ đạo

15 QHKHSDĐ

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất


MỤC LỤC

6


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Tìm hiểu việc thực hiện chính sách hỗ trợ và Tái định cư đối
với các hộ dân ven biển tại xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Sinh viên thực tập: Trần Thị Cương
- Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Chung.
Tóm tắt nội dung khoá luận tốt nghiệp:
Sạt lở bờ biển là hiện tượng tự nhiên hết sức phức tạp và có diễn biến ngày
càng xấu, gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân, thậm chí là
cả tính mạng con người. Thừa Thiên - Huế là một trong nhiều địa phương chịu
ảnh hưởng của tình trạng biển xâm nhập vào đất liền, đe dọa đến đời sống người
dân và xã Quảng Công là một minh chứng rõ ràng nhất. Những năm qua, Để bảo
đảm tính mạng và tài sản cho người dân các khu tái định cư đã được xây dựng
tại xã Quảng Công.Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ và cơ sở hạ tầng đầu tư thiếu

đồng bộ dẫn đến tình trạng nhiều người dân vẫn không mặn mà với các khu tái
định cư. Khóa luận này tập trung tìm hiểu tình hình tái định cư của nhóm hộ ngư
dân ven biển tại xã Quảng Công,huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế,Và đặc
biệt là tìm hiểu những sai khác trong việc thực hiện hỗ trợ và tái định cư so với
kế hoạch đề ra tại địa bàn nghiên cứu.Và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện hỗ trợ và tái định cư đối với nhóm hộ ngư dân ven biển tại địa
bàn nghiên cứu.
Về chọn điểm nghiên cứu : Xã Quảng Công là xã ven biển có tốc độ biển
xâm thực vào bờ lớn nhất và phải TĐC của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tái định cư
là vấn đề đang nổi trội và được UBND xã đặt biệt quan tâm đầu tư và phát triển.
Cách thức tiến hành chọn mẫu: với phương pháp chọn ngẫu nhiên có định
hướng, dựa trên danh sách các hộ tái định cư, sau đó chọn ngẫu nhiên các hộ.
Các thông tin có liên quan đến đề tài được thu thập ở các tạp chí, internet,
các báo cáo hoạt động của địa phương và các số liệu từ các cơ quan. Các thông
tin sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn người am hiểu và phỏng vấn hộ,
sau khi đã có thông tin từ phỏng vấn người am hiểu chúng tôi tiến hành phỏng
vấn hộ bằng bảng hỏi bán cấu trúc để hoàn thiện thông tin. Và được sử lý qua
các công cụ xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
Trên cơ sở nghiên cứu về điều kiện tự nhiên KT-XH, nội dung chính sách
và việc thực hiện những nội dung trong chính sách tái định cư thì đạt được
7


những kết quả nỗi bật sau : Năm 2010, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế thống
nhất chủ trương đầu tư xây dựng 3 khu TĐC ở xã Quảng Công, gồm: Khu TĐC
Hải Thành – Cương Giáng; khu TĐC An Lộc – Tân Thành và khu TĐC Tân An,
với tổng diện tích 40ha; số vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng. Theo kế hoạch, các khu
TĐC này được phân lô, cấp cho 400 hộ dân ở các thôn thuộc xã Quảng Công
nằm trong diện di dời do sạt lở. Nhưng hiện tại qua 5 năm chỉ có 170 hộ tham
gia tái dịnh cư. Để khuyến khích người dân sớm TĐC để ổn định đời sống thì

năm 2013 tỉnh ủy đã tăng số tiền hỗ trợ là 10 triệu đồng lên đến 20 triệu đồng.
Và Bên cạnh tiền hỗ trợ từ ủy ban thì người dân còn được sự hỗ trợ từ các ban
đoàn thể là 4,5 triệu đồng. Ngoài ra mỗi hộ còn nhận được cấp 390m 2 đất ở. Khi
vào TĐC có thì người dân có những thay đổi so với trước đây như thay đổi về
việc làm, thu nhập và các nguồn lực cũng như sự thay đổi về đời sống những
chuyển biến mạnh mẽ nhất là thu nhập. Từ các họ được điều tra thì có 2 luồng
thu nhập chính là nguồn thu nhập nội địa và ngoại địa. Nội địa chủ yếu từ các
hoạt động như đánh bắt thủy sản, làm mắn, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, và
kinh doanh nhỏ hầu như sau TĐC điều giảm từ 848 triệu đồng xuống 689 triệu
đồng. Còn nguồn thu ngoại địa là nguồn thu từ nước ngoài chiếm gần 2/3 tổng
thu nhập của hộ nhưng sau TĐC nguồn thu này lại tăng từ 1548,16 tăng lên
1793,16 triệu đồng . Bên cạnh những thuận lợi nhất đinh về môi trường, khung
gian sống thoải mái thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế đòi hỏi nhà nước cần phải
có những biện pháp khắc phục hợp lý nhu thu nhập còn thấp cần có chính sách
hỡ trợ chuyển đổi hay đào tạo nghề hợp lý để người dân sớm ổn định và đi vào
làm ăn phát triển sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống. Không nên chỉ dừng
lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng
như tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần
được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm nhà nước mà còn là trách
nhiệm của cả chính quyền địa phương và toàn xã hội.
Giáo viên hướng dẫn

Th.s Nguyễn văn Chung

8

Sinh viên thực tập

Trần thị Cương



PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay quá trình sạt lở bờ biển đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Sạt lở bờ
biển diễn ra với tần số ngày càng gia tăng. Biển ngày càng ăn sâu vào các khu
dân cư, phá hủy các công trình đường xá, nhà cửa, rừng phòng hộ… Ở việt nam,
hầu như tất cả các biển đều đang bi sạt lở. Sạt lở biển đang gây ra hậu quả
nghiêm trọng ở vùng Trung Bộ trọng điểm là: tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên
- Huế là một trong nhiều Tỉnh chịu ảnh hưởng của tình trạng sạt lỡ bờ biển vào
đất liền lớn nhất. Hiện tượng sạt lở bờ biển ở đây đã xảy ra nhiều năm và thường
xuyên, tình hình sạt lở có diễn biến ngày càng xấu, gây ra nhiều thiệt hại về tài
sản của nhà nước và nhân dân, thậm chí là cả tính mạng con người. Xã Quảng
Công là một minh chứng rõ ràng nhất. Khoảng 5 năm trở lại đây, xã Quảng
Công trở thành địa phương có tốc độ biển xâm thực vào bờ lớn nhất tỉnh Thừa
Thiên – Huế, bình quân mỗi mùa mưa bão, biển lại lấn bờ gây sạt lở từ 10-12m,
chiều dài từ 2-3km. Biển đã “nuốt” nhiều nhà của bà con ngư dân.[9] Sạt lở biển
xảy ra do rất nhiều nguyên nhân có cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Vấn
đề đạt ra, cần tìm ra những biện pháp phù hợp để di dời ngươi dân đến nơi an
toàn.
Những năm qua, Để bảo đảm tính mạng và tài sản cho người dân thì các
khu tái định cư được xây dựng nhằm di dời người dân ở vùng sạt lở đến nơi an
toàn hơn. Tuy nhiên, tình trạng hạ tầng đầu tư thiếu đồng bộ, chính sách hỗ trợ
còn hạn hẹp dẫn đến tình trạng nhiều người dân vẫn không mặn mà với các khu
tái định cư.Từ năm 2010, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phê duyệt đầu tư
nhiều khu tái định cư (TĐC) để di dời hàng trăm hộ dân vùng sạt lở ở các xã bãi
ngang ven biển Quảng Ngạn, Quảng Công, huyện Quảng Điền, đến định cư, ổn
định cuộc sống. Thế nhưng, đến nay, vì chưa được đầu tư tương xứng về cơ sở
hạ tầng nên có rất ít hộ dân chuyển đến khu TĐC…
Năm 2010, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế thống nhất chủ trương đầu tư

xây dựng 3 khu TĐC ở xã Quảng Công, gồm: Khu TĐC Hải Thành – Cương
Giáng; khu TĐC An Lộc – Tân Thành và khu TĐC Tân An, với tổng diện tích
40ha; số vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng.[8] Tái Định Cư cho người dân ven biển bị
sạt lỡ là điều tất yếu, song việc người dân di dời ở khu TĐC còn gặp nhiều khó
khăn và chưa giải quyết được.Vì thế, để hiểu rõ hơn về những khó khăn và các
yếu tố ảnh hưởng trong việc xây dựng thực hiện chính sách hỗ trợ và tái định
9


của Thừa thiên Huế nói chung và xã Quảng Công nói riêng. Em tiến hành
nghiêm cứu đề tài: Tìm hiểu việc thực hiện chính sách hỗ trợ và Tái định cư
đối với các hộ dân ven biển tại xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình tái định cư của nhóm hộ ngư dân ven biển tại xã
Quảng Công,huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế.
- Tìm hiểu những sai khác trong việc thực hiện hỗ trợ và tái định cư so với
kế hoạch đề ra tại địa bàn nghiên cứu.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hỗ trợ và tái định cư
đối với nhóm hộ ngư dân ven biển tại địa bàn nghiên cứu.

10


PHẦN 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm


Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính Phủ được thể hiện ở hệ
thống quy định trong các văn bản pháp lý nhằm từng bước tháo gỡ những khó
khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định,
bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả
trên thực tế thông qua các hoạt động có tỏ chức trong bộ máy Nhà nước nhằm
hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra.
Hỗ trợ trong tái định cư cho người dân ven biển bị sạt lỡ là việc nhà nước
giúp dỡ người dân thông qua chi phí cho việc ổn định đời sống, dời dọn đến chỗ
ở mới.
Theo từ điểm Tiếng việt: tái nghĩa là “ hai lần hoặc lần thứ hai, lại một lần
nữa”, như tái bản, tái tạo, tái thiết Còn định cư là “ ở một nơi nhất điện để sinh
sống và làm ăn”[7]
Theo ngân hàng phát triển Châu Á(ADB): Tái định cư là xây dựng khu dân
cư mới, có đất để sản xuất và đủ cơ sở hạ tầng công cộng tại một địa điểm khác.
Việc di dời, Tái định cư sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về tập quán, nguồn
sinh kế, đời sống người dân. Tái định cư nhằm giảm thiểu tác động tiêu cưc tới
tài nguyên, con người. Việc chuyển đến một môi trường mới với những điều
kiện sản xuất mới, văn hóa mới, cộng động mới. Họ rất dể bị cô lập hay bị
nghèo đi so với thời gian trước TĐC.
Cộng đồng là cộng đồng - một nhóm người sống trong một khu vực địa lý
nhất định; "một tập hợp từ tất cả các thành phần trong cộng đồng". Một cộng
đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trường
thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế
hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có
thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên
trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: (1) tương quan
cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các
nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên hệ chặt chẽ với

nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc
nhiệm vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện
các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; (4) có ý thức đoàn kết tập thể.
11


Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể
dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm
khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng
thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.[6]
Cộng đồng ven biển là cộng đồng sống trong khu vực ven biển chịu sự tác
động của tài nhiên thiên nhiên giống nhau, nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt thủy
sản. có mối quan hệ mật thiết với nhau có quan niệm, lối sống văn hóa mang sắc
thái gắn liền với biển hình thành nên.
2.1.2. Đặc điểm của chính sách tái định cư
Chính sách tái định cư đa phần được thực hiện khi Nhà nước thu hồi toàn
bộ đất đai và nhà cửa. Cùng với chính sách tái định cư là các chính sách hỗ trợ
để pháp triển nghề nghiệp, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải đi
chuyển chỗ ở.
Đặt điểm của cộng đồng ven biển là một nhóm người sống trong khu vực
ven biển với nghề nghiệp chính là đắnh bắt thủy sản và các nghiệp liên quan tới
biển có quan niệm, lối sống văn hóa mang sắc thái riêng như lễ hội rướt ngư
ông, đua thuyền, người dân thân thiện, cởi mở.
2.1.3. Vai trò của chính sách hỗ trợ, TĐC
Chính sách hỗ trợ nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn,
điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, bảo đảm sự phát
triển ổn định của nền kinh tế.
Tái định cư là quá trình hỗ về đất ở, kinh phí xây nhà, ổn định và khôi phục
cuộc sống cho những hộ ven biển bị ảnh hưởng bị sạc lỡ Chính sách tái định cư
là một chính sách của nhà nước nhằm giúp người dân bị ảnh hưởng khi sạc lỡ,

nhà nước tạo điều kiện tái định cư để giúp người dân nhanh chóng an cư lập
nghiệp. Theo quy định pháp luật các khu tái định cư tập trung phải đảm bảo
điều kiện tốt nhất hoặc ít cũng phải bằng nơi ở cũ. Là việc xây dựng khu dân cư
mới có đất sản xuất và đủ cơ sở hạ tầng tại một địa điểm khác, là việc di dời
người dân bị ảnh hưởng đến một vùng đất mới xây dựng lại cuộc sống, khôi
phục thu nhập và các hoạt động sinh kế.

12


2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hỗ trợ và tái định cư
2.1.4.1.Yếu tố về chính sách HT, TĐC
Năng lực về tài chính hỗ trợ
Năng lực tài chính của đơn vị thi công còn hạn chế. Cán bộ thi hành phải
ứng trước kinh phí để hỗ trợ TĐC nhưng do năng lực tài chính hạn chế nên
không đáp ứng kịp thời để hỗ trợ.
Ngoài chậm về tiến độ thi công, đầu tư cầm chừng, đầu tư không đống
hướng không giải quyết công việc làm cho người dân, không đi vào sản xuất.
2.1.4.2. Yếu tố quản lý nhà nước về đất đai:
a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế nhưng lại là điều kiện không
thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. QHKHSDĐ được xem là một giải
pháp Nhà nước áp dụng để định hướng việc sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất
nhằm phát triển KT-XH. Theo CVCC Tôn Gia Huyên (2009): QHKHSDĐ
không chỉ là công cụ “tạo cung” cho thị trường mà còn là phương tiện quan
trọng nhất để thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, công bằng, dân chủ, văn
minh trong đền bù có tổ chức tái định cư và cũng là công việc mà hoạt động
quản lý Nhà nước có ảnh hưởng nhiều nhất, hiệu quả nhất, đúng chức năng
nhất...
Thông qua việc lập, xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ

chức việc thu hồi đất, tổ chức tái định cư trở thành sự nghiệp của cộng
đồng mà Nhà nước đóng vai trò tổ chức chỉ đạo, đầu tư chịu trách nhiệm thực
hiện. Bất kỳ một phương án tổ chức tái định cư nào cũng phải dựa trên một quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt được các yêu cầu sau đây:
Là phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
Đã được hoàn thiện sau khi có ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân có
liên quan một cách thực chất.
Tác động của QHKHSDĐ thì nội dung về điều tra, đo đạc, đánh giá, phân
hạng đất và lập bản đồ địa chính là nội dung rất quan trọng, là cơ sở để thực hiện
những nội dung sau, đồng thời nó phản ánh hiện trạng sử dụng đất của khu vực.
[5]
b) Tác động của công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng
đất và lập bản đồ địa chính
Trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thì nội dung về điều tra, đo đạc,
đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính là nội dung rất quan trọng, là cơ
13


sở để thực hiện những nội dung sau, đồng thời nó phản ánh hiện trạng sử dụng đất
của khu vực. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương công tác này được thực
hiện rất chậm, mới chỉ có khoảng 40-50% số đơn vị cấp xã có bản đồ địa chính.
Những hạn chế của công tác này làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý đất đai ở
các địa phương và trực tiếp là công tác xây dựng dự án đền bù thiệt hại trong công
tác giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.[5]
2.1.4.3. Yếu tố tổ chức thực hiện
a) Trình độ năng lực của cán bộ làm công tác thực thi chính sách TĐC
Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác thực thi chính sach
TĐC có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, tiến độ. Đây là yếu tố có vai trò quyết định
đến kết quả của công tác thực thi chính sách. Nếu năng lực, trình độ chuyên môn
của cán bộ quản lý, từ kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đến thanh tra, kiểm tra,kiểm

toán vốn đầu tư.Chính sach khuyến kích đông viên them về chế độ lương,thưởng
đối với các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
b) Tính đồng bộ, thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện chính sách
tái định cư :
Tính đồng bộ, thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện chính sách
TĐC của cả hệ thống chính trị cùng với sự quan tâm chỉ đâọ của chính phủ và
các Bộ, Ngành Trung Ương đã tạo ra sự nhận thức đúng đắn và đồng thuận của
cả xã hội, sử ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Chỉ đạo tập trung quyết liệt, dứt
điểm, đẩy mạnh cải cách thụ tục hành chính, tăng cường phân cấp và phân công
rõ trách nhiệm của các sở ngành, huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân. Ban hành
các văn bản về chế độ chính sách kịp thời phù hợp với quy định của pháp luật và
phù hợp với quy định của địa phương.[2]
2.1.4.4. Nguồn lực sinh kế của người dân trong quá trình Tái định cư
Sinh kế của mỗi hộ dân được cấu thành bởi các nguồn lực: Nguồn nhân lực
(kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khỏe), nguồn lực tự nhiên (các tài
nguyên thiên nhiên như đất, nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi, ...), nguồn lực
vật chất (nhà ở, phương tiện sản xuất, thông tin), nguồn lực tài chính (tiền, hỗ
trợ, viện trợ). Tại nơi ở mới các nguồn lực của hộ dân có nhiều thay đổi, nhất là
nguồn lực về tự nhiên.[2]

14


2.2.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1.Chính sách hỗ trợ, Tái Định Cư của một số nước
a) Trung Quốc
Pháp luật đất đai của Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luật

đất đai của Việt Nam. Trung Quốc cũng như Việt Nam đất đai thuộc chế độ
công hữu. Tuy nhiên, đất đai được chia làm hai hình thức sở hữu: sở hữu toàn
dân và sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu
của nhà nước. Đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể
nông dân lao động.
Về TĐC, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp
thời, đa dạng, phong phú về chủng loại, hình thức, đáp ứng nhu cầu sử dụng
khác nhau. Các hộ bị thiệt hại phải di chuyển chổ ở đều được chính quyền quan
tâm đến điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng gia đình chính sách được
Nhà nước chú ý và có chính sách xã hội riêng. Đối với các trường hợp chống
đối, không chấp hành việc Nhà nước thu hồi đất sẽ được đưa đi giáo dục, thuyết
phục, học tập chủ trương chính sách của Nhà nước, nếu không chấp hành sẽ bị
cưỡng chế thu hồi đất.[6]
Công tác di dân, TĐC được thí điểm từ năm 1985 và năm 1993 chính thức
thực hiện. Chính sách di dân, TĐC là đảm bảo theo mục tiêu: đảm bảo ổn định
cư trú, nâng cao dần sự giàu có. Xác định trách nhiệm lãnh
đạo của các cấp Chính phủ, tăng cường công tác đảng trong di dân. Nhận
thức từ công tác tư tưởng trong di dân, khích lệ trong công tác di dân giải phóng
mặt bằng. Do nhiệm vụ di dân phức tạp và quan trọng nên Quốc vụ viện đề ra
những nguyên tắc nhất quán trong quá trình triển khai thực hiện là:
Di dân, TĐC phải bền vững và phát triển, khai thác tốt tiềm năng và lao
động và tài nguyên vùng di dân đến;
Dân chuyển đến nơi định cư mới phải có cuộc sống ổn định lâu dài, có
mức sống bằng hoặc hơn nơi ở cũ;
Thực hiện nguyên tắc công bằng, công khai cả nơi dân phải di dời và cả nơi
dân dự kiến sẽ đến TĐC và công khai cả mức đền bù để mọi người dân biết.
Từ đó Bài học thành công di dân, tái định cư của Trung Quốc được rút ra là:
Chính sách và thủ tục rất chi tiết, các kế hoạch tái định cư chi tiết cùng
các dàn xếp cho từng làng, từng hộ gia đình bị ảnh hưởng được chuẩn bị trước
khi thông qua dự án.

Để đảm bảo việc hỗ trợ tái định cư được tiếp tục, chính sách tái định cư
quốc gia quy định cần lập ra quỹ phát triển hồ chứa và duy trì nó trong 10 năm,
sử dụng một phần từ thu nhập của dự án.
Nhân tố thành công tái định cư là năng lực thể chế mạnh của chính quyền
15


địa phương. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc tái
định cư, bằng việc giao nhiệm vụ cho địa phương về công tác tái định cư, các
chương trình tái định cư có thể tạo ra được kĩ năng về kĩ thuật và các hỗ trợ tài
chính khác nhau từ các dự án phát triển của Chính phủ và các tổ chức khác.[7]
b) Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng thế giới (WB) là một trong những tổ chức tài trợ quốc tế đầu
tiên đưa ra chính sách về TĐC bắt buộc. Theo WB, việc TĐC không tự nguyện
do các dự án phát triển gây nên, trong trường hợp không thể giảm thiểu được,
thường dẫn đến những thiểm họa nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường
do các hệ thống sản xuất bị phá vỡ, con người phải đối mặt với sự bần cùng hóa
khi những tài sản, công cụ sản xuất hay nguồn thu nhập của họ bị mất đi. Tất cả
những điều đó nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những khó khăn, căng thẳng
về xã hội và dễ dẫn tới sự bần cùng hóa đời sống dân cư. Chính vì vậy, chính
sách TĐC của WB đã đưa ra những nguyên tắc hướng dẫn cơ bản đó là:
TĐC không tự nguyện cần được tránh ở mọi nơi có thể tránh được hoặc
giảm đến mức tối thiểu bằng cách đưa ra mọi phương án có thể lựa chọn trong
quá trình thiết kế kỹ thuật; Ở những nơi mà TĐC không tự nguyện là không thể
tránh khỏi, hoạt động TĐC cần được nhận thức và thực thi như những chương
trình phát triển bền vững, cần cung cấp đủ nguồn vốn đầu tư để giúp những
người bị ảnh hưởng dự án tiêu cực được chia sẽ lợi ích của dự án; những người
bị ảnh hưởng cần được tham khảo ý kiến đầy đủ và cần được tham gia vào quá
trình lập kế hoạch và thực hiện các chương trình TĐC;
Những người bị ảnh hưởng cần được trợ giúp nhằm cải thiện điều kiện

sống và mức sống của mình hoặc ít nhất là khôi phục được mức sống cũ.[7]
a) Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Tháng 2/1994, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã bắt đầu áp dụng
bản Hướng dẫn Hoạt động của WB về TĐC và từ tháng 11/1995, Ngân hàng này
ñã có chính sách riêng của Ngân hàng về TĐC bắt buộc.
Nhìn chung, về phương châm ADB cũng gần giống với WB đều có xu
hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu của thiên tai đến những
người bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người bị sạt lỡ phải di chuyển chỗ ở. Để
thực hiện được phương châm đó, thì theo ADB là phải chấp nhận và thực hiện
chính sách phát triển mà con người là trung tâm.[7]
2.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt nam
16


Kinh nghiệm áp dụng các chính sách hỗ trợ, tái định cư ở các nước đã giúp
cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia lập kế hoạch và các nhà thực
thi đi đến thống nhất rằng chi phí phải trả cho những tổn thất do sự thiếu quan
tâm và đầu tư trong quá trình thực hiện chính sách tái định cư có thể rất lớn,
những người bị bần cùng hoá, đến một thời điểm nhất định sẽ là những nguyên
nhân làm kiệt quệ nền kinh tế quốc dân. Do vậy, tránh hay giảm đến mức tối đa
tỷ lệ di dân tái định cư, cộng với việc khôi phục thoả đáng cho những người bị
thu hồi đất; ngoài việc nhà nước và cộng đồng đạt được lợi ích về mặt kinh tế
còn phải đảm bảo tính công bằng xã hội đối với người bị ảnh hưởng được coi là
mục tiêu và chính sách tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng
phát triển Châu Á (ADB). Để làm được điều đó thì chính sách hỗ trợ phải thực
sự tương thích bằng giá thay thế nhà cửa và các kết cấu khác. Giao đất tái định
cư với thời hạn ngắn nhất, các phương tiện cải tạo cũng được cung cấp không
quá một tháng trước ngày dự định khởi công công trình tại từng dự án tương
đương, kế hoạch giải toả thu hồi đất được thực hiện sau khi đã hội ý với người
bị ảnh hưởng. Mức độ dịch vụ cộng đồng và các nguồn tài nguyên được cải

thiện. Để thực hiện được các yêu cầu trên thì yêu cầu có kế hoạch về nguồn tài
chính và vật chất từ trước khi tiến hành.
Trên thực tế ở Việt Nam để thực hiện được điều đó là rất khó. Việc quy
định mức giá hỗ trợ của Việt Nam thấp hơn nhiều mức giá thay thế, chính
điều này làm cho mức sống của người bị thu hồi đất thấp đi. Bên cạnh đó, nguồn
lực về tài nguyên đất là rất hữu hạn, các văn bản pháp luật đất đai của Việt Nam
đã đề ra hạn mức giao, cấp đối với từng loại đất ở từng vùng khác nhau. Do đó,
việc đất ở theo diện tích và chất lượng như cũ gặp rất nhiều khó khăn, thông
thường là không đạt được. Đồng thời do việc thiếu ngân sách nên việc giao đất
tái định cư trong thời gian ngắn cũng rất khó khăn. Ngoài ra, do những hạn chế
về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất chưa hoàn thiện cũng như trình độ nhận thức của người dân về lợi ích của
các công trình công cộng là nguyên nhân gây ra việc ách tắc trong công tác giải
phóng mặt bằng, thu hồi đất ở Việt Nam. Đây là thực trạng đang tồn tại ở Việt
Nam và nguyên nhân khiến cho mục tiêu về giải phóng mặt bằng đã được đặt
lên trên mục tiêu khôi phục cuộc sống cho con người.[4]

17


2.2.3. Tổng quan thực hiện hỗ trợ và Tái định cư tại Việt Nam
2.2.3.1. Căn cứ pháp lý của khu Tái Định Cư tại Việc Nam
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành:
Điều 65 Nghị định 43/2014/NĐ – CP
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật Đất đai.
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2014,
việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi nhà nước thu hồi đất.
Điều 23. Quy định khác theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày
06/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ
Hộ tái định cư được giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở

hữu nhà và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Nội dung cơ bản của chính sách hỗ trợ, TĐC hiện hành:
Điều 17. Hỗ trợ cộng đồng dân cư sở tại
Các xã tự nguyện tiếp nhận dân tái định cư đến ở xen ghép vào cộng đồng
dân cư của mình được hỗ trợ kinh phí để cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình
công cộng, cơ sở hạ tầng của xã do ảnh hưởng của việc tăng dân cư trên địa bàn.
Mức kinh phí hỗ trợ là 10 triệu đồng/khẩu tái định cư hợp pháp.
Hỗ trợ tái định cư:
Giao thông khu dân cư:
Phạm vi: điểm tái định cư được xây dựng đường nội bộ và đường nối từ
điểm tái định cư với đường vào trung tâm xã. Hệ thống đường giao thông khu
tái định cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch giao thông chung của địa
phương, cụ thể:
Đường nội bộ trong điểm tái định cư được xây dựng theo tiêu chuẩn đường
loại B giao thông nông thôn.
Đường nối các điểm tái định cư, khu tái định cư với đường vào trung tâm
xã, được xây dựng theo tiêu chuẩn loại A giao thông nông thôn.
Đường nối điểm tái định cư, khu tái định cư với đường vào trung tâm xã
đồng thời là đường nối các xã được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN-4054.
d) Cấp, thoát nước sinh hoạt:
Nước sinh hoạt được cấp theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế cấp nước
TCXD 33-1985 và các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sinh hoạt.

18


Nếu là hệ thống nước tự chảy, tùy theo lượng nước nguồn và địa hình có
thể chọn phương án cấp nước bằng đường ống tới từng hộ hoặc tới các điểm cấp
nước công cộng cho 5-10 hộ.
Nếu khu tái định cư không có điểm cấp nước tập trung bằng đường ống thì

cứ 4-5 hộ được đầu tư một giếng khoan kèm theo một máy bơm tay cùng hệ
thống bể lắng, bể lọc. Nếu việc sử dụng giếng đào đạt tiêu chuẩn về chất lượng
nước thì đầu tư mỗi hộ một giếng đào.
Mỗi hộ được xây dựng một bể trữ nước ăn có dung tích từ 2 m3 – 3 m3 tùy
theo nhân khẩu trong hộ và yêu cầu dự trữ nước ăn, sân bể, rãnh thoát nước.
Điều 18. Giao đất khu tái định cư
Hộ tái định cư được giao đất ở, đất sản xuất tại khu tái định cư. Mức diện
tích đất được giao và hình thức giao đất thực hiện theo quy định tại Điều 6 của
Quy định này. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể để thực hiện.
Điều 19. Tiêu chuẩn xây dựng công trình công cộng khu tái định cư tập
trung nông thôn
Hỗ trợ về ổn định đời sống và ổn định sản xuất.[1]
2.2.3.2. Nội dung cơ bản của chính sách hỡ trợ, tái định cư hiện hành ở Việt
Nam
a) Thu hồi đất
Là Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc
hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản
lý theo quy định của pháp luật.
b) Hỗ trợ
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di chuyển
đến địa điểm mới.
c) Tái định cư
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh
sống và làm ăn.
Qua nghiên cứu chính sách hỗ trợ và tái định cư của Việt Nam qua các thời
kỳ cho thấy vấn đề hỗ trợ và tái định cư đã được đặt ra từ rất sớm, các chính
19



sách điều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp
hơn với sự phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác
dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến
khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề hỗ trợ và tái định cư và công tác quy hoạch xây
dựng khu tái định cư diễn ra rất chậm, chưa hiệu quả, còn nhiều vướng mắc
gây khiếu kiện trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, triển khai.[3]

20


PHẦN 3:
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách tái định cư và nhóm hộ ngư dân ven biển thuộc
diện tái định cư
3.1.2. Phạm vị nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn xã Quảng công, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề
nghiên cứu trong 5 năm (2010-2015)
Lý do chọn địa bàn nghiên cứu:
Quảng Công là một xã vùng biển, chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm thực
mặn nghiên trọng. Tái định cư là vấn đề đang nổi trội và được UBND xã đặt biệt
quan tâm đầu tư và phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu ở địa bàn Quảng Công là
cơ hội để tìm ra những khó khăn hiện tại trong việc thực hiện chinh sách hỗ trợ
và Tái Định Cư cho các hộ dân ven biển, từ đó tìm ra giải pháp phát triển.
3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Quảng Công
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Đặc điểm địa hình, khí hậu,đất đai
Đánh giá về điều kiện tự nhiên
3.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu:
Cơ cấu thu nhập xã
Điều kiện cơ sở - hạ tầng phục vụ cho TĐC
Dân cư và nguồn lao động
Hoạt động ngành nghề, dịch vụ và công tác xóa đói giảm nghèo.
Đánh giá về KT-XH
21


22


3.2.2.Tình hình tái định cư của nhóm hộ ngư dân tại xã Quảng Công
Đặc điểm của nhóm hộ tái định cư
Nguyên nhân của việc tái định cư
Các chính sách hỗ trợ
Tình hình tham gia vào khu tái định cư
Những thay đổi của nhóm hộ ngư dân so với trước đây.:
Thay đổi về việc làm, thu nhập và các nguồn lực
Thay đổi về đời sống
3.2.3. Các bên liên quan và vai trò của các bên liên quan.
3.2.4. Tình hình thực hiện những nội dung trong chính sách tái định cư
3.2.4.1. Nội dung chính sách
Triển khai thực hiện hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn xã
Phân chia đất, giao đất

Kinh phí chi trả
3.2.4.2. Kết quả đạt được khi thực hiện
3.2.4.3. Những sai khác và hạn chế
3.2.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tái định cư
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin qua báo cáo kinh tế xã hội của xã qua các năm từ 20142015, các tạp chí ấn phẩm trên internet và các báo cáo nghiên cứu, các báo cáo
khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn chủ tịch hội mặt trận về chính sách
hỗ trợ TĐC của hội. Phỏng vấn chủ tịch xã để biết một số thông tin về chính
sách, nguồn lực và các bên liên quan.
Phỏng vấn sâu: cán bộ địa chính về kế hoạch tái định cư cũng như chính
sách hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân.
23


24


Phỏng vấn hộ:
Nghiên cứu về thực trạng thu nhập của hộ TĐC tôi đã tiến hành khảo sát 30
hộ trên địa bàn hai thôn Tân Thành-Tân Lộc Tổng hợp một số nét đặc trưng cơ
bản của hộ điều tra về tình hình chung của chủ hộ, nhân khẩu, lao động, đất đai
và tình hình sử dụng đất của hộ.Số liệu điều tra hộ về thu nhập của hộ và số
nhân khẩu của hộ đã tính toán được thu nhập bình quân trên người của hộ.
Cách thức tiến hành chọn mẫu: với phương pháp chọn ngẫu nhiên có định
hướng, dựa trên danh sách các hộ tái định cư, sau đó chọn ngẫu nhiên các hộ.
Mục đích so sánh tình hình về thu nhập lẫn cơ sở hạ tầng của các hộ trước

và sau tái định cư có gì khác. Về các mặt, kinh tế-xã hội và môi trường, thông
qua một số chỉ tiêu đánh giá cơ bản. Từ đó giúp người dân đưa ra các giải pháp
nhằm từng bước khắc phục những bất cập, tồn tại hiện nay; góp phần đẩy nhanh
tiến độ thực hiện TĐC.
Thảo luận nhóm:
Tiến hành thảo luận nhóm 5-7 người dân khu TĐC bằng công cụ so sánh
cặp đôi để thu thập thông tin về khó khăn và thuận lợi khi tham gia Tái định cư.
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Tổng hợp thông tin, dữ liệu: tất cả các số liệu điều tra được mã hóa, nhập
và xử lí thống kê bằng các phép tính trên phần mềm Spss.
Phương pháp phân tích: nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp là phân tích
định tính và phân tích định lượng.
Thông tin định lượng của tất các số liệu điều tra sẽ được mã hóa, xử lý
bằng phần mềm SPSS và áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để tính
toán, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu cần thiết.

25


×